Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 4 (chi tiết)

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 4 (chi tiết)

I. Mục đích- yêu cầu:

- HS biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của Xa-xa-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi trên toàn thế giới; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn; Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Giáo dục HS yêu hoà bình, có tinh thần đoàn kết với các bạn thiếu nhi trên

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 4 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
 Ngày soạn: 08/09/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012 
(Buổi sáng)
Tiết 1: HĐTT: 
Tập trung toàn trường
Tiết 2: Tập đọc:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của Xa-xa-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi trên toàn thế giới; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn; Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục HS yêu hoà bình, có tinh thần đoàn kết với các bạn thiếu nhi trên toàn thế giới
* HSKG’: Trả lời được câu hỏi 4.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc và TLCH’ bài “Lòng dân”- phần 2.
- GV nhận xét- cho điểm.
- 2 HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm 
- Giới thiệu bài- ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*) Luyện đọc: 
- 1 HS khá đọc cả bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn ?
- Bài chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... Nhật Bản. 
+ Đoạn 2: tiếp ... phóng xạ nguyên tử.
+ Đoạn 3: tiếp ... được 644 con.
+ Đoạn 4: còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc đúng và tìm hiểu nghĩa một số từ trong phần chú giải.
- 4 HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Đọc- sửa đọc sai.
+ Lần 2, 3: Đọc kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó (phần chú giải).
*) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1, 2- TLCH’:
+ Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?
+ Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì ?
- Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi chính phủ Mĩ ra lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, khi đó em mới 2 tuổi.
- Hai quả bom đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người, gần 100 000 người chết dần chết mòn trong khoảng 6 năm sau.
-> GV nhận xét- chốt ý
=> Ý 1: Thảm hoạ do bom nguyên tử gây ra cho người dân Nhật Bản.
- HS đọc đoạn 3, 4- TLCH’:
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ, sau bao lâu thì Xa-xa-cô mới phát bệnh ? 
- Từ khi bị nhiễm phóng xạ, sau 10 năm Xa-xa-cô lâm bệnh nặng.
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ? Vì sao cô lại tin như vậy ?
- Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng thì cô sẽ khỏi bệnh, cô liền lặng lẽ gấp sếu. Vì Xa-xa-cô mong muốn khỏi bệnh và được sống như bao nhiêu trẻ em khác ... 
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô ?
- Các bạn nhỏ đã gấp sếu giấy và tới tấp gửi tới Xa-xa-cô.
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?
- Sau khi Xa-xa-cô chết, các bạn nhỏ ở thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhở những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
+ Nếu được đứng trước tượng đài đó, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô ? (HSKG’)
- HS phát biểu
-> GV nhận xét- chốt ý. 
=> Ý 2: Khát vọng sống của Xa-xa-cô và nguyện vọng hoà bình của trẻ em. 
=> Chốt nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
*) Luyện đọc diễn cảm:
- Giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng trầm, buồn, to vừa đủ nghe; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của Xa-xa-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi trên toàn thế giới
- 4 HS đọc nối tiếp- nêu giọng đọc của từng đoạn.
+ Đoạn 1: đọc to, rõ ràng
+ Đoạn 2: đọc giọng trầm buồn
+ Đoạn 3: đọc giọng thương cảm, chậm rãi, xúc động
+ Đoạn 4: đọc giọng trầm, chậm rãi
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm kĩ đoạn 3:
+ GV đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc: đọc với giọng thương cảm, xúc động, nhấn giọng ở những từ ngữ: may mắn, phóng xạ, lâm bệnh nặng, nhẩm đếm, một nghìn, lặng lẽ, toàn nước Nhật, chết
- 2 HS đọc lại.
+ HS luyện đọc nhóm bàn.
+ Thi đọc.
- Đại diện nhóm.
- Lớp theo dõi- nhận xét.
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò: 
+ Nội dung bài nói lên điều gì ?
=> Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 3: Thể dục: 
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Toán: (Tiết 16)
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- HS biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần); Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn nhanh, đúng
- Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học khi làm toán
* HSKG’: Làm bài 2, 3.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ  
- HS: Nháp
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu dạng toán có quan hệ tỉ lệ.
 Ví dụ: Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4km. Bảng dưới đây cho biết quãng đường đi được của người đi bộ trong 1giờ, 2giờ, 3giờ:
Thời gian đi
1giờ
2giờ
3giờ
Quãng đường đi được
4km
8km
12km
- HS đọc ví dụ.
+ Trong 1giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 1giờ người đó đi được 4km
+ Trong 2giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 giờ người đó đi được 8km
+ 2giờ gấp mấy lần 1giờ ?
- 2 giờ gấp hai lần 1giờ
+ 8km gấp mấy lần 4km ?
- 8km gấp hai lần 4km
+ Vậy khi thời gian gấp lên hai lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- Khi thời gian gấp lên hai lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên hai lần
+ Trong 3giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- Trong 3giờ người đó đi được 12km.
+ 3giờ gấp mấy lần 1giờ ?
- 3giờ gấp ba lần 1giờ.
+ 12km gấp mấy lần 4km ?
- 12km gấp ba lần 4km.
+ Vậy khi thời gian gấp lên ba lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- thời gian gấp lên ba lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên ba lần.
+ Qua ví dụ, em hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- HS nêu.
- GV chốt ý kiến: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS nghe và nhắc lại.
* HĐ2: Giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 
+) Bài toán: Một ô tô trong 2giờ đi được 90km. Hỏi trong 4giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
- Một ô tô trong 2giờ đi được 90km.
+ Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi trong 4giờ ô tô đi được bao nhiêu km ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng- lớp bảng con.
Tóm tắt:
2giờ: 90km
4giờ: ... km ?
+) Giải bằng cách “Rút về đơn vị”
+ Biết 2 giờ đi được 90km, làm thế nào tính được 1giờ ô tô đi được bao nhiêu km ?
- lấy 90 : 2 = 45km.
+ Biết 1giờ ô tô đi được 45km tính số ki-lô-mét ô tô đi được trong 4giờ ?
- lấy 45km 4
+ Vậy giải bài toán bằng mấy bước ?
- 2 bước:
+ Tìm số km ô tô đi trong 1 giờ.
+ Tìm số km ô tô đi trong 4 giờ.
- 1 HS lên bảng- lớp nháp.
Bài giải:
Trong 1 giờ ô tô đi được là:
90 : 2 = 45 (km)*
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
45 4 = 180 (km)
Đáp số: 180 km.
- GV: bước tìm số km ô tô đi trong 1 giờ gọi là bước Rút về đơn vị.
+) Giải bằng cách “Tìm tỉ số”
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ ?
- gấp hai lần.
+ Vậy quãng đường 4 giờ đi được sẽ gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được ? Vì sao ?
- quãng đường 4 giờ đi được sẽ gấp hai lần quãng đường 2 giờ đi được vì khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
+ Vậy giải bài toán bằng mấy bước ?
- 2 bước:
+ Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
+ Tìm số km ô tô đi trong 4 giờ (lấy 90 nhân với số lần vừa tìm được)
- 1 HS lên bảng- lớp nháp.
Bài giải:
4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)*
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
90 2 = 180 (km)
Đáp số: 180 km
- GV: bước tìm số lần 4 giờ gấp 2 giờ gọi là bước Tìm tỉ số..
-> Chốt: giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”, khi giải bài toán dạng này các em chỉ cần làm theo một trong hai cách.
* HĐ3: Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 19. (Bảng lớp- vở)
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng- lớp làm vở.
Tóm tắt: 
5m : 80 000 đồng
7m : ... đồng ?
	Bài giải:
Mua 1 mét vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Mua 7 mét vải hết số tiền là:
16 000 7 = 112 000 (đồng)
Đáp số: 112 000 đồng
- Nhận xét.
Bài 2/ Tr. 14. (Bảng lớp- nháp)
- HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng- lớp nháp
- Nhận xét- chữa bài 
Tóm tắt:
3 ngày : 1200 cây
12 ngày :  cây ?
	Bài giải:
12 ngày gấp 3 ngày là:
12 : 3 = 4 (lần)
12 ngày trồng được là: 
1200 4 = 4800 (cây)
Đáp số: 4800 cây
Bài 3/ Tr. 14. (HSKG’)
- HS tự đọc đề và làm bài.
- Nhận xét
Bài giải:
a) 4000 người gấp 1000 người là:
4000 : 1000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân tăng thêm của xã đó là: 
21 4 = 84 (người)
b) Sau 1 năm số dân tăng thêm của xã đó là:
15 4 = 60 (người)
Đáp số: a) 84 người
 b) 60 người
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
(Buổi chiều)
Tiết 1: Kĩ thuật: 
	(GV chuyên dạy)
Tiết 2: Đạo đức: 
(GV dạy chuyên)
Tiết 3: Tiếng Việt (ôn): 
LUYỆN VIẾT BÀI: MƯA RÀO
I. Mục tiêu:
- HS nghe- viết đúng, chính xác đoạn văn từ “Một buổi  chóng thế” trong bài “Mưa rào”- SGK trang 31
- Rèn kĩ năng viết đúng, rèn chữ viết đẹp cho HS
- HS có ý thức viết chữ nắn nót, cẩn thận
II. Chuẩn bị:
- GV: nội dung luyện viết 
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Hướng dẫn viết:
- GV đọc đoạn văn/SGK trang 31
- HS nghe
- Yêu cầu HS nêu những tiếng, từ em cho là khó viết 
- HS nêu
- GV đọc từng từ cho HS viết
- HS viết bảng lớp- bảng con
- Nhận xét- sửa sai cho HS
2. Viết bài:
- GV đọc cho HS viết
- HS nghe - viết bài
- Đọc lại bài
- HS soát lỗi
3. Chấm- chữa lỗi:
- GV chấm bài
- Nhận xét- chữa lỗi HS thường mắc
4. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà luyện viết lại bài
	 Ngày soạn: 09/09/2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 09 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Khoa học:
(GV dạy chuyên)
Tiết 2: Toán: (Tiết 17)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng mộ ... iến tranh xâm lược Việt Nam.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện
- Giáo dục HS biết ơn những người bạn nước ngoài đã giúp đỡ nước ta trong thời kì chiến tranh
* GDMT: HS thấy được sự phá hoại của giặc Mĩ tới môi trường sống của người dân Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ
- HS: Xem trước tranh minh hoạ truyện
- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Kể chuyện, gợi mở- vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS kể chuyện về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- 2 HS.
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giáo viên kể chuyện: 
* HĐ1: Kể lần 1 (toàn bộ câu chuyện).
+ Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?
- vào ngày 16/3/1986
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Mai-cơn, Tôm-xơn, Côn-bơn, An-đrê-ôt-ta, Hơ-bớt, Rô-nan.
- GV ghi tên các nhân vật lên bảng.
* HĐ2: Kể lần 2 (theo tranh).
- GV lần lượt đưa các tranh lên bảng- kể chuyện kết hợp chỉ tranh. 
- HS nghe- quan sát tranh.
- Gợi ý cho HS nắm nội dung câu chuyện:
+ Sau 30 năm, Mai-cơn đến Việt Nam để làm gì ?
- Sau 30 năm, Mai-cơn trở lại thăm mảnh đất có bao người chịu đau thương với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho những linh hồn những người đã khuất ở Mỹ Lai.
+ Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ như thế nào ?
- Quân đội Mĩ đã huỷ diệt mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, tàn phá ruộng vườn, gia súc bị giết hại, trên 500 người trong đó phần lớn là các cụ già, em nhỏ và phụ nữ mang thai bị bắn chết.
+ Những hành động nào chứng tỏ vẫn còn có những người Mĩ có lương tâm?
+ Tiếng đàn của Mai-cơn nói lên điều gì ?
- HS nối tiếp kể lại.
- Tiếng đàn cất lên giã từ quá khứ đau thương, tội lỗi; cầu nguyện cho linh hồn những người dân vô tội đã bị giết chết, ...
* HĐ3: Kể lần 3.
- GV kể vắn tắt các ý chính của câu chuyện.
- HS nghe- nhớ các tình tiết quan trọng.
c. Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc các yêu cầu 1, 2.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- HS kể chuyện theo nhóm bàn.
- GV theo dõi- gợi ý các câu hỏi để HS cùng trao đổi:
+ Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì ?
+ Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ?
+ Bạn suy nghĩ gì về một số người lính Mĩ ở trong truyện ?
- Gợi ý câu trả lời: 
- Ca ngợi hành động dũng cảm của một số lính Mĩ có lương tâm. đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Chiến tranh rất tàn khốc và đau thương, phải vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh.
- Không phải người Mĩ nào cũng thích chiến tranh, không phải lính Mĩ nào cũng vô lương tâm, ...
*) Kể trong nhóm:
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm.
- HS kể nhóm bàn- trao đổi với bạn về nội dung- ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
*) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- 3-> 4 HS thi kể.
- Lớp nhận xét- đặt câu hỏi cho bạn và bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất, ... 
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 4: Thể dục:
(GV chuyên dạy)
(Buổi chiều)
(Đ/c Nguyễn Đình Tiệp dạy)
 	 Ngày soạn: 12/09/2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Toán: (Tiết 20)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài
* HSKG’: làm được bài 4 trang 22.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 
- HS: nháp
III. Phương pháp:
- Luyện tập- thực hành
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 22. (Bảng lớp- vở) 
- 2 HS đọc đề.
- Cho HS xác định bài toán thuộc dạng toán nào
- HS nêu: Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu HS phân tích- nêu cách giải bài toán.
- Nhiều HS nêu.
- 1 HS lên bảng- lớp nháp.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là:
 28 : 7 2 = 8 (Học sinh)
Số học sinh nữ là: 
28 - 8 = 20 (Học sinh)
Đáp số: 8 nam; 20 nữ.
- Chữa bài.	
Bài 2/ Tr. 22. (Bảng lớp- nháp) 
- 2 HS đọc đề.
- Cho HS xác định dạng toán
- HS nêu
- Yêu cầu HS phân tích- nêu cách giải bài toán.
- Nhiều HS nêu.
- 1 HS lên bảng- lớp làm nháp.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
2 - 1 = 1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất là:
 15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất là: 
15 2 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất là:
(15 + 30) 2 = 90 (m)
Đáp số: 90m.
- Chữa bài.
Bài 3/ Tr. 22. (Bảng lớp- vở) 
- 2 HS đọc đề.
- Cho HS xác định bài toán thuộc dạng toán nào
- HS nêu: Bài toán giải bằng hai cách "rút về đơn vị" hay "Tìm tỉ số".
- Yêu cầu HS phân tích- nêu cách giải bài toán.
- Nhiều HS nêu: giải theo cách 2: "Tìm tỉ số".
- 1 HS lên bảng- lớp làm vở.
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Số lít xăng ô tô đi 50km tiêu thụ là:
 12 : 2 = 6 (lít)
Đáp số: 6 lít.
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 4/ Tr. 22. (HSKG') 
- HS đọc đề và làm bài.
Bài giải:
Số bàn ghế phải hoàn thành theo kế hoạch là:
12 30 = 360 (bộ)
Thời gian hoàn thành kế hoạch là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 2: Tập làm văn:
TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả; Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
- Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả rõ ràng, dùng từ đúng
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: Xem trước bài
- HTDH: Lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Hướng dẫn viết bài: 
- GV chép đề.
- HS đọc đề.
+ Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi- gạch chân một số từ ngữ để nhấn mạnh yêu cầu của từng đề.
- HS nối tiếp trả lời:
Đề bài:
1) Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
2) Tả một cơn mưa.
3) Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
- Cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- nhiều HS nhắc lại
- Hướng dẫn HS: Đọc kĩ đề, chọn đề dựa vào dàn ý đã lập lần lượt viết các phần của bài văn. Phần mở bài nên giới thiệu cảnh một cách tự nhiên. Thân bài: chú ý cách diễn đạt, tìm các từ ngữ tả âm thanh, màu sắc, đặc điểm của cảnh, sử dụng các hình ảnh so sánh và nhân hoá cho bài văn thêm sinh động ...
