I- MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc linh hoạt, phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Kính trọng những cán bộ cách mạng.
II- ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ ghi ND đoạn kịch để HD luyện đọc.
- Tranh minh hoạ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012. Tập đọc: Tiết 5: Lòng dân (phần I). (Trang 24) I- Mục tiêu: - Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc linh hoạt, phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. - Hiểu nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. - Kính trọng những cán bộ cách mạng. II- Đồ dùng: - Bảng phụ ghi ND đoạn kịch để HD luyện đọc. - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: *HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc diễn cảm đoạn trích. - Chia màn kịch: 3 đoạn. GV nghe sửa lỗi phát âm,giọng nhân vật cho HS. - Tìm hiểu 1 số từ: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng. *HĐ2: Tìm hiểu bài. + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? + Chi tiết nào trong kịch bản làm em thích nhất? Vì sao? - Em hiểu gì về nội dung phần 1 của vở kịch này? - GV kết luận rút ra ý nghĩa . *HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Hãy nêu cách đọc diễn cảm vở kịch trên? GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 của chuyện. - GV phân vai (5 HS đóng vai 5 nhân vật) và 1 HS dẫn chuyện. - GV nhận xét cho điểm. 4. Củng cố: - HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét cách đọc, ý thức học của HS. 5. Dặn dò: Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. -HS đọc TL bài: Sắc màu em yêu - 1 HS đọc đoạn mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS đọc nối lần 2, - HS luyện đọc nhóm 3. - 1, 2 nhóm đọc báo cáo. - HS đọc toàn bài lần lượt trả lời các câu hỏi – lớp nhận xét câu trả lời của bạn. - HS đọc toàn bài trả lời câu hỏi. - Vài HS nhắc lại nội dung. - 3 HS đọc nối toàn bài. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc cả lớp nghe nhận xét (giọng đọc, cách nhập vai) - Bình chọn bạn đọc truyền cảm nhất. - học bài và chuẩn bị bài học sau. Chính tả: (nhớ viết) Tiết 3: Thư gửi các học sinh (Trang 26). I- Mục tiêu: - Nhớ và viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi trong bài: Thư gửi các học sinh. - Luyện tập về cấu tạo vần; chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. - Rèn viết chữ đẹp, tính cẩn thận, khả năng ghi nhớ. II. Đồ dùng: - VBT, bảng phụ. iII- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: *HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ viết: - GV nêu mục tiêu giờ học. - GV HD học sinh viết đúng 1 số từ: 80 năm giời và những chữ cần viết hoa. - GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. - Yêu cầu HS nhớ lại đoạn thư từ: Sau 80 năm giời nô lệ đến ở công học tập của các em. - GV quan sát HD HS viết bài. Hết thời gian quy định cho HS dừng viết. - GV chấm 7-10 bài, nhận xét và sửa lỗi. *HĐ2: Luyện tập: Bài 2: GV treo bảng phụ. Nêu yêu cầu: - Suy nghĩ rồi nối tiếp nhau lên điền vần và dấu thanh vào mô hình? Cho HS chữa vào vở. Bài 3: - Bài 3 yêu cầu các em làm gì? Dựa vào bài 2 GV cho HS trao đổi cặp nêu: - Khi viết một tiếng, dấu thanh được đặt ở đâu? GV cùng HS nhận xét rút ra kết luận. 4. Củng cố: - Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng? - GV nhận xét giờ học, tuyên dương. 5. Dặn dò: - sửa lại những lỗi chính tả còn viết sai, những bạn sai từ 5 lỗi trở lên chép lại bài. - ghi nhớ quy tắc quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. -1 HS lên chép vần của các tiếng sau: Em yêu màu tím, hoa cà hoa sim. - 2, 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần viết trong bài Thư gửi các học sinh. - Cả lớp nghe nhận xét bổ sung. - HS đọc nhẩm 1, 2 lần đoạn viết. - HS gấp SGK nhớ và viết bài vào vở. - HS dừng viết và tự soát lỗi. - HS khác đổi vở với bạn để soát lỗi cho nhau. - HS đọc nội dung bài 2. - HS nối tiếp nhau lên điền vần và dấu thanh vào mô hình. - Cả lớp nhận xét bổ sung kết quả bài làm của các bạn. - HS chữa vào vở - HS đọc thầm yêu cầu . - HS trao đổi cặp. Hết thời gian trao đổi 1 vài em nêu ý kiến. - Vài HS nhắc lại. - Khi viết dấu thanh được đặt ở âm chính (dấu nặng đặt ở bên dưới, các dấu còn lại đặt ở bên trên) - học bài và chuẩn bị bài học sau. Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012. Luyện từ và câu: Tiết 5: Mở rộng vốn từ: Nhân dân (Trang 27). I- Mục tiêu: - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3). - Có kĩ năng tra từ điển, sử dụng từ đúng. II- Đồ dùng: VBT, bút dạ, giấy . iII- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: *HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: GV giải nghĩa từ: tiểu thương. Cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án đúng: a, Công nhân: Thợ điện, thợ cơ khí. b, Nông dân: thợ cày, thợ cấy. c, Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm. d, Quân nhân: đại uý, trung sĩ. e, Trí thức: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư. g, Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học. Bài 3: - Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào? - Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng)? GV quan sát HD làm bài. GV giải thích 1 số từ. - Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được? 4. Củng cố: - 1HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm được. - Nhận xét chung giờ học, tuyên dương. 5. Dặn dò: - tìm thêm từ nói về chủ đề nhân dân. - ghi lại các từ ngữ đó vào sổ tay từ ngữ. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. - HS chữa bài tập 4 tiết luyện tập về từ đồng nghĩa. - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS trao đổi nhóm 4 nội dung bài 1. - Hết thời gian các nhóm trình bày kết quả. - HS đọc truyện: Con rồng cháu tiên (vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) - HS làm bài vào vở bài tập. - Hết thời gian HS nêu những từ đã tìm được. đồng hương, đồng môn, đồng chí, đồng thời, đồng bọn, đồng bộ, đồng ca, đồng phục, đồng diễn, đồng thanh, đồng nghiệp, đồng tình, đồng minh, đồng nghĩa, đồng niên, - HS đặt 1 câu với 1 từ tìm được - học bài và chuẩn bị bài học sau. Kể chuyện: Tiết 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. (Trang 28) Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. I- Mục tiêu: - Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đã kể. II- Đồ dùng: HS chuẩn bị 1 số tranh ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. III- Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta. 2. Bài mới: * HĐ1: HD HS hiểu yêu cầu của đề bài. *HĐ2:Gợi ý kể chuyện. * HĐ3: HS kể chuyện. - Gọi 1 HS đọc đề bài. Hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta kể về nội dung gì? HS nêu GV gạch chân từ ngữ trọng tâm của đề: một việc làm tốt, xây dựng quê hương đất nước. GV nhắc nhở HS trước khi kể: câu chuyện phải có thật nhưng không phải là em được qua sách báo mà chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc xem qua ti vi. Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý trong SGK. GV treo bảng phụ ghi ND gợi ý 3và HD: + Câu chuyện kể phải có mở đầu diễn biến, kết thúc. + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói, hành động của người ấy? GV cho HS nối tiếp nhau giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể. Cho HS chuẩn bị 2 phút. ** HS kể theo nhóm( N3) Từng nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và nêu suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. ** Thi kể chuyện trước lớp. - Gọi vài HS kể chuyện trước lớp. - Mỗi HS kể xong tự nêu suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện. - HS dưới lớp trao đổi với bạn kể chuyện về ý nghĩa của câu chuyện. Bình chọn bạn có chuyện hay, phù hợp đề bài, bạn kể chuyện hay nhất trong tiết. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học, - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tập đọc: Tiết 6: Lòng dân (tiếp theo) I- Mục tiêu: - Đọc rành mạch, lưu loát, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu khiến, câu cảm trong bài; biết ngắt giọng thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. - Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. - Kính trọng những cán bộ cách mạng. II- Đồ dùng: - Tranh minh hoạ - Bảng phụ ghi ND đoạn kịch để HD luyện đọc. II- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chi tiết nào trong vở kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: *HĐ1: Luyện đọc. - GV chia đoạn để HS dễ luyện đọc. Đoạn 1: Từ đầu đến cai cản lại. Đoạn 2: Tiếp đến chưa thấy. Đoạn 3: phần còn lại. - GV nghe sửa lỗi phát âm cho HS. GV HD đọc đúng các từ: tía, mầy, hổng, chi, nè. Giải nghĩa 1 số từ khó: Tía, chi , nè. - GV đọc diễn cảm toàn bài. *HĐ2: Tìm hiểu bài. - An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? - Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? - Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân? - Câu chuyện nói lên điều gì? - GV rút ra ý nghĩa câu chuyện. *HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Theo em bài này cần đọc với giọng như thế nào? GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 1 của chuyện. - GV đọc mẫu. - GV nhận xét cho điểm. 4. Củng cố: - Cho HS đọc phân vai toàn bộ câu chuyện (cả 2 phần) - HS nêu nội dung chính của vở kịch. - Nhận xét cách đọc, ý thức học của HS. 5. Dặn dò: tập đóng vai dựng lại vở kịch. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. - HS đọc bài lòng dân phần 1. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS đọc nối lần 2. - HS luyện đọc cặp. - 1, 2 nhóm đọc báo cáo. - HS đọc thầm toàn bài lần lượt trả lời các câu hỏi - lớp nhận xét câu trả lời của bạn. - HS đọc toàn bài trả lời câu hỏi. - Vài HS nhắc lại nội dung. - 3 HS đọc nối toàn bài. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc bài theo phân vai, lớp nghe nhận xét (giọng đọc, cách nhập vai) - Bình chọn bạn đọc truyền cảm nhất. - học bài và chuẩn bị bài học sau. Tập làm văn: Tiết 5: Luyện tập tả cảnh (Trang 31) I- Mục tiêu: - Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cố ... đồ dùng. - HS đọc lại đoạn văn tả màu sắc đẹp của những sự vật (BT3-tiết luyện tập về từ đồng nghĩa). - HS đọc nối tiếp 3 gợi ý phần nhận xét SGK-38. - HS đọc các từ in đậm trong đoạn văn gợi ý 1. - HS đọc lại gợi ý 3. - HS đọc ghi nhớ SGK-39. - HS đọc ND bài 1. - HS nêu kêt quả từng ý trên BC HS chữa bài. - HS đọc ND bài2 - HS độc lập làm VBT - HS làm việc nhóm 4 - Các nhóm trình bày kết quả. - HS nối tiếp đọc câu. - học bài và chuẩn bị bài học sau. Kể chuyện: Tiết 4: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (Trang 40). I- Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi ảnh, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên. 2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. II- Đồ dùng: - Các hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa. - Bảng phụ ghi ngày tháng năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ( 16/3/1968) tên những người Mỹ trong câu chuyện. III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1, 2 HS kể lại việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương ,đất nước của 1 người mà em biết. 3. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu truyện phim. *HĐ2: GVkể chuyện. *HĐ3: HS kể chuyện. - GV giới thiệu: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải Con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại liên hoan phim Châu á. - GV giới thiệu sơ qua ND truyện phim. - GV cho HS quan sát các tấm ảnh. 1 HS đọc to phần lời ghi dưới mỗi tấm ảnh. - GV kể chuyện lần1, kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng,tên riêng kèm chức vụ công việc của những người lính Mỹ. - GV kể lần 2, kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ phim trong SGK. + Kể chuyện theo nhóm. GV cho HS kể theo nhóm 5 tương ứng với 5 đoạn. GV quan sát HD các nhóm kể chuyện và gợi ý cho các nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện: VD: Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? Bạn có suy nghĩ gì về chiến tranh? Hành động của những người lính Mỹ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì? + Kể chuyện trước lớp. - GV cho HS KC theo đoạn, toàn chuyện. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Bình chọn bạn kể tốt nhất. * GV nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS viết ND câu chuyện vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: - GV cho 1 vài HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi hành động dũng cảm.. - Nhận xét chung giờ học . - Dặn: về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe,chuẩn bị bài sau. Tập đọc: Tiết 8: Bài ca về trái đất (Trang 41). I- Mục tiêu: - Đọc rành mạch, lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. - Đoàn kết với bạn bè, yêu thương mọi người không phân biệt tôn giáo. II- Đồ dùng: Bảng phụ iII- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa của câu chuyện? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: *HĐ1: Luyện đọc. - GV nhận xét sửa lỗi phát âm. - GV hướng dẫn HS cách nghỉ hơi đúng nhịp thơ: Trái đất này/ là của chúng mình Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh. - Tìm hiểu từ: hải âu, năm châu, khói hình nấm, bom H, bom A, hành tinh. - GV đọc diễn cảm toàn bài. *HĐ2: Tìm hiểu bài - Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Em hiểu 2 câu cuối khổ thơ 2 (Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm) nói gì? - Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? - Bài thơ muốn nói với em điều gì? * GV nhận xét kluận: Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất. Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. *HĐ3: Đọc diễn cảm - HTL. - Nêu cách đọc của bài? - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. - GV đọc mẫu. - HD học thuộc lòng. GV nhận xét cho điểm. 4. Củng cố: - Bài thơ muốn nói với các em điều gì? - GV nhận xét giờ học, tuyên dương. 5. Dặn dò: - học thuộc bài thơ. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. - HS đọc nối tiếp bài: Những con sếu bằng giấy. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 1. - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS luyện đọc nhóm 3. - 2 nhóm đọc báo cáo. - HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi: - 1HS đọc cả bài và cho biết: - Vài HS nhắc lại. - 3 HS đọc nối tiếp bài thơ. - HS luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm, bình chọn bạn diễn cảm nhất. - HS nhẩm thuộc lòng. - HS thi đọc thuộc lòng (khổ thơ, cả bài) - 1 HS đọc HTL cả bài - học bài và chuẩn bị bài học sau. Tập làm văn: Tiết 7: Luyện tập về tả cảnh (Trang 43). I- Mục tiêu: - Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. - Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh. II- Đồ dùng: - Dàn bài văn tả quang cảnh ngôi trường. - Bảng phụ để HS ghi dàn bài. III- hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: *HĐ1: HD học sinh luyện tập. Bài 1: - Trình bày kết quả quan sát ở nhà? - GV gợi ý cho HS cách lập dàn bài: Mở bài nêu cái gì? Thân bài viết những gì?.... - GV cho 1 HS làm bài tốt trên bảng phụ treo lên bảng. Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh dàn bài. - GV kết luận và giới thiệu dàn bài mẫu để HS tiện việc làm bài: - Mở bài: Giới thiệu bao quát (trường nằm trên một khoảng đất rộng, ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, ) - Thân bài: tả từng phần của cảnh trường (sân trường, lớp học, phòng truyền thống, ... ) - Kết bài: nêu cảm nghĩ của mình về ngôi trường. *HĐ2: HS luyện tập Bài 2: - Dựa vào dàn ý đã lập GV cho học sinh tự chọn để viết một đoạn văn tả về ngôi trường của mình. - GV HD HS chọn viết một đoạn ở phần thân bài vì phần này có nhiều đoạn. - GV quan sát đôn đốc. - GV có thể chấm một số bài. 4. Củng cố: - HS đọc lại dàn ý bài văn tả quang cảnh ngôi trường. - Nhận xét đánh giá giờ học, khen ngợi những HS có dàn ý tốt, những đoạn văn viết tự nhiên, chân thực. 5. Dặn dò: xem lại các dàn ý đã học ở các tuần trước, đọc trước gợi ý SGK- 44. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. - HS đọc yêu cầu bài 1. - 4-5 HS trình bày - HS lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả ngôi trường. - 3 HS ghi dàn bài của mình vào bảng phụ. - HS trình bày dàn bài. Cả lớp nghe và nhận xét bổ sung cho bạn. - HS chọn viết một đoạn theo dàn ý. - HS nói về ý định của mình định viết đoạn nào. - HS viết bài vào vở. - học bài và chuẩn bị bài học sau. Luyện từ và câu: Tiết 8: Luyện tập về từ trái nghĩa (Trang 43). I- Mục tiêu: - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2, BT3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4, đặt câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4. II- Đồ dùng: Bảng phụ, từ điển. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa? - Tìm từ trái nghĩa với từ chăm chỉ? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: *HĐ: HD học sinh luyện tập. Bài 1: - Cho HS tìm và gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT - GV thống nhất kết quả đúng. - GV giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó. Bài 2: Điền vào ô trống 1 từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các câu bài2. - Hết thời gian GV cho các cặp trình bày kết quả. - Vì sao chọn từ đó? GV nhận xét thống nhất kết quả. Các từ trái nghĩa cần điền: lớn, già, dưới, sống. Bài 3: GV tiến hành tương tự bài2. Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya. Bài 4: Tìm từ trái nghĩa và đặt câu: - Cho HS thảo luận nhóm: 4 nhóm. Nhóm 1: tìm các từ trái nghĩa tả hình dáng. Nhóm 2: tìm các từ trái nghĩa tả hành động. Nhóm 3: tìm các từ trái nghĩa tả trạng thái. Nhóm 4: tìm các từ trái nghĩa tả phẩm chất. - GV nhận xét các nhóm. Bài 5: - GV HD có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 từ. 4. Củng cố: - Thế nào là từ trái nghĩa? - HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ ở bài 3. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương. 5. Dặn dò: học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ đã học ở bài 3, tìm thêm các cặp từ trái nghĩa và đặt câu với các cặp từ tìm được. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. - HS đọc yêu cầu bài 1. - 2 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ. - Cả lớp nhận xét bổ sung . - HS đọc nối tiếp 4 nội dung trong bài 2. - Trao đổi cặp tìm từ trái nghĩa để điền vào ô trống 1 từ trái nghĩa với các từ in đậm. - HS luyện đọc thuộc lòng 3 thành ngữ, tục ngữ. - HS đọc nối tiếp yêu cầu bài 4. N1: béo/ gầy; to/ nhỏ; N2: khóc/ cười; vào/ ra; N3: buồn/ vui; sướng/ khổ; N4: ngoan/ hư; lành/ ác; - Hết thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét bổ sung ý kiến. - HS đọc câu mình đặt. - học bài và chuẩn bị bài học sau. Tập làm văn: Tiết 8: Tả cảnh (Trang 44). (Kiểm tra viết) đề bài: Tả một cơn mưa. I- Mục tiêu: - HS viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. II- Đồ dùng: - Bảng phụ ghi dàn bài tập làm văn: 1. Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2. Thân bài: Tả từng vộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết bài: nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. III- hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ( vở, dàn bài). 3. Bài mới: * HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. - GV nêu mục đích ,yêu cầu của tiết kiểm tra. - Ghi đề bài lên bảng. Hỏi: Đề thuộc thể loại văn gì? Yêu cầu tả về cảnh gì? - GV gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề. Nhắc nhở HS trước khi làm bài: + Kẻ điểm lời phê của cô giáo. + Trình bày bài viết phải rõ ràng,chữ viết sạch. Bố cục bài văn rõ từng phần.Chú ý chuyển từ dàn bài sang bài văn hoàn chỉnh. * HĐ2: HS viết bài. - GV cho HS viết bài vào vở. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. * HĐ3: Thu bài. GV thu vở của HS về chấm. 4. Củng cố: - GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS. 5. Dặn dò: - Xem lại dàn bài tập làm văn tả cảnh đã học, viết lại vào VBT. - Chuẩn bị trước bài tập làm văn tuần 5. Hoạt động của trò HS chuẩn bị đồ dùng. - Vài HS đọc đề bài. - HS đọc lại dàn bài trên bảng. - HS viết bài vào vở. - học bài và chuẩn bị bài học sau.
Tài liệu đính kèm: