I. MỤC ĐÍCH:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc đoạn: Sau 80 năm . của các em. Trả lời các câu hỏi 1,2,3
- HSKG đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sách vở
- Hướng dẫn cách học tập đọc.
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2012 Tập đọc THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. MỤC ĐÍCH: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm .. của các em. Trả lời các câu hỏi 1,2,3 - HSKG đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở - Hướng dẫn cách học tập đọc. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em. Giới thiệu “Thư gửi các học sinh” HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 Luyện đọc: - Chia đoạn: 2 đoạn. - HS đánh dấu đoạn - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt) - Luyện đọc đúng các từ theo hướng dẫn của GV - 3 HS đọc 3 đoạn - 1 HS đọc lớn phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm. - Luyện cho HS đọc đúng: 80 năm giời, kiến thiết, buổi tựu trường - 1 HS đọc lớn phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ giải nghĩa từ . - Cho HS luyện đọc theo cặp Luyện đọc theo cặp (2 lần) - Đọc diễn cảm toàn bài Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. - Câu 1: cá nhân - Câu 2: nhóm đôi. - Câu 3: nhóm bàn. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2. Yêu cầu HSKG nêu: Nội dung bức thư nói lên điều gì? GV chốt ý - Nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu đọan 2. - Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. -Yêu cầu HS luyện đọc học thuộc lòng bằng cách nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định theo SGK. - HSKG thi đọc thuộc lòng trước lớp - HS đánh dấu đoạn - Nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt) - Luyện đọc đúng các từ theo hướng dẫn của GV - 3 HS đọc 3 đoạn - 1 HS đọc lớn phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm. - Luyện đọc theo cặp (2 lần) - Lắng nghe - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2. - Nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc - HS thi đọc diễn cảm. - HS luyện đọc học thuộc lòng. - HSKG thi đọc thuộc lòng trước lớp 3. Củng cố -Dặn dò: - Cho 1 HS đọc lại toàn bài, nêu nội dung bài. - Học thuộc đoạn đã định; đọc trước bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. - Nhận xét tiết học. Toán ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết đọc viết phân số biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho 1 số tự nhiện khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong tóan học. - Làm được bài tập 1,2,3,4 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số : ; ; ; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập:Khái niệm về phân số HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 Oân tập khái niệm ban đầu về phân số. - Treo miếng bìa thứ nhất ( biểu diễn phân số 2/3) và hỏi : đã tô màu mấy phần băng giấy? - Mời 1hs lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào nháp. - GV tiến hành tương tự với các hình còn lại. Oân tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số. - Hướng dẫn HS lần lượt viết 1 : 3 ; 4 :10 ; 9 : 2 ; - Giúp HS nêu như chú ý 1 trong SGK : Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập và nêu yêu cầu. + Cho hs nêu miệng Bài 2: + Cho HS đọc đề và nêu yêu cầu: + Cho HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm . + HD nhận xét sửa chữa bài trên bảng. Bài 3 : HD tương tự bài 2. Bài4: GV yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài. + GV yêu cầu HS giải thích cách làm. + Cho HS nêu chú ý 3 ;4 của phần bài học để giải thích. - Quan sát và trả lời : đã tô màu 2/3 băng giấy . - Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu 2/3 băng giấy - HS viết và đọc : 2/3 đọc là hai phần ba. - Quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phân được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó. 1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = - 1 chia 3 có thương là 1 phần 3; 4 chia 10 có thương là 4 phần 10 ; 9 chia 2 có thương là 9 phần 2. - Nêu yêu cầu. - HS nêu miệng . -Viết các thương dưới dạng phân số. 3 : 5 = ; 75 : 100 = 9 : 17 = - 2 HS tb lên bảng làm bài, nỗi HS làm 1 ý, lớp làm vào vở. a) 1 = b) 0 = 3. Củng cố- Dặn dò: - Cho hs nêu cách viết phép chia số tự nhiên dưới dạng phần số. - Về nhà xem lại bài; chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học Đạo đức EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (tiết 1) I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, HS biết: - Biết HS lớp 5 là HS lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho HS lớp dưới học tập - Có ý thức học tập, rèn luyện. HSKG biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. * RKNS: rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị và ra quyết định( PP: thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các bài hát về chủ đề Trường em. - Mi-crô để chơi trò chơi phóng viên . Giấy trắng, bút màu. - Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Bài cũ: - Kiểm tra sách, vở học môn đạo đức 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Em là học sinh lớp 5 ( tiết 1) HĐ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 2 3 Quan sát tranh và thảo luận: - Yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau : - Tranh vẽ gì ? - HS lớp năm có gì khác so với HS các khối lớp khác ? - Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ? - Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5 ? * Chốt ý: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập. Em tự hào là HS lớp 5. - Nêu câu hỏi yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời : + Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? + Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5 ? Trò chơi Phóng viên nhỏ. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. + GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới. Có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 có tên gọi “ Gặp gỡ và giao lưu”. - Hướng dẫn cách chơi - Quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi. * Chốt lại bài học . - Thảo luận cả lớp, đại diện nhóm trả lời- nhóm khác theo dõi bổ sung. - HS lớp 5 là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho các em HS lớp dưới noi theo. - Chúng ta cần phải chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt - Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn, em thấy vui và rất tự hào vì đã là HS lớp 5. - Nêu ý kiến theo suy nghĩ của cá nhân - Nhiều HS nêu. - Lắng nghe. - Theo dõi - Thực hiện trò chơi dưới sự điều khiển của bạn . - Lắng nghe. - 2 HS đọc ghi nhớ SGK. 3. Củng cố -Dặn dò: - Là học sinh lớp 5 em cần làm gì để các em nhỏ noi theo? - Về nhà : + Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. + Sưu tầm các câu chuyện về các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu ( trong trường, lớp, hoặc trên báo đài.) - Nhận xét tiết học. Lịch sử “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH” I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết : - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì. - Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân chống quân Pháp xâm lược. - GDHS lòng tự hào dân tộc . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Hình vẽ trong SGK. Bản đồ hành chính Việt Nam . - Phiếu học tập cho HS . Sơ đồ kẻ sẵn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 1. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở. - HDHS cách học lịch sử. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở rộng xâm lược - Yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lới các câu hỏo sau : + Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ? + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ? Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành các câu hỏi sau: + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ ? + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ? Lòng biết ơn, tự hào của nhân ta với “Bình Tây Đại nguyên soái” - GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS trả lời : + Nêu các cảm nghĩ của em về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định . + Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết. + Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông ? * Kết luận. - Nhân dân Nam Kì đã d ... ó bao nhiêu bạn nữ ? bao nhiêu bạn nam? - Có bao nhiêu bạn là dân tộc kinh ? Có bao nhiêu bạn là dân tộc ít người ? (3 bạn) Bạn nào học giỏi nhất lớp ? Lớp ta có bao nhiêu tổ ? Tổ bạn có bao nhiêu người ? - Bạn nào làm tổ trưởng ? - Bạn nào làm tổ phó ? - HS bỏ phiếu tín nhiệm bạn nào có uy tín bầu làm ban cán sự lớp . - HS tự tìm hiểu về hoàn cảnh các bạn trong lớp ( Có 2 bạn gia đình thuộc hộ đói nghèo) - Báo cáo với giáo viên . + Các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn - HS nêu, lớp nhận xét Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011 Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. MỤC TIÊU: - HS hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - HS khá giỏi nêu được lí do vì sao mình thích bức tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra: kiểm tra sách, vở vẽ, dụng cụ vẽ của HS. 2 . Giới thiệu bài: - GV giới thiệu một vài bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân - Tiết học đầu tiên hôm nay cô sẽ hường dẫn các em làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và tìm hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân - GV chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu HS đọc sách, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân? + Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân? - Cho HS trình bày + Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp khóa II (1926-1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1939-1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông với chất liệu chủ đạo là sơn dầu. + Sau cách mạng Tháng Tám, ông đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. + Trong sự nghiệp của mình , ông không chỉ là một họa sĩ mà còn là nhà quản lý, nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật có uy tín. Ông có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ họa sĩ tài năng cho đất nước. + Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 khi tài năng đang nở rộ. Năm 1996, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật + Những tác phẩm nổi bật: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944), Chân dung Hồ Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái (sau cách mạng Tháng Tám) Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ - Cho HS xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, yêu cầu thảo luận cặp, trả lời + Hình ảnh chính của bức tranh là gì? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? + Tranh vẽ bằng chất liệu gì? + Em có thích bức tranh này không? - Cho HS trình bày - GV bổ sung, hệ thống lại nội dung kiến thức - HS đọc mục 1 /tr 3 SGK: vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân, thảo luận trả lời các câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung - HS quan sát tranh và thảo luận , trả lời những nội dung: + Hình ảnh chính của bức tranh là thiếu nữ mặc áo dài trắng. + Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh. + Bức tranh còn có bình hoa đặt trên bàn. + Màu chủ đạo là màu trắng, xanh, hồng; hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng. + Sơn dầu - HS khá giỏi tự trả lời theo cảm nhận riêng. - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Qua xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ em cảm nhận được điều gì? - Về nhà sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét. Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho bài học sau. - Nhận xét chung tiết học. Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011 Âm nhạc ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, vận động theo bài hát. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ quen dùng - Chép lời ca của những bài hát được ôn tập III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 Giới thiệu bài - Tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc của chúng ta hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em Ôn tập một số bài hát đã học. Đó là các bài: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan. Ôn tập một số bài hát đã học * Quốc ca Việt Nam - Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam? - Tổ chức cho HS hát * Em yêu hòa bình - Ai là tác giả bài Em yêu hòa bình? - GV giới thiệu lời ca của bài hát - Tổ chức cho HS hát - GV nhận xét, đánh giá * Chúc mừng - Bài Chúc mừng là nhạc nước nào? - GV giới thiệu lời ca của bài hát - GV chia lớp làm 2 nhóm, tổ chức cho HS hát - GV nhận xét, đánh giá * Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Ai là tác giả bài Thiếu nhi thế giới liên hoan? - GV giới thiệu lời ca của bài hát Tổ chức cho HS hát - GV đánh giá - GV cho 2 –3 tốp HS tập biểu diễn bài hát trước lớp, kết hợp vận động phụ họa. - Lắng nghe - Nhạc sĩ Văn Cao - Cả lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam + Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - Lắng nghe - Cả lớp hát bài Em yêu hòa bình kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Từng tổ trình bày bài Em yêu hòa bình - Đây là bài hát Nga, lời Việt Hoàng Lân - Lắng nghe - Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát, nửa kia gõ đệm theo phách. Phách mạnh gõ tay phải, hai phách nhẹ gõ tay trái. - Đổi lại phần trình bày - Từng tổ trình bày bài Chúc mừng - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Lắng nghe - Cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu lời ca. - Từng tổ trình bày bài Thiếu nhi thế giới liên hoan - HS thực hiện, mỗi tốp hát 1 bài 3. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết phần trình bày bài hát của các tổ. Đánh giá khen ngợi và động viên HS cố gắng học tập môn Âm nhạc. - Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc thêm trong SGK Bác Hồ với bài hát, xem trước bài : Reo vang bình minh. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày tháng 8 năm 2011 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Trò chơi tìm hiểu nội quy nhà trường I.MỤC TIÊU: Giúp HS : - Nắm được nội quy quy định của nhà trường . - Thực hiện đúng nội quy quy địng của nhà trường. - Giáo dục cho HS ý thức kỉ luật tốt. II. CHUẨN BỊ: Mỗi tổ 1 bản nội quy của nhà trường. III.HỌAT ĐỘNG DẠY-HỌC: Giáo viên Học sinh 1 2 3 Giới thiệu. - Giáo viên giới thiệu nội dung tiết họat động tập thể:Tìm hiểu nội quy nhà trường. Bài mới. - Giao việc cho HS theo nhóm: - Cho HS báo cáo kết quả làm việc. - Giáo viên chốt ý. Liên hệ. - Yêu cầu tự liên hệ xem ở các lớp trước các em nào đã thực hiện tốt nội quy của trường, em nào chưa thực hiện tốt ? - Tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. Củng cố, dặn dò. -Dặn HS thực hiện tốt nội quy của nhà trường. - Cho HS hát bài Đội ca. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - Mỗi tổ cử 1 bạn đọc cho cả tổ cùng nghe , sau đó thảo luận xem cần làm gì để thực hiện tốt nội quy của nhà trường. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011 Kỹ thuật ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( tiết 1) I. MỤC TIÊU : HS cần phải : - Biết cách đính khuy hai lỗ. Đính được ít nhất 1 khuy hai lỗ, khuy đính tương đối chắc chắn. HS khéo tay đính được ít nhất 2 khuy hai lỗ đúng đường vách dấu , khuy đính chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: khuy hai lỗ, vài, chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Bài cũ: - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Đính khuy hai lỗ ( tiết 1) HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 Quan sát nhận xét mẫu: - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét: + Em hãy quan sát hình 1a và nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ ? + Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy hai lỗ ? Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - HD HS đọc mục II (sgk) và trả lời câu hỏi: + Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ? + Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy ? + Nêu các bước chuẩn bị đính khuy ? * Lưu ý: HS xâu chỉ đôi và không xâu chỉ quá dài . + Nêu cách đính khuy ? + Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy ? - GV gợi ý HS cách kết thúc đường khâu ở lớp 4, để thực hiện bước kết thúc đính khuy. - Khuy hai lỗ có nhiều loại , có hình dạng khác nhau : làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, màu sắc phong phú - Khuy được đính trên vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy ). - HS nêu. - HS đọc sách, thảo luận cặp trả lời câu hỏi. - Vạch dấu vào các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu - HS nêu, vài HS lên bảng thực hiện - HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. 3. Củng cố- Dặn dò: - Gọi vài HS nhắc lại và thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ. - Về nhà xem lại các bước thực hiện ; chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: