I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
- HS khá , giỏi làm được hết bài 2 và làm được bài 4.
II/ Các hoạt động dạy- học.
TUẦN 5 Thai hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 Chào cờ đầu tuần TOÁN Tiết 21: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I/ Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan. - HS khá , giỏi làm được hết bài 2 và làm được bài 4. II/ Các hoạt động dạy- học. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài: 2/ HD luyện tập. Bài 1: Giúp HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. - GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài lên bảng, yêu cầu HS điền lần lượt cho đầy đủ. - Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì gấp, kém bao nhiêu lần? Cho ví dụ. Bài 2: Yêu cầu HS làm ý a, c - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, ghi điểm 3/ Củng cố - dặn dò. NX tiết học, chiều làm các bài còn lại. . - Vài HS lên bảng điền. - Một số em đọc. - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn. Ví dụ : 1 dm = 10 cm 1 dm = m 1 km = 10 hm - Lớp làm vở, 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 ý. 1 HS khá lên làm ý b. a. 135 m = 1350 dm c. 1 mm = cm 342 dm = 3420 cm 1 cm = m 15 cm = 150 cm 1 m = km - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. 4 km 37 m = 4037 m 354 dm = 35 m 4 dm 8 m 12 cm = 812 cm 3040 m = 3 km 40 m Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. TẬP ĐỌC Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I/ Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc diễn cảm toàn bài. - Hiểu các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp. - Hiểu ND: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.. II/ Đồ dùng dạy - học : -Sử dụng tranh trong SGK II/ Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Bài ca về trái đất trả lời câu hỏi trong SGK. - NX – ghi điểm. 2/ Dạy - học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài. - GV dùng tranh trong SGK giới thiệu. 2.2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a/ Luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV hướng dẫn chung giọng đọc cả bài - Đọc nối tiếp theo đoạn ( 2 lượt ) - GV theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, HD đọc một số từ khó. - Gọi HS đọc phần chú giải - HS đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. b/ Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc thầm theo nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - Yêu cầu HS nêu nội dung bài. - GV ghi ND bài 2.3. HD đọc diễn cảm đoạn . Gọi 4 HS nối tiếp đọc lại bài. - HD đọc diễn cảm đoạn 2 + GV đọc mẫu + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - NX, cho điểm. 3. Củng cố- dặn dò. - NX tiết học, về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng đọc , trả lời câu hỏi trong SGK. - HS quan sát tranh trong SGK- nghe GV giới thiệu - 1 HS khá đọc - 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn). - 1 HS đọc - HS luyện đọc theo cặp - HS tạo thành nhóm 4, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đại diện một số em trả lời, các em khác bổ sung. - HS nêu - Vài em nhắc lại. - 4 HS tiếp nối đọc lại bài - HS luyện đọc theo cặp - 3 HS thi đọc. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan. II/ Các hoạt động dạy- học. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. GV nhận xét Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, ghi điểm 3/ Củng cố - dặn dò. - Vài HS lên bảng điền. - Một số em đọc. 7 km 680m = ..m 4 km 13 m = m 55 m 30 cm = .cm 4783 m = km.m 9045 m = .km..m 782 dm =..m ..dm HS làm bài a. 6 yến =.kg 840kg =.yến 1 tạ =..kg 7900kg =..tạ 14 tấn = ..kg 28000kg = .tấn b. 8kg 345g =..g 5893g = ..kg.g 34kg 5g = .g 2085kg = tấn .kg - Lớp làm vở, 3 HS lên bảng làm, Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 CHÍNH TẢ : ( Nghe - viết ) Bài : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I/ Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả đoạn “ Qua khung cửa kính ..thân mật” trong bài Một chuyên gia máy xúc. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có uô – ua và nắm được cách đánh dấu thanh. - HS khá, giỏi làm được đấy đủ BT 3. II/ Đồ dùng dạy- học: - Kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. VBT TV5 - Bảng phụ kẻ sẵn BT3. III/ Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS làm lại BT 2 tiết trước. - NX, cho điểm. 2/ Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn nghe- viết. a. Tìm hiểu ND bài viết - GV đọc mẫu đoạn viết. b.HD viết từ khó. - Yêu cầu HS nêu lên những từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả, HS viết các từ khó. - HS đọc các từ khó. c. HS viết chính tả d. Soát lỗi - chấm bài 2.3. HD làm bài tập. Bài tập 2: Gọi HS đọc YC của bài tập - Yêu cầu đọc thầm bài và dùng bút chì gạch chân dưới các tiếng chứa ua hoặc uô. - HS nêu quy tắc dấu thanh. -GV và HS nhận xét Bài tập 3: Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng điền. 3/ Củng cố - dặn dò: -NX tiết học. Về nhà học thuộc qui tắc đánh dấu thanh. -1 HS lên bảng làm và nêu quy tắc đánh dấu thanh. - HS nêu các từ khó viết, dễ lẫn lộn. - HS viết các từ khó. Ví dụ: như mảng nắng, cửa kính, buồng máy, khách tham quan, người ngoại quốc, khuôn mặt to, - Vài em đọc - HS nghe và viết vào vở. - HS đổi vở soát lỗi - 1 HS đọc yêu cầu - HS đọc bài và gạch chân dưới các tiếng chứa ua – uô và nêu : của, quá, múa, cuốn, cuộc, buôn, muôn, của. - Tiếng có uô đánh dấu thanh trên chữ u. - Tiếng có ua đánh dấu thanh trên u. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm trao đổi theo cặp tìm tiếng thích hợp để điền vào chỗ trống. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HOÀ BÌNH I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm “ Cánh chim hoà bình”. - Hiểu đúng nghĩa từ hoà bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình. - Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. II/ Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ , từ điển HS. III/ Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đặt câu có cặp từ trái nghĩa. - Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ BT1,3 của tiết trước. - NX, ghi điểm. 2/ Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài 2.2. HD làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc YC bài tập 1. - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS phát biểu - GV nhận xét, kết luận: Hoà bình là trạng thái không có chiến tranh. Bài tập 2: -Gọi HS đọc YC bài tập - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Yêu cầu HS đặt câu với mỗi từ đó. - NX , bổ sung. Bài 3: Gọi HS đọc ND bài tập. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - Gọi HS trình bày - GV và HS nhận xét, ghi điểm - Gọi HS dưới lớp đọc, NX- ghi điểm 3/ Củng cố - dặn dò: - NX tiết học, về nhà hoàn thành BT 3. - 2 HS lên bảng đặt câu. - 2 HS đọc - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự làm. - HS nêu ý mình chọn – ý b . - 1 HS đọc - HS thảo luận cặp đôi. - Tiếp nối phát biểu ý kiến. Từ đồng nghĩa với từ hoà bình là yên bình, thanh bình, thái bình. - Một số em đặt câu. VD: Ai cũng mong muốn được sống trong cảnh bình yên. Tôi nhìn nó bằng ánh mắt bình thản. Khung cảnh ở đây thật thanh bình. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS làm trong VBT, 2 HS làm vào bảng nhóm. - HS dán bài và trình bày - HS khác nhận xét. - Vài em đọc Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Chọn được câu chuyện có nội dung kể về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lý. - Lời kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Biết nhận xét đánh giá ND chuyện và lời kể của bạn. II/ Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên kể lại chuyện đã nghe, đã đọc của tuần trước. - NX, ghi điểm 2/ Dạy- học bài mới. Giới thiệu bài. HD kể chuyện. - Gọi HS đọc đề bài. - Phân tích đề bài: GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề. - Gọi HS đọc gợi ý. c. Kể trong nhóm. d. Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể. - GV và HS nhận xét, chấm điểm. 3/ Cũng cố- dặn dò: - NX tiết học, chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên kể - 2 HS đọc đề bài trên bảng - HS lần lượt nêu ý kiến. - 3 HS nối tiếp đọc gợi ý trong SGK. - HS kể trong hnóm 4. - HS thi kể trước lớp. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. TOÁN Tiết 22: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. - HS khá, giỏi làm bài 3. II/ Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài: 2/ HD luyện tập. Bài 1: Giúp HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền nhau. - GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài lên bảng, yêu cầu HS điền lần lượt cho đầy đủ. - Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì gấp, kém bao nhiêu lần? Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét, ghi điểm a. b 18 yến = 180 kn 430 kg = 43 yến 200 tạ = 20000 kg 2500 kg = 25 tạ 35 tấn = 35 000 kg 16 000 kg = 16 tấn Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. HD: Tính số kg làm ngày thứ hai. Tính tổng số kg đường bán trong 2 ngày. Đổi 1 tấn = 1000 kg Tính số kg đường bán trong ngày thứ 3. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV thu chấm. 3/ Củng cố - dặn dò. NX tiết học, chiều làm các bài còn lại. . - Vài HS lên bảng điền. - Một số em đọc. - Đơn vị ... t 23: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã học. - Rèn kĩ năng: + Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. + Tính toán trên các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan. - HS khá, giỏi làm được bài 2,4. - II/ Các hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài 2/ HD luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. HD: HS đổi: 1 tấn 300 kg = 1300kg 2 tấn 700 kg = 2700 kg Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, ghi điểm. Bài 3: Goi HS đọc đề bài HD: HS tính diện tích hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất. Yêu cầu HS tự làm bài - GV chấm điểm và nhận xét. 4/ Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - 1 HS đọc. - 1 HS lên bảng làm bài HS làm vở Bài giải Đổi 1 tấn 300 kg = 1300kg 2 tấn 700 kg = 2700 kg Số giấy cả hai trường thu gom được là: + 17000 = 40000 ( kg ) Đổi 4000 kg = 4 tấn. 4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 ( lần ) Vậy 4 tấn giấy vụn sản xuất đực là: 50 000 x 2 = 100 000 ( cuốn ) Đáp số: 100 000 cuốn vở - 1 HS đọc đề - HS làm vở để chấm Bài giải Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 14 x 6 = 84 ( m2 ) Diện tích hình vuông CENM là: 7 x 7 = 49 ( m2 ) Diện tích của mảnh đất là: + 49 = 133 ( m2 ) Đáp số: 133 m2 Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. ÔN TOÁN : LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Luyện tập củng cố về bảng đơn vị đo độ dài. Làm các bài tập về các đơn vị đo độ dài. II/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Yêu cầu HS làm tiếp các bài còn lại của buổi sáng. 2/ Yêu cầu HS làm trong VBT trang 28,29. 3/ Thu chấm và chữa bài. Bài 1: 1 HS đứng tại chỗ đọc kết quả. Bài 2,3 : 2 HS lên chữa bài. Bài 1: 1 HS lên chữa bài. Bài giải a. Quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài là: 654 + 103 = 757 ( km ) b. Quãng đường từ Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh dài là: 1719 - 757 = 962 ( km ) Đáp số: a. 757 km; b. 962 km 4/ NX- dặn dò. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. TOÁN Tiết 14: ĐỀ- CA-MÉT VUÔNG – HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG. I/ Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng ban đầu về Héc-tô-mét vuông, Đề-ca-mét vuông. - Đọc- viết đúng các số đo diện tích có đơn vị là dam2, hm2. Nắm được mối quan hệ giữa dam2 và hm2. - Biết đổi các đơn vị đo diện tích trong trường hợp đơn giản. - HS khá, giỏi làm được bài 4 . II/ Đồ dùng dạy - học: - Chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn như SGK. III/ Các hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài 2/ Giới thiệu đơn vị đo diện tích Đề-ca-mét vuông : a. Hình thành biểu tượng về Đề-ca-mét vuông - Treo hình biểu diễn hình vuông có cạnh 1 dam như SGK. - GV: Hình vuông có cạnh dài 1 dam . Hãy tính diện tích của hình vuông? - GV: 1 dam2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dam. Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2 Đọc là: Đề-ca-mét vuông . b. Tìm mối quan hệ giữa dam2 và m2 . - Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm để tạo thành hình vuông nhỏ. Vậy 1 dam2 = ? m2 3/ Giới thiệu Héc-tô-mét vuông. Tương tự như dam2 4/ Thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS làm theo cặp. Bài 2: GV đọc cho HS viết. Bài 3: Yêu cầu HS tự làm bài. - NX, chữa bài. 4/ Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. . - HS quan sát hình. - HS tính: 1 dam x 1 dam = 1 dam2 - HS nhắc lại. - HS theo dõi và nhắc lại. - HS theo dõi. - HS xem hình và xác định mối quan hệ. 1 dam2 = 100 m2 - 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe - 2 HS viết trên bảng lớp, các HS khác viết vào vở. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. a. 2 dam2 = 200 m2 30 hm2 = 3000 dam2 200 m2 = 2 dam2 760 m2 = 76000 dam2 12 hm2 5 dam2 = 1205 dam2 3dam2 15 m2 = 315 dam2 b. 1m2 = dam2 1 dam2 = hm2 3 m2 = dam2 8 dam2 = hm2 27 m2 = dam2 15 dam2 = hm2 Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 10: TỪ ĐỒNG ÂM I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Thế nào là từ đồng âm . - Nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn trong lời nói hàng ngày. - Phân biệt được ý nghĩa của các từ đồng âm.. - HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT 3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3,4. II/ Đồ dùng dạy - học. - Từ điển HS. III/ Các hoạt động dạy - học HOẠT ĐỘNG DẠY HỌT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc BT3 tiết trước. - NX, cho điểm 2/ Dạy - học bài mới. a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu phần nhận xét.. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài: chọn dòng nêu đúng nghĩa của từ câu. - GV nhận xét, KL: Hai từ câu ở hai câu trên phát âm hoàn toàn khác giống nhau song nghĩa lại rất khác nhau, những từ như thế được gọi là từ đồng âm. c. Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ và nêu VD. d. Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS trình bày trước lớp. Bài 2 : Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS tiếp nối nhau đặt câu. Bài 3: Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Bài 4: HS thi giải câu đố. 3/ Củng cố - dặn dò: - NX tiết học, hoàn thành các bài tập. - 3 HS lần lượt đọc. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm HS làm bài cá nhân. + câu ( cá ) bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ ( có mồi ), câu (văn ) đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn. - 2 đến 3 HS đọc. - HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - Đại diện 1 số HS trả lời: + Đòng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy trồng trọt. + Đồng trong tượng đồng: Kim loạu màu đỏ, dễ dát mỏng dùng làm dây điện. + Đá trong hòn đá: Chất rắn cấu tạo nên võ trái đất, tạo thành từng tảng, từng hòn. + Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân hất mạnh bóng ra xa. + Ba trong ba má: bố ( cha, thầy ) + Ba buổi: số đứng sau số 2. - HS tự đặt câu trong VBT, 2 HS lên bảng VD: Lọ hoa đặt trên bàn trông rất đẹp. Chúng em cùng bàn nhau về ngày 8 - 3. Nước con suối này rất trong. Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km. - HS đọc thầm bài và trả lời: Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu ( tiền để chi tiêu ) với tiếng tiêu trong từ đồng âm : tiền tiêu ( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về phía địch). - HS nêu: a.Con chó thui: nướng chín, không phải con số 9) b. Hoa súng và khẩu súng. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. Thứ năm ngày 27 tháng 09 năm 2012 TOÁN Tiết 25: MI-LI-MÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I/ Mục tiêu: - Giúp HS biết gọi tên, kí hiệu độ lớn của Mi-li-mét vuông. - Quan hệ giữa Mi-li-mét vuông và Xăng-ti-mét vuông. - Củng cố về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. - HS khá, giỏi làm được hết bài 2. II/ Đồ dùng dạy - học: - Hình vẽ như SGK lên bảng. - Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích ( để trống ). III/ Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Giới thiệu Mi-li-mét vuông. a. Hình thành biểu tượng về Mi-li-mét vuông. - Gọi HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học. - GV giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2. + Yêu cầu HS quan sát hình trên bảng, thấy hình vuông có cạnh 1 mm, yêu cầu HS tính diện tích. + Yêu cầu HS nêu kí hiệu và cách đọc. b. Tìm hiểu mối quan hệ giữa mm2 và cm2. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. - DT của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp? lần DT hình vuông có cạnh dài 1mm? Vậy 1 cm2 bằng ? mm2. 2. Bảng đơn vị đo diện tích. - Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo DT từ bé đến lớn. - GV hướng dẫn HS nêu đầy đủ vào bảng đơn vị đo DT. - Mỗi đơn vị đo DT lớn gấp mấy lần đơn vị bé hơn liền nó ( ngược lại ). 3/ Luyện tập: Bài 1: a. Yêu cầu HS đọc theo cặp. b. GV đọc cho HS viết. Bài 2: Yêu cầu HS làm ý a của bài 2. GV hướng dẫn HS yếu cách đổi. Bài 3: Yêu cầu HS tự làm, GV hướng dẫn HS yếu. GV nhận xét, chữa bài. 4/ Củng cố - dặn dò: HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích. NX tiết học, chuẩn bị bài sau, về nhà làm ý b của bài 2. - cm2 , dm2, m2, dam2, hm2, km2 - HS quan sát hình và tính: 1 mm x 1 mm = 1 mm2 - Mi-li-mét vuông là diện tích của HV có cạnh dài 1 mm. Mi-li-mét vuông viết tắt là mm2 - Quan sát và tính: 1 x 1 = 1 ( cm2 ) - Gấp 100 lần. 1 cm2 = 100 mm2 1mm2 = cm2 1 HS nêu - HS lên bảng ghi đầy đủ. - Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé. - Đơn vị bé bằng đơn vị lớn. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe. - 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. a. 5 cm2 = 500 mm2 1 m2 = 10000 cm2 12 km2 = 1200 hm2 5m2 = 50000 cm2 1 hm2 = 10000 m2 2 m2 9 dm2 = 1209 dm2 7 hm2 = 70000 m2 7 dam2 24 m2 = 3724 m2 - HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. TẬP LÀM VĂN Tiết 10 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I/ Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn, biết sửa lỗi và viết lại đoạn văn cho hay hơn. II/ Đồ dùng dạy - học : - Bảng lớp ghi đề bài. - Một số lỗi điển hình ghi vào giấy to. - III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Trả bài. a. Nhận xét chung và hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình. - GV viết sẵn một số lỗi lên bảng. - NX chung về bài làm của HS. + Ưu điểm: Đa số các em nắm được yêu cầu của đề bài; biết trình bày bài văn đủ 3 phần; 1 số em biết dùng từ diễn đạt câu;. + Nhược điểm: Bài làm còn sơ sài do chưa quan sát kĩ, mắc nhiều lỗi chúnh tả do làm xong chưa soát lại bài; chữ viết còn cẩu thả; chưa biết cách dùng từ để diễn đạt câu văn cho sinh động. - Trả bài ch HS. b. Hướng dẫn HS tự chữa bài. c. HS đạt điểm cao đọc cho cả lớp nghe. d. HD viết lại đoạn văn. 2/ Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết day:. .............................................................................................................................................. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG (Bài 3)
Tài liệu đính kèm: