Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 6 năm 2012

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 6 năm 2012

I/MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng: Nen-xơn Man-đê- la, các số liệu thống kê (1-5, 9-10, 3-4 )

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ SGK.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 1/Bài cũ:

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 6 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng: Nen-xơn Man-đê- la, các số liệu thống kê (1-5, 9-10, 3-4)
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 * HĐ1: Luyện đọc.
 - GV hướng dẫn cách đọc: Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh.
 - Chia đoạn :
 + Đoạn 1: Từ đầu đén A-pác-thai.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến ...dân chủ nào.
 + Đoạn 3: Đoạn còn lại. 
 - Một học sinh đọc toàn bài. Giáo viên giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài.
 - Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
 Giáo viên kết hợp:
 + Hỏi học sinh về Nam Phi: Quốc gia ở cực nam Châu Phi.
 + Ghi bảng:A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.Cho học sinh cả lớp nhìn bảng đọc; hướng dẫn học sinh đọc đúng các số liệu thống kê:1/5(một phần năm),9/10(chín phần mười)
 + Giải thích để học sinh hiểu các số liệu thống kê.
 + Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ khó ghi ở cuối bài.
 - Học sinh luyện đọc theo cặp .
 - Một hai học sinh đọc lại cả bài.
 - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn .
* HĐ2: Tìm hiểu bài:
 GV hướng dẫn HS đọc(chủ yếu là đọc thầm đọc lướt);tổ chức cho HS suy nghĩ trao đổi,thảo luận,trả lời các câu hỏi tìm hiểu ND bài trong SGK.
 - Câu1 SGK.Học sinh đọc thầm đoạn 2 để trả lời.
ý1: Dưới chế độ a-pác-thai,người da đen bị đối xử bất công. 
 - Câu2 SGK.Học sinh đọc đoạn 3 để trả lời.
ý2: Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng.- Câu3 SGK.
ý3: Cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ.
 - Câu 4 SGK.
 - HD học sinh rút ND bài như mục I.
* HĐ3: Đọc diễn cảm:
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn bài văn.
 GV hướng dẫn cách đọc cho HS theo yêu cầu phần I (cảm hứng ca ngợi,sảng khoái) nhấn mạnh các từ ngữ: Bất bình,dũng cảm bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lý, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
Chính tả
 (nhớ – viết): Ê-mi-li, con...
I/Mục tiêu:
- Nhớ- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thơ tợ do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu BT2 ; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
II/Đồ dùng dạy học: Nội dung bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
 - HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3,4. Cả lớp đọc thầm lại,chủ ý các dấu câu, tên riêng.
 - GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả: Sáng bừng, nói giùm, Oa-sinh-tơn,...
 - HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài; GV chấm, chữa, nêu nhận xét.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 HS làm việc cá nhân, HS lên bảng viết, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
 - GV kết luận: Cách đánh dấu thanh: 
 +Trong các tiếng có ưa (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ưa- chữ ư.
 + Trong các tiếng có ươ (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính ươ- chữ ư.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi trả lời miệng trước lớp.
 + Năm nắng, mười mưa.
 + Cầu được, ước thấy.
 + Nước chảy , đá mòn.
 + Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
 Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ trên.
 Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp.
* HĐ3: Củng cố – Dặn dò: Nhận xột tiết học.
Toán
Luyện tập
 I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. 
 II/Đồ dùng day học:VBT
 III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Thực hành.
 + Bài tập1: HS đọc đề bài.GV HD bài mẫu
- HS làm bài cá nhân (câu a), 3 HS (TB) lên bảng làm. 
- HS cùng GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Củng cố cho học sinh cách viết số đo diện tích có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số hay hỗn số có một đơn vị cho trước.
 + Bài tập 2: HS nêu yêu cầu bài tập.GV HD HS đổi ra cùng đơn vị đo rồi so sánh.
- HS làm việc cá nhân ( cột1), 2 HS làm trên bảng. 
- GV và HS nhận xét.
 KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
 + Bài tập 3:. HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 1HS trình bày miệng. 
- GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng. (Khoanh vào D)
 KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
 + Bài tập 4: HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn HS phân tích đề, tìm cách giải.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS ( TB ) lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải
 DT một mảnh gỗ là: 80 x 20 = 1600 (cm2 )
DT 200 mảnh gỗ là : 200 x 1600 = 32 0000 ( cm2 )
 DT căn phòng là : 320000 cm2 = 32 (m2 )
Đ S : 32 m2
KL: Rèn cho HS kĩ năng giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo.
 * HĐ2: Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Đạo đức
	Có chí thì nên ( tiết 2 )
I/Mục tiêu: 
 -Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
*KNS : KN tư duy phê phán – KN đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập – trình bày suy nghĩ,, ý tưởng
II /Đồ dùng dạy học: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* HĐ1: Làm BT3 .
1.Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ giao nhiệm vụ cho từng nhóm xử lí một tình huống BT3.
2.Học sinh thảo luận nhóm về những tấm gương đã được sưu tầm.
3.Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.Giáo viên có thể ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu sau:
 Hoàn cảnh
 Những tấm gương
 Khó khăn của bản thân
 Khó khăn về gia đình
 Khó khăn khác
Lưu ý:Giáo viên cần cho ví dụ để học sinh hiểu đợc các hoàn cảnh khó khăn:
 - Khó khăn của bản thân như: Sức khoẻ yếu, bị khuyết tật.
 - Khó khăn về gia đình như: Nhà nghèo,sống thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ.
 - Khó khăn khác như: Đường đi học xa,hiểm trở
4.Giáo viên gợi ý để học sinh phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó
Hoạt động 2:Tự liên hệ bản thân BT 4 sách giáo khoa.
1.Học sinh tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
STT
 Khó khăn
 Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
2.Học sinh trao đổi những khó khăn của mình với nhóm
3.Mỗi nhóm chọn một đến hai bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trớc lớp.
4.Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
5.Giáo viên kết luận: 
 - Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn như: Bạn .bản thân các bạn đó cần nổ lực cố gắng để tự mình vợt khó.Nhng sự thông cảm,chia sẻ,động viên,giúp đỡ của bạn bè,tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp bạn vợt qua khó khăn.
 - Trong cuộc sống mỗi ngời đều có những khó khăn riêng và cần phaỉ có ý trí để vơn lên.
 - Sự cảm thông,động viên,giúp đỡ của bạn bè,tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vợt qua khó khăn,vơn lên trong cuộc sống 
C/ Củng cố dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2012
 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác
I/Mục tiêu:
 Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu BT1, BT2. Biết đật câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
II/Đồ dùng dạy học: Nội dung BT 1. Từ điển học sinh.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập và trao đổi nhóm 4 để làm và trình bày miệng trước lớp.
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích.
 Cả lớp và GV nhận xét
KL: Giúp các em hiểu nghĩa tiếng hữu trong các từ.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập .
 HS làm việc theo nhóm 4, Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 Cả lớp và GV nhận xét.
 GV giúp HS hiểu nghĩa tiếng hợp trong các từ:
 + hợp tác: Cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một việc nào đó.
 + Hợp tình: Thỏa đáng về mặt tình cảm hoặc lí lẽ.
 + Hợp thời: Phù hợp với yêu cầu khách quan ở một thời điểm.
 + Hợp pháp: Đúng với pháp luật.
 + Thích hợp : Hợp với yêu cầu đáp ứng được những đòi hỏi.
 + Phù hợp: Hợp với, ăn khớp với.
Bài3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 HS suy nghĩ làm việc cá nhân rồi trình bày miệng trước lớp.
 GV và HS nhận xét
KL: Củng cố cách sử dụng từ đặt câu.
HĐ2: Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện
ÔN TậP: Kể chuyện đã NGHE, Đã Đọc.
 I/ Mục tiêu:
 - Biết kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 I/Đồ dùng dạy học: Sách, báo, truyện ngắn với chủ điểm Hòa bình.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 * HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
 a/ Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học.
 - Một HS đọc đề bài
 - HS phân tích đề, GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
 - GV nhắc HS : SGK có một số câu chuyện các em đã học(anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, những con sếu bằng giấy) về đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngòai SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em mới kể những câu chuyện đó.
 Yêu cầu HS giới thiệu một số câu chuyện mình sẽ kể.
 b/ HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
 - HS kể theo cặp.
 - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. 
* HĐ2: Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
Toán
Héc- ta
I/Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông...
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ( trong mối quan hệ với héc-ta ) 
II/Đồ dùng dạy học: VBT
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta.
- GV giới thiệu: Thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng,...người ta dùng đơn vị héc-ta.
- GV: Một héc-ta bằng một héc-tô- mé ...  xét.
Bài giải
 a. Chiều dài khu đất hình chữ nhật là: 130 + 70 =200(m)
 Diện tích khu đất là :200 x130 = 26000 (m2)
 b. Cả khu đất người ta thu hoạch được là: (26000 : 100) x 300 = 78000 Kg
Đổi 78000 = 78 tấn.
 Đáp số : a. Diện tích 26000 (m2); b . 78 tấn.
 KL: Củng cố về giải toán có liên quan đến diện tích.
 + Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian) HS đọc yêu cầu bài 3. GV gợi ý, HD 
- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhmanhrVBT
Bài giải
Chiều dài sân vận động là: 6 x3000 = 18000 (cm)
Đổi 18000 = 180 (m)
Chiều rộng sân vận động là: 3 x3000 = 9000(cm)
Đổi 9000 = 90 (m)
Diện tích sân vận động là: 180 x90 = 16200(m2)
Đáp số : 16200 (m2)
 KL: Củng cố giải toán về tính diện tích hình chữ nhật có liên quan đến tỉ lệ xích. 
* HĐ4: Củng cố dặn dò:- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I/Mục tiêu: 
Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
*KNS : KN tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng thuốc an toàn, KN sử lí thông tin, phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách.
II/Đồ dùng dạy học: Hình minh họa trong SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét. 
- HS quan sát tranh trang 26 và thảo luận trả lời câu hỏi trongSGK.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- HS và GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
 * HĐ2: Cách đề phòng bệnh sốt rét.
- GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 + Mọi người trong hình đang làm gì? làm như vậy có tác dụng gì?
 + Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc phần bạn cần biết SGK.
 KL: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ về sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi A-nô-phen và đọc thông tin Sgk trả lời:
 + Nêu những đặc điểm của muỗi A-nô-phen.
 + Muỗi A-nô-phen sống ở đâu?
 + Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
 KL: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. Vậy nên giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh.
 3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I/Mục tiêu:
- Biết cách viết một lá đơn đúng theo qui định về thể thức và nội dung cần thiết, trình bày lí do, những ngụyên vọng rõ ràng.
*KNS : Ra quyết định, thể hiện sự cảm thông. 
iII/Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh về thảm họa mà chất độc màu da cam gây ra. 
Iv/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 1/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Luyện tập.
 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài theo nhóm đôi trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
- GV giới thiệu tranh ảnh và thảm họa do chất độc màu da cam gây ra; hoạt động của hội chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- GV giảng: Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm họa cho môi trường, cây cỏ, muông thú va con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta cần phải làm một việc gì đó để giúp đỡ nạn nhân chất độc mà da cam.
 + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập và phần chú ý.
- GV hướng dẫn HS phân tích tìm hiểu ND đề bài.
 + Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
 + Mục nơi nhận đơn em sẽ viết những gì?
 + Phần lí do viết đơn em sẽ viết những gì?
- Gọi lần lượt HS trình bày; GV nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS viết đơn theo mẫu đơn đã ghi sẵn trên bảng.
- Gọi 5, 6 HS đọc đơn đã hoàn thành.
- HS cùng GV nhận xét.
- GV nhận xét cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. 
* HĐ2: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
Địa lí
Đất và rừng
I/Mục tiêu: HS:
- Biết các loại đất chính ở nước ta : đất phù sa và đất phe-ra-lít
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nhậ biết được nơi phân bố của đất phù sa, đất phe- ra-lít ; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe- ra- lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi ; đấtphù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
II/Đồ dùng dạy học:Bản đồ phân bố rừng Việt Nam; Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Các loại đất chính ở nước ta.
- HS đọc SGK thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi sau:
 + Đất phe-ra-lít phân bố ở đâu? Có đặc điểm như thế nào?
 + Đất phù sa phân bố ở đâu? Có đặc điểm như thế nào?
 + Chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 KL: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.
 * HĐ2: Sử dụng đất một cách hợp lí.
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất?
 + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất tác hại gì?
 + Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét. 
 * HĐ3: Các loại rừng ở nước ta. 
- HS quan sát hình 1,2,3 kết hợp đọc SGK trao đổi nhóm thực hiện yêu cầu sau:
 + Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
 + Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Gọi đại diện 1 số HS lên trả lời và chỉ trên bản đồ.(GV có thể HD các em nếu các em gặp khhó khăn)
 KL: Nước ta có nhiếu loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển.
 * HĐ4: Vai trò của rừng.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
 + Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người.
 + Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
 + Em biết gì về thực trạn của rừng của nước ta hiện nay?
 + Để bảo về rừng, nhà nước và người dân cần làm gì?
 + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- Đại diện trình bày kết quả; GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
- 2 HS đọc phần bài học SGK.
 3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài bài.
Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2012
Luyện từ và câu
ôn tập: mrvt: hữu nghị – hợp tác.
I/Mục tiêu:
 Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu. Biết đật câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu .
II/Đồ dùng dạy học: Nội dung BT 1. Từ điển học sinh.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 * HĐ1: ễn tập củng cố kiến thức:
 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập và trao đổi nhóm để làm và trình bày miệng trước lớp.
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích.
 Cả lớp và GV nhận xét củng cố kiến thức.
KL: Giúp các em hiểu nghĩa tiếng hữu trong các từ.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập .
 HS làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 Cả lớp và GV nhận xét.
 GV giúp HS hiểu nghĩa tiếng hợp trong các từ:
 + hợp tác: Cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một việc nào đó.
 + Hợp tình: Thỏa đáng về mặt tình cảm hoặc lí lẽ.
 + Hợp thời: Phù hợp với yêu cầu khách quan ở một thời điểm.
 + Hợp pháp: Đúng với pháp luật.
 + Thích hợp : Hợp với yêu cầu đáp ứng được những đòi hỏi.
 + Phù hợp: Hợp với, ăn khớp với.
Bài3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 HS trao đổi rồi trình bày miệng trước lớp.
 GV và HS nhận xét
KL: Củng cố cách sử dụng từ đặt câu.
HĐ2: Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích BT1. 
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước BT2. 
II/Đồ dùng dạy học:Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước: Biển ,sông, suối, hồ, đầm...
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Bài tập 1: . HS đọc yêu cầu bài tập.
 Chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu các nhóm đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi Sgk. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS và GV nhận xét, bổ sung.
 + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị.
- Nhận xét bài làm của HS.
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- HS làm việc cá nhân lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước. Cho 3 HS làm bài vào giấy khổ to dưới sự HD của GV.
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả; HS làm vào giấy khổ to lên bảng trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có dàn bài văn hoàn chỉnh.
 * HĐ3: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
Toán
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Biết:
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi bíêt hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II/Đồ dùng dạy học: vbt
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Thực hành.
 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài 1a,b.
- HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
- HS nêu kết quả và cách làm.
- HS và GV nhận xét.
 KL: Rèn kĩ năng so sánh phân số.
 + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài 2a,d.
- HS làm cá nhân, 2 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét.
 KL: Rèn cho HS kĩ năng tính giá trị của biểu thức với phân số.
 + Bài tập 3: VBT(nếu còn thời gian ) HS nêu yêu cầu bài 3.
- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
HS nhắc lại cách tìm 1 phần của 
 KL: Củng cố giải bài toán có liên quan đến tìm 1 phân số của 1 số.
 + Bài tập 4: HS đọc yêu cầu bài 4. GV gợi ý HS tìm hiểu bài toán, tìm cách giải.
- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần)
 Tuổi của con là: 28 : 2 x1 = 14 (tuổi)
 Tổi của mẹ là : 28 + 14 = 42 (tuổi)
 Đáp số : Tuổi con là: 14 tuổi; Tuổi mẹ là : 42 tuổi
 KL: Củng cố giải bài toán về tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
 * HĐ2: Củng cố dặn dò:- GV hệ thống kiến thức toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5(13).doc