Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học II (chi tiết)

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học II (chi tiết)

TẬP ĐỌC:

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc lưu loát, toàn bài:

+ Đọc đúng : diều, kinh ngạc, trí nhớ, trang sách, chăn trâu, lưng trâu, Trạng nguyên,

+ Đọc diễn cảm : Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.

-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyện khi mới 13 tuổi.

- Giáo dục học sinh cần kiên trì chịu khó trong học tập và rèn luyện thì mới đạt kết quả tốt.

II.Chuẩn bị:

 GV: Chuẩn bị tranh minh họabài dạy.

 HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học II (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
 Ngày soạn : 11/11/2006
Ngày dạy : Thứ hai ngày 13 / 11 /2006.
TẬP ĐỌC:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát, toàn bài:
+ Đọc đúng : diều, kinh ngạc, trí nhớ, trang sách, chăn trâu, lưng trâu, Trạng nguyên,
+ Đọc diễn cảm : Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyện khi mới 13 tuổi.
- Giáo dục học sinh cần kiên trì chịu khó trong học tập và rèn luyện thì mới đạt kết quả tốt.
II.Chuẩn bị: 
	GV: Chuẩn bị tranh minh họabài dạy.
	HS : Xem trước bài trong sách. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.Ổn định : Nề nếp đầu giờ.
2. Bài cũ: GV tổng kết 3 chủ điểm đã học.
3. Bài mới: Giới thiệu chủ điểm mới – giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Luyện đọc:
+ Gọi 1 em đọc toàn bài +1em đọc phần chú giải.
+Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
+Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 3 lượt)
+Gv sửa phát âm sai.hướng dẫn đọc câu văn dài.
+Yêu cầu từng cặp đọc bài.
+ Gọi một em đọc khá đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc mẫu
HĐ2: Tìm hiểu nội dung:
Đoạn 1: 
-Yêu cầu hs đọc thầm và TLCH
H. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
G: kinh ngạc ,lạ thường.
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1 của bài.
Y1 : Nguyễn Hiền là một người thông minh.
H. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? 
H. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? 
G: khoa thi
+ Yêu cầu HS nhắc lại nghĩa từ “trạng”(tức Trạng nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa).
+ Yêu cầu 1 em đọc câu hỏi 4 và mời bạn trả lời.
* Câu chuyện muốn khuyên ta Có chí thì nên.
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 2 của bài.
GV chốt ý : Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên nhờ chí vượt khó.
+ Yêu cầu 1 em khá đọc toàn bài, lớp theo dõi và nêu ý nghĩa của bài.
w Đại ý : Câu chuyện ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
HĐ4: Đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.
+ Yêu cầu 3-4 em thể hiện cách đọc.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
4.Củng cố – Dặn dò:
H: Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? 
H: Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? 
-Nhận xét tiết học 
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới: “Có chí thì nên”. 
Lớp hát tập thể.
Lắng nghe.
Nhắc lại đề.
Cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
Theo dõi vào sách.
4 Em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
-Hs đọccâu văn dài
-Hs luyện đọc nhóm đôi
-Thi đọc giữa các nhóm,nx
-1 Em đọc, lớp lắng nghe.
-Lắng nghe 
-lớp theo dõi trong sách.
Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều. 
-2-3 Em nêu ý kiến,bổ sung
-Vài em nhắc lại. 
 Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
 Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi13 khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. 
1 Em đọc lại ý nghĩa của từ trạng trong phần chú giải.
3-4 Em nêu ý kiến.
2-3 Em nêu ý kiến.
Vài em nhắc lại. 
Theo dõi, thực hiện và 2-3 em nêu trước lớp.
Theo dõi, 2 em lần lượt nhắc lại ý nghĩa của bài.
-2-3 Em nêu cách đọc.
-Theo dõi, lắng nghe.
-3-4 Em thực hiện, lớp theo dõi.
-Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
-Lớp theo dõi và nhận xét.
Ca ngợi Trạng nguyên Đồ Hiền. Ông là người ham học, chịu khó nên đã thành tài.
Muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó. 
-Lắng nghe. 
-Nghe và ghi bài.
*************************************************************
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
	-Giúp HS củng cố các kiến thức đã học trong 5 bài đạo đức.
	-Thực hành ôn tập và các kĩ năng vận dụng của HS trong học tập, sinh hoạt.
	-Mỗi em cần vận dụng tốt kiến thức đã học vào học tập, sinh hoạt.
II. Chuẩn bị : Giáo viên : Chuẩn bị tranh ảnh , các tình huống.
	 Học sinh : Xem lại các bài đạo đức đã học,
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1 : Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ.
- Yêu cầu từng nhóm 3 em ghi tên các bài đạo đức đã học. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
HĐ2 : Thực hành làm các bài tập.
- Yêu cầu từng học sinh làm bài tập trên phiếu: 
Bài 1: Cô giáo giao cho các bạn về nhà sưu tầm tranh cho tiết học sau. Long không làm theo lời cô dặn.
Nếu là Long, em sẽ chọn các giải quyết nào trong các cách giải quyết sau :
a/ Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
b/ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c/ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. 
Bài 2: Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây (tán thành, phân vân hay không tán thành) :
a/ Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/ Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/ Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
Bài 3: Em hãy nêu những khó khăn trong học tập.
Bài 4: Khoanh vào chữ cái đứng trước việc làm đúng:
a. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.	
b. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
c. Xé sách vở.	
d. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
đ. Vứt sách vở, đồ dùng đồ chơi bừa bãi.	
e. Không xin tiền ăn quà vặt.
g. Ăn hết suất cơm của mình.	
h. Quên khoá vòi nước.
i. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp.
k. Tắt điện khi ra khỏi phòng.
Bài 5: Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ như thế nào?
- Sửa bài và yêu cầu HS chấm bài (Mỗi bài đúng 2 điểm)
4. Củng cố : Yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đạo đức đã học.
5. Dặn dò : Dặn về nhà và chuẩn bị bài mới.	
Học sinh hát 
Học sinh nhắc lại đề
Nhóm 3 em ghi trên nháp.
3-4 Nhóm trình bày: 
1. Trung thực trong học tập.
2. Vượt khó trong học tập.
3. Biết bày tỏ ý kiến.
4. Tiết kiệm tiền của.
5. Tiết kiệm thời giờ.
Làm bài trên phiếu.
Đổi bài chấm chéo.
1 Em nhắc lại, lớp theo dõi.
Nghe và ghi bài.
********************************************
KHOA HỌC
BA THỂ CỦA NƯỚC .
I. Mục tiêu:
	-Học sinh biết được ba thể của nước tồn tại trong thiên nhiên và tính chất chung của nước, mặc dù chúng ở những thể khác nhau .
	-Các em trình bày được tính chất của nước ở từng thể và làm được thí nghiệm đơn giản đối với nước ở thể khí.
	-Giáo dục HS luôn khám phá những điều bổ ích trong lĩnh vực khoa học.
II. Chuẩn bị : GV : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy và một phích nước nóng. 
	 HS : Chuẩn bị cốc, đĩa, khay,
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2.Kiểm tra bài cũ : 
H : Nước có những tính chất gì?
H : Nêu ghi nhớ của bài?
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1 : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
H. Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng?
+ Rót nước sôi từ phích vào cốc cho các nhóm.
- Yêu cầu nhóm 6 em quan sát nước vừa rót từ phích ra rồi dùng đĩa dậy lên cốc nước, lật đĩa lên nhận xét điều gì xảy ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày nhận xét.
- Dùng khăn nhúng nước, lau lên mặt bảng đen, nước làm ướt mặt bảng. Một lát sau, mặt bảng khô, không còn ướt nữa. Như vậy nước đã biến thành hơi và bay vào không khí. Hơi nước là nước ở thể khí, không nhìn thấy bằng mắt.
- Đun nước bằng soong trên bếp ga, quan sát mở nắp vung khi nước sôi có hiện tượng hơi nước sẽ tụ lại ở mặt dưới nắp. Lúc đó nước ở thể lỏng.
Kết luận: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường .
Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
HĐ2 : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
H: Đặt khay nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy ra. Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó gọi là gì?
H: Để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng đó gọi là gì?
Kết luận : Khi để nước đủ lâu ở chỗ có nhiệt độ dưới 0oC, ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng đó gọi là sự đông đặc. 
-Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ lớn hơn 0oC. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy.
HĐ3 : Vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
+ Yêu cầu từng nhóm 2 em thảo luận trả lời các câu hỏi: 
H.: Nước tồn tại ở những thể nào?
H.: Nêu tính chất chung của nước ở các thể và tính chất riêng của từng thể.
Kết luận : Nước có thể to ... .
- Ccáh mở bài ở BT3 không kể nagy sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
- HS trả lời.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 4 em đọc nối tiếp.
Cách a) là mở bài trực tiếp vì ..
Cách b) c) d) là mở bài gián tiếp vì 
- lắng nghe.
- 1 em đọc cách a, một em đọc cách b.
- 1 em đọc. Cả lớp theo dõi trao đổi câu hỏi.
- Truyện hai bàn taymở bài theo kiểu mở bài trực tiếp – kể ngya sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Có thể mở bài gián tiếp cho chuyện bằng lời kể của người kể chuyện hoặc là của bác Lê.
- HS tự làm bài.
- 5 đến 7 em đọc bài làm của mình.
Lắng nghe
**********************************************
CHÍNH TẢ (Nhớ –Viết).
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ. 
I.Mục đích yêu cầu:
 - HS nhớ – viết chính xác , đẹp 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. 
 - Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu s /x hoặc dấu hỏi, dấu ngã. 
 - Các em có ý thức trình bày vở sạch , viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bài tập 2 a hoặc 2b và bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động day học:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
1. Ổån định: Nề nếp
2. Bài cũ: 
Gọi 2 em lên bảng viết : 
Xôn xao, sản xuất, xuất sắc, suôn sẻ. 
Bền bỉ, ngõ nhỏ, ngã ngửa, hỉ hả. 
-GV nhận xét chữ viết của HS
3. Bài mới : GTB - Ghi đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài thơ. 
-Gọi 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ. 
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
H: Các bạn nhỏ trong bài thơ đã mong ước gì? 
b/ Hướng dẫn HSviết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn và luyện viết.
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết nháp. 
+ hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột 
-HS đọc lại các từ khó .
H: Nhắc lại cách trình bày bài thơ.? 
c/ Nhớ viết chính tả: 
- Hướng dẫn cách trình bày.
-Nhớ viết vào vở. 
-GV theo dõi nhắc nhở những em chưa thuộc bài .
- Đọc cho HS soát bài.
- Treo bảng phụ cho HS soát bài đổi chéo
- Yêu cầu tự sửa lỗi nếu sai.
- Thu chấm 7-10 bài , nhận xét bài của HS
HĐ 2 : Luyện tập
Bài 2a: - Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ 
-Nhận xét bài trên bảng, kết luận lời giải đúng. 
Lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng. 
b/ Tiến hành tương tự bài a. 
Lời giải đúng : nổi tiếng, đỗ trạng, ban thưởng, rất đỗi, chỉ xin, nồi nhỏ, thuở hàn vi, phải, hỏi mượn, của, dùng bữa, đỗ đạt
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét cùng HS – cho HS làm vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu sửa bài theo đáp án.
a.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
b.Xấu người, đẹp nết.
c.Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. 
d.Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. 
Gọi HS giải nghĩa từng câu. GV kết luận lại cho HS hiểu nghĩa từng câu. 
4. Củng cố : 
- Cho HS xem bài viết đẹp, sạch.
- Nhận xét tiết học.
5. dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài và sửa lỗi sai. 
Hát
Li, Long
- Lắng nghe
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn, làm nhiêu việc có ích . 
- Tìm và luyện viết các từ khó trong bài.
2 em lên bảng viết, còn lại dưới lớp viết vào nháp.
Chữ cái đầu dòng lùi vào 2 ô, giữa 2 khổ cách 1 dòng. 
- Đổi vở soát bài, báo lỗi và sửa lỗi nếu sai.
- Một vài em nộp vở.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
1 em làm bảng phụ, lớp làm vào vở. 
-HS sửa bài nếu sai. 
1 em đọc thành tiếng.
- Lớp làm bằng chì vào SGK 
- Làm vào vở
- HS thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Sửa bài nếu sai.
- Theo dõi, quan sát
- Lắng nghe.
Ghi nhận, chuyển tiết. 
**********************************************
TOÁN.
MÉT VUÔNG. 
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
	- Biết 1 m2 là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1m. 
	- Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông. 
	-Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông và mét vuông. 
	-Vận dụng các đơn vị đo xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông và mét vuông để giải các bài toán có liên quan. 
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ vẽ sẵn các hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm. 
 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: “Đề-xi-mét vuông” 
Gọi HS sửa bài luyện thêm. 
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Giới thiệu mét vuông(m2) 
- Treo bảng phụ kẻ sẵn ở phần chuẩn bị. 	 
- H: Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu? 
- H: Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ? 
H: Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu? 
H: Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại? 
H: Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu? 
GV kết luận : Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. 
-Mét vuông viết tắt là m2 
H: 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông? 
GV ghi 1m2 = 100dm2 
H:1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? 
H: Vậy 1m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
GV viết 1m2 = 10 000cm2 
H: Nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông với xăng-ti-mét vuông? 
HĐ2: Thực hành. 
Bài 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề 
-Yêu cầu HS tự làm. 	
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.	
GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS đọc lại các số vừa viết. 
Bài 2
GV nêu yêu cầu HS tự làm. Giải thích cách điền số. 
GV sửa theo đáp án : 
1m2 = 100dm2	400dm2 = 4 m2
100dm2 = 1m2	2110m2 = 211000 dm2 
1m2 = 10000cm2	15m2 = 150000cm2 
10000cm2 = 1m2	10dm22cm2 = 1002cm2 
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Yêu cầu HS khá giỏi tự làm bài vào vở. 
-Gợi ý cho đối tượng còn lại, 
H:H: Người ta dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng? 
H: Diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhêiu viên gạch? 
H: Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu? 
H: Vậy diện tích căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
GV sửa bài theo đáp án : 
Diện tích của một viên gạch là :
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng đó là:
900 x 200 = 18000 (cm2)
18000 cm2 = 18m2
Đáp số: 18m2
Bài 4: 
GV vẽ hình bài toán lên bảng yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách giải. 
-Để tính được diện tích của hình đã cho, nên chia thành các hình chữ nhật nhỏ, tính diện tích của các hình nhỏ, sau đó tính tổng diện tích của các hình nhỏ. 
-Có hai cách chia : 
 4cm 6cm
 5cm 1 3cm 2
 	.. .
 3
 4cm 6cm
 5cm 1 3cm 3	 
 .  .. 
 2
4. Củng cố : 
H: Mét vuông là gì? 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :Xem lại bài, làm bài.Chuẩn bị bài: ”Nhân một số với một tổng”. 
Hát
Vinh,Lộc
-Theo dõi, lắng nghe.
- Nghe và nhắc lại đề.
1m (10dm)
gấp 10 lần. 
1dm2 
100 hình. 
100dm2 
Vài em nhắc lại. 
1m2 = 100dm2 
1dm2 = 100cm2
1m2 = 10 000cm2
Vài em nêu 
1m2 = 100dm2
1m2 = 10 000cm2
1 em nêu yêu cầu.
HS tự làm. Hai em tự đổi chéo vở kiểm tra nhau. 
5 em lên bảng đọc và viết. 
2 em lên bảng, lớp làm vào vở. 
1 em đọc đề, 2 em phân tích đề. 
200 viên. 
200 viên gạch. 
30cm2 x 30cm2 = 900cm2 
900cm2 x 20 = 180000cm2 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- Theo dõi và sửa bài, nếu sai.
- 1 HS đọc đề, nêu yêu cầu. Lớp theo dõi.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Theo dõi và sửa bài, nếu sai.
Giải.
Diện tích của hình 1 là:
3 x 4 = 12(cm2) 
Diện tích của hình 2 là:
6 x 3 = 18(cm2)
Diện tích của hình 3 là:
15 x (5 – 3) = 30(cm2)
Diện tích của hình đã cho là:
12 + 10 + 30 = 60 (cm2) 
Đáp số : 60cm2 
Giải.
Diện tích của hình 1 là :
5 x 4 = 20(cm2)
Diện tích của hình 2 là :
(15 – 4 – 6) x (5 – 3) = 10(cm2) 
Diện tích của hình 3 là : 
6 x 5 = 30(cm2) 
Diện tích của hình đã cho là: 
20 + 10 + 30 = 60 (cm2) 
Đáp số : 60cm2 
Vài em nêu. 
Lắng nghe. 
Lắng nghe, ghi nhận. 
***********************************************
Thể dục: 
Bài 22
-Do gv chuyên thực hiện
************************************************
Sinh hoạt lớp tuần 11
I.Mục tiêu: 
	-Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến.
	-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
	-GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
	-Đề ra phương hướng tuần sau. 
II.Chuẩn bị:Nội dung sinh hoạt. 
III.Các hoạt động dạy và học:
	1.Đánh giá các hoạt động tuần qua:
	a.Hạnh kiểm:
	-Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
	-Lễ phép với thầy, cô giáo và người lớn. 
	-Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
	-Vệ sinh cá nhân và trường lớp khá sạch sẽ. 
	b.Học tập:
	 Phần đa các em có cố gắng học tập , hoàn thành bài trước khi đến lớp.
	-Truy bài 15 phút đầu giờ tốt.
	-Tích cực dành hoa điểm 10. 
	-Một số em có tiến bộ chữ viết . Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa thực sự tiến bộ .
 Khen : Vinh, Bông,Linh,
 Phê bình:Rốt, Long, Lồm 
	c.Các hoạt động khác:
	-Tham gia sinh hoạt đội ,sao đầy đủ.
	-Trực tuần khá tốt. 
	-Tham gia các hoạt động chào mừng 20-11
	 -Đã tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 20 tháng 11 
 	2.Kế hoạch tuần 12: 
	-Duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp.
	-Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	-Tham gia tốt phong trào ủng hộ đồng bào bão lụt. 
	-Tích cực dành hoa điểm 10. 
	IV.Củng cố dặn dò: 
	-Chuẩn bị bài vở tuần sau. 
	-Tiếp tục nhắc cha mẹ nộp các khoản đóng góp theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4(6).doc