Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 23

Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 23

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn: 27 – 01 – 2013
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
Chào cờ
Tập đọc
tiết 45: PHÂN Xử TàI TìNH
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ “Cao Bằng” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
+ Chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
+ Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một HS khá đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. GV kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. Giải nghĩa thêm từ : công đường - nơi làm việc của quan lại; khung cửi - công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; niệm phật - đọc kinh lầm rầm để khấn phật. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu bài văn: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài sử kiện của viên quan án; chuyển giọng ở đoạn đối thoại, phân biệt lời nhân vật:
+ Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch biểu lộ cảm xúc.
+ Giọng hai người đàn bà: ấm ức, đau khổ.
+ Lời quan: ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
* GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng?
* GV kết luận : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.
- GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? 
- Câu chuyện nói lên điều gì?
d. Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà, quan án.
- GV chọn một đoạn trong truyện để HS đọc theo cách phân vai và hướng dẫn HS đọc đoạn: “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật ..chú tiểu kia đành nhận lỗi”.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.	
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
? Qua câu chuyện trên em thấy quan án là người như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (Truyện cổ tích Việt Nam) Những câu chuyện phá án của các chú công an, của toà án hiện nay.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ “Cao Bằng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
+ Phải đi qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc.
+ Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương Tổ quốc.
- HS nghe.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến  kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp, phát âm đúng: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi.
- 1 HS đọc chú giải: quán ăn, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn,  
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
* Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
* Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét cũng không tìm được chứng cứ 
* Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi:
+ Quan án đã thực hiện các việc sau: 
* Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
* Tiến hành đánh đòn tâm lí: “Đức phật rất thiêng. Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm”. Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì kẻ có tật thường hay giật mình.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt.
- Nhờ thông minh, quyết đoán, nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
* Nội dung: Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án.
- 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, hai người đàn bà, quan án.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Toán 
Tiết 111: XĂNG - TI - MéT KHốI. Đề - XI - MéT KHốI
I. Mục tiêu
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(a).
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau: Hình A gồm mấy hlp nhỏ và hình B gồm mấy HLP nhỏ và thể tích của hình nào lớn hơn?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- GV lần lượt giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm, cho HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối (bằng đồ dùng trực quan), nêu: đây là hình lập phương có cạnh dài là 1 cm. Thể tích của hình lập phương này là 1 cm3.
- Vậy xăng -ti- mét khối là gì?
- Xăng –ti-mét khối viết tắt là: cm3
- GV: Đây là một hình lập phương có cạnh dài 1 dm. Vậy thể tích của hình lập phương này là 1dm3.
- Đề-xi-mét khối là gì?
- Đề xi-mét khối viết tắt là: dm3
- GV nêu: Hình lập phương có cạnh 1dm gồm: 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm. Ta có: 
1 dm3 = 1000cm3
- GV yêu cầu vài HS nhắc lại.
c. Luyện tập 
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV treo bảng phụ đã ghi các số liệu (chuẩn bị sẵn) lên bảng.
- Yêu cầu HS lần lượt lên bảng hoàn thành bảng.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Hình A gồm 45 HLP nhỏ và hình B gồm 27 HLP nhỏ thì thể tích của hình A lớn hơn thể tích hình B.
- HS nghe.
- HS quan sát, nhận xét.
- Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. 
- Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nhắc lại: 1 dm3 = 1000 cm3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. (đổi vở kiểm tra bài cho nhau).
- HS lần lượt lên bảng hoàn thành bảng.
- HS chữa bài.
Viết số
Đọc số
76cm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối.
85,08dm3
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối.
 cm3
Bốn phần năm Xăng -xi-mét khối.
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét-khối
* Bài 2(a): 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài một số HS.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò
? 1dm3 bằng bao nhiêu cm3 ? 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS chữa bài.
a) 1dm3 = 1000cm3	
5,8dm3 = 5800cm3
375dm3 = 375000cm3
 dm3 = 800cm3
b) 2000cm3 = 2dm3
 154000cm3 =154dm3
490000cm3 =490dm3
5100cm3 = 5,1dm3
- 1 dm3 = 1000cm3
- HS nghe.
- HS nghe.
Chính tả 
Tiết 23: Nhớ – viết: CAO BằNG
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi các câu văn ở bài tập 2. 
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Gọi 2 HS viết: Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Thắm, Cao Bằng, Long An, 
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhớ – viết
- Yêu cầu 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng.
- Cho HS đọc thầm 4 khổ thơ đầu của bài thơ trong SGK để ghi nhớ.
- GV chú ý HS trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý các chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai.
- GV hướng dẫn viết đúng các từ dễ viết sai: Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.
- HS viết các từ dễ viết sai: Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc,
- GV cho HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ đầu và tự viết bài. Sau đó tự dò bài, soát lỗi.
- Chấm chữa bài: 
+ GV chọn chấm một số bài của HS. 
+ Cho HS đổi vở chéo nhau để soát lỗi.
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2. 
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- Một số HS nêu miệng kết quả. 
- GV nhận xét và ghi kết quả vào bảng phụ.
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b) Người lấy thân mình làm giá súng trên chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
- Yêu cầu HS nêu lại q ... chữa bài.
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
b) a = 1,5m; b = 1,1m ; c = 0,5m
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3)
c. a =dm ; b = dm; c =dm
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
(dm3)
- HS đọc.
- HS quan sát, nhận xét.
- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật rồi tính thể tích từng hình sau đó cộng thể tích hai hình lại.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Thể tích hình hộp chữ nhật lớn là:
12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật nhỏ là:
(15 - 8) x 6 x 5 = 210 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là:
480 + 210 = 690 (cm3)
Đáp số: 690 cm3
- HS đọc.
- HS nghe.
- Khi bỏ hòn đá vào nước trong bể đã dâng lên (từ 5cm lên 7cm).
- HS nghe.
- HS nêu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là:
7 – 5 = 2 (cm3)
Thể tích của hòn đá là:
10 x 10 x 2 = 200 (cm3)
 Đáp số: 200 cm3
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 45: LậP CHƯƠNG TRìNH HOạT ĐộNG
I. Mục tiêu
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. (theo gợi ý trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động.
- Bảng phụ để HS lập chương trình hoạt động.	
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- GV cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK, cả lớp đọc thầm.
- GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn trong 5 hoạt động để lập chương trình.
à GV lưu ý cho HS:
+ Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập một chương trình hoạt động em cần tưởng tượng mình là một chi đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+ Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động đã biết, đã tham gia.
- Cho HS nêu hoạt động mình chọn.
- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV cho 3 HS lập CTHĐ trên bảng phụ.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và giữ lại trên bảng CTHĐ viết tốt cho cả lớp bổ sung.
- Cho HS tự sửa chữa lại CTHĐ của mình.
- Yêu cầu 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa.
* Ví dụ: Chương trình tuần hành tuyên truyền về ATGT ngày 16. 3 (Lớp 5C)
1. Mục đích:
- Giúp mọi người tăng cường ý thức về an toàn giao thông.
- Đội viên gương mẫu chấp hành ATGT.
2. Phân công chuẩn bị
- Dụng cụ, phương tiện: loa pin cầm tay, cờ tổ quốc, cờ đội, biểu ngữ,
- Các hoạt động cụ thể: 
+ Tổ 1: 1 cờ tổ quốc, 3 trống ếch, 1kèn.
+ Tổ 2: 1 cờ đội, 1 loa pin.
+ Tổ 3: 1 tranh cổ động ATGT, 1 biểu ngữ cổ động ATGT.
- Nước uống: Hiệp, Vinh, Trương.
3. Chương trình cụ thể
- Địa điểm tuần hành:...
- Ban tổ chức: lớp trưởng, các tổ trưởng.
- Thời gian: 
+ 7 giờ tập trung tại trường.
+ 7 giờ 30’ bắt đầu diễu hành.
l Tổ 1: Đi đầu với cờ tổ quốc, trống ếch, kèn.
l Tổ 2: cờ đội, hô khẩu hiệu.
l Tổ 3: biểu ngữ, tranh cổ động.
l Mỗi tổ 3 bạn vẫy hoa.
+ 10 giờ diễu hành về trường.
+ 10 30’ tổng kết toàn trường.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nêu lại cấu trúc của chương trình hoạt động.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
LUYEÄN Tệỉ VAỉ CAÂU
LUYEÄN TAÄP VEÀ CAÂU GHEÙP 
I. Muùc tieõu:
- Cuỷng coỏ kieỏn thửực veà caõu gheựp; bieỏt taùo ra caõu gheựp thớch hụùp vụựi caực veỏ cho trửụực; bieỏt sửỷ duùng caõu gheựp ủeồ vieỏt ủoaùn vaờn ngaộn
II. Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc 
1. Kieồm tra baứi cuừ
2. Baứi mụựi
Baứi 1. Duứng 1 veỏ caõu ụỷ coọt A gheựp vụựi 1 veỏ caõu ụỷ coọt B ủeồ taùo thaứnh caõu gheựp
 A B
Trụứi ủeùp traờng mai coứn saựng hụn
Traờng hoõm nay saựng quaự baàu trụứi cao loàng loọng
Maởt bieồn xanh bieỏc gioự nheù vaứ hụi laùnh
- HS laứm baứi vaứ trỡnh baứy keỏt
- GV nhaọn xeựt
Baứi 2. Haừy ủaởt 1 caõu gheựp duứng daỏu phaồy ngaờn caựch caực veỏ caõu vaứ 1 caõu gheựp duứng daỏu 2 chaỏm ủeồ ngaờn caựch caực veỏ caõu
- HS ủoùc yeõu caàu cuỷa baứi taọp.
- HS laứm baứi vaứ phaựt bieồu yự kieỏn.
- GV nhaọn xeựt 
Baứi 3. Vieỏt 1 ủoaùn vaờn ngaộn taỷ caỷnh trửụứng em trong ủoự coự duứng caõu gheựp
- Hs laứm baứi. 
- Hs trỡnh baứy keỏt quaỷ.
- Gv nhaọn xeựt vaứ choỏt laùi keỏt quaỷ ủuựng. 
3. Cuỷng coỏ daởn doứ
- GV nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013
 Toán
Tiết 115: THể TíCH HìNH LậP PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
II. đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng dạy học toán.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
?Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật?
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS cách tính thể tích hình lập phương
- GV giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm đ 1 cm3. Lắp đầy vào hình lập phương lớn.
- Vậy hình lập phương lớn có bao nhiêu hình lập phương nhỏ?
- Vậy làm thế nào để tính được số hình lập phương đó?
* 27 hình lập phương nhỏ (27 cm3) chính là thể tích của hình lập phương lớn.
Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm thế nào?
- Nếu gọi cạnh của hình lập phương là a, V là thể tích thì ta sẽ có công thức tính thể tích hình lập phương thế nào?
c. Hướng dẫn học sinh luyện tập
* Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận theo cặp nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
? Muốn giải được bài toán này trước tiên ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Thể tích của một hình là tính trên mấy kích thước?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
HS nêu.
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm, vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đến đầy hình lập phương.
Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương nhỏ: 27 hình.
- HS quan sát nêu cách tính: Lấy 1hàng có 3 hình nhân với 3 hàng thì ra một lớp, lấy một lớp nhân với 3 lớp: 
3 ´3 ´3 = 27 (hình lập phương)
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- HS nêu công thức:
V = a ´ a ´ a
- HS đọc.
- HS thảo luận theo cặp nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
HLP
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5 m
6 cm
10 dm
Diện tích một mặt
2,25 m2
 dm2
36 cm2
100 
dm2
Diện tích toàn phần
13,5
m2
dm2
216
cm2
600dm2
Thể tích
3,375
 m3
dm3
216
cm2
1000
dm3
- HS đọc, tìm hiểu đề.
+ Một khối kim loại hình lập phương có cạnh: 0,75m
Mỗi dm3: 15 kg
+ Khối kim loại nặng:  kg ?
- Đổi 0, 75m = 7,5dm.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Thể tích khối kim loại đó là:
7,5 x 7,5 x 7,5= 421,875 (dm3)
Khối kim loại đó nặng là:
421,875 x 15= 6 328,125 (kg)
 Đáp số: 6 328,125 kg 
- HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
+ Một hình hộp chữ nhật có:
Chiều dài : 8cm
Chiều rộng : 7cm
Chiều cao : 9cm
Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước trên.
a) Thể tích hình hộp chữ nhật: cm3?
b) Thể tích hình lập phương: . cm3?
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài. 
Bài giải
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504(cm3)
b) Độ dài cạnh của hình lập phương là:
(7+ 8 + 9) : 3 = 8 (cm)
 Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512(cm3)
 Đáp số: a) 504cm3 b) 512cm3
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 46: TRả BàI VĂN Kể CHUYệN
i. Mục tiêu
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi 03 đề bài của tiết (kể chuyện) kiểm tra, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,cần chữa chung trước lớp.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV cho HS trình bày chương trình hoạt động đã viết tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra trước, viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- GV nhận xét kết quả bài làm:
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính tả.
+ Khuyết điểm: Một số bài chưa có bố cục chặt chẽ, dùng từ chưa chính xác, còn sai lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa hợp đúng.
+ Nêu số điểm cụ thể cho cả lớp nghe.
c. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài 
- GV trả bài cho HS.
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ.
- GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
+ Lỗi về sử dụng dấu câu và ý. 
+ Lỗi dùng từ.
+ Lỗi chính tả.
- Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi.
- HS theo dõi trên bảng. Sửa lỗi vào vở, một số hs lên bảng sửa lỗi.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
* Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi.
* Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập.
- Cho HS viết lại một đoạn văn hay trong bài làm.
- Mỗi HS tự chọn ra một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết.
- Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố, dặn dò
- GV đọc cho HS nghe một hai bài văn hay và yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS viết lại những đoạn văn chưa đạt và chuẩn bị bài học sau.
 Sinh hoạt lớp
 Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
 Ưu điểm:
....
 Nhược điểm:
 Triển khai công việc tuần tới:
..
III- Giao lưu văn nghệ:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 23.doc