Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

TẬP ĐỌC:

NGHĨA THẦY TRÒ.

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, nhắc nhở mọi người can giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

+ HS: SGK.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
NGÀY
MÔN
TIẾT
ĐD
BÀI DẠY
THTT
HCM
Thứ hai
28/02
SHDC
TĐ
T
ĐĐ
KH
26
51
126
26
51
Tranh
Sinh hoạt dưới cờ
Nghĩa thầy trò
Nhân số đo thời gian với một số
Em yêu hòa bình
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Thứ ba
01/03
TD
TLV
T
LS
LT&C
51
51
127
26
51
Bài 51
Tập viết đoạn đối thoại
Chia số đo thời gian cho một số
Chiến thắng lịch sử ĐBP trên không
MRVT: truyền thống
Thứ tư
02/03
CT
ĐL
T
KC
KT
26
26
128
26
26
BĐTG
Bộ KT
Nghe-viết: Lịch sử ngày Quốc tế 
Châu Phi (tt)
Luyện tập
KC đã nghe, đã đọc
Lắp xe ben (t3)
Thứ năm
 03/03
TD
TĐ
T
ÂN
LT&C
52
52
129
26
52
Máy, đĩa
Bài 52
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Luyện tập chung
Học hát: Em vẫn nhớ trường xưa
Luyện tập thay thế từ ngữ để LK câu
x
Thứ sáu
04/03
TLV
KH
T
MT
GDNG
SHL
52
52
130
26
26
26
Trả bài văn tả đồ vật
Sự sinh sản của thực vật có hoa
Vận tốc
Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh
Giáo dục răng miệng
Sinh hoạt lớp
Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011
Tiết 51	TẬP ĐỌC:
NGHĨA THẦY TRÒ. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, nhắc nhở mọi người can giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Cửa sông
 Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi:
+ Cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Nghĩa thầy trò.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Gọi 1 HS đọc các từ ngữ chú giải trong bài.
Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ này.
Giáo viên chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  rất nặng”
Đoạn 2: “Tiếp theo  tạ ơn thầy”
Đoạn 3: phần còn lại.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
  Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
  Gạch dưới chi tiết cho trong bài cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
  Tình cảm cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ thế nào?
  Chi tiết nào biểu hiện tình cảm đó.
Em hãy tìm thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu.
Giáo viên chốt: Nhấn mạnh thêm truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao.
Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài văn, xác lập kĩ thuật đọc, giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng.
VD: Thầy / cảm ơn các anh.//
Bây giờ / nhân có đủ môn sinh, / thầy / muốn mời tất cả các anh / theo thầy / tới thăm một người / mà thầy / mang ơn rất nặng.// Các môn sinh / đều đồng thanh dạ ran.//
Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, trao đổi nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên giáo dục ý thức cho HS.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Luyện đọc lại bài và học bài.
Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
1HS khá, giỏi đọc bài,lớp đọc thầm
1 HS đọc to cho các bạn nghe.
Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có).
Nhiều học sinh tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn.
Học sinh chú ý phát âm chính xác các từ ngữ hay lẫn lôïn có âm tr, âm a, âm gi 
- HS lắng nghe
Học sinh cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu:
Dự kiến: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính mến, tôn trọng thầy, người đã dìu dắc dạy dỗ mình trưởng thành.
  Chi tiết “Từ sáng sớm  và cùng theo sau thầy”.
  Ông cung kính, yêu quý tôn trọng thầy đã mang hết tất cả học trò của mình đến tạ ơn thầy. 
  Chi tiết: “Mời học trò  đến tạ ơn thầy”.
Học sinh suy nghĩ và phát biểu.
Dự kiến: 
	Uốn nước nhớ nguồn.
	Tôn sư trọng đạo
	Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
	Kính thầy yêu bạn 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Nhiều học sinh luyện đọc đoạn văn.
- HS thi đọc
Học sinh các nhóm thảo luận và trình bày.
Dự kiến: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- HS lắng nghe
Tiết 126:	TOÁN:
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN. 
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II. Chuẩn bị:
+ GV: SGK, phấn màu, ghi sẵn ví dụ ở bảng, giấy cứng..
+ HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng sửa bài
Giáo viên nhận xét _ cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Nhân số đo thời gian với một số
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
* Ví dụ: 2 phút 12 giây ´ 4.
Giáo viên chốt lại.
Nhân từng cột.
Kết quả nhỏ hơn số qui định.
* Ví dụ: 1 người thợ làm 1 sản phẩm hết 5 phút 28 giây. Hỏi làm 9 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian?
Giáo viên chốt lại bằng bài làm đúng.
Đặt tính.
Thực hiện nhân riêng từng cột.
Kết quả bằng hay lớn hơn ® đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước.
- Yêu cầu HS nêu cách nh6n số đo thời gian
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu
- GV thu phiếu
- GV chấm phiếu
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS sửa bài
	 Bài 2: Gọi HS đọc đề
- Chiếc đu quay 1 vòng hết bao nhiêu thời gian?
- Bé Lan quay mấy vòng?
- Đề bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV yêu cầu HS sửa bài
- GV cùng HS nhận xét
v Hoạt động 3: Củng cố.
- Trò chơi Ai nhanh hơn
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Ôn lại quy tắc.
Chuẩn bị: Chia số đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lần lượt sửa bài 2, 3.
Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
Học sinh lần lượt tính.
Nêu cách tính trên bảng.
Các nhóm khác nhận xét.
 2 phút 12 giây
	x 4
 8 phút 48 giây
Học sinh nêu cách tính.
Đặt tính và tính.
Lần lượt đại điện nhóm trình bày.
Dán bài làm lên bảng.
Trình bày cách làm.	2 
	 5 phút 28 giây
	 x 9
 45 phút 252 giây
	( 252 giây = 4 phút 12 giây)
Vậy 5phút28giây x 9 = 49phút12 giây
Học sinh lần lượt nêu cách nhân số đo thời gian.
Học sinh đọc đề – làm bài.
a) 3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút
 4 giờ 23 phút x 4 = 16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút
 12 phút 25 giây x 5 = 60 phút 125 giây = 62 phút 5 giây
b) 4,1 giờ = 6 = 24,6 giờ
 3,4 phút x 4 = 13,6 phút
 9,5 giây x 3 = 28,5 giây
- HS đọc đề
- Hết 1 phút 25 giây
- Quay 3 vòng
- Hỏi bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu?
- HS làm bài
Giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay :
1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
Đáp số: 4 phút 15 giây
- HS tham gia trò chơi 3 HS/ đội
- HS lắng nghe
Tiết 51	KHOA HỌC:
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA. 
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa that.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 96, 97.
- Học sinh : - SGK, hoa that.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập.
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	“Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành phân loại những hoa sưu tầm được.
Yêu cầu các nhóm trình bày từng nhiệm vụ.
 Số TT
Tên cây
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc chỉ có nhuỵ (hoa cái)
1
Phượng
x
2
Anh đào
x
3
Mướp
x
4
sen
x
Giáo viên kết luận:
+ Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
+ Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.
+ Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
+ Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
v Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính ở trang 97 SGK ghi chú thích.
- GV nhận xét
v Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
Tổng kết thi đua.
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
Nhận xét tiết học .
Hát 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
Quan sát các bộ phận của những bông hoa sưu tầm được hoặc trong các hình 3, 4, 5 trang 96 SGK và chỉ ra nhị (nhị đực), nhuỵ (nhị cái).
Phân loại hoa sưu tầm được, hoàn thành bảng sau:
Đại diện một số nhóm giới thiệu với các bạn từng  ...  cho đúng hoặc hay hơn, phiếu học tập để HS thống kê lỗi.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Tập chuyển câu chuyện thành kịch.
Giáo viên chấm vở 2- 3 học sinh về nhà viết lại đoạn đối thoại.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết tập làm văn hôm nay là tiết trả bài viết văn tả đồ vật mà các em đã làm. Trong tiết học này các em cần nắm được yêu cầu của bài văn và biết sửa lỗi mà cô yêu cầu trong bài viết của mình.
Bài mới: Trả bài văn tả đồ vật.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
* Những ưu điểm chính:
VD: Xác định dùng đề bài bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo.
Nêu ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót hạn chế.
VD: Còn sai lỗi chính tả, câu văn lủng củng, ý liệt kê. Thông báo số điểm cụ thể.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh làm việc cá nhân nêu nhiệm vụ cho mỗi em thực hiện:
  Đọc lời nhận xét.
  Đọc chỗ đã cho lỗi trong bài.
  Viết phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
  Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn cạnh bên để soát lại.
Giáo viên hướng dẫn sửa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ.
* Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm bài làm của một số học sinh.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc đoạn, bài văn hay.
Nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở.
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Ôn tập tả cây cối
 Hát 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS đọc
Học sinh lắng nghe.
Học sinh làm việc cá nhân, các em thực hiện theo các nhiệm vụ đã nêu của giáo viên.
Một số học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
Học sinh cả lớp cùng trao đổi về bài sửa trên bảng.
Học sinh chép bài sửa vào vở.
Học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe
Tiết 52	KHOA HỌC:
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA. 
I. Mục tiêu: 
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang 98, 99.
- HS:Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ.
Sử dụng sơ đồ 1 và 2 trang 98 SGK, treo trên bảng và giảng về:
Sự thụ phấn.
Sự hình thành hạt và quả.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 1).
Sơ đồ quả cắt dọc (hình 2). 
Ghi chú thích.
 v Hoạt động 2: Thảo luận.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
GV nhận xét, chốt ý.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm.
Tên cây
Anh đào, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
Thi đua: kể tên hoa thụ phấn.
GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cây mọc lên như thế nào?”
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
Học sinh lên bảng chỉ vào sơ đồ trình bày.
Học sinh vẽ trên bảng.
Học sinh tự chữa bài.
Các nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Trong tự nhiên, hoa có thể thụ phấn được theo những cách nào?
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhở sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- HS nêu nội dung bài học
- HS thi đua Ai nhanh hơn
- HS lắng nghe
Tiết 130	TOÁN:
VẬN TỐC. 
I. Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đ vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Chuẩn bị:
+ GV: SGK, bảng phụ ghi các ví dụ.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: “Vận tốc”.
4. Các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát về vận tốc.
Nêu VD1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Mỗi xe đạp mỗi giờ đ được 15 km, 1 xe máy mỗi giờ đi được 35 km. Xe ô tô có tốc độ nhanh hơn.
Nêu VD2:
Quảng đường AB dài 160 km 1ô tô chạy từ A đến B mất 4 giờ. Hỏi mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề qua một số gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm quảng đường đi được trong 1 giờ ta cần làm như thế nào?
1 em nêu cách thực hiện.
Giáo viên chốt ý.
Vận tốc là gì? Đơn vị tính.
v Hoạt động 2: Công thức tìm vận tốc.
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc ta làm như thế nào?
v Hoạt động 3: Bài tập.
 Bài 1:Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt
- Để tính vận tốc ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS lên bảng sửa bài
- GV cùng HS nhận xét
 Bài 2: Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi 2 HS thi đua giải bài nhanh
- GV cùng HS nận xét và tuyên dương người thắng cuộc
 Bài 3: Gọi HS đọc đề bài
- Người đó chạy bao nhiêu mét?
- Thời gian là bao lâu?
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Vậy để thực hiện được yêu cầu thì thời gian và quãng đường cần ở những đơn vị nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cầu HS nộp bài
- GV chấm bài
- GV nhận xét.
v Hoạt động 4: củng cố.
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc và đơn vị của vận tốc.
5. Tổng kết – dặn dò:
- Làm lại các BT.
- Chuẩn bị: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
Lần lượt sửa bài 1, 2
Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
1 học sinh đọc đề.
. . .Xe máy vì 1 giờ xe máy chạy 35 km.
Học sinh vẽ sơ đồ.
	A	 ?	B
 1 giờ 1 giờ 1 giờ 1 giờ
1 giờ đi được.
	160 : 4 = 40 (km/ giờ)
Đại diện nhóm trình bày.
1 giờ chạy 40 km ta gọi là vận tốc ôtô.
Vậy V là S đi trong 1 đơn vị thời gian. Được gọi là vận tốc.
Đơn vị tính km/ giờ, m/ phút.
Dựa vào ví dụ 2.
V = S : t đi.
Lần lượt đọc cách tính vận tốc.
- HS đọc đề
- HS nêu tóm tắt
- HS nêu công thức
- HS làm bài
Giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là
105 : 3 = 35 (km/ giờ)
Đáp số: 35 km/ giờ
- HS đọc đề
- HS nêu tóm tắt và làm bài
Giải
Vận tốc của máy bay là
1800 : 2,5 = 720 (km/ giờ)
Đáp số: 720 km/ giờ
- HS đọc đề bài
- Chạy 400m
- 1 phút 20 giây
- Tính vận tốc với đơn vị m/ giây
- Quãng đường là mét và thời gian là giây
- HS làm bài
Giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là
400 : 80 = 5 (m/ giây
Đáp số: 5 m/ giây
- HS nêu
- HS lắng nghe
Tiết 26-27:	GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GIÁO DỤC RĂNG MIỆNG
Mục tiêu: nắm được thứ tự các bước chải răng
Tập chải răng và ngậm Flour theo tiếng trống
Chuẩn bị
Họp lớp và phổ biến kế hoạch
Lớp nhẩm thuộc cách súc miệng và chải răngtheo tiếng trống
Tiến hành : TIẾT 26 
GV: thuốc ngậm, ca, ly, xơ, nước.
HS: bàn chải đánh răng, ly nước, kem.
Thực hành mẫu: lớp 5/1
Tiến hành với HS buổi chiều:
Tiếng trống thứ nhất: HS ngậm 2/3 li nước + bàn chải + kem
Tiếng trống thứ hai: HS đưa cao ly nơi tay trái, bàn chải tay phải.
Lần lượt gõ 6 nhịp đơi cho HS chải răng
Tiếng trống thứ ba: xếp hàng nhổ ra, súc miệng, rửa bàn chải.
Nhận ly thuốc Flour, về vị trí.
Tiếng trống thứ tư: đưa cao chung thuốc nơi tay phải
Tiếng trống thứ năm: ngậm thuốc, úp ly, súc miệng.
Tiếng trống thứ sáu: nhỏ thuốc và vào lớp.
Dọn rữa ly, xơ.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I. MỤC TIÊU
- Giúp GV và HS nắm được tình hình của lớp trong tuần qua.
- Giúp HS nắm được phương hướng hoạt động của trường lớp trong tuần tới.
II. NỘI DUNG
1. Nhận xét các mặt trong tuần qua
a) Về học tập
-
-
-
-
b) Các mặt khác
- Vệ sinh 
- Trật tự: 
- Chuyên cần: 
* Tuyên dương:	
* Nhắc nhở: 
2. Phương hướng tuần tới
- Tổ trực nhật đầu giờ tưới bồn hoa.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường: Không mang thức ăn nước uống lên khu vực phòng học; không bôi xoá vẽ lên bàn ghế
- Phải học thuộc bài và làm bài 
- Phải nghiêm túc trong lúc truy bài đầu giờ.
- Phát huy những mặt đã thực hiện tốt trong tuần qua và khắc phục những hạn chế.
- Không được chơi trò chơi rút thăm ăn tiền. Nếu nhà trường phát hiện sẽ chịu mọi trách nhiệm.
- Thư tư hàng tuần trực vệ sinh sân trường.
- Xếp hàng ra vào lớp cần nghiêm túc và trật tự hơn.
- Học tập chăm chỉ chuẩn bị thi GHKII
- Tập hát lại bài Quốc ca

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN26.doc