I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật trong bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: truyền đơn, thoát li,.Hiểu diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh
Tuần 31 Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011 Tập đọc: Công việc đầu tiên I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật trong bài. - Hiểu các từ ngữ trong bài: truyền đơn, thoát li,...Hiểu diễn biến của truyện. - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. II- Đồ dùng dạy học: Tranh II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 em đọc bài, 1em nêu nội dung bài Nhận xét cho điểm 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát ảnh bà Nguyễn Thị Định ? em có biết người trong ảnh là ai không? - GV nêu:Bà Nguyễn Thị Định nguyên là thiếu tướng, anh hùng Lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tên của bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” ở Bến Tre quê hương bà. - Gv giới thiệu bài 2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, nêu từ khó: Truyền đơn, rảo bước, chạy rầm rầm... - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - HS đọc đoạn trong nhóm- 1,2 nhóm đọc trước lớp. - Một em đọc từ chú giải - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì? Con có biết truyền đơn là gì không? + Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? ? Vậy chị nghĩ ra cách gì để giải truyền đơn mời các em quan sát tranh: ? em thấy chị út đã giải truyền đơn bằng cách nào + Kết quả công việc đầu tiên của chị như thế nào? * HS thảo luận theo nhóm:Vì sao chị út muốn được thoát li? - Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. Nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV cho HS đọc nối tiếp theo đoạn - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Anh lấy từ mái nhà biết giấy gì trong nhóm 2. - GV hướng dẫn cách đọc: ngắt hơi, nhấn giọng từ ngữ - HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. Cho HS đọc cá nhận đoạn - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. 1HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam - 1em trả lời các câu hỏi về bài - Học sinh ghi bài - Học sinh trả lời: - Học sinh nghe - 1 HS giỏi đọc. - lớp đọc thầm- Chia đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến không biết giấy gì. Đoạn 2: Tiếp cho đến chạy rầm rầm. Đoạn 3: Phần còn lại - HS đọc theo yêu cầu GV. Truyền đơn; Chớ; Rủi;Lính tà mã; Thoát li - HS đọc đoạn 1: - HS trả lời + Công việc : Rải truyền đơn - HS đọc đoạn 2: +út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. +Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng, chị rảo bước truyền đơn rơi xuống -Nhiều truyền đơn khiến bọn lính chạy rầm rầm, được anh Ba khen. - HS đọc đoạn còn lại: +Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng. - HS đọc. - 1 HS đọc lại nội dung. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: ....... Em không biết chữ nên không biết giấy gì. - HS luyện đọc diễn cảm. - Thi đọc diễn cảm. Toán: Tiết 151 : Phép trừ I/ Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. - Rèn kĩ năng tính toán cho HS . Giáo dục ý thức cẩn thận khi làm bài. II/Đồ dùng dạy học : Thước, bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét và củng cố lại tính chất của phép cộng 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi bài b- Ôn tập về tên gọi, tính chất cơ bản của phép trừ: - GV nêu biểu thức: a - b = c + GV hỏi HS : a – a = ? ; a – 0 = ? c- Luyện tập *Bài tập 1 (159): Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV cùng HS phân tích mẫu. - Cho HS làm vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (160): Tìm x - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. - Gv củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính *Bài tập 3 (160): - Mời 1 HS nêu yêu cầu, cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. 1 em HS làm lại bài tập 4 tiết trước. Lớp chữa bài - Học sinh ghi bài vào vở + Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên? + a là số bị trừ ; b là số trừ ; c là hiệu. + Chú ý: a – a = 0 ; a – 0 = a VD về lời giải: a) 8923 – 4157 = 4766 Thử lại: 4766 + 4157 = 8923 27069 – 9537 = 17532 Thử lại : 17532 + 9537 = 27069 *Bài giải: a) x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 – 5,84 x = 3,32 x – 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2,9 Bài giải: Diện tích đất trồng hoa là: 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1 ha. Lịch sử: Lịch sử địa phương ( tiết 1) I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Những nét cơ bản về lịch sử tỉnh Phú Thọ - HS hiểu Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc: nơi đây có di tích lịch sử Đền Hùng. - Giáo dục các em biết tự hào và có trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh tư liệu về Đền Hùng. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình? 2-Bài mới: a-Hoạt động 1( làm việc cả lớp ) - GV giới thiệu tình hình đất nước và địa phương trong những năm qua. - Nêu nhiệm vụ học tập. b-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp) - GV cho HS nối tiếp nêu ý nghĩa lịch sử ngày 10/3 âm lịch. - Em hãy kể những điều em biết về Đền Hùng? ( Gắn với truyền thuyết Bánh trưng bánh dày) - Cho HS kể về phong cảnh đền Hùng nếu các em đã đến đền Hùng rồi. - Cả lớp lắng nghe, nhận xét . c-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 4) - GV phát tài liệu cho các nhóm. - Cho các nhóm đọc và thảo luận theo các câu hỏi: + Mỗi di tích lịch sử ở Đền Hùng gắn với những truyền thuyết nào ? Em kể một trong các truyền thuyết đó. + Các em cần làm gì để nối tiép truyền thống đó? - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý rồi ghi bảng. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về lịch sử tỉnh và tìm hiểu về lịch sử xã Cổ Tiết . Thể dục Bài 61: Môn thể thao tự chọn trò chơi '' nhảy ô tiếp sức'' I. Mục tiêu: - Ôn và kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và đạt thành tích. - Trò chơi '' Nhảy ô tiếp sức'' yêu cầu chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm - phương tiện: - Học tại sân trường - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và mỗi HS 1 quả cầu và kẻ ô cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: Nôi dung Định lượng Tổ chức và phương pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Đứng hát vỗ tay - Xoay các khớp. - Ôn bài thể dục phát triển chung 2. Phần cơ bản: * Môn TTTC -_Đá cầu + Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. - Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân - Kiểm tra theo nhiều đợt mỗi đợt 3-4 em + Đánh giá theo 2 mức. * Hoàn thành tốt + Thực hiện cơ bản đúng động tác tâng được 5 lần liên tục * Hoàn thanh: + Thực hiện cơ bản động tác tâng được 3 lần liên tục * Trò chơi '' Nhảy ô tiếp sức'' 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài học - Thả lỏng - GV nhận xét gìơ học - Xuống lớp. 5phút 1L 20phút 5phút - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - GV hướng dẫn khởi động - Cán sự lớp điều khiển - GV tổ chức ôn luyện theo tổ do tổ trưởng điều khiển. - GV quan sát nhắc nhở. - GV phổ biến nội dung kiểm tra. - GV gọi 3-5 em lên thực hiện một - GV quan sát nhận xét, đánh giá mức độ thực hiện. - GV phổ biến cách đánh giá. - Nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. - GV phổ biến chơi theo 2 tổ do tổ trưởng điều khiển. - GV quan sát cổ vũ. - GV hướng dẫn thả lỏng. - Nhận xét kết quả ôn luyện. - Dặn dò về nhà ôn tâng cầu bằng đùi và mu bàn chân x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Lắng nghe. - HS 3-5 em lên thực hiện. - Lắng nghe. - Lắng nghe - HS chơi theo 2 tổ. x x x x x x x x x Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011 Toán Tiết 152 : Luyện tập I/ Mục tiêu: Sau bài học: - Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành đặt tính, tính và giải bài toán. - Rèn kĩ năng tính toán cho HS II/Đồ dùng dạy học: Thước, bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ:Cho HS làm lại bài tập 3 tiết trước. - GV cho điểm 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b- Luyện tập: *Bài tập 1 (160): Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (160): Tính bằng cách thuận tiện nhất - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (161): - Mời 1 HS nêu yêu cầu, cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV củng cố về cách tính tỉ số phần trăm. Tính 1 số % của 1 số 3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. 2 HS làm bài HS nhận xét chữa bài *Kết quả: a) ; ; b) 860,47 ; 671,63 *VD về lời giải: c) 69,78 + 35,97 +30,22 = (69,78 + 30,22) + 35,97 = 100 + 35,97 = 135,97 d) 83,45 – 30,98 – 42,47 = 83,45 – ( 30,98 + 42,47) = 83,45 – 73,45 = 10 Bài giải: Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hằng tháng là: (số tiền lương) a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là: 1 – = (số tiền lương) = 15% b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là: 4 000 000 : 100 x 15 = 600 000 (đồng) Đáp số: a) 15% số tiền lương b) 600 000 đồng. Chính tả (nghe – viết): Tà áo dài Việt Nam I/ Mục đích yêu cầu: - Nghe và viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam. - Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương. II/ Đồ dùng ... iều khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi: + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống? - Bước 2: Làm việc cả lớp + Mời đại diện một số nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Đạo đức: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2) I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững. - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. II/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ bài 14. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2- Hoạt động 1: Giới thiệu tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2, SGK). *Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước. *Cách tiến hành: - Một số HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ). - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : (SGV trang 61) - HS giới thiệu theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét. 2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK *Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. *Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1. - Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của bài tập. - Mời một số nhóm HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + a, đ, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + b, c, d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + Con người cần biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên. 2.4- Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK *Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên. *Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi: Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình. 3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011 Toán: Tiết 155 : Phép chia I/ Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm. II/Đồ dùng dạy học: Thước, bảng nhóm. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2- Kiến thức a) Trong phép chia hết: - GV nêu biểu thức: a : b = c + Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên? +Nêu một số chú ý trong phép chia? b) Trong phép chia có dư: - GV nêu biểu thức: a : b = c (dư r) 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (163): Tính rồi thử lại (theo mẫu). - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra nhận xét trong phép chia hết và trong phép chia có dư. - Cho HS làm vào nháp. Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (164): Tính - Mời 1 HS đọc yêu cầu, cách làm. - Cho HS làm bài vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (164): Tính nhẩm - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (164): Tính bằng hai cách - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. 2 em chữa bài Lớp nhận xét bổ sung + a là số bị chia ; b là số chia ; c là thương. + Chú ý: Không có phép chia cho số 0 ; a : 1 = a ; a : a = 1 (a khác 0) ; 0 : b = 0 (b khác 0) + r là số dư. (số dư phải bé hơn số chia) Lời giải: 8192 : 32 = 256 Thử lại: 243 24 = 8192 b) 15335 : 42 = 365 (dư 5) Thử lại: 365 42 + 5 = 15335 b) 75,95 : 3,5 = 21,7 Thử lại: 21,7 3,5 = 75,95 97,65 : 21,7 = 4,5 Thử lại: 4,5 21,7 = 97,65 *Kết quả: a) ; b) VD về lời giải: a) 250 4800 950 250 4800 7200 VD về lời giải: b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 Hoặc : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 1,26 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) I/ Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy. - Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy. II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (133): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. - Mời HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy. - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ từng câu văn, chú ý các câu văn có dấu phẩy, suy nghĩ làm việc cá nhân. - Cho HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu. - Mời một số học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2 (133): - Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi. - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu kẻ bảng ND ; mời 3 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh - Ba HS nối tiếp trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 3 (134): - Mời 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. - GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí các em cần phát hiện và sửa lại cho đúng. - Cho HS làm bài theo nhóm 4. - Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng. *Lời giải : Các câu văn TD của dấu phẩy +Từ những năm 30tân thời. Ngăn cách TN với CN và VN +Chiếc áo tân thời đại, trẻ trung. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Trong tà áo dài thanh thoát hơn. Ngăn cách TN với CN và VN. Ngăn cách các chức vụ trong câu. +Những đợt sóng vòi rồng. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. +Con tàu chìm các bao lơn. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. *Lời giải: Lời phê của xã Bò cày không được thịt. Anh hàng thịt đã thêm Bò cày không được, thịt. Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào Bò cày, không được thịt. *Lời giải: - Sách ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa) - Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Ma-chi-gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí một dấu phẩy) - Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí một dấu phẩy). 3- Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh I/ Mục đích yêu cầu: - Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý riêng của mình. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2- Hướng dẫn HS luyện tập:*Bài tập 1: - Mời 4 HS nối tiếp đọc 4 đề bài. Cả lớp đọc thầm. - Mời một HS đọc phần gợi ý. - GV nhắc HS : + Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu. + Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng. - HS làm bài cá nhân. GV phát bút dạ bảng nhóm cho 4 HS (làm 4 đề khác nhau) làm. - Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm mang dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày. - Cả lớp NX, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. - Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. *Bài tập 2: - Mời HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS trình bày dàn ý trong nhóm 4. - Mời đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất. 3 - Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32. *VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu): - Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng. - Thân bài: + Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế + Thầy (cô) hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường + Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường + Tiếng trống vang lên HS ùa vào các lớp học. - Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui. Hoạt động tập thể: Sơ kết tuần I- Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu , nhược điểm của bản thân, tổ, của lớp trong tuần. - Có biên pháp khắc phục nhược điểm, phát huy những ưu điểm. - Thực hiện phương hướng tuần tới, phát động thi đua chào mừng ngày 30/ 4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và ngày Quốc tế Lao động 1/5 . II - Nội dung: 1- ổn định: 2- Đánh giá sơ kết tuần: a. Lớp trưởng báo cáo lại tình hình chung của lớp. + Nề nếp: Điểm nề nếp: Điểm học tập: Xếp loại ngày học tốt: + Xếp loại thi đua: tuyên dương tổ: Lớp phó: nhận xét tình hình học tập của lớp, nhận xét tình hình tu dưỡng rèn luyện, thực hiện mọi nề nếp của các bạn trong lớp. GV và HS nhận xét bổ sung những ưu, khuyết điểm trong tuần qua. Tuyên dương : Nhung, Hải, Thắng Phê bình : Một số bạn nam còn nói chuyện riêng trong giờ, chưa chú ý nghe giảng, lười học. 3. Đề ra phương hướng tuần tới: - Duy trì các hoạt động của lớp tập trung cho việc học tập, ôn tập cuối năm - Chấm dứt hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ. - Lớp học một số bài hát về đất nước, về Bác Hồ. - Hoàn thành các khoản thu nộp theo đúng quy định của nhà trường và địa phương 4. Vui văn nghệ: Lớp phó văn thể tổ chức cho các bạn vui văn nghệ: tổ chức hát, kể chuyện dưới nhiều hình thức đơn ca tốp ca.... Các bài hát thuộc chủ đề hát về đất nước, về Bác Hồ , về Đội.
Tài liệu đính kèm: