I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.HS G trả lời câu 4.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- 3Hs đọc nối tiếp bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Nêu nội dung của bài.
- Gv nhận xét ghi điểm.
Tuần 28 Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2013 TẬP ĐỌC Tiết 55: TRANH LÀNG HỒ I.Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.HS G trả lời câu 4. II.Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - 3Hs đọc nối tiếp bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Nêu nội dung của bài. - Gv nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Tranh làng Hồ Hoạt động1 : Luyện đọc - Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài - Gv phân đoạn :3 đoạn Đ1: Từ đầu đến.và tươi vui. Đ2: Tiếp đếngà mái mẹ. Đ3:Phần còn lại. - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp Lần 1:Luyện phát âm Hd hs ngắt câu dài. - Lần 2- kết hợp nêu chú giải - Học sinh đọc nối tiếp lần 3 - Học sinh đọc theo nhóm - 1 học sinh đọc toàn bài - Giáo viên đọc mẫu. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hãy kể những bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. - Kỹ thuật tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Thuần phác : chất phác , mộc mạc. Ý1: vẻ đẹp về màu sắc , đường nét của tranh làng Hồ. Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2, 3 - Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. HS K-G trả lời câu hỏi 4: -Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Ý2 :Sự đánh giá và lòng biết ơn của tác giả đối với những người nghệ sĩ dân gian. Qua bài em hiểu thêm điều gì? - Gv cho Hs xem một số tranh làng Hồ. Nội dung. -liên hệ *Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Gọi hs đọc nối tiếp Nêu giọng đọc toàn bài - Chọn đoạn đọc diễn cảm: đoạn 1 Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào? - Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - Nhận xét -ghi điểm. 3.Củng cố- dặn dò - Nhắc lại nội dung của bài. - Về nhà đọc bài . Chuẩn bị : Đất nước – trả lời câu hỏi sgk. ----------------------------------------------------------- Toán Tiết 135: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Hs biết cách tính thời gian của một chuyển động đều. - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc, và quãng đường. - Bài tập cần làm 1, 2, 3. Hs khá giỏi làm bài tập 4. II. Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Phát biểu quy tắc và viết công thức tính thời gian. - Gv nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Luyện tập a. Bài toán 1: - GV nêu ví dụ. - Phân tích hướng dẫn HS làm bài. + Muốn biết thời gian ô tô đi quãng đường đó là bao lâu ta phải làm thế nào? - Cho HS nêu lại cách tính. + Muốn tính thời gian ta phải làm thế nào? + Nêu công thức tính t ? b. Ví dụ 2: - GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. Lưu ý HS đổi thời gian ra giờ và phút. - Cho HS thực hiện vào vở. - Mời một HS lên bảng thực hiện. - Cho HS nhắc lại cách tính thời gian. b. Luyện tập: *Bài tập 1 (143): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS thực hành trên lên bảng *Viết số thích hợp vào ô trống: S(km) 35 10,35 108,5 81 V(km/giờ) 14 4,6 62 36 t(giờ) 2,5 2,25 1,75 2,25 - GV nhận xét. Bài tập 2 (143): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài - Cho HS làm vào vở. - Cho HS đổi vở, chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài giải: a) Thời gian đi của người đó là: 23,1 : 13,2 = 1,75(giờ) b. Thời gian chạy của người đó là: 2,5 : 10 = 0,25(giờ) Đáp số: a. 1,75giờ b. 0,25giờ. *Bài tập 3 (143): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở. - Mời một HS khá lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài giải: Thời gian máy bay bay hết là: 2150 : 860 = 2,5(giờ) = 2giờ 30phút Thời gian máy bay đến nơi là: 8giờ 45phút + 2giờ 30phút = 11giờ 15phút Đáp số: 11giờ 15phút. - Giáo viên chấm điểm tập HS 3.Củng cố- dặn dò: - Hs nhắc lại kiến thức vừa luyện - Về nhà làm lại bài tập - Chuẩn bị : luyện tập chung. ------------------------------------------------------------ Khoa học Tiết 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I-Mục