Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Trần Quốc Toản

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 1: Luyện tập đọc:

ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC TỪ TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 9

I. Mục tiêu:

-Ôn cách đọc các bài TĐ và HTL từ tuần 1 đến tuần 9.Củng cố nội dung các bài đó.

-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm

-Giáo dục ý thức rèn đọc

II.Chuẩn bị:

-Phiếu bóc thăm ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9

III. Lên lớp:

- GV cho HS bóc thăm chọn bài đọc. Mỗi em bóc thăm xong được chuẩn bị 5 phút nêu cách đọc bài và thể hiện đọc diễn cảm. Cả lớp nhận xét sữa chữa cách đọc. GV kiểm tra nội dung bài đọc.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
(Từ ngày 9/11 /2009 đến 13 /11 / 2009)
 ***********************
Thứ/ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
chiều
(9/11 )
1
2
3
4
Luyện tập đọc
Kỹ thuật
Luyện địa lý
Chào cờ
Ôn tập giữa kỳ I
Bài dọn bữa ăn trong gia đình
Bài tuần 8-9
Thứ ba
(10/11)
1
2
3
4
Toán
Chính tả
LTVC
Lịch sử
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I
Ôn tập tiết 2
Ôn tập tiết 3
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
Thứ tư
(11/11)
1
2
3
4
5
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Âm nhạc
Đạo đức
Cộng hai số thập phân
Ôn tập tiết 4
Ôn tập tiết 5
Giáo viên chuyên trách
Tình bạn (Tiết 2)
Thứ sáu
(13/11)
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập làm văn
Địa lý
Tổng nhiều số thập phân
Kiểm tra giữa kỳ I
Kiểm tra giữa kỳ I
Nông nghiệp
Thứ sáu
(Chiều)
 (13/11)
1
2
3
 Luyện toán
 Luyện TLV
Sinh hoạt
Cộng hai số thập phân
Ôn tập giữa kỳ I
Đội
 Cam Tuyền, ngày 6 tháng 11 năm 2009
 Người lập
 	 	 Phạm Thị Hoài
 Ngày soạn:7/11/2009
 Ngày giảng:Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiết 1:	 Luyện tập đọc:
ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC TỪ TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 9 
I. Mục tiêu:
-Ôn cách đọc các bài TĐ và HTL từ tuần 1 đến tuần 9.Củng cố nội dung các bài đó.
-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 
-Giáo dục ý thức rèn đọc
II.Chuẩn bị:
-Phiếu bóc thăm ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
III. Lên lớp: 
- GV cho HS bóc thăm chọn bài đọc. Mỗi em bóc thăm xong được chuẩn bị 5 phút nêu cách đọc bài và thể hiện đọc diễn cảm. Cả lớp nhận xét sữa chữa cách đọc. GV kiểm tra nội dung bài đọc.
IV. Củng cố dặn dò:
- T nhận xét giờ học. Dặn về nhà rèn đọc để kiểm tra học kì.
.............................................................
Tiết 2: 	Kỹ thuật
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
(1 Tiết)
I - Mục tiêu:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy – học 
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
*Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 -GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 - Nhận xét và tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố, (nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, dĩa trực tiếp lên bàn ăn). GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lý, thuân tiện cho mọi người ăn uống.
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
 - HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
 -HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK .
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
Lưu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa quá lâu mới thu dọn 
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
ngoài ra, GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV – Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.
.............................................................................
Tiết 3: 	 Luyện địa lý : Bài tuần 8-9
DÂN SỐ NƯỚC TA
CÁC DÂN TỘC SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
 I.Mục tiêu : 
-Củng cố nội dung của hai bài trên
-Làm được một số bài tập có liên quan đến nội dung trên 
-Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị nội dung bài tập:
III. Lên lớp
1.Ôn nội dung 
a) Bài: Dân số nước ta.
-Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á ?
-Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân ? Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.
-T nêu lần lượt các câu hỏi trên để ôn nội dung bài. H trả lời 
b) Bài : Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất,phân bố chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
-Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì ?
2. Làm một số bài tập sau:
Bài 1: Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta.
Bài 2: Em hãy nêu những hậu quả của dân số đông và tăng nhanh ở nước ta.
Bài 3: Hãy kể tên 5 dân tộc ít người ở vùng núi phía bắc, 5 dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
3.Củng cố dặn dò:
T nhận xét tiết học.Về nhà ôn lại nôi dung hai bài trên, chuẩn bị bài sau.
.................................................................
Soạn:8/11/2009
Giảng:Thứ 3 ngày 10/11/2009	
Tiết 1:	 Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I
(Kiểm tra theo đề bài chung của chuyên môn)
.......................................................................
Tiết 2:	 Tiếng Việt
 	 Tiết 2
I- Mục tiêu
Mức độ yêu cầu vè kỹ năng đọc như ở tiết 1
 Nghe – viết đúng bài chính tả tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút,không mắc quá 5 lỗi.
II - Đồ dùng dạy – học
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
III- Các hoạt động dạy – học
*Hoạt động 1. Giới thiệu bài: ( 2 phút ) 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1. ( 21 phút )
*Hoạt động 3. Nghe – viết : ( 15 phút )
GV đọc bàI viết .
- giúp HS hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man.
-Hiểu nội dung đoạn văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- Tập viết các tên (Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viêt sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ,
- GV đọc – HS viết bài
*Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chưa kiểm tra TĐ, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 3:	Tiếng Việt
 	 Tiết 3
I.Mục tiêu :
 -Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
-Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
II - Đồ dùng dạy – học
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
III Các hoạt động dạy – học
*Hoạt động 1. Giới thiệu bài : ( 2 phút )
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 36 phút )
Bài tập 2
 - GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất cà Mau.
 - HS làm việc độc lập : Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó. GV khuyến khích HS nói thêm nhiều hơn 1 chi tiết, đọc nhiều hơn một bài.
 - HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do VD: trong bài văn miêu tả Quang cảnh làng mạc ngày mùa, em thích nhất chi tiết những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng thật bất ngờ và chính xác.
 - Cả lớp và GV nhận xét, khe ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học và dặn HS :
 - Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết 4.
 - Các nhóm chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn một trong 2 đoạn của v ở kịch
........................................................................
Tiết 4.	 Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I - Mục tiêu :
-Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
II - Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK.
- ảnh tư liệu khác (nếu có)
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
- GV dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập
+ Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945.
* Hoạt động 2 (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm) 
- GV tổ chức cho HS tường thuật lại diễn biến của buổi lễ:
+ GV cho HS đọc SGK, đoạn: “Ngày 2-9-1945bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn độc lập”
+ Sau đó, tổ chức cho HS thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hai nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK.
+ HS đọc SGK và ghi kết quả vào Phiếu học tập.
+ HS báo cáo kết quả thảo luận 
- GV kết luận: Bản Tuyên ngôn độc lập đã:
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện 2-9-1945
- HS làm rõ sự kiện 2-9-1945 có tác động như thế nào t ... ề tính cách nhân vật trong vở kịch lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
II/Chuẩn bị : 
- Phiếu viết tên bài 
- Một số trang phục ,đạo cụ đơn giản để diễn vở kịch lòng dân
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu của tiết học 
2. Kiểm tra 
-Tập đọc và học thuộc lòng : Tiến hành như tiết 1 
3. Bài tập 2 :
- HS nêu tính cách một số nhân vật 
- Phân vai để diễn 1-2 đoạn 
GV cho hs đọc thầm vở kịch lòng dân , phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch .
Diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân
Cả lớp bình chọn nhóm diễn kịch hay nhất .
IV/ Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học , về nhà tập lại kịch để diễn văn nghệ trong đợt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
...................................................................
Tiết 4	 Đạo đức
 TÌNH BẠN (Tiết 2)
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 1, SGK)
*Cách tiến hành
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập (Lưu ý HS việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học,)
2.Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
Các nhóm lên đóng vai.
Thảo luận cả lớp:
-Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế nào là người bạn tốt.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Cách tiến hành
GV yêu cầu HS tự liên hệ
HS làm việc cá nhân.
HS trao đổi trong nhóm hoặc với bạn ngồi bên cạnh.
GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
Gv khen HS vàkết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biêt tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
* Cách tiến hành
HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em. GV cần chuẩn bị trước một số câu chyện, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn
để giới thiệu thêm cho HS
.............................................................
Ngày soạn: 11 / 11 / 2009
Giảng: Thứ 6 ngày 13 /11 / 2009
Tiết 1 Toán: 
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu :
-Biết tính tổng nhiều số thập phân.
-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân
-Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân. 
a. - GV nêu ví dụ (như SGK) rồi viết ở trên bảng một tổng các số thập phân:
 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
- Hướng dẫn HS:
Tự đặt tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
Tự tính (cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
- GV gọi HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như SGK).
 Hoạt động 2: Thực hành. 
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài
- Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
Bài 2: Hướng dẫn HS tính ( a + b ) + c và a + ( b + c ) 
 So sánh và rút ra nhận xét
 Nêu tính chất kết hợp của phép cộng
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài
Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu cách làm : Đã sử dụng tính chất nào của phếp cộng để làm ? ( giao hoán , kết hợp )
III. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK
........................................................................
Tiết 2:	Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU
	( Đề do phòng GD-ĐT ra )
.....................................................................
 Tiết 3: 	 Tập làm văn
ÔN TẬP TIẾT 8
(Đề do phòng giáo dục -đào tạo ra )
Tiết 4 Địa lý:
NÔNG NGHIỆP
I - Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm nỗi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:.
+Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
+Lúa goạ được trồng nhiều ở các đồng bằng ,cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
+Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng ; trâu,bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và coa nguyên.
-Biết nước ta trồng nhiều loại cây,trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
-Nhận xét trên bản đồ vùng phan bố của một số loại cây trồng,vật nuôi chính ở nước ta (Lúa gạo,cà phê,cao su,chè trâu, bò,lợn).
-Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bầng,cây công nghiệp ở vùng núi,cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi,gia cầm ở đồng bằng. 
II- Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về các vùng trông lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ngành trồng trọt.
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- GV tóm tắt: + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
 + ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. 
* Hoạt động 2 (làm việc theo cặp)
Bước 1: HS quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? (vì nước ta có khí hậu nhiệt đới)
- GV nêu câu hỏi: Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? (đủ ăn, dư gạo xuất khẩu).
- GV tóm tắt: Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan)
* Hoạt động 3 (làm việc theo cặp) 
