Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 25 (năm 2012)

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 25 (năm 2012)

I. MỤC TIÊU:

 - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.

 * KNS : - Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam)

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.

 - Kĩ năng hợp tác nhóm.

 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam.

 * TTHCM: Yêu quê hương, đất nước.

 * GDBVMT (Liên hệ) : GD HS : Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 25 (năm 2012)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU:	
 	 - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 	- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 	- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 	- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
 * KNS : - Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam)
	 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
	 - Kĩ năng hợp tác nhóm.
	 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam.
	* TTHCM: Yêu quê hương, đất nước.
 * GDBVMT (Liên hệ) : GD HS : Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh như SGK phóng to. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Kiểm tra bài cũ: (4')
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi bảng
II. Dạy bài mới: (27')
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
- - GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
- GV kết luận: 
Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3, SGK).
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hóa, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,
- GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Triễn lãm nhỏ (bài tập 4, SGK).
KNS*:Kĩ năng hợp tác nhóm.
-Y/c HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm. 
-Y/c từng nhóm cử người giới thiệu tranh trước lớp.
-Y/c cả lớp xem tranh và trao đổi. 
-GV tổ chức HS bình chọn tranh của các nhóm theo quy định của GV
-GV nhận xét tranh vẽ của HS. 
-Y/c từng nhóm cử đại diện hát, đọc thơ, ca dao  về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
III. Củng cố, dặn dò: (4')
 -Hỏi: Em có cảm nghĩ gì khi được tìm hiểu về đất nước Việt Nam của chúng ta? →GV kết luận.Liên hệ GDĐĐHCM.
-GV nhận xét tiết học. Tuyên dương các HS tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa cố gắng. Các em về nhà xem lại bài, đọc và tìm hiểu trước bài tiếp theo.
2HS trả lời:
+ Chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
+ Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ ngày, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
+ Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quân Giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
+ Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
+ Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
- HS nhắc lại.
- Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
-Trưng bày tranh vẽ theo nhóm. 
-Quan sát, lắng nghe
-Tham quan tranh triển lãm của các nhóm, cùng trao đổi, nhận xét và bình chọn nhóm có tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề, có ý nghĩa tuyên truyền nhất.
-Các nhóm cử đại diện trình bày bài hát, đọc thơ,  theo Y/c của GV.
 - HS trình bày.
TTHCM: yêu quê hương, đất nước.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
	- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yê cầu tổng hợp.
	- Bài tập cần làm bài 1, bài 2 (cột 1). HSY làm bài 1.
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC
	- Bảng phụ kẻ bảng bài tập 2
	- Hình vẽ bài tập 3 phóng to.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KTBC-GTB : (5')
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật
+ HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
II. Dạy bài mới : (30')
Thực hành - Luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt 
+ HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng. Giúp đỡ HS yếu làm bài.
+ HS nhận xét bài của bạn và chữa bài. 
- GV đánh giá
 Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV treo bảng phụ ghi đầu bài:
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ HS tư làm bài vào vở (không cần kẻ bảng). Lưu ý HS chỉ làm cột 1.
+ HS nhận xét, chữa bài
- GV: nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
III. Củng cố, dặn dò: (5')
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương:
2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương:
6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích của hình lập phương:
2,5 x 2,5 x 2,5 =15,625 (cm3)
- Lắng nghe, sửa sai.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tính DT mặt đáy, DTXQ và thể tích của 3 hình hộp chữ nhật.
- 1 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài
Bài 2. Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
HHCN
(1)
Chiều dài
11cm
Chiều rộng
10cm
Chiều cao
6cm
S mặt đáy
110cm2
Diện tích xq
252cm2
Thể tích
660cm3
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm tiết học
TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. MỤC TIÊU: 
	 - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng những từ ngữ cần thiết. 
	 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 	 - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ: (5')
- GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi:
- Kiểm tra 2 HS. 
H: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét + cho điểm.
II. Bài mới: (30')
1 Giới thiệu bài:
Để gìn giữ cuộc sống thanh bình, cộng đồng nào, xã hội nào cũng có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: (10')
+ Một HS giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn:
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt.
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
- Giao nhiệm vụ cho HSY luyện đọc 3 câu đầu.
- Luyện đọc các từ ngữ: luật tục, khoanh, xảy ra...
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng,).
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc toàn bộ bài văn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn; thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
b) Tìm hiểu bài: (10')
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? 
- K ể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
- Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết. 
GV mở bảng phụ viết sẵn tên khoảng 5 luật của nước ta, mời một HS đọc lại.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: (10')
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
III/ Củng cố, dặn dò: (5')
- GV hỏi HS về nội dung bài văn.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Hộp thư mật”.
- 2 HS lần lượt đọc bài Chú đi tuần và trả lời câu hỏi.
• HS1:
- Trong đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
• HS2:
- Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ tận tuy, quên mình 
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi bài đọc trong SGK.
- Các tốp HS đọc tiếp nối.
- HSY đọc.
- Các tốp HS đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp..
- 1, 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
- Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha - Tội ăn cắp - Tội giúp kẻ có tội - Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); Chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); Người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mắt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mớI được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
- HS lắng nghe.
- Luật Giáo dục; Luật Phổ cập tiểu học; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Giao thông đường bộ,
- 1 HS đọc.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS trả lời: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
- Lắng nghe.
LỊCH SỬ
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. MỤC TIÊU:
 	 Biết đđường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khì, lương thực, của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
 	+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 – 5- 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
 	 + Qua đường trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Phiếu học tập.
II ... n xét, chấm điểm.
III. Củng cố, dặn dò: (5')
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. 
- Cả lớp đọc trước 5 đề bài của tiết TLV tới (Ơn tập về tả đồ vật), quan sát, chuẩn bị lập dàn ý miêu tả một đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho.
 Hát 
- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.
1 học sinh đọc to toàn bài 1.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp theo dõi trong SGK..
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm.
Về bố cục của bài văn:
+ Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa - MB kiểu trực tiếp.
+ Thân bài: Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba.
GV hướng dẫn HS nhận xét về cách thức miêu tả cái áo: tả bao quát cái áo (xinh xinh, trơng rất ốnh) à tả những bộ phận cĩ đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét,) à nêu cơng dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo (mặc áo vào, tơi cĩ cảm giác như vịng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ơm lấy tơi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tơi chững chạc như một anh lính tí hon).
+ Kết bài: Phần cịn lại - KB kiểu mở rộng.
b) Nhĩm 2:
Các hình ảnh so sánh và nhân hĩa trong bài văn:
+ Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; xoắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào cĩ cảm giác như vịng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ơm lấy tơi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tơi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Hình ảnh nhân nghĩa: người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ơm khít lấy cổ tay tơi.
- HS lắng nghe.
- 1- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc.
- Một vài HS nêu tên đồ vật đã chọn miêu tả.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc tiếp nối đoạn văn đã viết..
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 24 tháng 02 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CẤU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. MỤC TIÊU:
 	- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND Ghi nhớ).
 	 - Làm được BT1, BT2 của mục III.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Bảng lớp viết dàn ngang hai câu văn của BT1 (phần Nhận xét).
	- Một vài bảng nhóm viết các câu ghép ở BT1, các câu cần điền cặp từ hô ứng ở BT2 (phần Luyện tập).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I.KTBC-GTB: (4')
- GV yêu cầu HS làm lại các BT 2, 4 tiết LTVC Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh (trang 59, SGK).
- Nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
II. Dạy bài mới : ( 30') 
Hoạt động 1: Phần nhận xét 
Bài tập 1
- GV gọi một HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại hai câu ghép; phân tích cấu tạo: xác định các vế câu trong mỗi câu, bộ phận C - V của mỗi vế câu.
- GV mời 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của 2 câu ghép.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV gọi một HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 2 câu văn ở BT 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài; suy nghĩ, thay thế những từ được in đậm ở BT1 bằng những từ khác.
- GV cho HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
 Hoạt động 2 :Phần Ghi nhớ:
- GV mời một HS đọc to, rõ nội dung Ghi nhớ. 
- GV yêu cầu hai HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Phần Luyện tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc nội dung BT1.
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT và yêu cầu HS làm bài theo nhóm, sau đó trình bày kết quả. 
- GV dán 2, 3 bảng nhóm mời 2, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài và trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
III. Củng cố, dặn dò: (4')
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
HS trình bày.
-Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và phân tích.
- 2 HS trình bày: 
Câu ghép 1
Vế 1: Buổi chiều, nắng vừa nhạt,
 C V
Vế 2: sương đã buông nhanh xuống mặt biển. C V
Câu ghép 2
Vế 1: Chúng tôi đi đến đâu,
 C V
Vế 2: rừng rào rào chuyển động đến đấy. 
 C V
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và phát biểu ý kiến.
Ý a: Các từ vừađã, đâuđấy trong hai câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
Ý b: Nếu lược bỏ các từ vừađã, đâuđấy, thì:
+ Quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước. 
+ Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh – câu b.
- HS đọc và làm bài.
- Một số HS phát biểu:
Ngoài 2 cặp từ hô ứng vừađã, đâuđấy dùng để nối các vế câu ghép biểu thị quan hệ hô ứng, ta còn có thể sử dụng các cặp từ hô ứng như:
Với câu a: chưađã, mớiđã, càngcàng:
+ Buổi chiều, nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
+ Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
+ Buổi chiều, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.
Với câu b: chỗ nàochỗ ấy.
Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nhóm 2:
Câu a: Ngày chưa tắt hẳn, / trăng đã lên rồi.à 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưađã
Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.à 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừađã
Câu c: Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.à 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cá nhân:
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao bấy nhiêu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Biết tính diện tích ,thể tích của HHCN, HLP. Làm được bt 1(a,b), bài 2
	- HS yếu làm bài 1a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I: Kiểm tra bài cũ: ( 2') 
- Gọi 2 HS nêu quy tắc và công thức tính hình tam giác và hình thang.
- GV nhận xét và ghi điểm
- GTB - Ghi bảng
II. Dạy bài mới : (30') Thực hành
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật
- Yêu cầu HS làm bài nhóm đôi. HSY làm bảng phụ câu a.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, sửa sai
Bài tập 2
Gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương
Gọi 1 HS lên bảng. Lơp làm vào vở
Gv hướng dẫn HS yếu làm bài:
Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3)
 Đáp số: a) 9 m2
 b) 13,5 m2
 c) 3,375 m2 
Nhận xét, sửa sai
III. Củng cố dặn dò : ( 2')
- NhËn xÐt tiÕt häc tuyên dương HS học tốt
- Dặn dò HS về nhà học bài và làm bt
HS nhắc lại
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu cá nhân, đồng thanh
- HS làm bài bàn, nhóm đôi
- HS nêu kết quả
- Lắng nghe, sửa sai.
- HS nêu 
- 1HS lên bảng. Lớp làm vào vở
- Lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT 
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và tự sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
I. KTBC-GTB: (3')
- Kiểm tra đồ dùng của HS
- Nhận xét – tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
II. Dạy bài mới : (30') Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1.
- GV cho một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả một đồ vật trong nhà em yêu thích (cái tivi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học,); một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em; một đồ vật trong viện bảo tàng các em đã có dịp quan sát (cái nghiên mực cổ, cọc gỗ Bạch Đằng,).
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học; mời HS nói đề bài các em đã chọn.
Lập dàn ý
- GV cho một HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- GV yêu cầu HS dựa theo gợi ý 1 viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 5 HS.
- GV mời những HS lập dàn ý trên bảng nhóm bài lên bảng lớp, trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh các dàn ý.
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý 2.
- GV yêu cầu từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- GV cho đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
III.Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
- HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS lắng nghe . Nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS viết dàn ý.
- HS trình bày.
- HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Miệng.
Ví dụ:
a) Mở bài:
- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.
b) Thân bài:
- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.
- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.
- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.
c) Kết bài:
- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian
- Thi đua.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 KNS.doc