Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 14

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 14

I/Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện đựơc tính cách từng nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các CH trong 1,2,3)

II/Đồ dùng dạy – học

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu

1/ Bài cũ

2/ Bài mới : Giới thiệu bài.

*HĐ1: Luyện đọc

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
 Thứ ngày
 Môn học
 Tên bài dạy
2
 4/ 12
 S H T T 
 Mĩ thuật 
 Tập đọc
 Toán
 Đạo đức
 Bài 14
 Chuỗi ngọc lam
 Chia 1 STN cho 1 STN mà thơng tìm đợc là1STP
 Tôn trọng phụ nữ (tiết1)
3
5/ 12
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 Địa lí
 L T V C 
 Luyện tập 
 Gốm xây dựng: gạch, ngói 
 Nghe - viết: Chuỗi ngọc lam
 Giao thông vận tải
 Ôn tập về từ loại
4
6/12
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 Lịch sử
 Bài 27
 Chia một một số tự nhiên cho số thập phân 
 Pa-xtơ và em bé
 Cắt ,khâu ,thêu túi xách tay đơn giản ( tiết 1)
 Thu -Đông 1947,Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
5
7/ 12
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học 
 Bài 28
 Hạt gạo làng ta
 Làm biên bản cuộc họp
 Luyện tập
 Xi măng
6
8/ 12
 Âm nhạc
 Toán 
 L T V C
 Tập làm văn
 S H T T 
 Bài 14
 Chia một số thập phân cho một số thập phân
 Ôn tập về từ loại
 Luyện tập làm biên bản cuộc họp
Thứ 2 ngày 28 tháng 11năm 2011
Tiết1:Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I/Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện đựơc tính cách từng nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các CH trong 1,2,3)
II/Đồ dùng dạy – học
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Bài cũ
2/ Bài mới : Giới thiệu bài.
*HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. 
 - HS đọc nối tiếp 2 lượt.
 - HD đọc tiếng khó: Chuỗi, Gioan, ...
 - GV lưu ý HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
 - 1 HS đọc chú giải, HS đọc toàn bài
* HĐ2: Tìm hiểu bài
 - 2HS đọc lại phần 1, HS là việc cá nhân trả lời câu hỏi 1 SGK.
 - Giảng từ : Lễ nô- en
ý 1: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé Gioan
- HS đọc lướt lại phần 2, trao đổi, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.
 - Giảng từ : giáo đường 
Hỏi thêm : + Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e?
 + Em nhĩ gì về những nhân vật trong truyện này?
ý 2: Cuộc đối thoại giữa Pi - e và chị cô bé
Em hãy nêu nội dung chính của bài
Nội dung: ( Như mục I SGK) 
* HĐ3: Luyện đọc đoạn.
 - HS nêu cách đọc hay, đọc đoạn tùy thích và nêu lí do thích
 - HS luyện đọc đọan 2 của phần 2
Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học ; nhắc nhở HS hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau
Tiết2: Chính tả
 Nghe-viết: chuỗi ngọc lam
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu cầu của BT3 ; làm được BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/Đồ dùng dạy – học
- Từ điển HS hoặc một vài trang phô tô (nếu có).
- Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS viết chính tả 
 - HS đọc đoạn văn cần viết, tìm hiểu nội dung
 - Hướng dẫn viết từ khó: Nô-en, Pi-e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, rạng rỡ,... 
 - 1 HS viết lên bảng.
 - HS viết chính tả theo lời đọc của GV.
 - GV đọc lại cho HS soát lỗi. 
 - GV chấm bài 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a: 
 - Nêu yêu cầu của bài tập; lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ ngữ.
 - HS trao đổi theo 4 nhóm.
 - 4 nhóm HS thi tiếp sức. Mỗi em chạy lên bảng viết nhanh từ ngữ tìm được.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung; đánh giá các nhóm tìm được đúng nhanh nhiều từ ngữ.
Bài tập 3: 
 - Nêu yêu cầu của bài tập
 - GV nhắc HS ghi nhớ điều kiện bài tập đã nêu : chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc an, chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch hoặc tr.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi.
 - HS làm việc cá nhân, điền vào ô trống (trong VBT) hoặc viết những chữ đúng để hoàn chỉnh mẫu tin.
 - 2-3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Mỗi HS làm bài xong, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm.
 - Một HS đọc lại mẩu tin đã được điền chữ đúng.
Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ những từ đã ôn luyện để không viết sai chính tả. Về nhà tìm thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch (hoặc có vần ao / au).
 Tiết3:Toán
Chia một số tự nhiêncho một Số Tự Nhiên mà thương tìm được là một Số Thập Phân
I/Mục tiêu:
 Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 và vận dụng vào giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học
Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 - GV nêu bài toán ở ví dụ1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải toán và hướng dẫn HS thực hiện các phép chia theo các bước như SGK.
 - GV nêu ví dụ 2 rồi đặt câu hỏi: Phép chia 43 : 52 có thực hiện được tương tự như phép chia 27 : 4 không ? Tại sao ? ( Phép chia này có số bị chia 43 bé hơn số chia 52)
 - Hướng dẫn HS thực hiện như SGK
 - HS rút quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một sốTP. 
*Hoạt động 2: Thực hành: HD HS làm BT trong VBT
Bài 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm bài cá nhân, HS lên bảng làm- Nêu cách chia.
KL: Củng cố cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
Bài 2 : 
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm bài cá nhân, 1HS làm vào bảng con.Trình bày KQ.
 - GV cùng HS nhận xét, chốt lại KQ đúng.
KL: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
Củng cố dặn dò
 - HS nhắc lại quy tắc - Dặn HS về nhà làm bài tập
Tiết4:Đạo đức
 Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
*KNS : KN tư duy phê phán ; ra quyết định phù hợp trong cá tình huống liên quan đến phụ nữ ; giao tiếp ứng sử với bà,mẹ, chị em gái, cô giáo,
II / PP và KT DH
 Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai.
IIi/ Tài liệu và phương tiện 
 - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
 - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 22, SGK)
Mục tiêu : HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội .
Cách tiến hành :
1. GV chia thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
2. Các nhóm chuẩn bị.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận: 
6. HS thảo luận theo các gợi ý sau:
 - Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
 - Tại sao những ngời phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
7. GV mời một số HS lên trình bày ý kiến. Cả lớp có thể bổ sung.
8. GV mời HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 
*Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối sử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
Cách tiến hành:
1. GV giao nhiệm vụ cho HS.
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV mời một số HS lên trình bày ý kiến. 
4. GV kết luận: 
 - Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là (a), (b).
 - Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là (c), (d)
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó
Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
3. GV mời một số HS giải thích lý do, cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu cần).
4. GV kết luận:
 - Tán thành với các ý kiến (a), (d)
 - Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (đ) vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
Hoạt động tiếp nối: 
1. Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến (có thể là bà, mẹ, chị gái, cô giáo hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội).
2. Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Thứ 3 ngày 29 tháng 11năm 2011
 Tiết1:Luyện từ và câu
ôn tập về từ loại
I/Mục tiêu:
 Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1 ; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) ; tìm được đại từ xưng hô theo y/c BT3, thực hiện được y/c BT4( a, b, c).
II/Đồ dùng dạy – học
- Phiếu BT.Bảng phụ ghi BT1.
III/ Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới : Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:Củng cố danh từ chung danh từ riêng
 - HS đọc yêu cầu của bài tập; trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng đã học ở lớp 4.
 - GV nhắc HS chú ý: bài có nhiều danh từ chung, mỗi em cần tìm được 3 danh từ chung, nếu tìm được nhiều hơn càng tốt.
 - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm danh từ riêng và danh từ chung.
 - 1 HS đọc bài. 1HS lên bảng gạch 2 gạch dưới danh từ riêng; gạch 1 gạch dưới danh từ chung.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:Củng cố cách viết hoa tên riêng
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
 - GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
Bài tập 3:Củng cố về đại từ
 - Một HS đọc yêu cầu của bài.
 - 1HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ. 
 - Cả lớp đọc thầm lại nội dung đoạn văn ở BT1: trao đổi cùng bạn để tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn – gạch dưới các đại từ xưng hô tìm được.
 - HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải , HS đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài tập 4:Củng cố về kiểu câu
 - Một HS đọc yêu cầu của BT4.
 - GV nhắc các em chú ý thực hiện yêu cầu của bài tập theo các bước sau:
 + Đọc từng câu trong đoạn văn, xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? hay Ai thế nào? Ai là gì?
 - Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài tập: làm bài cá nhân. 
 - 4 HS làm, mỗi em thực hiện một ý a , b, c, d trên bảng. 
 - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp NX và GV chốt lại lời giải đúng. 
