Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH “B” Thạnh Mỹ Tây

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH “B” Thạnh Mỹ Tây

I.Mục tiêu:

Biết:

-Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

-So sánh các số thập phân , giải bài toán với các số thập phân .

-Làm bài tập 1; 2(a,b); 3(cột 1); 4.

II.Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH “B” Thạnh Mỹ Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán
Tuần: 11 -Bài: LUYỆN TẬP
 Tiết: 51 (KTKN: 63 , SGK : 52 )
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
I.Mục tiêu: 
Biết:
-Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
-So sánh các số thập phân , giải bài toán với các số thập phân .
-Làm bài tập 1; 2(a,b); 3(cột 1); 4.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐT
1. Bài cũ :
- Nêu các tính tổng của nhiều STP
-Tính tổng 24,6 + 32,5 + 45,35
-GV nhận xét.
2. Bài mới :
HĐ 1.Giới thiệu bài:
HĐ2.HDHS làm bài tập:
Bài 1: Cho HS làm bài cá nhân.
-GV theo dõi và sửa bài.
 Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3 : Làm nhóm 4
Bài 4: Cho HS tóm tắt đề.
*GV chấm một số bài và nhận xét.
- 2 HS lên bảng.
-HS tự làm bài rồi chữa bài.
-HS đặt tính đúng và tính được kết quả của phép cộng chính xác .
a) 65,45 b) 47,66
- HS biết áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức.
a.4,68+6,03+3,97=4,68+(6,03+3,97) = 4,68+10=14,68 ; b).
Khi chữa bài, GV nên yêu cầu HS giải thích cách làm (phần giải thích này không viết trong bài làm). 
*HS làm theo nhóm điền dấu >,< cột 1
Giải được bài toán có lời văn dạng tìm tổng có vận dụng cộng số thập phân.
 (Số mét vải người đó dệt trong 3 ngày: 28,4+30,6+32,1=91,1(m) 
 Đáp số : 91,1m ) 
Y
Y
G
C. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
* Bài sau: Trừ số thập phân
.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm Ngày tháng..năm
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Môn: Tập đọc
Tuần: 11 - Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
Tiết: 21 - (KTKN:20 , SGK : 102 )
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
I. MỤC TIÊU:
Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ của (người ông).
Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2,3 HS xung phong đọc thuộc và diễn cảm 1 trong những bài thơ đã ôn tập ở tuần 10.
2. BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
-GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. (Đoạn 1: “ Bé Thu...khong phải là vườn!”. Đoạn 2: còn lại). GV nhận xét, sửa lỗi phát âm, giọng đọc của HS
-GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1
-GV nhận xét, giúp HS nắm được những từ ngữ nêu rõ đặc điểm của từng loài cây (kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả)
Câu hỏi 2:
-HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
-GV nêu câu hỏi gợi ý HS trao đổi: Vì sao bé Thu muốn bạn công nhận ban công của nhà mình là một khu vườn nhỏ? 
Câu hỏi 3 : 
-GV nêu câu hỏi 3 : Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
-GV nói thêm để HS cảm nhận được rõ hơn ý của câu văn, bài văn.
Hoạt động 3 : 
-Đọc diễn cảm
-GV đọc diễn cảm toàn bài (theo hướng dẫn ở mục I).
-Cho HS luyện đọc diễn cảm.
-GV có thể đọc diễn cảm lại toàn bài.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc; chuẩn bị bài Tập đọc cho tiết sau – Tiếng vọng.
-1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
-HS đọc thầm phần chú giải từ ngữ trong SGK (ban công, săm soi, cầu viện); tập giải nghĩa từ bằng lời diễn đạt của mình.
-1 HS đọc thành tiếng câu hỏi
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 (ghi chú ý chính của đoạn vào giấy nháp), trả lời câu hỏi: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
 - HS nêu.
-1 HS đọc thành tiếng câu hỏi
-(Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn)
- HS phát biểu tự do.
- 1 HS nhắc lại lời của người ông ở cuối bài.
-HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn hoặc 1 đoạn trong bài.
-HS luyện đọc đoạn 1; luyện đọc đoạn đối thoại giữa ông và bé Thu ở cuối bài; sau đó luyện đọc diễn cảm cả đoạn 2.
-1,2 HS đọc diễn cảm cả bài.
-Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn hay nhất trong tiết học.
G
Y
Y
G
G
Y-G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Lịch sử
Tuần: 11 –Bài: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 – 1945)
 Tiết: 11 - (KTKN: 102 , SGK : 23)
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
I/ Mục tiêu : 
Nắm được những mộc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Nữa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
Dầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
II/ Đồ dùng học tập :
-Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 – 1945.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐT
1. Kiểm tra bài cũ:
. Nêu ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập.
. Ngày 2-9 là ngày kỉ niệm gì của dtộc ta ?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài :
b. Bài mới :
+HĐ1 : Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 – 1945.
-GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh (che kín phần nội dung), y/c :
-GV chọn 1 HS điều khiển lớp đàm thoại để xây dựng bảng thống kê.
-Y/c :
-GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết.
+HĐ 2 Trò chơi : Ô chữ kì diệu
-GV giới thiệu trò chơi : ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc.
-Chia nhóm lớp thành 3 đội, mỗi đội 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm cổ động viên.
-Lần lượt các đội chơi được chọn từ hàng ngang. GV đọc gợi ý từ hàng ngang, y/c :
- Trò chơi kết thúc khi tìm được các từ hàng dọc.
-Đội được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.
3/ Củng cố, dặn dò : 
-Tổng kết giờ học. 
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS đọc lại bảng thống kê đã làm ở nhà
-HS cả lớp làm việc.
-Điền các sự kiện lịch sử, nội dung, ý nghĩa của các sự kiện đó, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
-3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. Trả lời đúng 1 hàng ngang được 10 điểm.
Y
G
G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Môn: Đạo đức
Tuần: 11 –Bài: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
 Tiết: 11 - (KTKN: 83 , SGK : 19)
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
I. Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng các hành vi chuẩn mực đạo đức vào cuộc sống.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của mình, của người khác, biết thực hiện các thao tác hành động qua các trò chơi, kĩ năng đánh giá hành động thực tiễn.
II. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐT
1. KT bài cũ:
-Gv hỏi lại phần ghi nhớ.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1:Giáo viên tổ chức giao lưu giữa các tổ trong lớp để học sinh tự đánh giá cách ứng xử các tình huống.
1. Em nhìn thấy một học sinh lớp dưới vứt rác.
2. trên dường đi học về em nhìn thấy một em bé ngã.
- Các nhóm thảo luận sắm vai xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm lên trình diễn.
- Nhóm khác nhận xét cách ứng xử của các bạn.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Các phiếu học tập: đánh dấu vào ô trống trước ý đúng:
Chỉ những người khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí.
Con trai thì có chí hơn con gái.
Con gái “chân yếu tay mềm” chẳng cần phải có chí.
Người khuyết tật cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Kiên trì sửa chữa khuyết điểm của bản thân cùng là người có chí.
* Hoạt động 2: Thảo luận: Cho biết ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? diễn ra ở đâu?
- Các tổ thảo luận
- Gọi đại diện trình bày
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
III. Củng cố – dặn dò
-Thực hiện các hành vi và thói quen tốt.
- HS trả lời
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
-HS lần lượt trả lời
- HS thảo luận nhóm 2.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Các nhòm TL.
- Đại diện nhóm trình bày.
Y-G
G
Y-G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Toán
Tuần: 11–Bài: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
Tiết: 52 - (KTKN: 63 , SGK : 53)
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2011
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Biết trừ hai số thập phân , vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
-Làm bài tập 1(a,b);2(a,b);3.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐT
A. KTBC
 Chữa BT 4 / tiết 51
B. Bài mới
 1.Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân. 
 a) Ví dụ 1 :
 - Phép tính để tìm độ dài đoạn thẳng BC? 
 - Tìm cách thực hiện? 
 b) Ví dụ 2 : (Thực hiện tương tự như ví dụ 1)
 - Có thể thêm 1 c/s 0 vào bên phải PTP của số 45,8 để có 45,80 rồi trừ như trừ các STN
 c) Quy tắc :
 3. Luyện tập
 * Bài 1 : 
 - Cùng HS nhận xét : KQ
 * Bài 2 : 
 - Cùng HS nx : cách đặt tính, KQ
 * Bài 3 :
 - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?
 - Cùng HS nhận xét
 4. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò bài sau
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp theo dõi rồi nx.
- Nêu ví dụ trong SGK 
 4,29 – 1,84 = ? (m)
- Chuyển về phép trừ hai STN (SGK)
- Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết KQ của phép trừ
- Tự đặt tính như HD của SGK
- Viết số trừ sao cho
- TRừ như trừ các STN.
- Viết dấu phẩy ở hiệu 
- Nêu cách trừ hai STP ( như trong SGK)
- Vài HS đọc lại.
- Đọc nội dung BT, XĐ y/c BT
- Cả lớp làm nháp, 3 HS lên bảng.
 KQ : a) 42,7 b) 37,46 c) 31,554
- Đọc nội dung BT 
- Cả lớp làm vở ô ly, 3 HS làm trên bảng lớp.
 KQ : a) 41,7 b) 4,44 c) 61,15
- 2 HS đọc nội dung BT
- Cả lớp làm bài vào vở ô ly, 1 HS làm trên bảng lớp.
 Phép tính có thể có :
 10,5 + 8 = 18,5(kg)
 28,75 – 18,5 = 10,25(kg)
 Đáp số : 10,25kg
G
G
Y
Y
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Chính tả
Tuần: 11 –Bài: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG) 
Tiết: 11 - (KTKN: 20, SGK : 103 )
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2011
I.MỤC TIÊU :
Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
Làm được bài tập (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
GDMT: Trực tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở BT2 (mục a hoặc b) vào từng phiếu nhỏ để HS “bốc thăm”, tìm từ ngữ chứa tiếng đó. (VD : lắm – nắm, lấm – nấmbàn – bàng, trăn – trăng)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
-GV nhận xét, rút kinh nghiệm kết quả làm  ...  11 năm 2011
I. MỤC TIÊU:
Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sữa được lỗi trong bài.
Viết được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi các lỗi tiêu biểu và chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm cụ thể của HS để hướng dẫn chữa trên lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1. BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nhận xét về kết quả bài viết của HS
-GV chép lại đề bài TLV đã kiểm tra ở tuần trước; hướng dẫn HS xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung, thể loại), lưu ý những điểm cần thiết về bài văn tả cảnh (tả cảnh vật là chính, tránh lẫn sang tả người hoặc cảnh sinh hoạt...)
-GV nhận xét về kết quả làm bài của HS
Hoạt động 3:
-GV hướng dẫn HS chữa lỗi trên bảng phụ (hoặc dùng phiếu học tập)
-Chú ý giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân, tìm cách sửa lại cho đúng và hay.
-GV trả bài kiểm tra; hướng dẫn HS tự nhận xét, chữa lỗi theo yêu cầu 1 trong SGK (về thể loại, bố cục, cách diễn đạt)
-GV gợi ý cho HS trao đổi trước lớp về kinh nghiệm viết văn miêu tả (qua đề kiểm tra cụ thể)
-GV chọn đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt để đọc trước lớp; khen ngợi sự cố gắng của HS
2. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại 1 số điểm cần ghi nhớ về cách làm bài văn tả cảnh (gắn với đề kiểm tra đã làm)
- Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ lại bài làm, sửa chữa và hoàn thiện 1 đoạn văn (đã viết lại ở lớp) hoặc cả bài văn.
-HS đọc yêu cầu 2 trong SGK. mỗi em tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn (1 đoạn tả cảnh ở phần thân bài, hoặc viết theo kiểu khác đoạn mở bài, kết luận)
-HS viết lại vào vở đoạn văn
Y
G
Y
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Luyện từ và câu
Tuần: 11 - Bài: QUAN HỆ TỪ 
Tiết: 22 - (KTKN: 21 , SGK :109 )
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2011
I. MỤC TIÊU:
	Bước đầu nắm được khi niệm về quan hệ từ(Nội dung ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3). 
