Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng

A/Mục tiêu:

 + HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học, phát âm rõ, đạt tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo y/c bài tập 2.

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

 - HS khá, giỏi: dọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

B/ Đồ dùng Dạy- Học:

 Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.

C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 18
(Từ ngày 26/12/2011 đến 30/12/2011)
Thứ
Tiết
Môn
CT
Tên bài
Hai
26/12
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Kĩ thuật
Đạo đức
35
86
18
18
Ôn tập học kì I (T1).
Diện tích hình tam giác.
Thức ăn nuôi gà.(t2)
Thực hành cuối học kì I
Ba
27/12
1
3
4
Toán
 LT & câu
Chính tả
87
35
18
Luyện tập.
Ôn tập học kì I (T2).
Ôn tập học kì I (T3).
Tư
28/12
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
T làm văn
Địa lí
Mĩ thuật
36
88
35
18
18
Ôn tập học kì I (T4).
Luyện tập chung.
Ôn tập học kì I (T5).
Kiểm tra học kì I.
Vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật.
Năm
29/12
2
3
4
5
Toán
Lịch sử
LT & câu
Kể chuyện
89
18
36
18
Kiểm tra học kì I.
Kiểm tra cuối học kì I.
Ôn tập học kì I (T6).
Kiểm tra: Đọc hiểu – Luyện từ và câu.
Sáu
30/12
1
4
5
Toán
Tập L văn
Sinh hoạt
90
36
18
Hình thang.
Kiểm tra viết cuối học kì I.
Sinh hoạt tuần 
TUẦN 18 	 Ngày soạn: 25/12/2011
 	Ngày dạy: Thứ hai, ngày 26 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC:(T35)
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (T1)
A/Mục tiêu: 
 + HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học, phát âm rõ, đạt tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo y/c bài tập 2.
 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
 - HS khá, giỏi: dọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. 
B/ Đồ dùng Dạy- Học: 
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Giới thiệu bài: (1’) 
- Giới thiệu nội dung học tập TV tuần 18
- Nêu mục tiêu tiết 1.
2/Kiểm tra tập đọc và HTL: (25p) 
+ Khoảng 7 HS
- Gọi HS bốc thăm chọn bài.
- Mỗi HS sau khi bốc thăm được chuẩn bị khoảng 2 phút.
- Theo dõi HS đọc bài.
- Nêu câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc cho HS trả lời
- Nhận xét, công bố điểm từng HS.
+ Bài tập 2: (13’)
- Gợi ý: 
 Cần thống kê các bài tập đọc theo những nội dung như thế nào? Bảng thống kê gồm mấy cột dọc? Mấy hàng ngang?
- Trình bày thống nhất theo mẫu:
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi vào VBT, hoàn thành bảng sau.
- GV nhận xét, sửa chữa.
+ Bài tập 3:(10’)
- Gọi HS đọc Y/c bài tập.
- Gv hướng dẫn.
- Y/c HS làm VBT.
- GV nhận xét.
3/ Củng cố- Dặn dò:(1’) 
- GV củng cố bài -nhận xét tiết học. 
- HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Hoạt động của học sinh
- Bốc thăm chọn bài, 
- Đọc bài theo yêu cầu trong thăm;
- HS trả lời câu hỏi do GV nêu.
Bài 2: 
- Nhận xét: Thống kê theo 3 mặt: Tên bài, tên tác giả và thể loại. Bảng thống kê gồm 4 cột dọc (thêm 1 cột thứ tự) và số hàng ngang tuỳ thuộc số bài trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Làm việc theo nhóm đôi, hoàn thành bảng trong VBT; trình bày theo mẫu 
Bài 3: 
- HS đọc Y/c bài tập.
- HS theo dõi.
- HS làm VBT rồi trình bày trước lớp.
- Chú ý theo dõi, nhận xét và góp ý cho phần trình bày của bạn.
TOÁN:(T86)
	DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC.
A/Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác 
- Luyện kĩ năng thực hành làm tính với số thập phân liên quan đến đơn vị đo dộ dài.
- Bài tập cần làm (BT1); 
B/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Mô hình dạy diện tích HTG ( ĐDDH tự làm của tổ) - Bảng phụ cá nhân
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’) Hình tam giác
- Kiểm tra 2 HS-nhận xét. 
2/ Bài mới: 
*/ Giới thiệu bài:(1') Nêu mục tiêu tiết học.
a/ Hướng dẫn thao tác: (13’)
 - Thao tác mẫu trên ĐDDH
- Hướng dẫn HS cắt - ghép 
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau
+ Vẽ 1 đường cao lên hình đó.
+ Cắt theo đường cao, được 2 hình tam giác.
+ Ghép 2 hình tam giác đó vào hình ban đầu thành hình chữ nhật ABCD; Vẽ đường cao EH.
- Gợi ý so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- Gợi ý HS nhận xét.
b/ Hình thành quy tắc, công thức: (7’)
- Nêu yêu cầu trao đổi với bạn cùng bàn, tìm cách tính diện tích hình tam giác dựa vào kết quả thao tác từ diện tích hình chữ nhật. 
c/ Thực hành: (23’)
Bài 1: Yêu cầu nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác.
-YC học sinh làm bài vào vở, 2em làm bảng
- GV nhận xét, chốt ý.
3/ Củng cố- Dặn dò:(1’)
- Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập 
Hoạt động của học sinh
- Nêu các dạng tam giác 
- Vẽ tam giác, đường cao của tam giác đó. 
- Lớp nhận xét. 
- HS thao tác từng bước theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét:
+ HCN ABCD có chiều dài DC = độ dài đáy DC của tam giác EDC.
+ HCN. ABCD có chiều rộng AD = chiều cao EH của tam giác EDC.
+ Diện tích HCN gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
- Nêu kết quả sau khi trao đổi với bạn cùng bàn.
+ Diện tích HCN. ABCD là DC x AD = DC x EH
+ Vậy, diện tích hình tam giác EDC là (DC x EH) : 2
+ Công thức: S = a x h : 2 ( trong đó: S là diện tích; a là độ dài đáy; h là chiều cao)
- HS nêu
- HS làm bài, nhận xét bài của bạn.
Kết quả: a/ 24 cm2 
 b/ 1,38 dm2
- Nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
ĐẠO ĐỨC:(T18)
 THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I	
A/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn lại nội dung và ý nghĩa các chuẩn mực hành vi đạo đức được học trong HKI qua các bài từ bài 1 đến bài 8
- Thực hành một số hành vi ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày
- Nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học
B/ Tài liệu và phương tiện Dạy- Học: - Phiếu học tập; VBT
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ: (3') Hợp tác với người xung quanh có lợi gì?
2/ Bài mới: 
*/ Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học
*/ HĐ 1: (12’) Ôn lại nội dung và ý nghĩa các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học. 
- Phát phiếu học tập, HD thảo luận
- Y/c HS nêu tên các bài học từ tuần 1 đến 17.
- Y/c HS nêu lại nội dung ghi nhớ của từng bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- Liên hệ Quyền trẻ em.
+ Bài 2: Trẻ em có quyền được tự quyết định về những việc có liên quan đến bản thân phù hợp với lứa tuổi
+ Bài 3: Quyền được phát triển của trẻ em
+Bài 5: Quyền trẻ em được tự do kết giao bạn bè.
+ Bài 7: Quyền được đối xử bình đẳng giữa rẻ em trai và trẻ em gái
* HĐ 2: (15’) Thực hành một số hành vi ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu cầu HS làm bài trong VBT
- Đánh giá, nhận xét kết quả làm bài.
3/ Củng cố- Dặn dò:(4’)
- Nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học.
Hoạt động của học sinh
- HS trả lời, nhận xét.
- Nêu tên các bài học từ tuần 1 đến 17
Nhóm 4:
- Xếp các bài học theo nhóm quan hệ sau
Quan hệ
Với bản thân
Với gia đình
Với nhà trường
Với cộng đồng ,xã hội
Tên bài
- Nêu lại nội dung ghi nhớ của từng bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Làm bài trong VBT
- Trình bày kết quả, nhận xét 
- Phân tích, đánh giá ý kiến theo nội dung từng bài.
	 Ngày soạn: 26/12/2011
 	 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 27 tháng 12 năm 2011
TOÁN:(T87)
LUYỆN TẬP
A/Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết tính diện tích hình tam giác	
- Tính được diện tích hình tam giác vuông, biết độ dài hai cạnh góc vuông
- Bài tập cần làm.(BT1,2,3); 
- GD học sinh tính cẩn thận khi làm toán. 
B/ Đồ dùng Dạy- Học: 	- Bảng phụ cá nhân, nhóm 
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’) Diện tích hình tam giác
- Kiểm tra 2 HS-nhận xét
2/ Bài mới:(42’)
*/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
a/ HD luyện tập: 
BT1: Gọi Hs nêu yêu cầu. 
- HD áp dụng quy tắc để tính; chú ý độ dài đáy và chiều cao phải cùng đơn vị đo.
-YC học sinh làm bài vào vở, 2 em làm bảng. 
-GV nhận xét, chốt ý.
BT2: Vẽ hai hình tam giác vuông trên bảng. HD quan sát, chỉ ra đáy và đường cao tương ứng (Gọi HS yếu chỉ và nêu lại)
BT3: Gọi Hs nêu yêu cầu. 
- HD làm bài rồi nhận xét: Lấy tích của độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
-YC học sinh làm bài. 
-GV nhận xét, chốt ý .
3/ Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Hoạt động của học sinh
- Nêu quy tắc, công thức tính diện tích tam giác.
- Sửa bài 3/ VBT. HS nhận xét.
-HS nêu
- Làm bài, nhận xét bài của bạn; nêu rõ cách làm.
Kết quả: a/ 183 dm2; b/ 4,24 m2
- 2 HS lên bảng, chỉ và nêu rõ đáy và đường cao tương ứng trong mỗi hình vẽ.
- HS nhận xét.
-HS nêu
- Làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng nhóm
Kết quả: a/ 6 cm2; b/ 7,5 cm2
- HS nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:(T35)
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 2)
A/Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.Mức độ YC về kĩ năng như tiết 1. 
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc, thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo Y/c BT2.
- Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã được học (BT3).
B/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm- VBT
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Giới thiệu bài: (1’) - Nêu mục tiêu tiết học.
2/Kiểm tra tập đọc và HTL: (23’) 
+ KT khoảng 7 HS
Thực hiện tương tự như tiết 1.
- Y/c HS sau khi bốc thăm được chuẩn bị khoảng 2 phút.
Bài tập 2: (10’)
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung nào?
+ cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? Có mấy dòng ngang?
- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi, hoàn thành bảng trong VBT.
- Gv nhận xét.
Bài tập 3:(10p)
- Gọi HS đọc Y/c bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ theo yêu cầu của đề bài, trình bày trước lớp.
- Gợi ý cho HS trình bày rõ ý, giàu sức thuyết phục.
- Gv nhận xét.
3/ Củng cố- Dặn dò:(1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
Hoạt động của học sinh
- HS lên bốc thăm chọn bài, đọc bài theo yêu cầu trong thăm; trả lời câu hỏi do GV nêu.
- HS sau khi bốc thăm được chuẩn bị khoảng 2 phút.
Bài 2: 
- HS trả lời.
- HS trả lời?
- Làm việc theo nhóm đôi, hoàn thành bảng trong VBT; trình bày theo mẫu 
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
- Nhận xét bài của bạn.
Bài 3: 
- HS đọc Y/c bài tập.
- HS chuẩn bị rồi trình bày trước lớp
- Chú ý theo dõi, nhận xét và góp ý cho phần trình bày của bạn.
- Bình chọn người trình bày hay nhất
---------------------***---------------------
KHOA HỌC:(T35)
	SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:	
- Phân biệ ... 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
Nêu yêu cầu thảo luận với bạn cùng bàn.
- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV nhận xét, củng cố nội dung bài. 
BT4: Gọi HS nêu yêu cầu 
-Yêu cầu HS dùng ê- ke để kiểm tra.
+ Yêu cầu HS nêu thế nào gọi là hình thang vuông?
- Theo dõi, chấm chữa bài
3/Củng cố- Dặn dò:(1’) 
- Củng cố bài. Nhận xét tiết học.
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Diện tích hình thang.
Hoạt động của học sinh
- Chữa bài 3; 4/ VBT. Lớp nhận xét 
* Mỗi HS vẽ vào nháp 1 hình thang, theo nhóm đôi: đặt tên hình, chỉ và viết tên các cạnh, góc, đỉnh của hình. 
- HS nêu nhận xét.
- 1 số HS nhắc lại kết luận.
* Trao đổi nhóm đôi: Chỉ vào hình vẽ/ Sgk, nêu tên đáy, đường cao tương ứng với đáy.
- Nhận xét: Đường thẳng nối từ đỉnh đối diện vuông góc với đáy gọi là đường cao.
- Nhận xét đường cao trong tam giác vuông, tam giác có một góc tù.
- HS nêu
- HS theo dõi.
- HS thực hành và nêu. Lớp nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu.
- HS dùng thước và e- ke để kiểm tra, thảo luận với bạn cùng bàn; nêu kết quả.
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS nêu
- HS làm bài cá nhân, nêu kết quả. Nhận xét.
- Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
-----------------------$$$$$-----------------------------
TẬP LÀM VĂN: (T36)
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 ( Đề của phòng giáo dục ra)
-----------------------* * *--------------------------
SINH HOẠT 
TUẦN 18
(30')
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 18.
- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 19. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 19.	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp.
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
 - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 18
 - Lớp trưởng báo cáo chung
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
- Tích cực học tập và rèn luyện, thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học.
- Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: Hảo, Khoa, Phương, Oanh, Vy
- Tập thể lớp đoàn kết tốt.
- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả.
* Khuyết điểm: 
	- Thể dục giữa giờ chưa nghiêm túc, 
	- Một vài em chưa chú ý học tập. 1 số em không đi học buổi chiều.
2/ Kế hoạch tuần 19- Biện pháp và phân công thực hiện:
 - GV phổ biến kế hoạch lớp. 
 - BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội. 
 * Nhắc nhở chung: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở để học chương trình học kì 2.
3/ Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 - Tìm hiểu văn hoá quê hương : Tìm hiểu về tết Cổ truyền dân tộc. Múa hát tập thể,
 chơi trò chơi dân gian.
4 / Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
 - Hát những bài hát Ca ngợi quê hương, đất nước. 
 --------------* * *---------------
KHOA HỌC:(T36)
HỖN HỢP
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cts trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,...)
 II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Kênh chữ và hình/ Sgk- 75
- Chuẩn bị đủ dùng cho các nhóm :
+ Muối tinh, bọt ngọt, hạt tiêu bột; chén, thìa.
+ Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước.(cát trắng, nước; phễu, giấy lọc, bông thấm nước). Dầu ăn, nước. Gạo có sẵn sạn; rá, chậu nước. 
 III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ : (3 p)Sự chuyển thể của chất
- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?
- Nhận xét ghi điểm
B. Bài mới :
*/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
* HĐ1: (10p) Thực hành "Tạo một hỗn hợp gia vị"
+ Mục tiêu : HS biết cách tạo ra hỗn hợp
+ Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm 4
- HD cách pha hỗn hợp.
- Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm: muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột.
- Y/c các nhóm pha hỗn hợp trên, ghi vào bảng sau (trước khi pha nên nếm từng chất).
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh :.........
2. Bọt ngọt :...........
3. Hạt tiêu bột :.....
- Y/c các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? Nêu công thức pha trộn hỗn hợp.
+ Hỗn hợp là gì?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
/* HĐ2: (8p) Tên một số hỗn hợp 
+ Mục tiêu : HS kể được tên hỗn hợp
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong SGK.
+ Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết?
- Nhận xét, kết luận :Dựa vào SGV/ 130
* HĐ3: (9p) Tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
+ Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp
+ Cách tiến hành: Tổ chức trò chơi
+ Gv đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình)
- Y/c các nhóm thảo luận ghi bảng con. Nhóm nào trả lời nhanh, đúng thì thắng.
- Y/c HS thưc hiện chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* HĐ4: (8p) Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
+ Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm).
- Y/c HS thực hiện theo các bước ở mục thực hành (SGK - 75)
+ GV nhận xét, kết luận theo SGV/132
C. Củng cố, dặn dò: (2p) 
- Củng cố ND bài. Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài "Dung dịch"
- 3 HS lên bảng trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm thực hành pha hỗn hợp, ghi vào bảng. Khi pha xong hỗn hợp HS nếm thử hỗn hợp, ghi vào báo cáo.
- HS thảo luận.
- Đại diện trả lời và nêu công thức pha hỗn hợp, mời các nhóm nếm thử gia vị.
- HS phát biểu hỗn hợp là gì?
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi TLCH.
- Đại diện TLCH. HS nhận xét.
-HS thảo luận, thực hiện chơi trò chơi. 
- HS nhận xét, bình chọn.
Đáp án :
H1 : Làm lắng.
H2 : Sảy.
H3 : Lọc.
- Mỗi nhóm làm 1 bài thực hành (Theo yêu cầu SGK/75).
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét.
KĨ THUẬT (T18)
THỨC ĂN NUÔI GÀ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Liệt kê được 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng 1 số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. 
- GD HS yêu quý con vật.
II. Thiết bị dạy và học:
-Tranh minh họa 1 số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà
-Một số mẫu thức ăn như lúa, ngô,..
-Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: (4’) Nêu một số thức ăn thường dung để nuôi gà? 
- Nêu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2/ Bài mới: (28’) TIẾT 2
* GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
 TIẾT 2
* HĐ 4: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
-GV nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
-Lần lượt cho các nhóm lên trình bày, kết quả thảo luận của nhóm.
-GV theo dõi nhận xét
-Tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK
-Kết luận: SGV
* HĐ5: Đánh giá kết quả học tập
-GV nêu câu hỏi cuối bài cho HS trả lời và đánh giá
*Củng cố-Dặn dò:
-Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS 
-Chuẩn bị bài hôm sau
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
-Lắng nghe
HS lắng nghe.
-Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày
-Nhận xét
Lắng nghe
-Trả lời
MĨ THUẬT: (T18)
VẼ TRANG TRÍ:	 TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu :
- HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với trang trí hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật hình chữ nhật có trang trí.
- HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đốiphuf hợp với hình chữ nhật, tô màu đều rõ hình.
- GD HS biết yêu cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
 GV: - SGK, SGV. Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh; một số hình ảnh hay một đồ vật hình chữ nhật có trang trí: cái khay, tấm thảm, chiếc khăn.
 HS: - SGK, một số bài trang trí hình chữ nhật của HS lớp trước (nếu có).
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: (1’) Kiểm tra đồ dùng của HS.
- HS trật tự
2/Bài mới:*/Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu của bài hoc.
*/ HĐ1:(5’) Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và gợi ý để HS thấy được sự giống và khác nhau giữa ba dạng bài.
- HS quan sát.
- HS nhận xét.
- Giống nhau:
+ Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.
- HS lắng nghe.
+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.
+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Khác nhau: Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng khác nhau. Hình chữ nhật có thể trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục, nhưng hình vuông và hình tròn có thể trang trí đối xứng qua ba đến bốn trục
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục,; Bốn góc có thể là các mảng hình vuông hoặc hình tam giác; xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ
*/ HĐ 2: (8’) Cách trang trí
GV có thể cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trong SGK hoặc hình trang trí GV đã chuẩn bị sẵn kết hợp với các câu hỏi gợi ý để HS nắm được cách vẽ.
+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.
- HS quan sát, trả lời
+ Vẽ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng.
+ Dựa vào các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt. 
+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp)
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu)
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa.
+ Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau.
*/ HĐ 3: (20’)Thực hành
- GV nhắc lại cách vẽ.
- Y/c HS vẽ vào vở thực hành.
- Hướng dẫn các HS còn lúng túng, động viên các em để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.
- HS thực hành vẽ.
*/ HĐ 4: (1’) Nhận xét, đánh giá
- Y/c HS trình bày sản phẩm.
- Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- HS trình bày sản phẩm.
- HS nhận xét
- Nhận xét, động viên chung cả lớp.
3. Dặn dò: (2’) Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18(2).doc