Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Bùi Công Năm

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Bùi Công Năm

Môn Toán:

Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh củng cố về:

+ Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân; đọc, viết số thập phân.

+ So sánh số đo độ dài.

2. Kỹ năng:

+ Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước.

+ Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỷ số”.

3. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh yêu thích học môn Toán.

 

doc 121 trang Người đăng hang30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Bùi Công Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 5 TUẦN 10
 (TỪ NGÀY 27/10 ĐẾN NGÀY 31/10/2008)
Thứ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Hai
Chào cờ - HĐNG
Sinh hoạt tập thể
Toán
Luyện tập chung
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ I
Khoa học
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
Đạo đức
Tình bạn
Ba 
Chính tả
Ôn tập giữa học kỳ I
Toán
Kiểm tra định kì Giữa học kỳ I
Âm nhạc
Ôn tập bài hát những bông hoa những bài ca
Giới thiệu một số nhạc cụ
Mỹ thuật
Vẽ trang trí: Trang trí đối xứng qua trục
Thể dục
Động tác vặn mình - Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
Tư 
LTVC
Ôn tập giữa học kỳ I
Toán
Cộng hai số thập phân
Kỹ thuật
Bày dọn bữa ăn trong gia đình
Kể chuyện
Ôn tập giữa học kỳ I
Lịch sử
Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập
Năm 
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ I
Tập làm văn
Ôn tập giữa học kỳ I
Toán
Luyện tập
Khoa học
Ôn tập con người và sức khỏe
Thể dục
Trò chơi chạy nhanh theo ô
Sáu 
LTVC
Kiểm tra giữa kỳ I
Địa lý
Nông nghiệp
Toán
Tổng nhiều số thập phân
Tập làm văn
Kiểm tra giữa học kỳ I
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 10
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
Môn Toán:
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Giúp học sinh củng cố về:
+ Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân; đọc, viết số thập phân.
+ So sánh số đo độ dài.
2. Kỹ năng: 
+ Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước.
+ Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỷ số”.
3. Thái độ: 
+ Giáo dục học sinh yêu thích học môn Toán.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2 Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm trên bảng.
- GV chỉ từng số thập phân vừa viết được và yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV hỏi tiếp: Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền trả sẽ thay đổi như thế nào?
- GV : Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm theo 2 cách trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. = 12,7 (mười hai phẩy bảy).
b. = 0,65 (không phẩy sáu mươi lăm).
a. = 2,005 (hai phẩy không không năm).
a. = 0,008 (không phẩy không không tám).
- HS nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS đọc các phân số đã viết được.
- HS chuyển các số đo đã cho về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS giải thích:
a. 11,20km > 11,02km.
b. 11,02km = 11,020km ( Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi).
 1. 11km20m = 11km = 11,01km
d. 11020m = 11000m + 20m
 = 11km 20m = 11km = 11,01km
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02km.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra lại bài của mình.
a. 4m 85cm = 4,85m
b. 72ha = 0,72km2
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài toán.
- HS : Bài toán cho biết mua 12 hộp dồ dùng hết 180 000 đồng.
- Bài toán hỏi: Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền?
- HS: Biết giá tiền của một đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán:
+ Cách 1: Rút về đơn vị.
+ Cách 2: Tìm tỷ số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt:
12 hộp: 180 000 đồng
36 hộp:..............đồng.
Bài giải:
Cách 1:
Giá tiền của 1 hộp đồ dùng là:
180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
Mua 36 hộp đồ dùng như thế phải trả số tiền là:
15 000 x 36 = 540 000 (đồng).
 Đáp số: 540 000 đồng
Cách 2:
36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 36 hộp đồ dùnglà:
180 000 x 3 = 540 000 (đồng)
 Đáp số: 540 000 đồng
 - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị”; đâu là bước “tìm tỷ số” trong Bài giải của mình.
- GV cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học về số thập phân, giải bài toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỷ số” để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kỳ I.
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu:
+ Bước tìm giá tiền của hộp đồ dùng là bước “Rút về đơn vị”.
+ Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “Tìm tỷ số”.
Tập đọc:
 Bài 19:ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
+ Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trao dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học.
2. Kỹ năng: 
+ Biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài.
3. Thái độ: 
+ Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
+ GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.
+ HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Ôn tập và kiểm tra.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trau dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học (đàm thoại).
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
	Bài 1:
- Phát giấy cho học sinh ghi theo cột thống kê.
- Giáo viên yêu cầu nhóm dán kết quả lên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn kết quả làm bài.
	Bài 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp đọc minh họa.
• Giáo viên chốt.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài (đàm thoại).
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
• Thi đọc diễn cảm.
• Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn (2 dãy) – Mỗi dãy cử một bạn, chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thất nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: “Ôn tập(tt)”.
- Nhận xét tiết học 
- Hát 
- Học sinh đọc từng đoạn.
- Học sinh tự đọc câu hỏi.
 - Học sinh trả lời.
- Học sinh ghi lại những chi tiết mà nhóm thích nhất trong mỗi bài văn – Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau nói chi tiết mà em thích. Giải thích – 1, 2 học sinh nhìn bảng phụ đọc kết quả.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Tổ chức thảo luận cách đọc đối với bài miêu tả.
- Thảo luận cách đọc diễn cảm.
- Đại diện nhóm trình bày có minh họa cách đọc diễn cảm. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đại diện từng nhóm thi đọc diễn cảm (thuộc lòng).
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh hai dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau.
Khoa học:
Bài 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
+ Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
2. Kỹ năng
+ Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ.
3. Thái độ
+ Giáo dục học sinh luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
+ HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
+ Giấy khổ A4, bút dạ.
+ Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:
a. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 18, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- Cho HS quan sát bức tranh tai nạn giao thông và hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì?
b. Giới thiệu bài mới:
+ GV giới thiệu bài học: Nói về những thiệt hại mà tai nạn giao thông đã gây ra, tìm cách phòng tránh nó.....
2.Hoạt động 1:Nguyên nhân tai nạn giao thông.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà HS nên lên bảng:
+ Phóng xe nhanh, vượt ẩu.
+ Lái xe khi say rượu.
+ Bán hàng không đúng nơi quy định.
+ Không quan sát đường.
+ Đường có nhiều khúc quẹo.
+ Trời mưa, đường trơn.
+ Xe máy không có đèn báo hiệu.
- Hỏi: Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
- GV kết luận.
3. Hoạt động 2:Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
* Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông.
* Điều đó có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
+ HS 2: Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?
+ HS 3: Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự?
- Quan sát, trả lời.
- Lắng nghe.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- 5-7 HS kể về tai nạn giao thông đường bộ mà mình biết trước lớp.
- HS nêu bổ sung. Ví dụ:
+ Do đường xấu.
+ Phương tiện giao thông quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Thời tiết xấu.
- Lắng ... ới số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả 36dm = 3,6m. Làm như vậy không thuận tiện và rất mất thời gian nên người ta đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau:
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK. Lưu ý viết 2 phép nhân 12 x 3 = 36 và 1,2 x 3 và 3,6 ngang nhau để cho HS tiện so sánh và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theoi dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- HS : Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh:
1,2m + 1,2m + 1,2m
(HS có thể nêu luôn là 1,2 x 3)
- 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.
- Ta còn cách thực hiện phép nhân:
1,2m x 3
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
1,2m = 12dm
 12
 x 3
 36dm
Vậy 1,2 x 3 = 3,6 m
- HS : 1,2m x 3 = 3,6m
1,2
 x 3
3,6m
+ Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân với số tự nhiên:
3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
+ Đếm thấy phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số kể từ phải sang trái.
- GV : Em hãy so sánh tích 1,2m x 3 ở cả hai cách tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 x 3 theo cách đặt tính.
- GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân
12 1,2
 x 3 x 3
 36 3,6m
Nêu điểm giống và khác nhau ở 2 phép nhân này.
- GV: Trong phép nhân tính 1,2 x 3 chúng ta đã tách phần thập phân ở thích như thế nào?
- GV: Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của thừa số và của tích.
- GV: Dựa vào cách thực hiện 1,2 x 3 em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
b. Ví dụ 2:
- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 0,46 x 12.
- GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- HS: Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 x 3 = 3,6(m)
- HS cả lớp cùng thực hiện.
- HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét:
+ Giống nhau về đặt tính , thực hiện tính.
+ Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có.
- HS : Đếm thấy 1,2 có một chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số từ phải sang trái.
- HS nêu: Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.
- 1 HS nêu như trong SGK, HS cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.
- HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
0,46
 x 12
92
 46
 5,52
* Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên:
+ 2 nhân với 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
2 nhân 4 bằng 8 , 8 nhớ 1 là 9, viết 9.
+ 1 nhân với 6 bằng 6, viết 6.
1 nhân với 4 bằng 4 viết 4.
+ 2 hạ 2.
9 cộng 6 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
* Đếm thấy phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số kể từ phải sang trái.
* Vậy 0,46 x 12 = 5,52.
- GV nhận xét cách tính của HS.
2.2: Ghi nhớ:
- GV hỏi: Qua hai ví dụ bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- GV cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.
2.3: Luyện tập - Thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Một số học sinh nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 a) b) c) d)
 2,5 4,18 0,256 6,8
 x 7 x 5 x 8 x 15
 17,5 20,90 2,048 340
 68
 102,0
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. HS nêu tương tự như cách nêu ở ví dụ 2.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.
- HS tự làm bài vào vở bài tập. 
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
 Đáp số: 170,4km 
Tập làm văn
Tiết 22:LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
+ Biết cách trình bày một lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung.
2. Kỹ năng: 
+ Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước. Yêu cầu : viết đúng hình thức, nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.
3. Thái độ: 
+ Giúp học sinh hiểu hơn về cách viết đơn và ứng dụng vào trong thực tế.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
+ Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS.
+ Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
a. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra, chấm bài của những HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới: 
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, có những việc xảy ra mà với khả năng của bản thân chúng ta không thể tự mình giải quyết được. Vì vậy, chúng ta phải làm đơn kiến nghị lên cơ quan có chữ năng để giải quyết. Trong tiết học hôm nay, các em cùng thực hành làm đơn kiến nghị.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
- Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
b. Xây dựng mẫu đơn:
- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn:
GV ghi lên bảng nhanh những ý kiến HS phát biểu:
+ Theo em, tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Người viết đơn ở đây là ai?
+ Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?
+ Phần lý do viết đơn em nên viết những gì?
+ Em hãy nêu lý do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên.
- Nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
c. Thực hành viết đơn.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho từng HS.
- Gợi ý: Các em có thê chọn một trong 2 đề. Khi viết đơn ngoài phần phải viết đúng quy định, phần lý do viết đơn em phải viết ngắn gọn, rõ ý, có sức thuyết phục về vấn đề đang xảy ra để các cấp thấy rõ tác động xấu, nguy hiểm của tình hình và có hướng giải quyết ngay.
- Gọi HS trình bày đơn vừa viết.
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS phát biểu:
+ Tranh 1: Tranh vẽ cảnh gió bão ở một khu phố. Có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm.
+ Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh bắt cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường.
- Lắng nghe.
- Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, nơi nhận, tên của người viết, chức vụ, lý do viết đơn, chữ ký của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị/ Đơn đề nghị.
+ HS tiếp nối nhau nêu. Ví dụ: Kính gửi:
* Công ty cây xanh phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
* Uỷ ban nhân dân phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
* Công an xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình.
+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố hoặc bác trưởng thôn.
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác tổ trưởng hoặc bác trưởng thôn.
+ Phần lý do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
- 2 HS tiếp nối nhau trình bày.
- Làm bài.
- 3-5 HS đọc đơn của mình.
	Vídụ:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2006
ĐƠN KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tôi tên là: Nguyễn Đăng Minh
Hiện đang là: Tổ trưởng tổ dân phố cụm 8.
Xin được trình bày với Uỷ ban một việc như sau: Hiện nay ở phố Đội Cấn, đoạn đường từ tổ dân phố cụm 1 đến cụm 9 có rất nhiều cành cây vướng vào đường dây điện, một số cành xà xuống thấp gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Đặc biệt mùa mưa bão sắp đến sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của dân nếu cành cây bị gãy vào đường dây điện.
Tôi kính đề nghị Uỷ ban nhân dân phường cần cho tỉa cành sớm trước khi mùa mưa bão đến để đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người viết đơn
 (Ký tên)
	Nguyễn Đăn Minh
3. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe. HS nào viết chưa đạt về nhà làm lại và chuẩn bị bài sau.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 11
I. MỤC TIÊU
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá từng mặt hoạt động trong tuần 11.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện trong sinh hoạt, trong học tập.
- Có hướng phấn đấu trong học tập và các hoạt động.
II. NỘI DUNG	
1.GV nhận xét đánh giá các hoạt động.
a. Học tập:
+ Tuần 11 lớp thực hiện tuần học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đã đạt được những kết quả quan trọng thực hiện tiết thao giảng, đến lớp có ý thức học tập.
b. Nề nếp:
+ Thực hiện tốt các hoạt động nề nếp của Đội, nhà trường, ra vào lớp nhanh, sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả.
c. Vệ sinh:
+ Thực hiện dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
d. Hoạt động khác:
- Tiếp tục duy trì hoạt động của tuần 11, chuẩn bị cho tiết thao giảng cụm.
- Lao động theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia tập, duyệt và diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
2. Tồn tại:
- Sỹ số tuần qua chưa đạt như chỉ tiêu đề ra 100% ở tuần trước.
- Kiểm tra nhiều em chưa nghiêm túc.
III. PHƯƠNG HƯỚNG.
- Tiếp tục thực hiện tuần học tốt, tham gia các họat động của Đội, nhà trường.
IV. SINH HOẠT TẬP THỂ
- Cho học sinh chơi các trò chơi ưa thích.
- Hướng dẫn học sinh hát tập thể những bài hát về thầy cô, trường lớp.
- Một vài cá nhân hát.
- Giáo viên nhận xét,biểu dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoan chinh tuan 10 18.doc