Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

TẬP ĐỌC:

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 21
NGÀY
MÔN
TIẾT
ĐD
BÀI DẠY
THTT
HCM
Thứ bảy
15/01
SHDC
TĐ
T
ĐĐ
KH
21
41
101
21
41
Sinh hoạt dưới cờ
Trí dũng song toàn
Thực hành tính diện tích
Ủy ban nhân dân, xã ( phường) em (t1)
Năng lượng mặt trời
Thứ hai
17/01
TD
TLV
T
LS
LT&C
41
41
102
21
41
Bài 41
Lập chương trình hoạt động (tt)
Thực hành tính diện tích (tt)
Nước nhà chia cắt
MRVT: Công dân
Thứ ba
18/01
CT
ĐL
T
KC
KT
21
21
103
21
21
Nghe- viết: Trí dũng song toàn
Các nước láng giềng của Việt Nam
Luyện tập chung
Kể chuyện đã nghe, đđã đọc
Chăm sóc gà
Thư tư
 19/01
TD
TĐ
T
ÂN
LT&C
42
42
104
21
42
Máy, đĩa
Bài 42
Tiếng rao đêm
Hình hộp chữ nhật- Hình lập phương
Học hát: bài Tre ngà bên lăng Bác
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Thứ năm 20/01
TLV
KH
T
MT
GDNG
SHL
42
42
105
21
21
21
Trả bài văn tả người
Sử dụng năng lượng chất đốt ( tiết 1)
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn
Tổ chức các trò chơi dân gian (Tiết 2)
Sinh hoạt lớp
Thứ bảy, ngày 15 tháng 01 năm 2011
Tiết 41	TẬP ĐỌC:
TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài.
  Vì sao ông Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng?
  Em hãy kể lại những đóng góp to lớn của ông Thiện cho cách mạng?
  Qua bài đọc em có cảm nghĩ gì?
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Trí dũng song toàn.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  hỏi cho ra lẽ”
Đoạn 2: “Từ Thám hoa vừa khóc  để đền mạng Liễu Thăng”
Đoạn 3: “ Từ lần khác  sai người ám hại ông”
Đoạn 4: Còn lại.
Giáo viên chú ý luyện đọc từ ngữ học sinh còn phát âm sai.
Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm các từ ngữ mà học sinh chưa rõ.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, trầm lắng , xót thong.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại bài – Giáo viên nêu câu hỏi.
* Câu 1: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
* Câu 2: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
* Câu 3: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
* Câu 4: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
Qua câu chuyện em hiểu ra điều gì?
vHoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc bài văn chú ý giọng đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại:
+ Đoạn Giang Văn Minh than khóc- giọng ân hận xót thương. Câu hỏi: Vậy tướng Liễu Thăng cúng giỗ- giọng cứng cỏi.
+ Đoạn Giang Văn Minh ứng đối- giọng dõng dạc, tự hào.
- GV đọc mẫu
Cho học sinh các tổ nhóm thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ các em còn phát âm sai.
Học sinh đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ khó các em chưa hiểu.
- HS lắng nghe
Học sinh đọc thầm.
HS phát biểu tự do theo suy nghĩ.
-  vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời
- Một vài HS nhắc lại đoạn đối đáp.
- Vì vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, ông biết giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Ca ngợi ông Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
Học sinh lắng nghe GV hướng dẫn
- Lắng nghe GV đọc
Đại diện 2 – 3 học sinh đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
Tiết 101	TOÁN:
THỰC HÀNH TÍNH DIỆN TÍCH 
I. Mục tiêu:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng sửa bài
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Thực hành tính diện tích.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
- GV đính hình vẽ của mảnh đất lên bảng
Giáo viên chốt:
	Chia hình trên thành 2 hình vuông nhỏ và 1 hình chữ nhật.
- Vậy để tính diện tích của mảnh đất ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS tính ra nháp 1 HS lên bảng trình bày ( kết quả: 3067m2)
v	Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1Yêu cầu đọc đề.
Yêu cầu HS nêu cách chia hình
Vậy để tính diện tích của hình ta làm sao?
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS sửa bài
 Bài 2:Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên hướng dẫn: hình chữ nhật có kích thước 100,5m + 40,5m và 30m + 50m bao phủ khu đất.
Khu đất chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc bên phải và góc dưới.
 Scả khu đất = Scả hình bao phủ – S2 hình CNH
- Phần đất hình chữ nhật bị khoét đi có diện tích như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm bài
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS sửa bài
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại các bài tập
Chuẩn bị: “Thực hành tính diện tích (tt)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 1, 2
- HS lắng nghe
Hoạt động nhóm.
Học sinh đọc ví dụ ở SGK.
Nêu cách chia hình.
Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV
Học sinh đọc đề.
Chia thành 2 HCN
Ta tính diện tích của 2 hình chữ nhật sau đó tính diện tích của mảnh đất.
- HS làm bài
Giải
Độ dài của cạnh AB là
3,5 + 5,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD 
11,2 x 3,5 = 39,2 ( m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ
6,5 x 4,2 = 27,3 ( m2)
Diện tích của mảnh đất là
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
Sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh vẽ thêm hình theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe 
- Có diện tích bằng nhau
- HS làm bài
Giải
Chiều rộng của khu đất bao phủ
50 + 30 = 80 (m)
Chiều dài của khu đất bao phủ
100,5 + 40,5 = 141 (m)
Diện tích của khu đất bao phủ là:
141 x 80 = 11280 ( m2)
Diện tích của 2 phần đất khoét đi
50 x 40,5 x2 = 4050 ( m2)
Diện tích mảnh đất là
11280 – 4050 = 7230 ( m2)
Đáp số: 7230 m2
2 dãy thi đua đọc quy tắc, công thức tính diện tích các hình đã học.
- HS lắng nghe
Tiết 41	KHOA HỌC
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I.Mục tiêu :
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện
II.Chuẩn bị:
 -GV : Tranh hay ảnh chụp về các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
 -HS :Tranh ảnh về các phương tiện máy móc chạy bằng phương tiện năng lượng mặt trời .
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
2. KTBC :Năng luợng.
- HS trả lời câu hỏi và nêu ví dụ về năng lượng
- GV nhận xét- chấm điểm
3. Giới thiệu bài : Năng lượng mặt trời
4. Các hoạt động
 HĐ1 :Ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên .
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK .
-Năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào ?
-Nêu năng lượng của mặt trời đối với sự sống ?
-Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
 - Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày
- GV chốt ý
HĐ2 :quan sát
-Quan sát hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK .
+Con người sử dụng năng lương mặt trời cho sự sống như thế nào ?
+Kể tên một số ví dụ về sử dung năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày?
+Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời ?
+Kể tên một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương.
 HĐ3 :Trò chơi :
-Chọn 2 nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm 3 HS.
-HS lên bảng vẽ mặt trời và ghi ứng dụng của mặt trời đối với cuộc sống con người.
-Nhóm nào vẽ nhanh, đẹp và nêu đầy đủ các ứng dụng là nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố – dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn :Về nhà học bài và tìm thêm ví dụ.
- Chuẩn bị : Sử dụng năng lượng chất đốt.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS đọc thông tin SGK .
- HS thảoluận nhóm đôi .
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- HS nhóm khác nhận xét và bổ sung .
+Sưởi ấm cho mọi người và cho mọi vật .
+Chiếu sáng làm khô, đun nấu, quang hợp cây xanh.
- HS quan sát tranh và trả lời
HS thi đua nhau kể các ứng dụng của năng lượng:chiếu sáng, phơi khô các đồ vật lương thực, thực phẩm
- Đèn năng lượng ở cầu Kinh ,
-Phơi khô quần áo, phơi lúa,
-HS lên bảng thi đua 
-HS nhóm khác bổ sung .
- HS lắng nghe
Thứ hai, ngà ... tập, cả lớp đọc thầm.
1 học sinh giỏi làm mẫu.
Ví dụ: Từ câu a “Bởi chúng thái khoai”.
® Tôi phải băm bèo thái khoai vì bác mẹ tôi rất nghèo.
Học sinh làm việc cá nhân, các em viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được.
Học sinh làm trên giấy xong dán nhanh lên bảng lớp.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nối câu ghép các em tạo được.
Ví dụ: b. Chú phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình sa sút không đủ ăn.
c. Vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng rất quý.
 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp.
Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Ví dụ:
Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài trên nháp.
Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
Ví dụ:
Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bộ trong học tập.
Lặp lại ghi nhớ.
- HS lắng nghe
Thứ năm, ngày 20 tháng 01 năm 2011
Tiết 42	TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Rút được kinh nghiệm về cách xây doing bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý
+ HS: vở làm văn
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt).
Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nhận xét kết quả.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
- Yêu cầu HS sửa lại đoạn làm chưa tốt
Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt.
Chuẩn bị: Ôn tập văn kể chuyện
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
HS tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
- HS lắng nghe
Tiết 42	KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I.Mục tiêu :
- Kể được tên một số loại chất đốt
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy.
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô mhie64m khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
II.Chuẩn bị :
 -GV: Sưa tầm tranh ảnh về việc sửa dụng chất đốt : bếp gas, bếp dầu, bếp củi,
 -HS: Sưu tầm các loại chất đốt. 
 III. Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động 
2. KTBC : Năng lượng mặt trời.
+Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên ?
+Kể tên một số phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời ?
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Giới thiệu bài: Sử dụng năng lượng chất đốt
4. Các hoạt động 
HĐ1 :Kể tên một số loại chất đốt .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
+Ở nhà em dùng những loại chất đốt nào để nấu ăn hàng ngày ?
+Trong những chất đốt mà em nêu, những chất đốt nào là thể khí? Thể lỏng? thể rắn ? 
- GV giải thích cho HS biết khí sinh học .
 HĐ2 : Quan sát hình và trả lời câu hỏi .
-Thảo luận nhóm đôi.
Tổ1 và tổ 2:
- Quan sát tranh và đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Than đá được dùng vào những việc gì ?
+ Kể tên các loại than đá mà embiết ?
+ Than đá được khai thác ở đâu ?
Tổ 3 và tổ 4
-Quan sát tranh và đọc thông tin SGK và trả lời
+ Xăng, dầu được dùng vào những việc gì ? 
+ Dầu được khai thác ở đâu ? 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng .
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK 
* GD ý thứ cho HS cầ phải biết sử dụng năng lượng chấtt đốt một cách tiết kiệm
5. Củng cố – dặn dò :
 -Nhận xét tiết học .
 - Dặn :Đọc lại SGK, học bài.
 - Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng chất đốt (t2).
- Hát
- HS trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- Gas, dầu, củi 
- Gas ở thể khí, dầu ở thể lỏng, củi ở thể rắn
- HS lắng nghe
-Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
-Nhóm khác bổ sung.
-Vài HS đọc nội dung SGK.
- HS lắng nghe
Tiết 105	TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH
TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I . Mục tiêu : 
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ vẽ các hình triển khai, một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được
III . Các hoạt động dạy- học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2 Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS làm lại các BT
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của giờ học
4. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Giáo viên mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như SGK.
- Giáo viên nêu bài toán về diện tích của các mặt xung quanh.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Giáo viên nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS nêu lại quy tắc
Hoạt động 2 Thực hành
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Và yêu cầu tính gì?
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính Stp và Sxq
- Yêu cầu HS làm bài
- HS lên bảng sửa bài
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Yêu cầu ta tính gì?
- Làm thế nào để tính được diện tích tôn can dùng để gò thùng?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm bài
- GV nhận xét
- HS sửa bài
5. Củng cố – dặn dò :
 -Nhận xét tiết học .
 -Dặn : Làm lại các bài tập .
 - Chuẩn bị : Luyện tập.
- Hát
- HS lên bảng sửa bài
- HS lắng nghe
- HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và chỉ ra các mặt xung quanh.
- HS nêu hướng giải và giải bài toán.
- HS nêu
- HS đọc đề bài
- Cho chiều dài, chiều rộng, chiều cao và yêu cầu tính Stp và Sxq 
- HS nêu và làm bài
Giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là
( 5 + 4 ) x 2 = 18 (dm)
Sxq của hình hộp chữ nhật đó là
18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của HHCN
5 x 4 = 20 (dm2)
Stp của hình hộp chữ nhật đó là
54 + 20 x 2 = 94 (dm2)
Đáp số: Sxq: 54 dm2
 Stp: 94 dm2
- HS đọc đề bài
- Cho chiều dài, chiều rộng, chiều cao 
- Tính diện tích tôn để gò thùng, không tính mép hàn.
- Tính tổng của Sxq và diện tích một mặt đáy
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng tôn là :
	(6 + 4) 2 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy thùng tôn là :
	6 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là :
	180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số : 204 dm2.
- HS lắng nghe
Tiết 21:	HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TỔ CHỨC CÁC TRỊ CHƠI DÂN TỘC (Tiết2)
Tiến hành như tiết 20
Tổ chức hai trị chơi: lị cị và “bịt mắt bắt dê”.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 21
I. MỤC TIÊU
- Giúp GV và HS nắm được tình hình của lớp trong tuần qua.
- Giúp HS nắm được phương hướng hoạt động của trường lớp trong tuần tới.
II. NỘI DUNG
1. Nhận xét các mặt trong tuần qua
a) Về học tập
-
-
-
-
b) Các mặt khác
- Vệ sinh 
- Trật tự: 
- Chuyên cần: 
* Tuyên dương:	
* Nhắc nhở: 
2. Phương hướng tuần tới
- Tổ trực nhật đầu giờ tưới bồn hoa.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường: Không mang thức ăn nước uống lên khu vực phòng học; không bôi xoá vẽ lên bàn ghế
- Phải nghiêm túc trong lúc truy bài đầu giờ.
- HS không mua quà bánh của những người bán ngoài khu vực căn tin
- Dọn dẹp vệ sinh phòng học trước tết
- Trực vệ sinh sân trường vào ngày thứ hai hàng tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN21.doc