Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

TẬP ĐỌC

Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: công trường, hoà sắc, buồng máy, mảng nắng,

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra:

- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi cuối bài.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: công trường, hoà sắc, buồng máy, mảng nắng, 
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi cuối bài.
B. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc và rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
b) Tìm hiểu bài.
- Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 4.
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ.
- Học sinh nêu ý nghĩa bài.
- 4 học sinh đọc nối tiếp
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
- Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
- Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chấc phác.
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay dầu mỡ.
- 4 học sinh luyện đọc theo cặp.
- Học sinh luyện đọc trước lớp.
- Thi đọc trước lớp.
- Học sinh nêu ý nghĩa.
4. Củng cố- dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà luyện đọc bài.
------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 21: Ôn tập: bảng đơn vị đo dộ dài
I. Mục tiêu:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
- Kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
 Bài 1: - Hướng dẫn học sinh thảo luận, điền cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: 
- HD Học sinh làm cá nhân và chữa bài.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Học sinh thảo luận – trình bày.
Lớn hơn km
mét
Bé hơn mét
Km
Hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
=10hm
1hm
=10dam
= km
1dm
= 10m
= hm
1m
= 10dm
= dam
1dm
= 10cm
= m
1cm
=10mm
= dm
1mm
= cm
- Hai đơn vị đo độ dài liên kề nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần.
- Học sinh làm bài- chữa bài.
135m = 1350dm
342dm = 3420cm
15cm = 150mm
8300m= 830dam
4000m = 40hm
25000m = 25km
1mm= cm
1cm = m
1m = km
- Học sinh thảo luận, trình bày.
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP HCM là:
 791 + 144 = 935 (km)
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TP HCM là:
 791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: a) 935 km
 b) 1726 km.
C. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 9: Thực hành: nói “không đối với các chất gây nghiện”
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: 
- Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 sgk.
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Một số phiếu bài tập
III. Các hoạt động lên lớp:
A. Bài cũ: 
- 2 HS nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
1) Hút thuốc lá có hại gì?
2) Uống rượu bia có hại gì?
3) Sử dụng ma tuý có hại gì?
- Giáo viên kết luận.
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu.
- Giáo viên phân 3 nhóm: mỗi nhóm có câu hỏi liên quan đế
n tác hại của từng loại: thuốc lá, rượu bia và ma tuý.
- Kết thúc hoạt động nếu nhóm nào điêm cao là thắng cuộc.
- Học sinh làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trong sgk và hoàn thành bảng sgk.
- Học sinh trình bày, bổ sung ý kiến
- Gây ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
- Có hại cho sức khoẻ và nhân cách của người nghiện rượu, bia.
- Sức khoẻ nị huỷ hoại, mất khả năng lao động, học tập, hệ thần kinh bị tổn hại.
- Khi lên cơn nghiện, không làm chủ được bản thân người nghiện có thể làm bất cứ việc gì ngay cả ăn cắp, cướp của, giết người 
- Học sinh đọc lại.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo còn 3 đến 5 ban tham gia chơi.
- Đại diện nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 5: Có chí thì nên
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Trong cuộc sống, con người thường có những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định những thuận lợi khó khăn, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 	
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương Trần Bảo Đồng
- GV HD hs đọc thông tin SGK
- NHận xét, kết luận
- Học sinh đọc thông tin về Trần Bảo Đồng 
- Thảo luận câu hỏi 1, 2, 3 sgk.
- Đại diện nêu ý kiến trả lời
 - Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Chia nhóm, HD thảo luận	 - Học sinh thảo luận.
+ Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
+ Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
	 - Lớp thảo luận, đại diện trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 1, 2 sgk.
- HD hs trao đổi cặp và trả lời câu hỏi của bài tập.
- Giáo viên nhận xét.
- Ghi nhớ SGK
- Học sinh trao đổi cặp.
- Tán thành hay không từng trường hợp 
- Học sinh nêu ý kiến, bổ sung cho bạn.
