Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 14 - Trường TH Mỹ Phước

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 14 - Trường TH Mỹ Phước

Tiết 14 Đạo đức

Tôn trọng phụ nữ

 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh

- Biết được vì sao cần tôn trọng phụ nữ

- Có ý thức tôn trọng phụ nữ và thực hiện theo chuẩn mực: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai, gái

- Thực hiện một số hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

 II/ Tài liệu và phương tiện Dạy- Học:

 - Tranh ảnh trong Sgk phóng to

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 14 - Trường TH Mỹ Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 01 / 12/ 2007
 Ngày dạy : Thứ hai / 03 / 12 / 2007
 Tiết 14 Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ
 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết được vì sao cần tôn trọng phụ nữ 
- Có ý thức tôn trọng phụ nữ và thực hiện theo chuẩn mực: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai, gái
- Thực hiện một số hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
 II/ Tài liệu và phương tiện Dạy- Học: 
 - Tranh ảnh trong Sgk phóng to
 III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ:(3p)
- Kiểm tra 3 HS
B/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài :(1p) -Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ 1: (10p) Tìm hiểu thông tin /SGK/22
+ Mục tiêu: Nhằm giúp HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
+ Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giớiư thiệu nội dung một bức tranh trong SGK /22.
- Theo dõi các nhóm thực hiện nhiệm vụ
+ Kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm,...và bà mẹ trong bức tranh đều là những người phụ nữ đã góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta
- Nêu yêu cầu thảo luận:
H: Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, xã hội?
H:Tại sao người phụ nữ là người đáng được kính trọng?
* HĐ 2: (10p) Làm bài tập 1- Sgk
+ Mục tiêu:Xác định các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, đối xử bình đẳng giữa trai và gái
+ Cách tiến hành :
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+Kết luận: 
- Hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ (a),(b) 
-Hành vi (c) chưa thể hiện sự tôn trọng phụ nữ 
* HĐ 3: (10p) Bày tỏ thái độ ( BT 2/SGK )
+ Mục tiêu:HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán tành ý kiến đó.
+ Cách tiến hành :
- Nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ
+ Kết luận: - Các ý (a),(d) là đúng
- Các ý (b),(c),(d) thể hiện sự bất bình đẳng nam-nữ
C / Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Làm các bài trong VBT
- Giáo dục HS biết giúp đỡ và tôn trọng phụ nữ.
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng phụ nữ (tt) Tìm hiểu và giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến
- Nêu ghi nhớ của bài 
- HS lắng nghe và ghi đề bài vào vở.
*Phương pháp quan sát
- Hoạt động theo nhóm4, quan sát, giới thiệu nội dung một bức ảnh trong Sgk
- Nhắc lại kết luận
- Thảo luận với bạn cùng bàn: Kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội ? + Tại sao người phụ nữ là người đáng được kính trọng?
- Đọc phần ghi nhớ/Sgk
- Làm BT1: Cá nhân HS trình bày ý kiến, nhận xét về từng hành vi
- Phân tích, đánh giá ý kiến
- HS lắng nghe.
- Bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
- Giải thích lí do vì sao em tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
- 2-3HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Tiết 28 Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
 Phun- tơn o-xlơ
 I / Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh
 1 . Đọc:+ Đọc đúng: Pi -e, Nô- en, Gioan , tràn trề, ngửng đầu,... 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm bài văn : Biết đọc phân biệt lời các phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ hồn nhiên; chú Pi- e nhân hậu, tế nhị; chị ngay thẳng, thật thà
 2. Hiểu: + Hiếu các từ : lễ nô-en, giáo đường.
 +Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui moị người.
 3. Giáo dục HS có tấm lòng nhân hậu và quan tâm đến mọi người. 