tiêu: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. II-Chuẩn bị: III-Các hoạt động dạy học: -HĐ 1: Sự sinh sản của động vật HS đọc mục bạn cần biết trang 112, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đa số loài vật được chia thành mấy giống? a-Hai giống. b-Ba giống. Câu 2: Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì? a-Trứng. b-Tinh trùng. Câu 3: Cơ quan sinh dục cái tạo ra gì? a-Trứng. b-Tinh trùng. Câu 4: Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? a-Sự thụ tinh. b-Sự mang thai. Câu 5: Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành gì? a-Phôi. b-Cơ thể mới. Câu 6: Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì? a-Mang những đặc tính của bố và mẹ. b-Mang nhũng đặc tính của bố . c-Mang những đặc tính của mẹ. HS các nhóm trình bày. GV chốt lại. -HĐ 2:Tìm hiểu các cách sinh sản của động vật HS thảo luận nhóm 4, cùng quan sát các hình 1, 2 chỉ vào từng hình và nói với nhau : con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con? Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HĐ 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con” GV tổ chức cho HS thi đua nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con ,theo 3 dãy, dãy nào nói trùng các con vật mà dãy bạn đã nói hoặc đến dãy của mình mà không nói được là thua. GV tuyên dương dãy thắng cuộc. *Củng cố HS đọc mục bạn cần biết . GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Sự sinh sản của côn trùng ------------------------------------------------------------ KỂ CHUYỆN Tiết 28: Kể chuyện được chứng kiến tham gia I.Mục tiêu: - Hs tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo , cô giáo. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ. - 2Hs kể lại một câu chuyện đã được đọc được nghe nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. Gv nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Kể chuyện được chứng kiến tham gia * Hướng dẫn kể chuyện - Gọi hs đọc đề - gv ghi đề lên bảng Chọn một trong hai đề. Đề1: Kể lại một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta. Đề 2:Kể một kỷ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô. Đề bài yêu cầu gì? Gọi hs đọc phần gợi ý của đề. Hd hs giới thiệu chuyện kể. * Kể trong nhóm. Cho hs chia nhóm 2 kể lại câu chuyện mà mình đã chuẩn bị. - Hs hoạt động nhóm -Trao đổi nội dung , ý nghĩa câu chuyện. - Hs có thể tự nêu câu hỏi chất vấn bạn về nội dung ý nghĩa của chuyện. - Câu chuyện bạn kể xảy ra ở đâu?Vào thời gian nào? - Tại sao bạn chọn câu chuyện đó để kể? - Bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện đó? *Kể trước lớp. Tổ chức cho hs thi kể. -6 Hs thi kể chuyện, trao đổi với nhau về nd , ý nghĩa câu chuyện. Gv ghi bảng tên câu chuyện , tên học sinh kể. - Hs nhận xét lời kể của bạn theo tiêu chí đánh giá - Bình chọn bạn kể hay , bạn có câu chuyện hay. Gv nhận xét ghi điểm. 3.Củng cố- dặn dò Gv liên hệ- giáo dục Về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị : Lớp trưởng của tôi. ------------------------------------------------------------ Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013 CHÍNH TẢ Tiết 28: CỬA SÔNG I.Mục tiêu: - Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông. - Hs tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích sgk, củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài (BT2) II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ. Gọi 2 Hs lên bảng viết các từ: Chi –ca –gô,Ban –ti -mo 2.Bài mới: Cửa sông *Hd hs viết chính tả. - Tìm hiểu nội dung đoạn viết. Gọi 1Hs đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? - Hd hs viết từ khó Yêu cầu hs luyện viết vào bảng con. Gv hd hs cách trình bày bài viết. Đoạn thơ có mấy khổ?Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào? - Gv yêu cầu hs gấp sgk nhớ và viết lại 4 khổ thơ theo yêu cầu. - Gv yêu cầu hs đổi vở dò bài. - Gv chấm bài –nhận xét *Thực hành: Bài 2.Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu hs viết hoa tên các danh từ riêng giải thích cách viết Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận, tạo thành tên riêng đó.Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Tên riêng Tên người: Cri – xtơ – phơ – rơ, Cơ – lơm – bơ, A – mê – gi – gơ. -Tên địa lý: I - ta – li- a, Ê – vơ – rét, Hy – ma – lay – a Tên địa lý: Mĩ. Pháp, Ấn Độ 3.Củng cố -dặn dò Gv nhận xét – nhắc nhở hs ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. ------------------------------------------------------------ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 54: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU I-Mục tiêu: -Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT 1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT 2 * Không dạy BT3 - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học: 2. Bài cũ: MRVT: Truyền thống. Giáo viên kiểm tra 2 học sinh làm bài tập 3. 3. Bài mới: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết. Củng cố về biện pháp thay thế TN để liên kết câu: * Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài . - Yêu cầu HS đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn. - GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 1. - Yêu cầu HS lên bảng gạch chân những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. * Giáo viên nhận xét, chốt lại. Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”: Trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng. Tác dụng: Tránh việc lập từ, giúp diễn đạt sinh động hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết trong các câu văn trong đoạn văn. * Bài 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2. Gọi HS đọc nội dung bài tập. Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: xác định những từ lập lại trong đoạn văn; thay thế TN đó bằng đại từ hay từ đồng nghĩa. Thực hiện yêu cầu 1: SGK - Thực hiện yêu cầu 2: SGK + Lần lượt các TN được thay thế là: - Người thiếu nữ họ Triệu , Nàng, Nàng, Triệu Thị Trinh , Người con gái vùng núi Quan Yên, Bà . 4. Củng cố - dặn dò: Làm bài tập 3 vào vở. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: “Truyền thống”. – Xem trước các bài tập sgk ------------------------------------------------------------ Lịch sử Tiết 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI I-Mục tiêu: Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. I ... ng yêu nước. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Con ơi con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nước rửa bành con voi. Muốn coi lên núi mà coi. Coi Bà Triệu cưỡi voi đánh cồng. *Truyền thống lao động cần cù. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Có công mài sắt có ngày nên kim. Có làm thì mới có ăn. *Truyền thống đoàn kết. Khôn ngoan đối đáp người ngồi. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. *Truyền thống nhân ái. Thương người như thể thương thân. Lá lành đùm lá rách. Máu chảy ruột mềm. Mơi hở răng lạnh. Gv nhận xét Bài 2: Gọi hs đọc nội dung yêu cầu bài tập. - Tổ chức trò chơi đoán chữ Hình thức chơi. - Gv nêu câu hỏi quy định thời gian cho hs nêu đáp án. Gv nhận xét - 1Hs đọc đề trước lớp - Hs trả lời. Giải ô chữ màu xanh : uống nước,nhớ nguồn. - Hs K- G đọc thuộc lòng 1 số câu ca dao, tực ngữ ở bài 1, 2 3.Củng cố- dặn dò: Gv liên hệ giáo dục - Về nhà học thuộc 10 câu tục ngữ bài tập 1. - Chuẩn bị tiết sau : Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. --------------------------------------------------------------- Toán Tiết 138: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết giải toán chuyển động cùng chiều. - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Làm các BT 1 và 2. (HSKG: BT3) II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập III/ Các hoạt động dạy –học: A/ Kiểm tra bài cũ: - YC hs làm bài tập 4 SGK. - Gv nhận xét ghi điểm. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài 2. Hướng dẫn Hs luyện tập - Yêu cầu hS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian * Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề bài, Gv hướng dẫn HS. H: Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều? - Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km? - Yc hs lên bảng làm -HS đọc đề bài, lên bảng làm, lớp làm vào vở. Bài giải a) Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 48 : 24 = 2 (giờ) Đáp số : 2 giờ b) Sau 3 giờ xe đạp và xe máy cách nhau là: 12 × 3 = 36 (km) Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 36 : 24 = 1,5 (giờ) Đáp số : 1,5 (giờ) - Gv nhận xét ghi điểm. * Bài 2: GV yêu cầu hS đọc đề bài - nêu yêu cầu của bài toán - Yc hs nêu cách làm tự làm bài vào vở, hs lên bảng làm. -Hs đọc đề bài, nêu cách tính và làm vào vở, hs lên bảng làm. Bài giải Quãng đườngbáo gấn chạy trong(giờ) 120 × = 4,8 (km) Đáp số : 4,8 (km) - Lớp nhận xét. - Gv nhận xét ghi điểm. *Bài 3 : Yêu cầu hs đọc đề bài, hướng dẫn HS cách làm: - Khi bắt đầu đi ô tô cách xe máy bao nhiêu km? - Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy bao nhiêu km? - Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ: -Hs đọc đề bài, làm vào vở, lên bảng làm. Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11giờ 7phút – 8giờ 37phút = 2giờ 30phút Quãng đường ô tô cách xe máy là: 36 x 2,5 = 90 (km) Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là: 54 – 36 = 18 (km) Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là : 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc: 11giờ 7phút + 5giờ =16 giờ 7phút Đáp số: 16 giờ 7phút - Gv nhận xét, sữa chữa. C. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu Hs nêu lại cách tính vận tốc. - Hướng dẫn bài tập về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: Ôn tập về số tự nhiên– Xem trước các bài tập sgk --------------------------------------------------------------- Đạo đức Tiết 28: ÔN TẬP ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM I-Mục tiêu: -Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường ) đối với trẻ em trên địa phương. -Biết được trách nhiệm của một người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). -Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). II-Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Nêu một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương . Để quê hương ngày càng phát triển , em phải làm gì ? 2.Bài mới: -HĐ 1: Tìm hiểu về hoạt động của UBND Tìm những việc cần đến Ủy ban nhân dân xã (phường) để giải quyết. HS thảo luận nhóm 4 để làm bài. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận -HĐ 3:Tìm hiểu về những hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường) HS đọc yêu cầu của BT3, tìm những hành vi , việc làm nào ở các câu a,b,c là phù hợp khi đến UBND xã (phường). HS làm việc cá nhân , suy nghĩ trả lời. GV kết luận: (b), (c) là hành vi , việc làm đúng; (a) là hành vi không nên làm. -HĐ 4:Củng cố Vài HS nhắc lại ghi nhớ SGK. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS tìm hiểu về UBND xã( phường ) tại nơi mình ở;các công việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em mà UBND xã(phường) đã làm. Chuẩn bị: Ôn tập -------------------------------------------------------- Địa lí Tiết 28: Ôn tập I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ : + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. II-Chuẩn bị: Bản đồ Các nước trên thế giới. III-Các hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ. -Em hãy đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ? -Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: a.Giới thiệu bài: ghi đề bài. b. Tìm hiểu bài. 3. Dân cư châu Mĩ. *Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) - Gv nêu các câu hỏi : + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống? + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu? - HS trả lời, nhận xét bổ sung 4. Hoạt động kinh tế: * Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm) - HS quan sát H4 rồi đọc SGK thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi, đại diện nhóm nêu kết quả. */ GV kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại ; Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết dạy. - Chuẩn bị bài sau: Châu Đại Dương và châu Nam Cực . -------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013 Tập làm văn Tiết 56: Tả cây cối (Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: - Hs viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần(Mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài, dùng từ đặt câu diễn đạt rõ ý. II.Chuẩn bị Ảnh chụp một số loài cây theo đề bài. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: Tả cây cối (Kiểm tra viết) a.Giới thiệu bài. b.Giảng bài - Cho Hs đọc đề bài và gợi ý. - Gv hỏi Hs về sự chuẩn bị bài của hs - Cả lớp đọc thầm lại. - Hs tiếp nối nhau nêu đề bài mình đã chọn. - Gv có thể dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị các cây lên vị trí trong lớp mà Hs dễ quan sát. - Gv nhắc các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải . Yêu cầu hs làm vào vở Gv theo dõi giúp đỡ hs - Gv thu bài 3.Củng cố -dặn dò - Gv nhận xét tiết học. Chuẩn bị : ôn tập. --------------------------------------------------- Toán Tiết 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I/ Mục tiêu: - Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên về dấu hiệu chia hết cho : 2,3,5,9. - Làm các bài tập 1; 2; 3 (cột) 1 và 5 - BT3/cột 2; BT4: HSKG II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập III/ Các hoạt động dạy –học: A/ Kiểm tra bài cũ: - YC hs làm bài tập 4 SGK. - Gv nhận xét ghi điểm. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài 2. Hướng dẫn Hs ôn tập - Yêu cầu hS tự làm bài rồi chữa các bài tập. * Bài tập 1:Yêu cầu HS đọc đề bài, - Cho Hs đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên.. -HS đọc đề bài, làn lượt Hs đọc số nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên.. 70 815 ; 975 806 ; 5 723 600 ; 472 036 953 - Gv nhận xét ghi điểm. * Bài 2: GV yêu cầu hS đọc đề bài tự làm vào vở, HS lên bảng làm. -Hs đọc đề bài ,nêu cách tính và tự làm vào vở, hs lên bảng làm. a) 998; 999; 1000. b) 98; 100 ;102. c) 77; 79 ;81 - Gv nhận xét ghi điểm. *Bài 3: Yêu cầu hs đọc đề bài , hướng dẫn HS cách làm, tự làm vào vở. - Hs đọc đề bài, làm vào vở, lên bảng làm. > < = 1000 > 997 ; 53 796 > 53 800 6987 217 689 7500: 10 = 750 ; 68 400 = 684 x 100 - Lớp nhận xét. *Bài 4 : Cho hs tự làm bài rồi chữa bài - HS tự làm bài rồi nêu kết quả. - a)3999 ; 4856 ; 5468 ; 5486 b) 3762 ; 3726 ;2763 ;2736 - Gv nhận xét ,sữa chữa. *Bài 5:Yêu cầu hS nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. - Yc hs tự làm vào vở.. - HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. tự làm vào vở HS lên bảng làm. a) 243 ; b) 207 ;c) 810 ; d) 465 - Gv nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn bài tập về nhà.xem lại bài. Chuẩn bị: Ôn tập về phân số (tt) – Xem trước các bài tập sgk ------------------------------------------------------------ Âm nhạc TIẾT 28: Ôn tập 2 bài hát: Đất nước tươi đẹp sao, Em vẫn nhớ trường xưa. - Kể chuyện âm nhạc. I. Mục tiêu: - HS hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp bài hát. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Máy đĩa, đĩa nhạc, song loan. 2. Học sinh: SGK, vở, thuộc lời 2 bài hát. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng hát bài Em vẫn nhớ trường xưa. - GV nhận xét đánh giá 3. Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1: ôn bài " Đất nước tươi đẹp sao ". - Cho HS hát thuộc lời ca. HS thực hiện. GV nhận xét. - Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động như tiết 24 đã học. HS thực hiện. GV nhận xét, sửa sai. - Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm. HS thöïc hieän. - GV nhận xét ñaùnh giaù vaø hướng dẫn sửa sai. - Tổ chức cho HS biểu diễn cá nhân trước lớp. GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: ôn bài hát : “Em vẫn nhớ trường xưa” - Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp. Trường làng em có hàng tre xanh cây rợp bóng mát yêu đời yên lành.... Phách P P P P P P P P .... Nhịp x x x x..... - HS trình bày theo nhóm, cá nhân. HS thực hiện. GV nhận xét, sửa sai. - Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp theo nhóm khoảng 3-4 HS GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc. - GV giới thiệu câu chuyện và nhạc sĩ Bet - tô- ven và hoàn cảnh ra đời của bản sô nát “ Ánh trăng”. GV kể chuyện. GV đặt một số câu hỏi liên hoan đến bài. Cho HS chia nhóm tập kể câu chuyện. Cho HS tự nhận xét. GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà học thuộc 2 bài hát. - CB: Ôn tập TĐN số 7, 8 – Nghe nhạc. ------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: