Thiết kế bài học các môn lớp 4 - Tuần 7

Thiết kế bài học các môn lớp 4 - Tuần 7

I. Mục tiêu:

- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên. lm bi tập 4, 5 đối với học sinmh kh giỏi

- Rèn kĩ năng HS thực hành giải toán thành thạo

- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị : - Gv và HS xem trước bài trong sách.

III. Các hoạt động dạy – Học :

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: 
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: TOÁN
Tiết 31: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên. làm bài tập 4, 5 đối với học sinmh khá giỏi
- Rèn kĩ năng HS thực hành giải toán thành thạo
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị : - Gv và HS xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy – Học :
1.Khởi động :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập số 2 / 40 sgk.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) .
b. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: - GV viết lên bảng phép tính:
2416 + 5164 , YC HS đặt tính và tính.
- GV nhận xét, HD HS thử lại: 7580
 2416 
 5164 
-H: Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào? 
- HS tự làm phần b.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: - GV viết lên bảng phép tính:
6839 - 482 , YC HS đặt tính và tính.
- GV nhận xét, HD HS thử lại: 6357
 482
 6839
-H: Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào? 
- YC HS tự làm phần b.
- GV nhận xét nêu cách làm .
Bài 3: Tìm x:
-H: Muốn tìm số hạng, SBT chưa biết ta làm thế nào ? 
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.
- YC HS tự làm bài:
Bài 5: - BT YC chúng ta làm gì ?
-H: Số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số là số nào ?
- YC HS tính nhẩm và nêu kết quả hiệu của 2 số đó.
- GV nhận xét sửa sai .
4. Củng cố - Dặn dò: (5’)
 -H: Muốn thử lại phép cộng và phép trừ ta làm thế nào ?
-H: Muốn tìm số hạng, SBT chưa biết ta làm thế nào ? 
- Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Biểu thức có chứa hai chữ”.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng làm:
 2416 
 5164 
 7580
+ Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- 3 HS lên bảng làm ,lớp làm vào nháp.
35462 Thử lại 62981
+27519 -35462
 62891 27519
 69108 71182
 + 2074 - 69108
 71182 2074
 267345 299270
+ 31925 -267345
 299270 31925
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp
 6839 
 482 
 6357
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- 3 em lên bảng làm.
 Tính: 4025 Thử lại: 3713 
 312 312
 3713 4025
-2 em lên bảng làm.
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
x = 4848 – 262 x = 3535 + 707
x = 4586 x = 4242
- HS nêu 2 quy tắc tìm x.
- 1 em đọc đề, lớp đọc thầm theo.
-1em làm trên bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 – 2428 = 715 ( m)
 Đáp số: 715 m
- Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
- HS nêu: 99 999 và số 10 000.
- HS thực hiện trừ nhẩm: 89 999.
- HS nêu.
- HS nêu.
 Tiết 2: TẬP ĐỌC
Tiết 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS thương yêu, kính trọng anh bộ đội.
II. Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy 	- học :
1.Khởi động :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
-H: Cô chị nói dối ba để đi đâu? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận?
- H: Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
-GV nhận xét và ghi điểm .
3. Dạy bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài: (2’) 
Dùng tranh giới thiệu.
b. HD HS Luyện đọc: (8’)
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu ... các em.
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... vui tươi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
-YC HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt).
+Lần 1: GV theo dõi, sửa lỗi phát âm.
+Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài, Vằng vặc là ntn ?
 + Lần 3: Đọc Đoạn: Đêm nay/ anh đứng gácở trại. Trăng ngàn và giĩ núi bao la/ khiến lịng anh nam mác nghĩ tưĩi trung thu/ và nghĩ tới các em
- GV đọc diễn cảm 
c. Tìm hiểu bài: (8’)
-H: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Giảng thêm: “trung thu độc lập”
-H: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Vằng vặc là ntn ?
-H: Đoạn1 nói lên điều gì?
 Ý1: Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
-H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? 
-H: Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trăng trung thu độc lập?
 Giáo viên chốt: Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
-H: Cuộc sống hiện nay theo em có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
 giảng từ hiện thực: 
-H: Đoạn 2 nói lên điều gì?
Ý2: Ước mơ của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực.
-H: Em mơ ước đất nước ta mai sau phát triển như thế nào?
GV chốt: +Mơ ước nước ta có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới, nước ta không còn nghèo khổ.
-H: Đoạn này nói về điều gì?
 Ý 3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
d. Luyện đọc diễn cảm: (7’)
- Gọi 3 HS đọc bài. 
- GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp về đất nước. Đoạn 1,2 giọng ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3 đọc giọng nhanh hơn, vui hơn.
- HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- YC HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi 2 cặp đọc diễn cảm. 
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. Củng cố - Dặn dò: (5’)
-H: Bài văn nói lên điều gì? Tình thương yêu các em nhỏ và mơ ước của anh chiến sĩ, về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị: “Ở vương quốc tương lai”.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi:
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo SGK.
- HS dùng bút chì đánh dấu.
- 3 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc thầm chú giải sgk.
- Sáng trong không một chút gợn.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
-Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
-Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước VN độc lập yêu quí; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
- HS phát biểu.
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói, nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
- HS phát biểu.
-Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có nhà máy, thuỷ điện, những con tàu lớn, những khu phố hiện đại mọc lên, nhiều thành tựu KH của thế giới đã áp dụng vào VN, vô tuyến truyền hình, máy vi tính, cầu truyền hình, anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ...
- HS phát biểu.
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS phát biểu.
Tình thương yêu các em nhỏ và mơ ước của anh chiến sĩ, về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- 3HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 2 em.
- 1 em đọc, lớp theo dõi tìm từ nhấn giọng: ngày mai, mơ tưởng, soi sáng, chi chít, cao thẳm, bát ngát, to lớn.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
+ 2 cặp HS xung phong đọc. Lớp theo dõi nhận xét.
- HS phát biểu.
- 2 HS đọc lại ý nghĩa.
 Tiết 4: KỂ CHUYỆN: (Tiết 7)
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của Gv và các tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện thêm sinh động.
+ Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe Gv kể chuyện, nhớ được ND câu chuyện, theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3. Giáo dục HS biết giúp đỡ những người bất hạnh.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ từng đoạn theo câu chuyện 
 - Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt đôïng học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe được đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. GV kể chuyện: (8’)
-YC HS quan sát tranh, thử đoán xem câu chuyện kể về ai ? Nội dung truyện là gì ?
- Gv kể lần 1: giọng chậm, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong chuyện: tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
-GV kể lần 2: theo tranh, kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
-GV kể lần 3: Kể thong thả toàn bài.
3. Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: (15’)
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 YC của bài.
a) Kể trong nhóm: (5’)
- Kể theo nhóm 4, mỗi em kể ND 1 tranh. Sau đó kể tòn bộ chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo YC 3 sgk.
b)Thi kể chuyện trước lớp: (10’)
-Tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
- YC HS kể toàn bộ câu chuyện.
-GV và HS nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất, hiểu chuyện nhất, dự đoán kết cục vui cho câu chuyện hợp lí nhất. VD:
+ Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm được khỏi bệnh.
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
+ Kết cục vui: Mấy năm sau .chị có một gia đình hạnh phúc. Có lẽ trời phật rũ lòng thương  mái nhà của chị lu ...  dụng tiếng việt hay, lời văn sáng tạo sinh động.
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu của tiết trước 
 - Tranh minh hoạ truyện vào nghề trang 73 sgk
III. Các hoạt động dạy – học : 
1.Khởi động :(1’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng, mỗi em kể 2 bức tranh truyện “Ba lưỡi rìu”.
- Gọi 1 em kể toàn chuyện.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) .
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: - Gọi hs đọc cốt truyện “Vào nghề”
-YC HS đọc thầm và nêu sự việc chính của đoạn. 
- GV chốt lại: Trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc.
+ Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+ Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giap việc quét dọn chuồng ngựa.
+Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
+ Đoạn 4: Va-li-a đã trờ thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
Bài 2: - Gọi 1 em nêu YC.
- Gọi hs đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- YC HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn, viết vào VBT.
-GV nhắc HS: Chọn viết đoạn nào cần xem kĩ cốt truyện của đoạn đó (ở BT1) để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn.
- Gọi 4 em trình bày đoạn viết.
- GV nhận xét kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất..
*Đoạn 1:- Mở đầu: Nô-en năm ấy ,cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc
-Diễn biến: Chương trĩnh xiếc hôm nay tiết mục nào cũng hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thât dũng cảm. Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng-đo-lin, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã . Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao.
-Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong kí ức non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. 
*Đoạn 2: - Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
- Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa. Ở đó có một chú ngựa bạch. Bác chỉ con ngựa và bảo “công vệc của cháu là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho nó ăn và quét dọn chuồng ngựa sạch sẽ.
- Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu và bảo em: công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng bắt đầu xây từ mặt đất lên.
4. Củng cố- Dặn dò: (4’)
-H: Muốn luyện tập xây dựng đoạn văn KC đã cho sẵn cốt truyện ta phải làm gì ? 
-Nhận xét tiết học. về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện vào nghề, chuẩn bị bài: “Luyện tập phát triển câu chuyện”
-Hát 
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
-1 em nêu.
- 4 em nối tiếp nhau đọc.
- HS tự chọn đoạn để viết.
- Lắng nghe, thực hiện.
- 4 em lần lượt trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi , lắng nghe.
- HS phát biểu.
 Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 35 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: -Giúp học sinh:
1. Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
2. Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. bài tập 1. 2
3. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi sẵn ví dụ .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi HS lên bảng làm bài: 
1. Tính giá trị của biểu thức abc với:
 a = 9, b = 4, c = 6
2. Tính giá trị của BT c : 5 với: c = 625.
-GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. G/thiệu t/chất k/hợp của phép cộng: (10’)
- Gv treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng như SGK.
- YC HS tính giá trị của BT (a+ b) + c và a+ (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng sau: 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi em làm một trường hợp để hoàn thành bảng sau:
a
b
c
(a+b)+c
a+(b+c)
5
4
6
(5+4)+6 = 9+6= 15
5+(4+6) = 5+10 = 15
35
15
20
(35+ 15) +20 = 50 +20 = 70
35+(15+20) = 35 +35 = 70
28
49
51
(28+49)+51 = 77+51 = 128
28+(49+51) = 28 + 100 = 128
- Hãy so sánh giá trị của BT (a+ b)+c với giá trị của BT a+(b+c) khi a=5; b=4; c= 6
- Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực hiện với các giá trị cụ thể cùa a,b,c như sau:
- Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b)+c như thế nào so với giá trị của biểu thức a+(b+c) ?
- Vậy ta có CT: (a+ b)+c = a+(b+c) 
-GV: (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng, BT (a+b)+c có dạng là một tổng 2 số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. xét BT a+(b+c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b), còn (b+c) là tổng cuat số thứ 2 và số thứ 3 trong BT (a+b)+c. 
-H: Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta làm thế nào ? 
- Gv chốt: Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 
3. Luyện tập thực hành: (13’)
Bài 1: - BT YC chúng ta làm gì ?
- GV nhắc: Áp dụng T/C kết hợp của phép cộng để chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là số tròn (chục, trăm, nghìn ...) để tính thuận tiện hơn.
- Yc Hs lên bảng làm.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài.
-H: Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào ? 
- YC HS làm bài.
- Nhận xét sủa bài trên bảng.
 Bài 3: - Gọi 1 em đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét cho điểm HS.
C. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Luyện tập”.
- Giá trị của hai BT đều bằng 15.
- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu (a+b)+c luôn bằng giá trị của biểu thức a+(b+c) 
- 2 HS đọc lại công thức.
- HS phát biểu.
- 2 HS nhắc lại.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a)3254+146+1698 = (3254+ 146) + 1698 
 = 3400 + 1698 
	 = 5098
b) 4367+199+501 = 4367 + (199+501)
 = 4367 + 700
	= 5067 
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm theo.
- Tính tổng số tiền cả 3 ngày.
- 1 em lên bảg làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 
 = 176 950 000 (đồng)
 Đáp số: 176 950 000 đồng.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 3 em lên bảng làm.
a) a + 0 = 0 + a = a 
b) 5 + a = a + 5 
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện.
 tiết 2 :TẬP LÀM VĂN: (Tiết 14)
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
1. Hiểu văn kể chuyện và làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
3. Bước đầu biết xây dựng bài kể chuyện đơn giản.
II. Chuẩn bị : - Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi Hs đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện “ Vào nghề”.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. HD HS làm bài tập: (10’)
- Gọi HS đọc ND đề bài và các gợi ý.	
- HD HS phân tích đề: Gv gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK.
- YC HS kể chuyện theo nhóm.
- Gọi HS thi kể trước lớp.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý .
3. Luyện tập: (13’)
- YC HS dựa vào bài miệng các bạn vừa trình bày và các ý chốt của GV để làm bài vào vở. 
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, bổ sungVD: Một buổi trưa hè, em đang mót từng bông lúa rơi trên cành đồng bỗng thấy trước mặt hiện ra một bà tiên đầu tóc bạc phơ. Thấy em mồ hôi nhễ nhại, bà dịu dàng bảo:
- Giữa trưa nắng chang chang mà cháu không đội mũ thì sẽ bị cảm đấy. Vì sao cháu đi mót lúa giữa trưa như thế này?
Em đáp:
- Cháu tiếc những bông lúa rơi nên tranh thủ buổi trưa đi mót lúa cho ngan ăn. Buổi trưa nhặt được nhiều hơn. Buổi chiều cháu còn phải đi học.
Bà tiên bảo:
- Cháu ngoan lắm. Bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước. Em đã không dùng phí ba điều ước nào. Ngay lập tức em ước cho em trai em bơi thật giỏi bởi vì em thường lo em trai em bị ngã xuống sông. Điều thứ hai em ước cho bố khỏi bệnh hen suyển để mẹ đỡ vất vả. Điều ước thứ ba em ước cho gia đình em có một chiếc máy vi tính để chúng em học và có thểà chơi trò chơi điện tử. Cả ba điều ước đó được ứng nghiệm ngay.
- Em đang vui thì tỉnh giấc. Thật tiếc vì đó chỉ là giấc mơ.
C. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Muốn phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian ta phải sắp xếp câu chuyện như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những em kể câu chuyện có nội dung hay và có giọng kể hay.
- Về nhà học bài, làm bài 2 vào vở. Chuẩn bị bài: “Luyện tập phát triển câu chuyện”.
- 2 HS lần lượt lên bảng đọc bài.
- 1 em nhắc lại đề.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS kể chuyện nhóm đôi.
- 2 - 3 HS thi kể.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- HS tự làm bài.
- 3 em lần lượt đọc.
- HS theo dõi.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe, ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 7 da giam tai.doc