- HS lắng nghe.
- Hướng dẫn HS chọn đề để viết bài.
- vài HS nêu.
- Yêu cầu HS viết bài.
- HS viết vào vở tập làm văn.
- GV theo dõi- hướng dẫn thêm
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 3: Âm nhạc:
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Địa lí:
(GV dạy chuyên)
(Buổi chiều)
Tiết 1: Tiếng Việt (ôn):
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Luyện tập, củng cố cho HS về từ trái nghĩa
- Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa khi nói và viết
- Giáo dục HS mạnh dạn trong giao tiếp
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài tập- gợi ý- kết quả
- HS: Vở ôn Tiếng Việt
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
VI. Các hoạt động dạy- học:
Bài 1. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Khôn nhà dại chợ
b) Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
c) Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng
d) Một miếng khi đói bằng một gói khi no
- HS nghe
- Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là từ trái nghĩa 
- HS nối tiếp nhắc lại
- 4 HS lên bảng- lớp nháp
a) Khôn - dại 
b) già- trẻ
c) nhác- siêng
d) Một miếng - một gói; đói- no
- Nhận xét- sửa sai cho HS
Bài 2. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng
- HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm
- Nhận xét- chữa bài
- HS trao đổi làm bài- trình bày kết quả
* Kết quả:
- thật thà: dối trá, xảo trá, gian giảo, gian xảo, giả dối, ...
- hiền lành: độc ác, ác độc, ác ôn, dữ tợn, xấu xa, ...
- siêng năng: lười biếng, lười nhác, lười, biếng, ...
Bài 3. Đặt một câu trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa trong bài tập 2
- Yêu cầu HS đặt câu
- Nhận xét- sửa chữa câu cho HS
- HS đọc yêu cầu
* Ví dụ: Cô Tấm thì hiền lành còn mẹ con cô Cám lại rất độc ác.
- GV nhận xét chung
- Dặn HS về ôn bài
Tiết 2: Mĩ thuật:
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: HĐTT:
NHẬN XÉT TUẦN 4
I. Mục tiêu:
- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần.
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cho tuần sau.
II. Nội dung:
1. Nhận xét- đánh giá:
a) Tổ trưởng các tổ nhận xét hoạt động của tổ.
b) Lớp trưởng nhận xét chung
c) Các thành viên trong lớp góp ý kiến bổ sung
d) GVCN nhận xét đánh giá:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Đa số các em đi học đầy đủ, đúng giờ, tự giác trong học tập
- Trong lớp tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Trong tuần một số em đã có ý thức vươn lên trong học tập, có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động của lớp cũng như của trường đề ra.
- Tham gia thể dục, múa hát tập thể đầy đủ, nhanh nhẹn, tập tương đối đều.
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ, tự giác.
- Vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng, sạch sẽ.
- Tích cực tham gia lao động, bảo vệ môi trường xung quanh trường và bên ngoài lớp học.
- Thực hiện công tác trực tuần tự giác, tích cực
- Tuyên dương: Sớ, Dê, Mủa, Dính, 
* Hạn chế:
- Còn một số bạn lười học, không có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong mọi hoạt động còn phải để GVCN và ban cán sự lớp phải nhắc nhở nhiều, ...
- Phê bình: Sử, Sùng Minh, 
2. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Duy trì và phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt, đi học đầy đủ, đúng giờ; tự giác, tích cực trong giờ học, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Đeo khăn quàng đầy đủ
- Tăng cường công tác vệ sinh khu vực lớp được phân công
- Hưởng ứng các phong trào thi đua do trường và đội phát động.
- Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cối quanh trường.
III. Hoạt động tập thể: 
- Tổ chức cho HS múa, hát các bài hát nói về mái trường (Cho HS nêu tên bài hát- chọn bài hát HS thích để hát hoặc múa )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 Thanh Lai Chau.doc