Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 31

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 31

Âm nhạc

TIẾT 31: ÔN TẬP BÀI HÁT: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ.

NGHE NHẠC

I/ MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Hát kết hợp vận động phụ họa.

- Nghe 1 ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

-Đàn phím điện tử, nhạc cụ gừ, đệm ( song loan, thanh phách, trống nhỏ .)

-Một vài động tác minh hoạ theo nội dung của bài hát.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 4 thỏng 4 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 31: ôn tập bài hát: dàn đồng ca mùa hạ.
nghe nhạc
I/ mục tiêu:
- Biết hỏt theo giai điệu và đỳng lời ca.
- Hỏt kết hợp vận động phụ họa.
- Nghe 1 ca khỳc thiếu nhi hoặc trớch đoạn nhạc khụng lời.
II/ đồ dùng dạy- học:
-Đàn phớm điện tử, nhạc cụ gừ, đệm ( song loan, thanh phỏch, trống nhỏ..)
-Một vài động tỏc minh hoạ theo nội dung của bài hỏt. 
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức 
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 
2. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra đan xen trong lỳc ụn tập 
3. Bài mới 
 a) Hoạt động 1: ễn tập bài hỏt Dàn đồng ca mựa hạ. 
- GV đệm đàn hoặc mở băng nghe lại giai điệu bài hỏt bài hỏt, sau đú hỏi HS nhận biết tờn bài hỏt? tờn tỏc giả bài hỏt?
-Hướng dẫn HS ụn lại bài hỏt bằng nhiều hỡnh thức:hỏt tập thể, tổ, nhúm, cỏ nhõn..
-GV hướng dẫn HS hỏt lĩnh xướng và hỏt đối đỏp.
 b) Hoạt động 2 : Hỏt kết hợp võn động phụ hoạ.
-Hướng dẫn HS hỏt và vận động phụ hoạ (Thầy thực hiện động tỏc mẫu ). Cụ thể từng động tỏc.
-Sau khi hướng dẫn từng động tỏc, GV cho HS luyện tập vài lần để nhớ và thực hiện thuần thục hơn.
-Mời HS lờn biểu diễn trước lớp ( hỏt kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hỏt kết hợp gừ đệm bằng nhạc cụ gừ ).
-GV nhận xột 
 c) Hoạt động 3 : Nghe nhạc 
-GV nhắc HS tư thế và thỏi độ nghiờm tỳc khi nghe hỏt hoặc nghe nhạc.
-Cho HS nghe băng hoặc đĩa nhạc 1 bài hỏt thiếu nhi hoặc 1 bài dõn ca hay 1 trớch đoạn nhạc khụng lời.GV giới thiệu tờn bài hỏt, xuất xứ tỏc phẩm trước khi cho HS nghe.
-GV đắt vài cõu hỏi sau khi HS nghe xong để giỳp HS cảm thụ tỏc phẩm 1 cỏch đầy đủ hơn (về nhịp điệu bài hỏt, nội dung bài hỏt, giai điệu sắc thỏi.)
-Sau đú GV túm lược lại về nội dung, hỡnh thức õm nhạc của bài hỏt để HS nắm được.
-GV nhận xột 
4. Củng cố: 
-GV đệm đàn HS hỏt lại bài hỏt đó ụn hỏt kết hợp gừ đệm theo phỏch.
5. Nhận xột - Dặn dũ 
-Tuyờn dương tổ, nhúm, cỏ nhõn thể hiện tốt tiết học. 
-Động viờn nhắc nhở những em chưa tập trung.
-Về nhà ụn lại bài hỏt Dàn đồng ca mựa hạ .
- HS trật tự ổn định chỗ ngồi 
-HS nghe giai điệu và trả lời:Tờn bài hỏt: Dàn đồng ca mựa hạ.
-Nhạc: Lờ Minh Chõu. 
-Lời : Nguyễn Minh Nguyờn. 
-HS hỏt tập thể,nhúm, cỏ nhõn.
-HS hỏt kết hợp gừ đệm theo phỏch, tiết tấu lời ca. 
-HS hỏt lĩnh xướng và hỏt đối đỏp.
-HS xem GV thực hiện mẫu 
-HS thực hiện từng động tỏc theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng chuẩn xỏc.
-Cả lớp thực hiện một vài lần đỳng động tỏc và đỳng nhịp.
-HS lờn biểu diễn trước lớp.
-HS nghe nhận xột.
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự, chỳ 
 ý nghe hỏt hoặc nghe nhạc.
-HS nghe nhạc hoặc nghe hỏt.
-HS trả lời 1 số cõu hỏi về cảm nhận bài hỏt.
-HS nghe và ghi nhớ.
-HS nghe nhận xột.
-HS hỏt theo đàn kết hợp gừ đệm theo phỏch.
-HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yờu cầu của GV.
________________________________________
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm. 
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu : Người thiếu niên trong tranh chính là bà Nguyễn Thị Định. Bà sinh năm 1920, mất năm 1992... 
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ?
- Y/c HS giải nghĩa từ truyền đơn.
+ Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
- Y/c HS giải nghĩa từ bồn chồn.
+ Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải hết truyền đơn 
+ Vì sao út muốn được thoát li ?
- Y/c HS giải nghĩa từ thoát li.
c) Đọc diễn cảm:
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS xem trước bài Bầm ơi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
- HS đọc bài nối tiếp lần 1.
- HS đọc bài nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS theo dõi SGK.
+ Rải truyền đơn
+ truyền đơn: Giấy tờ nhỏ có nội dung tuyên truyền chính trị.
+ út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
+ bồn chồn: không yên tâm
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng 
+ Rời gia đình để tham gia tổ chức Cách mạng.
- 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi , thống nhất về cách đọc. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
____________________________________
Toỏn
Tiết 151: Ôn tập Phép trừ
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau : Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất : 
a) 
b) 34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86, 08
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 2.2. Dạy bài mới:
a) Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ.
- GV viết lên bảng : a - b = c
- GV yêu cầu HS :
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong phép tính đó .
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
+ Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
- GV tóm tắt phần bài học về phép trừ.
b) Thực hành:
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV hỏi : Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào ? 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . 
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
- GV củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ .
Bài 3 
- GV gọi HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . 
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm giấy nháp .
- HS chữa bài và nêu lại cách làm
- HS lắng nghe.
- HS đọc phép tính .
- HS nối tiếp nhau trả lời .
- 1 HS đọc đề bài trong SGK .
+ Lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ 
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và chữa bài.
- HS lần lượt nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- 1 HS đọc đề bài trong SGK.
- HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm bài.
- HS chữa bài.
- HS lắng nghe.
_____________________________________
Chớnh tả
Nghe- viết : Tà áo dài Việt Nam
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả: Tà áo dài Việt Nam.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương ( BT2, BT3a)
II. Đồ dùng dạy- học : 
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương ở BT3 tiết chính tả trước. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2.2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả: 
- Giáo viên đọc đoạn viết.
+ Đoạn văn kể điều gì?
- Y/c HS đọc thầm bài chính tả, luyện viết những từ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm chữa bài: Chấm chữa 7-10 bài 
2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận ý đúng.
Bài tập 3 a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 
- Y/c HS thảo luận trong nhóm, làm bài. 
- Nhận xét, kết luận ý đúng.
3. Củng cố , dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị. 
- 2 HS lên bảng viết. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học .
- Cả lớp theo dõi 
+ Đoạn văn kể về truyền thống áo dài ...
- Cả lớp đọc, viết những từ khó.
- HS nghe – viết
- HS noọp bài chấm.
- 1HS đọc 
- HS hoạt động cá nhân, lên bảng chữa bài .
a) - Giải nhất: Huy chương Vàng
 - Giải nhì: Huy chương Bạc
 - Giải ba: Huy chương Đồng
b) - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
 - Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú
c) - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
 - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
- 1 HS đọc. 
- Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 thỏng 4 năm 2011
Toỏn
Tiết 152: luyện tập 
I. Mục tiêu : 
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học : 
- SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu một số tính chất của phép trừ, cho ví dụ. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 2.2. Luyện tập:
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Y/c HS nêu quy tắc cộng, trừ hai phân số khác mẫu s ... i
+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc hửng sáng đến lúc sáng rõ .
+ VD : Mặt trời chưa xuất hiện... Mặt trời đang lên chầm chậm, ...
+ Vì tác giả phải quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất .
+ Câu cảm thán .
+ Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chọn và quan sát một cảnh trong các đề văn trang 134. 
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
___________________________________
Toỏn
Tiết 154: luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán	
II. Đồ dùng dạy- học: 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 (trang 162 - SGK)
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Luyện tập: 
Bài 1 (SGK/162)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi : Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- GV viết phép tính cộng trong phần a lên bảng, yêu cầu HS nêu cách viết thành phép nhân và giải thích.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp chữa bài và nêu cách làm. 
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
Bài 2(SGK/162)
- GV gọi HS đọc đề bài toán .
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài của HS lên bảng, sau đó hỏi : Vì sao trong 2 biểu thức có các số giống nhau, có dấu phép tính giống nhau nhưng giá trị lại khác nhau ? 
 Bài 3(SGK/162)
- GV gọi HS đọc đề bài toán .
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS lên bảng làm bài, HS nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà làm bài 4 và chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS cả lớp làm giấy nháp, nhận xét .
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài và nêu : Bài toán yêu cầu chuyển phép cộng thành phép nhân rồi tính giá trị .
- HS nêu :
a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
 = 6,75kg 3 = 20,25 kg
- HS làm bài vào vở . 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS kiểm tra kết quả.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp .
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài 
- Vì trong biểu thức b có thêm dấu ngoặc, làm thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức so với biểu thức a dẫn đến giá trị của các biểu thức khác nhau .
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK.
- 2 HS nêu.
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
- HS chữa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_________________________________
Luyện từ và cõu
Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy)
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được ba tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, 3).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đặt câu với một trong các câu tục ngữ trang 129, SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài:
+ Xác định vị trí của dấu phẩy trong câu.
+ Xác định của dấu phẩy trong các câu 
+ Xác định tác dụng của từng dấu phẩy.
- Yêu cầu HS làm trên bảng nhóm báo cáo kết quả. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 2 và mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi :
+ Cán bộ xã phê vào đơn của anh hàng thịt như thế nào ?
+ Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò?
+ Lời phê trong đơn cần viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa được một cách dễ dàng ?
+ Dùng sai dấu phẩy có tác dụng gì ?
Kết luận: Việc dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại như câu chuyện trên .
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp .
- Hướng dẫn cách làm bài :
+ Đọc kĩ đoạn văn .
+ Tìm 3 dấu phẩy đặt sai vị trí .
+ Sửa lai cho đúng .
- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn khi đã sửa đúng dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách sử dụng dấu phẩy khi viết câu văn.
- 3 HS lên bảng đặt câu .
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1. 
- HS làm bài vào vở BT. 2 HS làm vào bảng nhóm.
- 2 HS báo cáo kết quả làm việc của mình. HS khác bổ sung, thống nhất ý kiến.
a) * Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
 * Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (định ngữ của từ phong cách)
* Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
b) * Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
 * Ngăn cách các vế trong câu ghép
- 1HS đọc yêu cầu của BT. 
- HS làm bài vào vở BT.
- Nối tiếp nhau phát biểu :
+ Cán bộ xã phê: Bò cày không được thịt. 
+ Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy vào lời phê : Bò cày không được, thịt .
+ Lời phê cần phải viết : Bò cày, không được thịt .
+ Dùng sai dấu phẩy làm người khác hiểu lầm, có khi lại làm ngược lại với yêu cầu. 
- 1 HS đọc trước lớp .
- HS trao đổi, thảo luận, cùng làm bài. 1 nhóm làm vào bảng nhóm.
- - HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe và tuhực hiện theo y/c.
____________________________________________________________________
Thứ sỏu ngày 8 thỏng 4 năm 2011
Toỏn
Tiết 155: ôn tập Phép chia
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy-học:
 Bảng nhóm.
III. Các hoạt dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 162.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Ôn tập về phép chia:
a) Trường hợp chia hết.
- GV viết lên bảng phép chia a : b = c, yêu cầu HS nêu tên các thành phần và kết quả của phép tính .
- Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0.
b) Trường hợp chia có dư
- Làm tương tự như trên cho HS nêu được các thành phần của phép chia có dư và chú ý số dư phải bé hơn số chia .
2.3 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1(SGK/163)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán và hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
- Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn. Yêu cầu HS xác định số dư trong trường hợp chia có dư (Nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương)
Bài 2(SGK/163)
- Gọi HS đọc đề bài, nêu cách thực hiện phép chia phân số
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
Bài 3 (SGK/163)
- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.
 - Gọi HS nhận xét bài của bạn. Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm .
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài .
- HS lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Phép tính chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia(b), thương (c) .
+ Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó a : 1 = a
+ Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1 :
 a : a = 1 (a khác 0)
+ Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0
 0 : b = 0 (b khác 0) 
- HS trả lời theo câu hỏi của GV.
- 1 HS đọc đề bài toán .
- Bài tập yêu cầu thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép chia có đúng không.
- HS nêu cách thử lại phép chia trong trường hợp phép chia hết và phép chia có dư.
- HS làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS nêu trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu trước lớp. Ví dụ
+ Chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2.
+ Chia một số cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4; 
- HS đổi bài để kiểm tra kết quả. 
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Tập làm văn
Ôn tập về tả cảnh
I. Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
 - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã học trong học kì I.
- Nhận xét bài làm của HS .
2 .Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Em chọn cảnh nào để lập dàn ý?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài:
+ Em nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh rất quen thuộc với mình.
+ Bám sát gợi ý trong SGK để lập dàn ý.
+ Lập dàn ý ngắn gọn.
+ Cảnh vật em quan sát bao giờ cũng có con người, thiên nhiên xung quanh nên cần chú ý miêu tả xen kẽ để cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình. GV cùng HS cả lớpnhận xét, bổ sung. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm. Gợi ý HS: Trình bày theo dàn ý đã lập, tránh cầm dàn ý đọc. Với những chi tiết đã quan sát em diễn đạt thành câu cho trọn vẹn...
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp
- Gọi HS nhận xét bạn trình bày theo các tiêu chí đã nêu .
- Nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc.
- 2 HS đọc.
- 3 - 5 HS giới thiệu về cảnh mình chọn
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS trình bày. HS cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- HS trình bày dàn ý của mình theo nhóm 4.
- 3- 5 HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
________________________________________________________________________________
Ban giỏm hiệu ký duyệt Tuần 31
Ngày 4 tháng 4 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T31 KNS.doc