- HS đọc thuộc ghi nhớ.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs về ôn tập bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Toán- LT
 Ôn tập giải toán
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Rèn kĩ năng giải toán và vận dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập toán
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm lại BT2,3 tiết trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. HD học sinh làm và chữa bài tập
*Bài tập 1
- HD hs tóm tắt, làm bài
Tóm tắt
10 người: 4 ngày
5 người:ngày?
- GV nhận xét, chốt lời giải.
* Bài tập 2: 
-GV HD để học sinh tìm được số người còn lại sau khi chuyển 80 người.
- 40 người so với 120 người thì giảm đi mấy lần?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Học sinh đọc đề bài
- Làm vở, chữa bài.
- Giải:
1 người làm xong công việc hết số ngày là: 
 4 x 10 = 40 (ngày)
5 người làm xong công việc hết số ngày là: 
 40 : 5 = 8 (ngày)
 Đáp số: 8 ngày
- HS tóm tắt, chữa bài.
 120 người :18 ngày
Chuyển 80 người:..ngày?
- Nêu cách giải, chữa bài.
- Số người còn lại là: 120 – 80 = 40
- Tìm mối liên hệ giữa số người ăn và số ngày để ăn hết số gạo dự trữ: số người giảm đi 3 lần thì số ngày tăng lên 3 lần.
- Một học sinh làm trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn hs về chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Tự học
 Ôn tập về cấu tạo của tiếng
 I. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng phhan tích cấu tạo của tiếng theo mẫu có sẵn
- Củng cố kĩ năng viết dấu thanh, phân biệt các tiếng có vần ưa/ ươ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Nêu qui tắc viết dấu thanh.
B. Luyện tập:
*Bài tập 1:Chép vần của từng tiếng ở cột A vào ô trống thích hợp ở cột B 
	A B
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Lượn
ươ
n
Trường
ươ
ng
Được 
Cười
Bừa
Nhựa
Ngựa
*Bài tập 2: Điền tiếng có chứa ươ hoặc ưa vào chỗ trống.
- HD hs làm và chữa bài
Nóng như.
Chạy như...
 dầm thấm lâu.
sao được vậy. 
- Học sinh nêu miệng.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Chữa bài vào vở.
- Học sinh điền lần lượt các tiếng: lửa, lươn, mưa, ước.
- Nhận xét cách viết dấu thanh ở tiếng có âm chính là nguyên âm đôi.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà hoàn thiện bài tập.
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Tiết 10: Ê- mi- li, con...
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của 1 công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Học thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
- Đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi của bài.
B. Dạy bài mới: 
a) Luyện đọc:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ theo từng khổ.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.
b) Tìm hiểu bài:
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ?
- Chú Mo-ri-Xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- Nêu ND của bài thơ
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-HD đọc diễn cảm khổ thơ 3, 4.
- GV cho học sinh thi học diễn cảm và học thuộc lòng.
- Học sinh đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ.
- Học sinh đọc từng khổ.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
- Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. 
- Học sinh đọc khổ thơ cuối.
- Hành động của chú Mo-ri-xơn là cao đẹp, đáng khâm phục.
- HS nêu ND bài.
- Học sinh đọc lại.
- 4 học sinh đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng 
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
----------------------------------------- ... chán chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Chạy theo một hàng dọc quanh sân
- Tròn chơi: diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản.
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi sai.
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS. Biểu dương thi đuấcc tổ.
b. Chơi trò chơi: nhảy đúng, nhảy nhanh.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích lại cách chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận xét biểu dươngtổ tích cực.
3. Phần kết thúc.
- GV cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS tập hợp, khởi động.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * * 
 GV
- Cạn sự lớp điều khiểnlớp tập.
* * * *
* * * * *
* * * *
* * * *
- Tập cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn
- Tập hợp, thả lỏng.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
 GV
--------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 10: Từ đồng âm
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Nhận diện một số từ đồng âm trong giao tiếp. Phân biệt nghĩa các từ đồng âm.
II. Đồ dùng dạy học:	
- Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên giống nhau.
III. Các hoạt động lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên đọc đoạn văn miêu tả thanh bình của miền quê hoặc thành phố.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi.
- Nêu đúng nghĩa của mỗi từ
- Giáo viên chốt lại.
- Tìm thêm một số cặp từ đồng âm nhưng khác nghĩa
3. Hoạt động 2:
- Ghi nhớ: SGK
4. Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi
- Nêu ND yêu cầu bài và HD hs làm bài tập.
- Gọi đại 1, 2 cặp lên nói.
5. Hoạt động 4: Làm cá nhân.
- Cho đọc câu đã đặt.
- Nhận xét.
6. Hoạt động 5: Thảo luận:
- Giáo viên đọc câu đố.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận, trả lời.
- tàu ăn than/ ăn cơm, con bò/kiến bò, 
- 2, 3 HS đọc và HTL Ghi nhớ, SGK.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Học sinh làm và chữa bài.
 + Đá 1: Chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất.
 Đá 2: đưa chân nhanh, hất mạnh bóng cho ra xa.
 + Ba1: người đàn ông đẻ ra mình.
 Ba2: số tiếp theo số 2.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh làm ra vở, chữa bài.
- Mẹ mua cho em chiếc bàn học mới.
 Bố mẹ bàn chuyện đi du lịch.
- Đọc yêu cầu bài 4.
- Học sinh trả lời.
C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn hs về ôn tập bài. 
--------------------------------------------------------
Toán
	Tiết 24: 	Đề ca mét vuông. héc tô mét vuông
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hình thành biểu thức ban đầu về Đề-ca-mét vuông, Héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, hec-tô-met vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ dạy Các đơn vị đo diện tích.
III. Các hoạt động lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.
- GV giới thiệu hình vuông cạnh 1dam.
- Yêu cầu học sinh tính diện tích hình vuông cạnh 1dam.
- GV nêu: 1dam2 là diện tích của 1 hình vuông có cạnh 1dam.
- HD cách đọc đơn vị đo diện tích dam2 , kí hiệu. 
- Tìm mối quan hệ với m2.
3. Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích m2
- HD học sinh nhận xét về đơn vị đo Mét vuông 
4. Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: Cho hs làm miệng 
- Cho học sinh đọc số đo diện tích của đơn vị dam2, hm2.
* Bài 2: 
- Cho hs làm, chữa bài.
* Bài 3: Làm nhóm:
- Hướng dẫn cách đổi đơn vị.
- Chia lớp làm 3 nhóm.
- Nhận xét, chữa.
- HS quan sát, nhận xét hình vuông.
- Học sinh nêu: 
 1dam x 1dam = 1 dam2
1dam2 = 100m2 vì 1dam = 10m nên diện tích của hình vuông cạnh 1dam gồm 100 ô có diện tích là 1 m2
- Học sinh đọc nối tiếp từng số đo.
- Đọc yêu cầu bài 3.
 760 m2 = 7 dam2 60 m2
 2 dam2 = 200 m2
- HS làm vở, chữa bài.
- Đại diện lên trình bày.
C. Củng cố- dặn dò: - NX tiết học, củng cố nội dung bài.
--------------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 5: Kể chuyện đã nghe- đã đọc
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết kể một câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách, báo, truyên gắn với chủ điểm hoà bình.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 	
- 2 HS kể lại theo tranh (2 đến 3 đoạn) câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
B. Bài mới: 	
1. Hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu giờ học.
- Giáo viên viết đề lên bảng ggạch chân những tư trọng tâm của đề.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
- Kể tên một số câu chuyện các em đã học sgk?
- Giáo viên hướng dẫn.
b) Học sinh thực hành kể và trao đổi nội dung câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh đọc đề và nháp.
- Anh bồ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
 Những con sếu bằng giấy; 
- Một số học sinh giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- Học sinh kể theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- NHận xét bài kể của các bạn.
C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Toán
Tiết 25: Mi-li-mét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích; chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác.

II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết các đơn vị đo diện tích.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
- Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học từ bé đến lớn
+ Để đo đơn vị di tích nhỏ hơn cm2 người ta dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
+ Kí hiệu mm2.
- 1mm2 là diện tích hình vuông có cạnh như thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn?
- GV treo bảng phụ.
3. Hoạt động 3: Thực hành 
* Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, chốt lời giải.
* Bài 2,3: Như bài 1
- GV chấm điểm, nhận xét.
- cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
- HS đọc và viết đơn vị mới học
- Hình vuông có cạnh 1mm.
- Học sinh nêu các đơn vị đo diện tích, hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
- Học sinh làm, chữa bài.
1 cm2 = 100 mm2 2 dm2 = 2000 mm2
1 m2 = 100 dm2 5 dm2 = 500 cm2
- HS làm vở và chữa bài.
C. Củng cố- dặn dò: - Học thuộc bảng đơn vị đo diện tích và làm lại bài tập.
-----------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 10: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn: biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
- Nắm được yêu cầu của bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết một số lỗi cơ bản trong bài viết của học sinh.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 	
B. Bài mới: 
a) Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi trong bài văn.
- Giáo viên chép đề lên bảng.
- Treo bảng phụ viết một số lỗi cơ bản trong bài viết của học sinh.
- Nhận xét chung kết quả cả lớp.
- Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình:
 + Lỗi chính tả
 + Lỗi diễn đạt.
 + Lỗi viết câu, dùng từ
b) Trả bài.
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Yêu cầu học sinh viết lại một đoạn văn đã viết sai.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn vừa viết.
- Học sinh đọc đề và nháp.
- HS đọc lại các lỗi
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự sửa lỗi của mình.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung giúp đỡ bạn sữa lỗi cho hợp lý.
- Đọc lại bài viết, phát hiện lỗi.
- Một số học sinh trình bày đoạn văn đã viết lại.
- Một số hs đọc bài vừa viết.
C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn hs về ôn tập bài, hoàn thiện bài văn. 
-----------------------------------------------------------
Địa lý
Tiết 5: Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Chỉ trên bản đồ vùng biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng.
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
- ý thức sự cần thiết phải bảo vệ, khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam, bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 2 HS nêu lại vai trò của sông ngòi nước ta?
B. Bài mới:
1. Vùng biển nước ta.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ, nói vùng biển nước ta rộng thuộc Biển Đông.
2. Đặc điểm của vùng biển nước ta.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Học sinh quan sát lược đồ SGK.
- Học sinh trao đổi, nêu ý kiến.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc sgk và hoàn thành bảng sau vào vở.
Đặc điểm của vùng biển nước ta
ảnh hưởng đối với đời sống sản xuất của nhân dân.
- Nước không bao giờ đóng băng.
- Miên Bắc và miền Trung hay có bão.
- Hàng ngày biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống.
- Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
- Gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
- Nông dân vùng ven biển thường lợi dụng thuỷ chiều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản.
3. Vai trò của biển: Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên, đường giao thông quan trọng. Ven biển có những nơi du lịch, nghỉ mát.
- Nhóm khác nhận xét.
Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs về ôn tập bài, chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Nhận xét hoạt động tuần 5
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
- HS hát đầu giờ, ổn định lớp.
	2. Sinh hoạt.
a) GV nhận xét chung 2 mặt: 
 - Đạo đức 
 - Văn hoá.
	 - Lớp trưởng nhận xét.
	 - Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
- Biểu dương những học sinh có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
b) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm.
- Thi đua học tập giành nhiều điểm 9, 10 để kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs phát huy những ưu điểm của tuần để tuần sau tốt hơn.
- Nhắc hs ôn tập bài, chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 5.doc