 * HS yếu chỉ yêu cầu đọc đúng, HS TB yêu cầu đọc trôi chảy,biết phân vai.HS khá biết đọc phân biệt lời phân vai các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật.
 II / Đồ dùng Dạy- Học:
	- Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk-134, ảnh giáo đường ( nếu có)
	- Bảng ghi sẵn cách đọc diễn cảm từng đoạn
 III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:(5p)Bài :Trồng rừng ngập mặn
- Kiểm tra 4 HS
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: ( 1p) H: Tên chủ điểm tuần này là gì? Gợi cho en có suy nghĩ gì?
- Giới thiệu tên bài và ghi lên bảng.
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:(19p)
- GV đọc mẫu
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu ... anh yêu quý
+ Đoạn 2: Còn lại
- Hướng dẫn xem tranh 
- Đính bảng từ khó đọc, hướng dẫn cách phát âm
- Yêu cầu giải nghĩa: lễ nô- en, giáo đường.
- Đọc mẫu lần 2
b. Tìm hiểu bài:(12p)
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk-136
- Tham khảo Sgv/266, gợi ý HS trả lời
- Chốt ý ghi bảng : Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui moị người
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:(12p)
- Đính bảng ghi sẵn đoạn 2, hướng dẫn HS đọc đoạn.
- GV đọc mẫu 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn, bài
C / Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Giáo dục, liên hệ HS theo yêu cầu
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- Đọc trước bài: Hạt gạo làng ta.
- 2 HS yếu đọc nối tiếp đoạn.
- 2 HSTB đọc bài; trả lời câu hỏi 1; 2;/ Sgk- 129; nêu nội dung bài
- Quan sát tranh minh hoạ và nêu bài đọc Sgk/134 
- Theo dõi SGK / 134
- Luyện đọc nối tiếp theo đoạn. ( HS yếu luyện đọc 1 đoạn khoảng 4 -5 câu )
- Chú ý đọc đúng các từ khó: Pi -e, Nô- en, Gioan ,tràn trề, ngửng đầu,...( cả lớp đọc đồng thanh 2 lần) 
- Giải nghĩa các từ và đọc chú giải/Sgk- 136.
- 2HS đọc nối tiếp.
*Lưu ý:
Câu 1: tách làm 3 câu hỏi nhỏ gợi ý cho HS yếu,TB trả lời.
Câu 2: - HSTB Trả lời cá nhân 
Câu 3 :HS thảo luận nhóm đôi, nối tiếp nhau trả lời..
Câu 4 : HS khá, TB nối tiếp nhau nêu ý kiến riêng 
- HS TB nối tiếp nhau nêu ý nghĩa của bài và ghi vào vở.- 2 HS yếu nhắc lại.
* Lưu ý:- Đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời các nhân vật.(HS yếu chỉ yêu cầu đọc đúng, HS TB yêu cầu đọc trôi chảy,biết phân vai)
- HS khá biết đọc phân biệt lời phân vai các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật.
- Thi đua đọc diễn cảm đoạn, bài; trả lời lại câu hỏi tìm hiểu bài
- 3 HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Tiết 66 Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
mà thương tìm được là một số thập phân
 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
	- Luỵên kĩ năng thực hiện tính chia, vận dụng cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân vào làm các bài tập.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
 * HS yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp BT 2,3 / SGK / 68.
 II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
 - Bảng phụ cá nhân, nhóm 
 III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ:(4p) 
- Kiểm tra 4 HS
B/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài:(1p) -Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ 1: Nhận xét:(10p) 
- Nêu ví dụ/Sgk- 67
+VD1: -Hướng dẫn HS cách chia với số bị chia lớn hơn số chia
+ VD2: - Nêu VD :Đặt tính và thực hiện tính : 43 : 52
- Hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia với số bị chia bé hơn số chia
- Cho VD thêm: 21 : 300 = ? 
- Kết luận:H: Khi chia một STN cho 1 STN mà còn dư thì ta tiếp tục chia ntn? (như Sgk/67 ) 
*HĐ 2 : Thực hành: (34p)
- Các bài tập 1; 2; 3/Sgk- 68
+ Bài 1 : ( 15p) Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để thực hiện.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
+ Bài 2 : ( 10p) Giải bài toán
- Gợi ý , hướng dẫn HS phân tích đề bài và cách giải.
+ Bài 3:( 9p) Viết các phân số dưới dạng số thập phân
- Hướng dẫn HS cách thực hiện.
*Lưu ý : Lấy tử số chia cho mẫu số
- Theo dõi, chấm chữa bài
C / Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài: Luyện tập
- 2 HS yếu sửa BT 1/ VBT/ 80
- 2 HSTB Sửa bài 3,4/ VBT 81, nêu lại quy tắc chia nhẩm STP cho 10; 100; 1000;...
- Ghi đề bài vào vở.
- HS theo dõi thực hiện phép chia 
 27 : 4 = 6,75
 và 43 : 52 = 0,82
- HS thực hiện phép chia vào bảng con. 21 : 300 = 0,07
- Nhận xét, nêu kết luận về cách chia
- 3-4 HS đọc kết luận trong Sgk/ 67
Bài 1: Làm trên bảng con, chữa bài trên bảng
Kếtquả: a/ 2,4; 5,75; 24,5 
 b/ 1,875; 6,25; 20,25
Bài 2: Giải vào vở, 2 HS làm trên bảng nhóm, đính bài trên bảng, nhận xét
 Đáp số: 16,8 m 
( HS yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp)
Bài 3: Làm bài trên bảng nhóm, thi đua giữa 3 tổ, trình bày và giải thích cách làm
 Kết quả: 0,4 ; 0,75 ; 3,6 
( HS yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp)
- 3 HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Ngày soạn : 02 / 12/ 2007
 Ngày dạy : Thứ ba / 04 / 12 / 2007
 Tiết : 27 Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
 I / Mục đích, yêu cầu:
 1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ; quy tắc viết hoa danh từ riêng
 2. Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ
 3. Giáo dục ý thức sử dụng đúng và hợp lý các danh từ, đại từ.
 * HS yếu,TB không yêu cầu hoàn thành tại lớp BT4/SGK/ 138.HS yếu chỉ yêu cầu tìm 1-2 danh từ chung ở BT 1/ SGK /137.
 II/ Đồ dùng dạy- học: 
 - Các tờ giấy viết định nghĩa danh từ riêng, danh từ chung; quy tắc viết hoa danh từ riêng; khái niệm đại từ xưng hô.
 - 2 - 3 tờ phiếu viết đoạn văn ở bài tập 1
 - 4 tờ phiếu, mỗi tờ viết một yêu cầu a hoặc b, c, d của bài tập 4
 III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:(4 p)Bài : Luyện tập về quan hệ từ 
 -Kiểm tra 4 HS
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (1 p) Nêu mục đích bài học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:(43 p)
+ Bài 1: (12p) Đọc đoạn văn.Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn
H:Thế nào là DT chung,cho VD?Thế nào là DT riêng, cho VD ?
- Hướng dẫn HS làm bài.GV nhắc HS chú ý: bài có nhiều danh từ chung, mỗi em cần tìm được 3 danh từ chung
- GV dán tờ phiếu nội dung cần ghi nhớ
+ Bài 2:(10p) Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học
- GV dán tờ phiếu nội dung cần ghi nhớ
- Đọc cho HS viết các danh từ riêng ví dụ về:
. Tên địa lý Việt Nam: Cửu Long, ...
. Tên địa lý nước ngoài: Pa -ri,...
. Tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt:An-đéc- xen, La-phông-ten, Vích-to Huy-gô
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa.
+ Bài 3:(11p) Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1
- Yêu c ... tắc tính nhẩm khi chia cho 0,5 ; 0,2 và 0,25 
- Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác.
- Nhận xét tiết học
- Về tiếp tục hoàn thành bài tập ở vở bài tập
và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS yếu lên bảng sửa BT 1/VBT/ 84
- 1HS TB sửa BT 3/ VBT/ 84
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét
+ Bài 1:- HS thực hiện bài tập vào vở, 4 HS lên bảng. Kết quả là:
a) 5 : 0,5 = 10 3 : 0,2 = 15
 5 x 2 = 10 3 x 5 = 15 
- Cho HS nêu khi chia nhẩm cho 0,5 ; 0,2 và 0,25 lần lượt là:
+ Ta nhân số đó với 2
+ Ta nhân số đó với 5
+ Ta nhân số đó với 4
+ Bài 2: 2 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở : Kết quả: a) x = 45
 b) x = 42
+ Bài 3:- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng:
 . Tìm số dầu cả hai thùng:
 21 + 15 = 36 ( l )
 . Tìm số chai dầu:
 36 : 0, 75 = 48 ( chai )
(HS yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp)
 + Bài 4: HS làm bài vào vở rồi chữa bài
- Tìm diện tích hình vuông cũng chính là diện tích hình chữ nhật
- Tìm chiều dài hình chữ nhật
- Tìm chu vi hình chữ nhật
 Đáp số: 125 m
( Nếu không còn thời gian không yêu cầu HS hoàn thành bài tại lớp )
- 2 -3 HS nhắc lại quy tắc
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Tiết 28 Khoa học
Xi măng
 I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng
 - Nêu tính chất và công dụng của xi măng
 - Giáo dục ý thức biết tiết kiệm khi dùng xi măng và bảo vệ các công trình.
 II/ Đồ dùng dạy- học : - Hình và thông tin trang 58, 59 SGK 
 III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: Đá vôi (3 p)
- Kiểm tra 2 HS 
B/ Bài mới:
* Giới thiệu bài :(1p) - Nêu nội dung tiết học
*Hoạt động 1:Thảo luận (14p)
+ Mục tiêu:.HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta
+Cách tiến hành: Cho HS thảo luận các câu hỏi:
H: ở địa phương em, xi măng được dùng làm gì?
H: Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta
+ Kết luận: . Tên một số nhà máy xi măng
* Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin(15 p) 
+ Mục tiêu: HS kể tên được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng
. Nêu được tính chất, công dụng của xi măng
+ Cách tiến hành: HS làm việc theo nhóm
. HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK
+ Kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê-tông và bê- tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được dùng dể sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến phức tạp
C/ Củng cố – dặn dò : (2 p)
- HS nhắc lại nội dung bài 
- Giáo dục ý thức biết tiết kiệm khi dùng xi măng và bảo vệ các công trình.
- Về nhà ôn lại bài.Chuẩn bị bài: Thuỷ tinh
- 2 HS nêu nội dung bài học
- Cả lớp theo dõi- nhận xét
1/ HS HS trả lời câu hỏi:
- Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà
- Nước ta có nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,.....
2/ HS đọc thông tin, trả lời:
- Tính chất của xi măng
- Cách bảo quản xi măng
- Tính chất của vữa xi măng
- Các vật liệu tạo thành bê tông
- Bê tông cốt thép
- 2 HS đọc nội dung bài
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Ngày soạn : 05 / 12/ 2007
 Ngày dạy : Thứ sáu / 07 / 12 / 2007
 Tiết : 70 Toán
Chia một số thập phân cho một số thập phân
 I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân 
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho số thập phân 
- Củng cố kỹ năng chia một số thập phân cho một số thập phân
- Giáo dục HS tính cẩn thận .
* HS TB, yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp BT 3 / SGK /71.
 II/ Đồ dùng dạy học: SGK; vở bài tập
 III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: Luyện tập (5 p ) 
- Kiểm tra 4 HS
B/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài :(1p) - Nêu nội dung tiết học 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân ( 14p)
a) Ví dụ 1: - GV nêu bài toán ở ví dụ 1
- Hướng dẫn HS nêu phép tính giải :
 23,56 : 6,2 = ?
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên
- GV cần nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định các chữ số ở phần thập phân của số chia
 ( chứ không phải ở số bị chia)
b) Ví dụ 2: 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính : 82,55 : 1,27
- GV cần nêu rõ khi thực hiện phép chia gồm 2 bước 
- Nêu quy tắc; giải thích cách thực hành
*Hoạt động2: HS thực hành ( 29 p)
+ Bài 1:(15p) Đặt tính rồi tính
- GV hướng dẫn để HSthảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số 
Chẳng hạn: d) 17,4 : 1,45 
- GV hướng dẫn theo quy tắc để đưa về thực hiện phép chia 1740 : 145
- GV lưu ý HS nhắc lại cách thực hiện phép chia 
+ Bài 2 (7p) Giải bài toán	
- Gợi ý HS phân tích rồi hướng dẫn HS cách giải bài toán.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
+ Bài 3:(7p) Giải bài toán	
- Gợi ý HS phân tích rồi hướng dẫn HS cách giải bài toán.
- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập 
C/ Củng cố – dặn dò: (1 p)
- HS nhắc lại quy tắc chia 1 STP cho 1 STP.
- Giáo dục HS tính cẩn thận .
- Về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS yếu sửa BT 1/ VBT/ 85
- 1 HS lên bảng sửa bài 3/VBT/ 85
- Cả lớp theo dõi- Nhận xét
1/ HS nhắc lại bài toán ở ví dụ 1
- HS thực hiện chuyển phép chia 
23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép chia 235,6 : 62
- HS vận dụng thực hiện tương tự với ví dụ 2 
- HS rút ra quy tắc như SGK
- 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc
+ Bài 1: - HS lần lượt thực hiện các phép chia vào bảng con.
Kết quả: a) 3,4 b) 1,58
 c) 51,52 d) 12
+ Bài 2: HS thực hiện bài giải vào vở , 1HS làm bảng nhóm.
- Tìm 1 lít dầu hoả cân nặng
Tìm 8 lít dầu hoả cân nặng
 Đáp số: 6,08 kg
+ Bài 3: HS nêu cách giải:
Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 ( dư 1,1)
Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1 m vải ( HS TB, yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp )
2-3 HS nhắc lại quy tắc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Tiết 14: Địa lý
Giao thông vận tải
 I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS :
 - Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình phương tiện vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách
 - Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta
 - Xác định được trên Bản đôd Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn
 - Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường 
 II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ Giao thông Việt Nam
 - Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: (3 p ) Bài: Công nghiệp (TT ) 
- Kiểm tra 2 HS 
B/ Bài mới:
* Giới thiệu bài :(1p) - Nêu nội dung tiết học *Hoạt động 1: Làm việc theo cặp ( 15 p)
+Mục tiêu: Các loại hình giao thông vận tải
+Cách tiến hành: Cho HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK
- Cho HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng
+Kết luận: - Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ( 15 p)
+Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố một số loại hình giao thông
+Cách tiến hành: 
- HS làm bài tập mục 2 SGK trang 96
+Kết luận: . Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước, có tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc- Nam, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc- Nam. sân bay quốc tế, cảng lớn
C/ Củng cố- dặn dò :(1p) 
- HS đọc nội dung bài học
- HS liên hệ tình hình thực hiện giao thông ở Kon Tum
- Giáo dục an toàn giao thông
 - Nhận xét tiết học và nhắc HS chuẩn bị bài 15.
- 2 HS nêu nội dung bài học
1/ HS trả lời các câu hỏi:
. Nước ta có các loại hình giao thông vận tải nào?
. Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
- HS lắng nghe và nhắc lại.
2/ HS làm các bài tập ở mục 2 trong SGK
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ mạng lưới giao thông, các sân bay quốc tế, cảng lớn ở nước ta
. Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế- xã hội ở vùng núi phía Tây của đất nước 
- 2 HS đọc nội dung bài.
- HS liên hệ ở địa phương.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 --------------***---------------
 Tiết 28 Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
 I/ Mục đích, yêu cầu:
 1. Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp
 2. Nắm được thể thức ghi biên bản một cuộc họp
 3. Rèn luyện kỹ năng ghi biên bản một cuộc họp.
 * Nhóm HS yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp 
 II/ Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp
 III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Kiểm tra bài cũ:(5 p) Làm biên bản cuộc họp - Gọi 3 HS kiểm tra
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 p)
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập( 38 p)
-Cho HS đọc đề bài và các gợi ý /SGK/143
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập
- GV chú ý HS những cần ghi biên bản
- GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội)
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3, dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp 
- Theo dõi giúp đỡ nhóm HS yếu.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá bài của HS
C / Củng cố, dặn dò : ( 1p)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn đầu tuần 15 : Luyện tập tả người ( Tả hoạt động).
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết Tập làm văn trước
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- 2 HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trang 143 / SGK
- Nhiều HS nói trước lớp về:
. Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội )
. Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào?Cuộc họp có những ai tham dự ?Ai điều hành cuộc họp? Kết luận cuộc họp như thế nào?
- 1 HS đọc lại nội dung dàn ý 3 phần của một biên bản
- HS làm bài theo nhóm 4- 5 những HS cùng muốn viết biên bản cho một cuộc họp cụ thể nào đó.( Nhóm HS yếu không yêu cầu hoàn thành tại lớp )
- Cả lớp nhận xét, đánh giá theo những biên bản viết tốt là phải: đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh)
 --------------***---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 14.doc