Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

TẬP ĐỌC:

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc bài rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục true em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị:

+ GV: văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tranh, ảnh gắn với chủ điểm: Nhà nước, các địa phương, các tổ chức, đoàn thể hoạt động để thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ HS: Xem trước bài.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 33
NGÀY
MÔN
TIẾT
ĐD
BÀI DẠY
THTT
HCM
Thứ hai 
18/04
SHDC
TĐ
T
ĐĐ
KH
33
65
161
33
65
Sinh hoạt dưới cờ
Luật bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em
Ôn tập về tính S, V một số hình
Thực hành
Tác động của con người đến mtrườg rừng
Thứ ba
19/04
TD
TLV
T
LS
LT&C
65
65
162
33
65
Bài 65
Ôn tập về tả người
Luyện tập
Ôn tập
MRVT: Trẻ em
Thứ tư
20/04
CT
ĐL
T
KC
KT
33
33
163
33
33
Bộ KT
Nghe- viết: Trong lời mẹ hát
Ôn tập
Luyện tập chung
KC đã nghe, đã đọc
Lắp ghép mô hình tự chọn
x
Thứ năm
 21/04
TD
TĐ
T
ÂN
LT&C
66
66
164
33
66
Máy, đĩa
Bài 66
Sang năm con lên bảy
Ôn tập Một số dạng toán đã học
Tập biểu diễn 2Bh: Tre ngà  ; tự chọn
Ôn tập về dấu câu ( Dấu ngoặc kép)
Thứ sáu
22/04
TLV
KH
T
MT
GDNG
SHL
66
66
165
33
33
33
Tả người ( KT viết)
Tác động của con người đến MT đất
Luyện tập
Vẽ trang trí cổng trại hoặc lều trại
Thi đua học tập tốt chào mừng 
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai, ngày 18 tháng 04 năm 2011
Tiết 65	TẬP ĐỌC:
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc bài rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục true em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị:
+ GV: văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tranh, ảnh gắn với chủ điểm: Nhà nước, các địa phương, các tổ chức, đoàn thể hoạt động để thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 Giáo viên kiểm tra 2 – 3 HS đọc thuộc lòng những đoạn thơ tự chọn( hoặc cả bài thơ) Những cánh buồm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
Học sinh tìm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ đó.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1.
Giáo viên chốt lại câu trả lời đúng.
Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2.
Giáo viên nói với học sinh: mỗi điều luật gồm 3 ý nhỏ, diễn đạt thành 3,4 câu thể hiện 1 quyền của trẻ em, xác định người đảm bảo quyền đó( điều 10); khuyến khích việc bảo trợ hoặc nghiêm cấm việc vi phạm( điều 11). Nhiệm vụ của em là phải tóm tắt mỗi điều nói trên chỉ bằng 1 câu – như vậy câu đó phải thể hiện nội dung quan trọng nhất của mỗi điều.
Giáo viên nhận xét, chốt lại câu tóm tắt.
Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
Học sinh nêu cụ thể 4 bổn phận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó như thế nào: bổn phận nào được thực hiện tốt, bổn phận nào thực hiện chưa tốt. Có thể chọn chỉ 1,2 bổn phận để tự liên hệ. Điều quan trọng là sự liên hệ phải thật, phải chân thực.
Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm. Mỗi em tự liên hệ xem mình đã thực hiện tốt những bổn phận nào.
v	Hoạt động 3: Củng cố
Giáo viên nhắc nhở học sinh học tập chăm chỉ, kết hợp vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, làm nhiều việc tốt ở đường phố( xóm làng) để thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sang năm con lên bảy: đọc cả bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh đọc bài.
Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài
Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.
Học sinh đọc phần chú giải từ trong SGK.
VD: người đỡ đầu, năng khiếu, văn hoá, du lịch, nếp sống văn minh, trật tự công cộng, tài sản,)
HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc lướt từng điều luật trong bài, trả lời câu hỏi.
- Điều 10, điều 11.
- Học sinh trao đổi theo cặp – viết tóm tắt mỗi điều luật thành một câu văn.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
Điều 10: trẻ em có quyền và bổn phận học tập.
Điều 11: trẻ em có quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch.
Học sinh đọc lướt từng điều luật để xác định xem điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em, nêu các bổn phận đó( điều 13 nêu quy định trong luật về 4 bổn phận của trẻ em.)
Đại diện mỗi nhóm phát biểu ý kiến, cả lớp bình chọn người phát biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.
- Học sinh nêu tóm tắt những quyền và những bổn phận của trẻ em.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Tiết 161	TOÁN:
ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH. 
I. Mục tiêu:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, bảng hệ thống công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Gọi HS sửa BT.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Ôn tập về diện tích, thể tích môt số hình.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập
 - Yêu cầu HS nêu lại các công thức tính diện tích , thể tích của Hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV đính bảng phụ và yêu cầu HS đọc lại.
 Bài 1: Gọi HS đọc đề
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Þ Giáo viên lưu ý: Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .
- Gọi HS sửa bài
- GV nhận xét.
 Bài 2: Gọi HS đọc đề
Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ cá nhân, cách làm
- GV chấm bài và nhận xét.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
Thi đua ( giải nhanh ):
Bài 3: Một bể nước dạng HHCN có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m, chiều cao 1m. Hiện bể không có nước. Người ta mở vòi nước cho chảy vào bể, mỗi giờ 0,5m3. hỏi bao nhiêu lâu thì bể đầy?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết – dặn dò:
Về nhà làm lại các BT, học lại các công thức.
Chuẩn bị: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
 Học sinh sửa bài
- HS lắng nghe.
Học sinh nêu
- HS đọc lại
HS đọc đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải
Học sinh giải + sửa bài
Giải
Diện tích 4 bức tường căn phòng HHCN
( 6 + 4,5 ) ´ 2 ´ 4 = 84 ( m2 )
Diện tích trần nhà căn phòng HHCN
6 ´ 4,5 = 27 ( m2 )
Diện tích trần nhà và 4 bức tường căn phòng HHCN
84 +27 = 111 ( m2 )
Diện tích cần quét vôi
111 – 8,5 = 102,5 ( m2 )
Đáp số: 102,5 ( m2 )
Học sinh đọc đề.
Học sinh suy nghĩ, và giải
Giải
Thể tích cái hộp đó:
10 ´ 10 ´ 10 = 1000 ( cm3 )
Nếu dán giấy màu tất cả các mặt của cái hộp thì bạn An cần:
10 ´ 10 ´ 6 = 600 ( cm3 )
Đáp số : 600 ( cm3 )
Học sinh nêu.
Mỗi dãy cử 1 bạn.
Giải
Thể tích bể nước HHCN
2 ´ 1,5 ´ 1 = 3 (m3)
Bể đầy nước sau:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
 - HS lắng nghe. 
Tiết 65	KHOA HỌC:
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG 
Mục tiêu:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 124, 125, sưu tầm các tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
- HSø: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	“Tác động của con người đến môi trường rừng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận:
 + Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rứng bị tàn phá?
® Giáo viên kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm đường,
v Hoạt động 2: Thảo luận.
Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,).
® Giáo viên kết luận:
Hậu quả của việc phá rừng:
Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên.
Đất bị xói mòn.
Động vật và thực vật giảm dần có thể bị diệt vong.
* GD ý thức cho HS biết: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống con người
v Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua trưng bày các tranh ảnh, thông tin về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường đất”.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 124, 125 SGK.
Học sinh trả lời.
+ Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Câu 2. Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1: Phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
+ Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
+ Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt.
+ Hình 4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
HS trả lời
- HS lắng nghe.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thi đua.
- HS lắng nghe.