Bước 1: HS quan sát hình 1, kết hợp với vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời câu hỏi cuối mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu của nước ta.
*Kết luận:
+ Cây lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi, Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè: Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu.
+ Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.
- GV tổ chức thêm một số hoạt động:
+ GV hướng dẫn HS xem tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta và xác định trên bản đồ vị trí (tương đối) của các địa điểm đó.
+ Nếu có điều kiện, GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức, điền tên các cây trồng vào bản đồ trống hoặc gắn các bức tranh (hoặc ảnh) về các cây trồng vào bản đồ Việt Nam.
+ HS thi kể các loại cây trồng ở địa phương mình.
2. Ngành chăn nuôi
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) 
GV hỏi: Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (do nguồn thức ăn chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển)
- HS trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK:
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi
+ Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
................................................................................
Chiều: Tiết 1:	 Luyện tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Đề bài:
1.Viết đoạn văn tả lại con đường em đi học với cách kết bài mở rộng.
2. Một năm có 4 mùa, mùa nào củng có những vẻ đẹp riêng. Hãy miêu tả một cảnh đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm.
I.Mục tiêu:
-HS ôn lại kiểu bài tả cảnh để viết được một trong 2 đề bài trên một cách ngắn gọn, có hình ảnh.
- Rèn kĩ năng viết văn.
-Giáo dục tính tự lập.
II.Lên lớp:
A. Kiểm tra:
- H nêu ghi nhớ về dàn bài chung của bài văn tả cảnh, cách viết kết bài mở rộng, mở bài gián tiếp.
B. HD tìm hiểu đề bài:
- HS xác định yêu cầu đề bài: đối tượng miêu tả ( gạch chân).T lưu ý:
+Đề 1:Đối tượng là con đường đi học. Kết bài mở rộng có thể nêu ý nghĩa và sự gắn bó của con đường với mình.
+ Đề 2:Đối tượng là quang cảnh thiên nhiên nơi em sống vào một mùa trong năm. Em yêu mùa nào nhất? Hãy quan sát quang cảnh thiên nhiên nơi em sống để phát hiện ra vẻ đẹp riêng của nó vào thời điểm đó để vẻ lại. Bài làm của em phải thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của em với quang cảnh đó đẻ khi đọc lên, mọi người đều yêu mến nơi đó của em như em.
C.HS làm bài vào vở:
H viết bài vào vở và trình bày.T cùng cả lớp nhận xét và sửa chữa.
D. Củng cố dặn dò:
 -T nhận xét giờ học. Dặn về nhà ôn tập làm văn để chuẩn bị kiểm tra giữa kì.
Tiết 2:	 Luyện toán
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
-Củng cố cách cộng hai số thập phân
-Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
-Giáo dục tính cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
-H nêu cách cộng hai STP
2. Bài mới: HD HS luyện tập
Bài1: Đặt tính rồi tính: H ( bảng con)
a. 47,5 + 26,3 =............ 39,18 + 7,34 =........... 0,689 + 0,975 = .............
b.35,92 + 65,74 =............ 70,58 + 9,86 =......... 0,835 + 9,43 =..............
c.34,76 + 57,19 =............ 19,4 + 120,41 =...... 104 + 27,67 =..............
Bài 2: Một con vịt cân nặng 2,7 kg. Một con ngỗng cân nặng hơn con vịt đó 2,2 kg. Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu kg?
T cho H đọc đề bài, phân tích bài toán.HS tự giải vào vở
H chữa bài trên bảng.T chấm bài một số em nhận xét chung.
 Củng cố dặn dò:
-H nhắc lại cách cộng hai số thập phân
- T nhận xét giờ học.Dặn về nhà hoàn thành vào vở bài tập.
Tiết 3: 	Sinh hoạt:
 ĐỘI
I.Mục tiêu:
-Ôn các động tác đội hình đội ngũ.Ôn các bài múa của Đội.
-Kiểm tra chương trình rèn luyện Đội viên tháng 10.
-Nêu kế hoạch Đội tuần tới
II. Lên lớp:
1.Ổn định tổ chức: Hát tập thể
2. Ôn các động tác đội hình đội ngũ:Chi đội trưởng điều khiển. T theo dõi, sửa sai cho H
3.Ôn các bài múa của Đội:
-H phụ trách văn thể điều khiển lớp múa hát. T theo dõi và sửa sai cho H
4.Kế hoạc Đội tháng 11:
-Học các bài múa mới,học CTRL Đội viên chuyên hiệu mới.
-Tiếp tục làm báo tường.
-Ôn tập tốt để tham gia giao lưu HS giỏi theo hình thức rung chuông vàng của khối 5 do trường tổ chức.
-Tiếp tục TT lớp học theo chủ điểm.
-Tham gia thi đọc diễn cảm do trường tổ chức (K5)
-Vệ sinh trường, lớp học sạch sẽ .
-Giáo dục học sinh lòng biết ơn Thầy cô giáo.
......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5tuan 10 CKT.doc