* GDMT: Gián tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ chép sẵn:
2 câu văn ở mục I.2 để hướng dẫn HS nhận xét.
2 câu văn ở bài tập 2 (mục III) để hướng dẫn HS chữa bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV kiểm tả 2 HS làm lại các bài tập 2 và 3 trong tiết Luyện từ và câu trước.
2. BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Phần nhận xét
Bài 1:
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
Bài 2:
-GV (dùng bảng phụ đã chép 2 câu văn) yêu cầu HS phát hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu văn (rừng cây bị chặt phá – mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ hội ) được biểu hiện bằng cặp từ nào? -GV gợi ý để HS nhận biết: quan hệ về nghĩa ở câu a.
-GV kết luận.
Hoạt động 3:
-Phần ghi nhớ:
-GV dẫn dắt HS đi đến nội dung Ghi nhớ bằng các câu hỏi:
Những từ in đậm trong các ví dụ ở bài 1 được dùng để làm gì?
-Những cặp quan hệ từ trong 2 ví dụ ở bài 2 cho thấy quan hệ giữa các ý như thế nào?
Hoạt động 4: phần luyện tập
Bài tập 1:
Bài tập 2:
-GV (dùng bảng phụ đã chép sẵn nội dung 2 câu văn) gạch dưới các cặp quan hệ từ trong mỗi câu, xác định cách biểu thị quan hệ của chúng.
Bài tập 3:
-GV nêu yêu cầu của bài tập.
-GV nhận xét đánh giá.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở BT3 (phần luyện tập)
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cảlớp đọc thầm lại.
-HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-(Câu a: Nếu...thì; câu b: Tuy...nhưng)
-2,3 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ trong SGK. cả lớp đọc thầm theo.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS làm việc cá nhân. Các em gạch dưới bằng bút chì mờ các quan hệ từ tìm được.
-HS phát biểu ý kiến: chỉ rõ từ nào trong câu là quan hệ từ (QHT); tác dụng của chúng trong mỗi câu.
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em gạch dưới bằng bút chì mờ dưới các cặp từ quan hệ trong mỗi câu.
-HS phát biểu ý kiến: nói các cặp từ quan hệ tìm được, cách biểu thị quan hệ của chúng.
-HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. các em đặt câu trên nháp.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc câu văn.
Y
Y
G
Y
Y
Y-G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
 Môn: Kĩ thuật
Tuần: 11 –Bài: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
Tiết: 11 - (KTKN: 145 , SGK : 44)
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2011
I. Mục tiêu dạy học:
Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh họa
- Phiếu đánh giá kết quả
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐT
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2hs kiểm tra bài bày dọn bữa ăn trong gia đình.
-GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : và nêu mục đích bài học
*HOẠT ĐỘNG 1: 
-Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
-Em hãy kể tên 1 số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình?
-Cho HS xem tranh, ảnh vầ đọc nội dung SGK: Việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình nhằm mục đích gì?
-GV nhận xét và nêu tóm tắt của hoạt động 1(SGV)
*HOẠT ĐỘNG 2: 
-Tìm hiểu cách việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
-Cho HS hoạt động nhóm,giao việc:
+Em hãy nêu trình tự rửa bát, đũa sau bữa ăn
-Cho đại diện nhóm vừa trình bày vừa thao tác 
-Nhận xét và lưu ý HS 1 số điểm (SGV)
*HOẠT ĐỘNG 3 
- Đánh giá kết quả học tập
-Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong?
-Ở gia đình em thường rửa bát đũa sau bữa ăn ntn?
-Gọi HS trả lời
3.Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét ý thức học tập của HS, dặn HS thực hành rửa bát đũa giúp gia đình
-Cho HS đọc lại phần ghi nhớ
-Chuẩn bị bài hôm sau
- HS trình bày miệng.
-Lắng nghe
-Vài HS kể
-Quan sát và trả lời
-Lắng nghe
-Nhận việc
-Thảo luận nhóm 4
-Cử đại diện lên trình bày
Nhận xét
-Trả lời
-Lắng nghe
-Vài em đọc
Y-G
Y-G
Y
G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Toán
Tuần: 11 –Bài: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN
VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
Tiết: 55 - (KTKN: 63 , SGK : 55 )
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2011
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên
-Biết giải bài toán có phép nhân với một số thập phân với một số tự nhiên
-Làm bài tập 1, 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐT
1. Bài cũ :
- Chữa BT 4
 - Cùng HS nx và cho điểm.
-1 HS lên bảng làm BT
G
2. Bài mới : 
*.Giới thiệu bài:
HĐ1:Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
a)Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải: “Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài của ba cạnh”, từ đó nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân: 1,2 x 3 = ?
- Gợi ý cho HS tìm ra cách thực hiện.
b) GV nêu ví dụ 2:
 0,46 x 12= ? 
*Lưu ý nhấn mạnh ba thao tác của quy tắc, đó là : nhân, đếm, tách.
HĐ2:Luyện tập:
Bài 1: 
Bài 3: Hướng dẫn HS đọc đề toán, giải toán vào vở .
GV chấm bài nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với 1 STN
* Bài sau: Nhân một STP với 10, 100, 1000
-Nhận xét tiết học 
- Đổi 1,2m = 12dm 
-Đối chiếu kết quả 12 x 3 = 36 (dm) với 1,2 x 3 = 3,6(m),từ đó rút ra được cách thực hiện phép nhân 1,2 x 3.
 12 1,2
 x 3 x 3
 36(dm) 3,6(m)
*HS rút ra nhận xét	
- Thực hiện, nhận xét.
- Nêu quy tắc nhân.
-HS vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân: 
 0,46 x 12
*HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Làm bảng con 
-Củng cố và rèn cho HS cách đặt tính và tính đúng , đặt đúng dấu phẩy.
-HS biết giải được bài toán có lời văn 
(Quảng đường ô tô đi trong 4 giờ 
42,6 x 4 = 170,4 (km )
 Đáp số 170,4km)
-HS nhắc lại
G
Y
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Tập làm văn
Tuần: 11 –Bài: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
Tiết: 22 - (KTKN: 19 , SGK : 93 )
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2011 
I. MỤC TIÊU:
	Viết được l đơn (kiến nghị) đng thể thức, ngắn gọn, r rng, nu được lí do kiến nghị, thể hiện nội dung cần thiết. 
* KNS: -Ra quyết định(làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường).
 -Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
* GDMT: Trực tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn kiến nghị 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV chấm bài của 4,5 HS về nhà đã viết lại hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh sông nước.
 2. BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đơn
a) Xây dựng mẫu đơn (Bỏ đề 1)
-GV mời 1,2 HS đọc lại quy định bắt buộc của 1 lá đơn các em đã biết (qua bài Luyện tập làm đơn, tuần 6, trang 68, SGK).
-GV treo bảng phụ hoặc phát mẫu đơn cho từng HS.
b) Hướng dẫn HS tập viết đơn
-GV cùng cả lớp trao đổi nhanh về 1 số nội dung cần viết chính xác trong lá đơn: Tên của đơn, Nơi nhận đơn, tên ngươiviết đơn; Chức vụ; Lí do viết đơn; Chữ kí của người viết đơn. (Những mục khác HS đã biết, không cần trao đổi)
-GV nhắc HS cần trình bày mục quan trọng nhất trong lá đơn (Lí do viết đơn) – sao cho gọn, rõ, thể hiện ý thức trách nhiệm của người viết, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động xấu, nguy hiểm cua tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Yêu cầu một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lại; HS cả lớp về nàh tiếp tục quan sát một cảnh đẹp ở địa phương, ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tới.
- GV nhận xét chung kĩ năng viết đơn và tinh thần làm việc của cả lớp.
-2 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ các nội dung bài học trình bày trong SGK: đề bài 2, chú ý. Cả lớp đọc thầm lại.
-1 vài HS nói nhanh đề bài các em đã chọn ( số 2).
-HS viết đơn.
-Nhiều HS trình bày đơn.
-Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí: viết đúng quy định của đơn; trình bày mục Lí do viết đơn đầy đủ, gọn, rõ, có sức thuyết phục.
G
Y-G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5 tuan 11 moi co giam tai.doc