I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
+ HS yếu làm được bài tập 1 trong VBT – trang 92
+ HS trung bình làm được bài 1, 2 trong VBT – trang 92.
+ HS khá, giỏi làm được các bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT – trang 92 - 93.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Nội dung
TUẦN 16. TUẦN 16. Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Toán. ÔN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. + HS yếu làm được bài tập 1 trong VBT – trang 92 + HS trung bình làm được bài 1, 2 trong VBT – trang 92. + HS khá, giỏi làm được các bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT – trang 92 - 93. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1: Tính (theo Mẫu) Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: Bài 3 Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. a. 17% + 18,2% = 35,2% b, 60,2% - 30,2% = 30% c, 18,1% 5 = 90,5% d, 53% : 4 = 13,25% a, Thôn Đông ..108% kế hoạch cả năm và vượt mức 8% kế hoạch cả năm. b, Thôn Bắc 84,375% kế hoạch cả năm. Bài giải a, Tỉ số phần trăm tiền bán nước năm và tiền vốn là: 1720 000 : 1600 000 = 1,075 1,075 = 107,5% b, Tỉ số phần trăm tiền lãi là: 107,5 – 100 = 7,5% Đáp số: a, 107,5% b, 7,5% A. 109% III. Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học . Tiết 2:Tập đọc ÔN: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN I. Mục tiêu: - HS yếu, trung bình: Đọc lưu loát, rành mạch toàn bài. Biết đọc diễn cảm phù hợp với nội dung từng đoạn văn. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). - HS khá giỏi đọc diễn cảm bài văn và trả lời được các câu hỏi mà giáo yêu cầu. - Giáo dục HS ý thức tích cực học tập và luôn có tấm lòng nhân hậu, bao dung... II. Nội dung - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng: * HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? - Cho HS đọc đoạn hai: + Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? * HS khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài và trả lời câu hỏi: + Qua tìm hiểu đoạn một và hai của truyện em thấy Lãn Ông là người như thế nào? - Cho HS đọc phần còn lại: + Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? + Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào? + Đoạn 3 của bài cho ta thấy Lãn Ông là người như thế nào? - GV tiểu kết rút ra nội dung bài. - Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng - Cả lớp đọc thầm. - Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra * ý1: Lãn Ông là một người có tấm lòng nhân ái. - Vì ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã khéo chối từ. - Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa * ý2 :Lãn Ông không màng danh lợi. ND: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. III. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học . Tiết 3: Mỹ thuật Đ/c Thương dạy Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011 Đ/C Lò Thu dạy Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Đạo đức Tiết 16: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH I. Mục tiêu - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. II. Chuẩn bị - Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ + Vì sao cần phải biết tôn trọng phụ nữ? - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25- SGK) * Cách tiến hành: - GV y/c HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu ở dưới tranh. - GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. + Biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ thế nào? b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK. * Cách tiến hành: - Y/c HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 SGK. - Y/c đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình. - Gv kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung,...; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi. c, Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK). * Cách tiến hành: - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. - Mời một số HS giải thích lí do. - GV kết luận từng nội dung: a. Tán thành b. Không tán thành c. Không tán thành d. Tán thành - 3 HS tiếp nối nhau trình bày. * Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh. - HS thảo luận theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3- 4 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ. * Mục tiêu: - HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác. - HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 sgk. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. - HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến. 3. Hoạt động tiếp nối. - Hằng ngày thực hiện việc hợp tác với mọi người ở nhà, ở trường, ở khu dân cư,... . Tiết 2: Toán ÔN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố - Cách tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán. + HS yếu, trung bình làm được các bài tập: 1, 2 trong VBT trang 95 + HS khá, giỏi làm được các bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT trang 95 - 96. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp Bài 2 Bài 3 Bài 4: Tính 12% của 345 kg là 12 345 : 100 = 41,4kg 67% của 0,89ha là 67 0,89 : 100 = 0,5963ha 0,3% của 45km là 0,3 45 : 100 = 0,135km Bài giải: Số ki-lô-gam gạo tẻ đã bán là: 240 80 : 100 = 192 (kg) Số ki-lô-gam gạo nếp cửa hàng đã bán là: 240 – 192 = 48 (kg) Đáp số: 48 kg Bài giải: Diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó là 15 12 = 180 (m2) Diện tích phần đất làm nhà là 180 30 : 100 = 54 (m2) Đáp số: 54 m2 a, 4% của 2500kg là: 2500 4 : 100 = 100kg b, 10% của 1200l là: 1200 10 : 100 = 120l c, 25% của 4000m2 là: 4000 25 : 100 = 1000m2 III. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học . Tiết 3: Tập đọc. ÔN: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. Mục tiêu: - HS yếu, trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn, biết đọc diễn cảm phù hợp với từng đoạn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - HS khá giỏi biết đọc diễn cảm toàn bài và đọc phân vai theo lời của từng nhân vật - Giáo dục HS ý thức chống mê tín dị đoan... II. Nội dung - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng: * HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi: Cụ Ún làm nghề gì? - Cho HS đọc đoạn 2: + Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao? + Qua đoạn một và hai của câu chuyện cho ta thấy cụ Ún bị làm sao? * HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ và trả lời câu hỏi: - Cho HS đọc đoạn 3, 4: + Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà? + Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? + Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào? - GV rút ra ý chính thứ hai của bài - GV tiểu kết rút ra nội dung bài. - Cụ Ún làm nghề thầy cúng - Cả lớp đọc thầm. - Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm. * ý1 : Cụ Ún bị bệnh. - 2 HS nối tiếp đọc đoạn 3 và 4 của chuyện - Vì cụ sợ mổ, lại không tin vào bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái. - Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ. - Cụ đã hiểu thầy cúng không thể chữa khỏi bênh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới * ý2: Nhờ bệnh viện cụ Ún đã khỏi bệnh. ND: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. III. Củng cố dặn dò. - Hệ thống nội bà - Nhận xét tiết học . Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Toán. ÔN: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố - Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. - Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. + HS yếu trung bình làm các bài tập:1, 2 trong VBT trang 96 + HS khá, giỏi làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT trang 96 - 97. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1 – T96 Bài 2 – T96 Bài 3 – T97 Bài 4 - 97 Bài giải: Số học sinh toàn trường là 64 : 12,8 100 = 500 (học sinh) Đáp số: 500 học sinh Bài giải Số sản phẩm của nhà máy được kiểm tra là 44 : 5,5 100 = 800 (sản phẩm) Đáp số: 800 sản phẩm Bài giải 20% 45ha 10% 90ha 50% 18ha Bài giải Diện tích sân trường đó là: 250 100 : 10 = 2500 (m2) Đáp số: 2500 m2 III. Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học . Tiết 2: Luyện từ và câu ÔN: TỔNG KẾT VỐN TỪ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: * Yếu, trung bình biết tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù BT1 trang 112 VBT; làm bài tập 1 trang 115 VBT. * Khá giỏi làm được BT 1 + 2 trang 112 VBT và BT 1+2 trang 115 VBT. - Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập. II. Nội dung Bài 1: (T112) Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: Bài 2: (T112) Bài 1: (T115) Bài 2: (T115) Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân hậu Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu... Bất nhân, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, .... Trung thực Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà,... Dối trá, gian dối, gian giảo, lừa dối, lừa đảo.... Dũng cảm Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ,... Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạo nhược,.... Cần cù Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,... Lười biếng, lười nhác,... a, đỏ - điều- son; xanh – biếc – lục trắng - bạch; hồng – đào b, bảng đen; mắt huyền; ngựa ô; mèo mun; chó mực; quần thâm - Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng. - Đôi mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve - Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo III. Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học . Tiết 3: ÂM nhạc Đ/C Giang dạy Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Toán ÔN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố - Cách làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: Tính tỉ số phần trăm của hai số. Tìm giá trị một số phần trăm của một số. Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - HS yếu, trung bình làm các bài tập 1, 2 trong VBT trang 98. - HS khá giỏi làm hết các bài tập trong bài. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung: Bài 1 (T98) Bài 2 (T98) Bài 3 (T98) Bài 4 (T99) a. 21 : 25 = 0,84 0,84 = 84% b. Bài giải: Tỉ số phần trăm số sản phẩm của người đó và tổng số sản phẩm của cả hai người là: 546 : 1200 = 0,455 0,455 = 45,5% Đáp số: 45,5% a. 27 34 : 100 = 9,18kg b. Bài giải: Số tiền lãi của cửa hàng đó la: 5 000 000 12 : 100 = 600 000 ( đồng) Đáp số: 600 000 đồng a. 49 : 35 100 = 140 b. Bài giải: Số lít nước mắm của cửa hàng trước khi bán là: 123,5 : 9,5 100 = 1300 (l) Đáp số: 1300 l a b Tỉ số % của a và b 36,96 42 88% 5,13 19 27% 324 675 48% III. củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học . Tiết 2: Tập làm văn. ÔN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - HS thực hành viết được 1 bài văn tả 1 người thân trong gia đình. * HS yếu và HS trung bình viết được bài văn tả người thân có đủ ba phần. * HS khá giỏi viết được bài văn tả người thân có đủ ba phần trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật. II. Nội dung: - HS viết bài theo nhóm đối tượng. 1. Mở bài: Giới thiệu được người định tả là ai? 2. Thân bài: a. tả hình dáng: (khuôn mặt, răng, tóc, b. Tả tính tình; (thông qua cử chỉ, hành động của người đó) 3. Kết luận: nêu nhận xét của bản thân về người vừa tả. III. Củng cố dặn dò: - HD nêu lại ND bài ôn. - HD bài về nhà. - GV nhận xét tiết học. . Tiết 3: Thể dục: Đ/C Òng dạy Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Toán ÔN: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo) I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Cách tìm một số phần trăm của một số. - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tính giá trị một số phần trăm của một số. + HS yếu, trung bình làm được các bài tập: 1, 2 trong VBT – trang 94. + HS khá, giỏi làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT – trang 94. - Giáo dục HS ý thưc tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1 – T94 Bài 2 – T94 Bài 3: - T94: Tính nhẩm và viết kết quả vào chỗ chấm Bài 4 – T94 Bài giải Số học sinh thích tập hát của lớp 5A là: 32 : 100 75 = 24 (học sinh) Đáp số: 24 học sinh Bài giải Số tiền lãi là: 3 000 000 : 100 0,5 = 15000 (đồng) Số tiền lãi và tiền gửi là: 3 000 000 + 15 000 = 3 015 000 (đồng) Đáp số: 3015000 đồng Bài giải a, 50% số cây là: 1200 : 100 50 = 600 (cây) b, 25% số cây là: 1200 : 100 25 = 300 (cây) c, 75% số cây là: 1200 : 100 75 = 900 (cây) Bài giải Tiền vật liệu để đóng bàn đó là: 500 000 : 100 60 = 300 000 (đồng) Tiền công để đóng chiếc bàn đó là: 500 000 – 300 000 = 200 000 (đồng) Đáp số: 200 000 đồng III. Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học . Tiết 2: Luyện chữ. LUYỆN CHỮ BÀI 16 (VỞ LUYỆN CHỮ) I. Mục tiêu: - Học sinh viết được cả bài luyện chữ trong vở luyện chữ, * HS yếu viết đúng chính tả. * HS Trung bình và học sinh khá giỏi viết đúng, trình bày đẹp rõ ràng. II. Nội dung: *HS trung bình và HS yếu: * HS khá giỏi : - Viết đúng đủ nội dung bài sai không quá 5 lỗi chính tả. - Viết đúng đủ nội dung nội dung bài trình bày sạch đẹp không sai lỗi chính tả. III. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học . Tiết 3 – Thể dục Đ/c Òng dạy
Tài liệu đính kèm: