Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 11 - Trường Tiểu học An Lập

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 11 - Trường Tiểu học An Lập

Tập đọc

Tiết 21: Chuyện một khu vườn nhỏ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả; đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảy của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Thấy được vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ; hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Từ đó có ý thức làm đẹp môi trường, có tình yêu quê hương, đất nước.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luỵên đọc diễn cảm.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 11 - Trường Tiểu học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 11
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Sáng
Tập đọc
Tiết 21: Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả; đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảy của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Thấy được vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ; hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Từ đó có ý thức làm đẹp môi trường, có tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luỵên đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số 
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
	Dạy - học bài mới
a/ HĐ 1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài => nhận xét.
- GV chia đọan: 3 đoạn. (Như SGK)
- HS đọc tiếp nối các đoạn trong bài:
+ Lần 1. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ghi từ khó đọc cho HS đọc lại. 
+ Lần 2. GV kết hợp sửa sai cho HS và cho HS giải nghĩa từ khó.
+ HS đọc tiếp nối đoạn lần 3.
- Cho HS đọc theo nhóm bàn.
b/ HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
	- HS đọc thầm đoạn 1, TLCH:
	+/ Bé Thu thích ra ban công để làm gì? 
	(Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây cối, nghe ông rủ rỉ giảng giải về các loài cây.
	- Đoạn 2:
	+/ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì?
	(Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước; Cây hoa ti - gôn: thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra ...
	- Đoạn 3:
	+/ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
	(Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.)
	+/ Em hiểu đất lành chim đậu là thế nào?
	(Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để sinh sống, làm ăn...)
	- HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét chung.
	- HS nêu đại ý của bài.
Đại ý: Bài văn tả vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ và thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu
c/ HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- GV treo bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng, gạch chéo những chỗ cần ngắt nghỉ và HDHS đọc diễn cảm. 
+ Giọng bé Thu: Đọc thể hiện sự hồn nhiên, nhi nhảnh.
+ Giọng ông đọc chậm rãi, thể hiện sự hiền từ.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm, thi đọc trước lớp, nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương các em đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV n/ xét tiết học.
- Luyện đọc, chuẩn bị bài Tiếng Vọng. 
Đạo đức
Tiết 11: Thực hành giữa học kì 1
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố những kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức vào thực tế.
- Thực hành Nhớ ơn tổ tiên, giúp đỡ bạn bè...
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu
 Bài giảng
a/ Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi để giúp HS củng cố kiến thức.
- HS trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
b/ Hoạt động 2: Thực hành.
- GV nêu các tình huống về nội dung Có trách nhiệm về việc làm của mình, Nhớ ơn tổ tiên, giúp đỡ bạn bè... yêu cầu HS thực hành.
* Lớp chia nhóm.
- Nhóm trưởng diều khiển nhóm mình đóng vai thực hành các nội dung trên.
- Các nhóm trình diễn trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
- GV tuyên dương, ghi điểm các nhóm thực hiện tốt.
3/ Củng cố-dặn dò.
- Tóm tắt, nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài.
Chiều
Lịch sử
Tiết 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945.
- Lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện đó. 
- Có lòng yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	 - GV: Kẻ sẵn bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945. Giấy khổ to kẻ sẵn các ô chữ của trò chơi: ô chữ kì diệu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a/ HĐ: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945.
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
- GV chọn 1 HS giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê, sau đó hướng dẫn HS này cách đặt câu hỏi cho các bạn về từng sư kiện.
+/ Ngày 1/9/1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
+/ Sự kiện lịch sử này có nội dung cơ bản, (ý nghĩa) là gì?...
- GV theo dõi và làm trọng tài HS khi cần thiết.
b/ HĐ2: Trò chơi ô chữ kì diệu.
- GV giới thiệu trò chơi: ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc.
- GV nêu cách chơi.
- GV chia lớp thành 3 đội mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm cổ động viên.
- Tổ chức cho HS chơi: GV gợi ý cho từng hàng trong ô chữ và đáp án (ô chữ không có dấu).
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS đã chuẩn bị bài tốt.
Tiếng Việt (ôn)
Luyện đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.
- Hiểu được tình cảm yêu mến thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
- Có ý thức tự giác trong học tập. Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách GK, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
Giới thiệu bài 
Bài ôn
a/ HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
- HD chia đoạn và gọi học sinh đọc: 5 đoạn nhỏ.
- Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một đoạn) kết hợp tìm hiểu chú giải.
- Đọc từ khó (sgk)
- Đọc theo cặp (mỗi em một đoạn)
- Một em đọc cả bài.
* HS nêu lại nội dung chính của bài.
b/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Đọc nối tiếp.
- Luyện đọc nhóm.
- 3 - 4 em thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp nhận xét.
- GV uốn nắn sửa sai
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Thể dục
(Soạn riêng)
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Sáng
Khoa học
Tiết 21: Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	 - Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồứ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
 	 - Biết cách phòng tránh một số bệnh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, nhiễm HIV/ AIDS.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: GTB
	Bài ôn
a/ HĐ1: Thực hành vẽ tranh cổ động.
* Giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm: Quan sát các hình SGK thảo luận từng hình. Từ đó đề xuất tranh vẽ nhóm mình cùng nhau vẽ.
- Cho các nhóm trình bày vẽ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét chung các bức tranh.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện một HS lên thuyetỏ trình theo nội dung từng bức tranh.
* Nhận xét chung .
- Bình chọn tuyên truyền viên xuất sắc.
HĐ2: Trò chơi đóng hoạt cảnh
* Chia nhóm, phân công nội dung.
- Yêu cầu: Đóng được hoạt cảnh có nội dung tự chọn về các bệnh đã học.
- Các nhóm chọn nội dung và đóng
- Yêu cầu trình bày trước lớp.
* Nhận xét nội dung tuyên truyền, cách chữa bệnh, lời đối thoại nhân vật theo từng tranh.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Tiết 21: Đại từ xưng hô
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bắt đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	Bảng phụ viết sẵn đoạn văn 1/phần nhận xét. Giấy khổ to chép đoạn văn ở câu 2 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a/ HĐ 1: Tìm hiểu bài (nhận xét)
*Cho HS đọc bài 1.
- GV giao việc: trong các từ Chị, chúng tôi, ta, các người các em phải chỉ rõ từ nào chỉ người nói, từ nào chỉ người nghe, từ nào chỉ người hay vật mà câu chuyện nói tới.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt: Những từ in đậm trong đoạn văn được gọi là đại từ xưng hô. Những từ này được người nói dùng để tự chỉ mình, chúng tôi, ta.
- Đại từ xưng hô được chia theo 3 ngôi.
+ Ngôi thứ nhất tự chỉ.
+ Ngôi thứ 2 chỉ người nghe.
+ Ngôi thứ ba chỉ người, vật mà câu chuyện nói tới.
* Cho HS đọc bài 2.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại: Ngoài cách dùng đại từ để xưng hô, người Việt Nam còn dùng danh từ chỉ người để xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác.
* Cho HS đọc bài 3.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
+ Với thầy, cô giáo: em, con.
+ Với bố mẹ: bố, ba, cha, thầy, tía, má, mẹ
+ Với anh chị, em: Em, anh, chị
+ Với bạn bè: bạn, cậu tớ..
- GV: khi xưng hô, các em nhớ căn cứ vào đối tượng giao tiếp để chọn lời xưng hô cho phù hợp.
* Cho HS đọc phần ghi nhớ.
b/ HĐ 2: Luyện tập 
* Bài 1. HS đọc yêu cầu.
- GV giao việc.
 	+/ Tìm từ xưng hô ở từng ngôi trong đoạn văn?
+/ Nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng từ đó trong đoạn văn?
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
* Bài 2. HS đọc yêu cầu.
- GV giao việc: Các em đọc đoạn văn; Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, ta để điền vào chỗ trống của đoạn văn sao cho đúng.
- Cho HS làm bài GV dán giấy khổ to đã chép đoạn văn lên bảng và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại:
(Thứ tự các từ cần điền: Tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta.)
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
Kĩ thuật
Tiết 21: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 - Có ý thức giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát. Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK. Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài.
Dạy bài mới:
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- HS đọc nội dung mục 1 SGK – Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn, bát đũa sau bữa ăn.
 - GV nhận xét và tóm tắt nội dung hoạt động 1.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 - HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
 - HS quan sát hình mục 2 SGK – So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách trong SGK.
 - GV hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn v ... ét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài.
Luyện từ và câu
Tiết 22: Quan hệ từ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng thấy được tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ cho trước.
- Rèn kĩ năng đặt câu có sử dụng quan hệ từ.
- Rèn tư thế ngòi học, viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: SGK, bảng phụ.
HS: SGK, vở BT
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là đại từ xưng hô?
2. Bài mới.
Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới.
a/ Nhận xét.
* HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
+ Câu a: từ và dùng để nối các từ say ngây và ấm nóng.
+ Câu b: từ của dùng để nối các từ ngữ tiếng hót dìu dặt và Hoạ Mi.
+ Từ nhưng dùng để nối hai câu trong đoạn văn biểu thi quan hệ đối lập.
- GV tóm lại những từ in đậm trong các ví dụ trên dùng để nôí các từ trong một câu..
* HĐ 2: HDHS làm bài 2.
- HS đọc yêu cầu của bài 2.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
+ Câu a: Nếu/ thì.
+ Câu b: Tuy/ nhưng.
- Gv kết luận: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ.
b/ Ghi nhớ.
- Cho HS đọc nội dung ở phần ghi nhớ trong SGK.
c/ HD HS làm bài tập.
* Bài 1.
- HS đọc yêu cầu bài 1, HS làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng:
Câu a:
- Từ và có tác dụng nối các từ nước với hoa cùng giữ chức vụ chủ ngữ.
- Từ của có tác dụng nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi; quan hệ sở hữu.
Câu b:
-Từ và có tác dụng nối to với nặng cùng bổ sung, ý nghĩa cho danh từ hạt mưa..
Câu c....
- GV chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2.
- Câu a: Cặp quan hệ Vì /nên biểu thị quan hệ đối lập.
- Câu b: Cặp quan hệ Tuy / nhưng biểu thi quan hệ đối lập.
* Bài 3.
	- Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm việc và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen những HS đặt câu, câu hay.
3/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010
Sáng Chính tả (Nghe - viết) 
Tiết 11: Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe viết đúng chính tả bài Luật Bảo vệ môi trường. Hiểu và nắm được cách trình bày một điều cụ thể trong bộ luật nhà nước.
- Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu l/n; Làm được bài tập 2(a), bài 3 (a). 
- Rèn kĩ năng nghe - viết và trình bày bài.
- Rèn tư thế ngồi viết .
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV:Phiếu để ghi các cặp tiếng cho HS bốc thăm. Bút dạ và băng dính phiếu khổ to để HS làm bài tìm từ nhanh.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới.
a/ HĐ 1: Viết chính tả.
* HD viết chính tả: 
- HS đọc bài chính tả.
- Luyện viết những từ ngữ khó: suy thoái, khắc phục.
- GV đọc cho HS viết CT: GV đọc từng câu hoặc vế câu, mỗi câu hoặc vế câu đọc 2 - 3 lần.
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt, HS nghe và soát bài.
* Chấm chữa bài: GV chấm 5=>10 bài.
- GV nhận xét chung.
b/ HĐ 2: Luyện tập
Bài 2 (104) 
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài 2a.
- Tổ chức cho HS làm bài theo hình thức chơi TC: Ai nhanh hơn?
*GV: Cách chơi như sau: 5 em cùng lên bốc thăm 1 lúc. Khi có lệnh của GV, cả 5 em viết nhanh lên bảng từ ngữ mình tìm được. Các em còn lại nhận xét. Em nào viết đúng, nhanh là thắng.
- GV nhận xét và khẳng định những từ ngữ HS tìm đúng.
+Câu 2b: Cách làm như câu 2a.
Bài 3: GV chọn 3a.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 3.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả GV phát phiếu cho HS .
- GV nhận xét và khen nhóm tìm được đúng, nhiều từ ngữ.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
Địa lí
Tiết 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về ngành lâm ngiệp và ngành thuỷ sảnở nước ta.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng. Không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
	- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và sự phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
	- Ngội học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy - học:
	 - GV:Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK. Các hình ảnh về chăm sóc và bảo vệ rừng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Phiếu học tập của HS.
 - HS : sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
Giới thiệu bài mới:
	Dạy - học bài mới.
a/ HĐ1: Ngành lâm nghiệp.
- GV treo sơ đồ các hoat động chính của Lâm nghiệp và yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để nêu các hoạt đông của lâm nghiệp.
- GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng.
+/ Việc khai thác gỗ, và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
(trồng trọt và bảo vệ rừng).
- GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS.
+/ Bảng số liệu thống kê về điều gì? Dựa vào bảng có thể nhận xét về vấn đề gì?
(Bảng số liệu thống kê về diện tích rừng của nước ta. Dựa vào bảng số liệu có thể nhận xét được về diện tích rừng của nước ta theo các năm 1980; 1995; 2004).
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng phân tích bảng số liệu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
+ Từ năm 1995 năm 2004, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- GV hỏi thêm:
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
+ Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng?
b/ HĐ 2: Ngành thuỷ sản.
- GV treo biểu đồ sản lượng thuỷ sản và nêu câu hỏi giúp HS nắm được các yếu tố của biểu đồ.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu bài tập trình bày đăc điểm của ngành thuỷ sản nước ta.
KL: Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản: bờ biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản của người dân ngày càng tăng ....
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
	- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau: Công nghiệp
Chiều
Khoa học
Tiết 11: Tre, mây, song
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
 - Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
 - Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Thông tin và hình trang 46, 47 SGK. Phiếu học tập. Một số tranh ảnh đồ dùng được làm từ tre, mây, song.
	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
GT bài:
Nội dung:
a/ HĐ1: Quan sát và thảo luận nhóm 2 (Làm việc với SGK).
* MT: HS nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song. Nêu cách bảo quản các đồ dùng sử dụng trong nhà làm từ mây, tre, song.
* Tổ chức hướng dẫn: 2 HS trao đổi viết vào giấy trình bày.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Công dụng
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét chốt ý.
* Yêu cầu làm việc theo nhóm: Quan sát các hình SGK và hoàn thành bài tập
Hình
tên sản phẩm
tên vật liệu
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
- Cho HS trả lời cá nhân:
+ Kể tên các đồ dùng làm bằng tre, mây, song mà em biết.
+ nêu cách bảo quản các đồ dùng làm từ tre, mây, song trong nhà bạn.
- Cho HS nêu miệng.
* Nhận xét rút kết luận: Tre, mây, song làm ra các vật liệu phổ biến của nước ta, các đồ dùng cần chống ẩm mốc.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 22: Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ được cách trình bày một lá đơn.
- Biết cách viết một lá đơn; trình bày gọn, rõ ràng, đầy đủ nguyện vọng trong đơn.
	- Rèn kĩ năng viết đơn.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy - học:
	 - GV: Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3. Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn dùng trong tiết học.
 - HS: SGK, vở BT
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới.
Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới
a/ HĐ 1: Chọn đề bài.
- Cho HS đọc các đề bài đã cho.
- Gv giao việc.
- Đọc các đề bài trong SGK.
- Chọn một trong các đề bài đã đọc.
- Dựa vào yêu cầu của đề bài em chọn để xây dựng một lá đơn.
b/ Xây dựng mẫu đơn.
- GV hướng dẫn GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn lên.
- GV hướng dẫn cách điền vào đơn theo mẫu đã cho. GV phải hướng dẫn cụ thể cách viết ngày, tháng năm..
- GV nhắc HS lựa chọn nội dung để điền cho vừa vào chỗ trống.
c/ Viết đơn.
- Cho HS viết đơn.
- Cho HS trình bày đơn.
- GV nhận xét và khen những HS viết đơn đúng, trình bày sạch, đẹp.
3/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 11
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới. 
II/ Các hoạt động:
* Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng nhận xét tổ mình.
- Lớp phó học tập nhận xét học tập chung của lớp.
- ý kiến cá nhân trong tổ.
* Giáo viên nhận xét chung:
- ưu điểm:	 
- Nhược điểm:
+ Một số em còn lười học, chưa thuộc bài trước khi đến lớp, 1 số em chưa chú ý trong học tập, trong lớp còn hay mất trật tự, làm việc riêng, hay quên đồ dùng học tập, chưa có ý thức tự giác trong việc trồng và chăm sóc bồn hoa...
 + Chữ viết của các em chưa tiến bộ, chưa đúng mẫu, trình bày bài chưa đẹp.
III/ Phương hướng tuần 12:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập. 
- Chăm sóc công trình măng non của lớp được phân công.
- Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt chào mừng ngày 20/11.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 11.doc