Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 1 (buổi chiều)

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 1 (buổi chiều)

I.Mục tiêu:

- Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần.

- Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.

- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- Nội dung, phấn màu.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 1 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn
Tuần 1 - Tiết 1: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.Mục tiêu:
- Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần.
- Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- GV cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ SGK (12)
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Tiếng việt 5 tập I (10)
- Cho một học sinh đọc to bài văn.
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn
- Đọc thầm phần giải nghĩa từ khó : 
* Lụi: cây cùng loại với cây rau, cao 1-2m, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và rắn, dùng làm gậy.
* Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
- Cho HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luận.
- Cho HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS nhắc lại.
3.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- HS về nhà ôn bài.
- HS thực hiện.
- Học sinh đọc to bài văn.
- Cả lớp đọc thầm bài văn
- HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luân.
- HS phát biểu ý kiến: 
- Bài gồm có 3 phần:
* Từ đầu đến khác nhau: Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
* Tiếp theo đếnlạ lùng. Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
* Đoạn còn lại. Tả thời tiết, con người.
Vậy: Một bài văn tả cảnh gồm có 3 phần:
a) Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
b) Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
c) Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- HS lắng nghe và thực hiện.
*RKN:
Tuần 2 - Tiết 2 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước ( Tuần 1).
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
- Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
*RKN:
Tập làm văn
Tuần 3 – Tiết 3: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết trình bày số liệu thống kê, biết được tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản với các số liệu về từng tổ trong lớp mình, trình bày được kết quả thống kê theo biểu bảng.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. 
II. Chuẩn bị : phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
 - Cho HS nhắc lại kiến thức về báo cáo thống kê. 
H: Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào? 
H: Nêu tác dụng của các số liệu thống kê?
- Giáo viên nhận xét và cho HS vận dụng làm bài tập.
- Nêu số liệu.
- Trình bày bảng số liệu.
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
Bài tập: Thống kê số HS trong lớp theo mẫu sau:
Tổ
Số HS
HS 
nữ
HS Nam
HS giỏi
HS khá
HS TB
HS yếu
HS KT
Tổ 1
7
3
4
1
4
2
0
0
Tổ 2
7
3
4
2
3
2
0
0
Tổ 3
6
3
3
1
4
1
0
0
Tổng số HS
20
9
11
4
11
5
0
0
- Cho HS làm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn, chú ý các nhóm làm yếu. 
- Gọi các nhóm trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS làm theo nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe và thực hiện 
*RKN:
Tập làm văn
Tuần 4 - Tiết 4: LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánhMột màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọcđọng trên những chiếc lá xanh mướt.Sương tan tạo nên muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
*RKN:
Tập làm văn
Tuần 7- Tiết 7: LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
- Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trước khi làm bài viết.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
a).Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Giáo viên chép đề bài lên bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài :
H : Đề bài thuộc thể loại văn gì? 
H : Đề yêu cầu tả cảnh gì? 
H : Trọng tâm tả cảnh gì? 
- Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài.
* Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài.
- Cho 1 HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết.
* Gợi ý về dàn bài: 
 a) Mở bài: giới thiệu chung về vườn cây vào buổi sáng.
 b) Thân bài : 
- Tả bao quát về vườn cây:
 + Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây.
 + Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió
c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn.
- Cho HS làm dàn ý.
- Gọi học sinh trình bày dàn bài.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng.
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh.
- Vườn cây buổi sáng
- Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây ( hay trên một cánh đồng).
- HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- HS làm dàn ý.
- HS trình bày dàn bài.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
*RKN:
Tập làm văn
Tuần 8- Tiết 8: LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng một bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói miệng.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
a)Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh dàn bài 
- Giáo viên chép đề bài lên bảng. 
- Cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Gợi ý về dàn bài :
Mở bài:
Giới thiệu vườn cây vào buổi sáng .
Thân bài : 
* Tả bao quát về vườn cây.
- Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của vườn).
* Tả chi tiết từng bộ phận :
- Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc trong vườn cây.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vườn.
b)HS trình bày bài miệng.
- Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trước lớp.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Cho Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét về bổ sung ghi điểm.
- Gọi một học sinh trình bày cả bài.
- Bình chọn bày văn, đoạn văn hay.
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét, hệ thống bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu.
Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vườn cây (hay trên một cánh đồng).
- HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- HS đọc kỹ đề bài.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét
- Một học sinh trình bày cả bài
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Tập làm văn : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I / Mục tiêu 
1 / Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả 
 2 / Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong trong bài làm của mình, của bạ , nhận biết ưu điểm của những bài văn hay, viết lại được 1 đoạn trong bài cho hay hơn 
. II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi đề bài của tiết tả cảnh ( kiểm tra viết ) giữa HK I, 1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp .	
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Ổn định : KT sự chuẩn bị của HS
 II)/ Kiểm tra bài cũ : Không thực hiện 
III) / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :Các em đã làm bài về văn tả cảnh, trong tiết học hôm nay sẽ nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của các em , hướng dẫn sửa 1 số lỗi cơ bản. Các em chú ý để rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện vào bài làm lần sau .
2 / Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình :
a / GV nhận xét :
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài kiểm tra . 
+Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài? Trọng tâm ?
-GV nhận xét kết quả bài làm .
+Ưu điểm :
 Về nội dung 
Các em xác định đúng yêu cầu của đề bài , viết đủ ba phần, nội dung của từng phầnphù hợp .Đa số bài làm khá, các em viết bài sạch đẹp, viết câu đúng ngữ pháp.
+Khuyết điểm : 
Về nội dung 
Một số bài làm ý còn nghèo nàn, ít sử dụng từ ngữ so sánh, gợi tả, nhân hóa. Diễn đạt còn lủng củng thường lặp từ,lặp ý.Viết câu chưa đầy đủ bộ phận chính, dùng từ không sát hợp với văn cảnh đang diễn đạt, bài viết sai chính tả, lỗi dùng từ 
-Hướng dẫn chữa 1 số lỗi điển hình về ý, diễn đạt.
+GV cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi .
-GV chữa lại bằng phấn màu .
b/ GV thông báo điểm số cụ thể .
c/ Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay .
+GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay .
-Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn .
-Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm .
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
IV/ Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại những bài chưa đạt .
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm lại các đề bài .
-Thể loại miêu tả , tả cảnh 
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi .
-HS nhận xét .
-1 số HS lên bảng chữa , lớp tự chữa trên nháp.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn .
-Làm việc cá nhân .
-Đọc bài viết của mình .
-HS lắng nghe.
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 buoi chieu.doc