*HĐ2: Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau
Tiết2:Kể chuyện
Pa-xtơ và em bé
I/ Mục tiê ... h, trả lời lần lợt 3 câu hỏi của BT2.(GV giúp đỡ HS yếu)
 - Một vài đại diện trình bày (miệng) kết quả trao đổi trước lớp. GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 2: Phần Ghi nhớ	 
 - Hai, ba HS yêú và TB đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
 - Hai, ba HS khá giỏi không nhìn SGK, nói lại nội dung cần Ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Phần Luyện tập 
Bài tập 1: 
 - Một HS đọc nội dung BT1.
 - Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn để trả lời các câu hỏi : Trường hợp nào cần ghi biên bản, trờng hợp nào không cần? Vì sao?
 - HS phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.(HS yếu và TB phát biểu, HS khá giỏi bổ sung) 
 - 1 HS lên bảng khoanh tròn chữ cái trước trường hợp cần ghi biên bản. GV kết luận
Bài tập 2: 
 - HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở BT1. 
 - HS yếu và TB nêu ý kiến – HS khác NX .GV chốt ý kiến đúng :VD: Biên bản đại hội chi đội. Biên bản bàn giao tài sản, Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp; nhớ lại nội dung một cuộc họp (có thực) của tổ, lớp hoặc chi đội để chuẩn bị ghi lại biên bản cuộc họp trong tiết TLV tới
Tiết4Địa lí
 GIAO THễNG VẬN TẢI
I/ Mục tiêu: 
- Nờu được một số đặc điểm nổi bật về giao thụng của nước ta. 
- Chỉ một sốtuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất,quốc lộ 1 A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ giao thụng VN.
Một số tranh ảnh về loại hỡnh và phương tiện giao thụng
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1 : Các loại hình giao thông vận tải
 - HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục 1.
 - GV hỏi thêm: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
KL: Nước ta có nhiều loại phương tiện giao thông.
* HĐ2: Phân bố một số loại hình phương tiện giao thông
 - HS đọc SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK
GV hỏi thêm: giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam?
 - HS chỉ bản đồ vị trí đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển
KL: Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp nơi.
3/ Củng cố dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà học bài
Tiết5:Thể dục
Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “thăng bằng” 
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, động tác toàn thân, nhảy và điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
 - Sân, còi, 
III/ Hoạt động dạy học:
 1. ổn địng tổ chức: 
 - GV phổ biến nội dung tiết học.
 2. Dạy bài mới:
a/GV cho HS ôn 7 động tác vươn thở, tay và chân, vặn mình, toàn thân và thăng bằng: 2-3 lần.
Lần 1 : Tập từng động tác. Lần2-3 : Tập liên hoàn 7 động tác theo nhịp hô của GV.
 Lần sau cho HS tự làm, GV uốn nắn sửa chữa.
 b/ HS chơi trò chơi.
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Thứ 6 ngày 2 tháng 12năm 2011
 Tiết1:Luyện từ và câu
ôn tập về từ loại
I/ Mục tiêu:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
II/ Đồ dùng dạy – học
HS :Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 : SGK 
 - Hai HS đọc nội dung BT1 (đọc cả bảng phân loại và M:) Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV mời HS khá nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. 
 - HS làm việc cá nhân. Các em đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại vào VBT 
 - HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em trình bày kết quả phân loại. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm.
 - 1HS đọc kết quả đúng.
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
KL: Củng cố về từ loại 
Bài tập 2: SGK 
 - Một HS đọc yêu cầu của BT2.
 - Một HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- HS làm việc cá nhân. Từng em dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó, chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ dùng trong đoạn văn 
 - HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài. GV nhận xét, chấm điểm.
 - Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại (đã yêu cầu) trong đoạn văn.
KL: Nhận diện DT- ĐT-TT trong đoạn văn
3/ Củng cố dặn dò
 GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
Tiết2:Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I/ Mục tiêu:
 Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức.
*KNS : Ra quyết định / giải quyết vấn đề – Hợp tác – Tư duy phê phán.
II/ Các PP và KTDH
 Trao đổi nhóm.
III/ Đồ dùng dạy – học
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
IV/ Các hoạt động dạy – học
*Hoạt động 1 : Củng cố thể loại văn biên bản 
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
 - Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
 - Một HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2 ,3 trong SGK.
 - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập: mời nhiều HS nói trước lớp: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội) ? Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
 - GV nhắc HS chú ý trình bầy biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (mẫu là Biên bản đại hội chi đội)
 - 1 HS đọc lại gợi ý 3.
 - HS làm bài theo nhóm – nên tập hợp những HS cùng muốn viết biên bản cho 1 cuộc họp cụ thể nào đó. 
 - Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin viết nhanh)
Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp và chuẩn bị cho tiết TLV tuần 15.
Tiết3:Toán
Chia một số thập phân cho một số thập phân
I/ Mục tiêu:
 Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Gới thiệu bài (dùng lời) 
*Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
Ví dụ 1:SGK
 - Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 = ? (kg)
 - Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia 23,56 : 62 (như SGK).
 - GV hướng dẫn HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2.
 Ví dụ 2:SGK
 - GV nêu phép chia ở ví dụ 2, cho HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia. Lưu ý: GV cần nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước .
 - Từ đó phát biểu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân.
 - GV nêu quy tắc trong SGK, giải thích cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi một số HS đọc quy tắc.
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: VBT
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - GV ghi phép chia lên bảng 29,5 : 2,36, GV hướng dẫn để HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số.
 - HS làm bài cá nhân. Gọi 3HS lên bảng làm bài.
KL: Củng cố chia một số thập phân cho một số thập phân
Bài 2: VBT
 - Gọi một HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán lên bảng
? Đây thuộc dạng toán nào? ( Rút về đơn vị)
 - HS cả lớp giải vào vở. 
 - 1 HS nêu phép tính và lời giải. GV cùng HS nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Củng cố- Dặn dò. 
 GV cho HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 HS về nhà làm BT trong SGK.
 Tiết4: âm nhạc
 Tiết5:Hoạt động tập thể: 
Tìm hiểu về địa phương xã Cán Khê
I. Mục tiêu :
- Tìm hiểu những nét cơ bản về địa phương xã Cán Khê.
- Có ý thức tự hào và yêu quê hương đất nước .
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung: 
Những nét cơ bản về địa phương xã Cán Khê.
2. Hình thức : Trình bày kết quả (Miệng).
III. Chuẩn bị hoạt động :
1. Phương tiện : Số liệu, văn nghệ .
2. Tổ chức : - Hướng dẫn tìm tư liệu 
- Phân công học sinh.
IV. Tiến hành hoạt động :
Người điều kiển
 Nội dung
 Thời gian 
Lớp trưởng 
Giáo viên chủ nhiệm 
Giáo viên chủ nhiệm hỏi , hs trả lời phần đã tìm hiểu của mình . 
1. Khởi động: 
 - Hát tập thể bài: Em yêu trường em.
 - Giới thiệu nội dung sinh hoạt .
2. Tìm hiểu về địa phương xã Cán Khê :
 - GVCN lần lượt nêu các câu hỏi - >
 HS trả lời .
? Tổng diện tích tự nhiên của xã?
Tổng số thôn trong xã?
Tổng số hộ trong xã? 
? Trong những năm gần đây, địa phương đã xây dựng những công trình phúc lợi nào?
? Kể một câu chuyện gương sản xuất giỏi ở địa phương em ?
? Hát một bài hát về quê hương ?
3. Múa hát tập thể:
- Cả lớp múa hát bài: Em là mầm non của Đảng.
- HS xung phong hát song ca, đồng ca.
5 phút
20 phút
10 phút
V. Kết thúc hoạt động:
- GVCN nhận xét kết quả hoạt động 
- Dặn dò , chuẩn bị tiết sau : Nghe nói chuyện về ngày 22-12.
Tiết5:Hoạt động tập thể
Sơ kết thi đua đợt 20-11
I. Mục tiêu hoạt động : 
- HS nắm được kết quả thi đua của lớp mình cũng như các lớp trong trường trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 
- Rút ra những mặt mạnh yếu để rút kinh nghiệm 
II. Nội dung hình thức :
- ND :Bản sơ kết thi đua 
- HT : Nghe sơ kết ở lớp 
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện : Bản sơ kết 
2. Tổ chức : GVCN họp cùng cán bộ lớp
IV.Tiến hành hoạt động :
1. Khởi động : 
 - Hát tập thể bài hát:”Mái trường mến yêu”
 - Nêu mục đích , ý nghĩa của buổi sơ kết 
2. Sơ kết thi đua:
a. Ưu điểm :
- Nề nếp lớp có tiến bộ.
- Nhiều bạn được điểm cao, điển hình : Thương, Đạt, Thuỷ
- ý thức tự quản đã tốt hơn.
b. Tồn tại :
- Một số bạn còn chưa tập trung vào các hoạt động tập thể của lớp, còn mãi chơi.
- Một số bạn còn bị điểm yếu, kém 
- Đóng góp còn chậm.
- Một số bạn chưa tự giác trong học tập.
c. Kết quả :
- Tháng 11 đạt “Tháng học tốt”.
3.Phương hướng tuần tới :
- Tiếp tục xây dựng và củng cố nề nếp .
- Hạn chế điểm kém .
- Phấn đấu lớp xếp tuần học tốt 
V. Kết thúc hoạt động :
 GVCN căn dặn , nhắc nhở hoc sinh phát huy những mặt mạnh , khắc phục những tồn tại trong thời gian qua.
 - Hát tập thể bài hát:”Mái trường mến yêu”
 - Nêu mục đích , ý nghĩa của buổi sơ kết 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 14.doc