Thứ ba, ngày 19 tháng 04 năm 2011
Tiết 65	TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Lập được dàn ý một b ... oặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
Học sinh phát biểu.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh đọc kĩ đoạn văn, phát hiện ra những từ dùng nghĩa đặc biệt, đặt vào dấu ngoặc kép.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, viết vào nháp.
Đọc đoạn văn đã viết nối tiếp nhau.
Học sinh nêu.
Học sinh thi đua theo dãy cho ví dụ.
- HS lắng nghe.
Thứ sáu, ngày 22 tháng 04 năm 2011
Tiết 66	TẬP LÀM VĂN:
VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
 + HS: giấy KT, nháp
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết trước.
- GV nhận xét.
 3. Giới thiệu bài mới: 
	Các đề bài của tiết Viết bài văn tả người hôm nay củng là đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng ở tiết trước. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
 Đề bài: Chọn một trong các đề sau:
Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng )
Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
 v Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về xem lại bài văn tả cảnh.
Chuẩn bị: Trả bài văn tả cảnh.
 + Hát 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe.
1 học sinh đọc lại 3 đề văn.
Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.
Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
- HS lắng nghe.
Tiết 66	KHOA HỌC:
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN 
MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG. 
I. Mục tiêu:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 126, 127, sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.
- HSø: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Tác động của con người đến môi trường rừng
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Tác động của con người đến môi trường đất trống.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Giáo viên đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.
Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
® Giáo viên kết luận:
Nguyên nhân chình dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
 v Hoạt động 2: Thảo luận.
® Kết luận:
Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,
Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.
Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
* GDVSMT
v Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 126 SGK.
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh.
Học sinh trả lời.
Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.
- HS lắng nghe.
Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn?
Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại
- HS lắng nghe.
Tiết 165	TOÁN:
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu:	
- Biết giải một số dạng toán có dạng đã học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, bảng con, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về giải toán.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Ôn công thức quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang.
	Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 4 bước tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ.
	Bài 3: Giáo viên gợi ý:
a/ Đề bài hỏi gì?
Nêu cách tìm số lít xăng cần tiêu thụ khi chạy 75 km?
 Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào vở
- GV thu bài, chấm điểm và nhận xét.
 v	Hoạt động 2: Củng cố
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính tỉ số phần trăm, công thức tính S của hính tam giác, hình thang
5. Tổng kết – dặn dò:
Ôn lại toàn bộ nội dung luyện tập.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài tập về nhà.
Học sinh nhận xét.
HS lắng nghe.
Diện tích hình tam giác.
	S = a ´ b : 2
Diện tích hình thang.
	S = (a + b) ´ h : 2
Giải
Gọi SCED là 2 phần
	 SABCE là 3 phần	
Vậy SABCD là 5 phần
Hiệu số phần bằng nhau:
	3 – 2 = 1 (phần)
Giá trị 1 phần:
	13,6 : 1 = 13,6 (cm2)
Diện tích ABCD là:
	13,6 ´ 5 = 68 (cm2)
	ĐS: 68 cm2
B1 : Tổng số phần bằng nhau
B2 : Giá trị 1 phần
B3 : Số bé
B4 : Số lớn
Giải 
Tổng số phần bằng nhau:
	4 + 3 = 7 (phần)
Giá trị 1 phần
	35 : 7 = 5 (học sinh)
Số học sinh nam:
	5 ´ 3 = 15 (học sinh)
Số học sinh nữ:
	5 ´ 4 = 20 (học sinh)
Số HS nữ hơn số HS nam là:
 20 – 15 = 5 ( học sinh)
	ĐS: 	5 học sinh 
75 km tiêu thụ bao nhiêu lít xăng
	100 km	:	12 lít xăng
	75 km	:	? lít xăng
- HS làm bài và sửa bài
Giải
Chạy 75 km thì an:
	75 ´ 12 : 100 = 9 (lít)
	ĐS: 9 lít
HS đọc yêu cầu
HS suy nghĩ làm bài
Giải
Tỉ số % của số HS khá là
100% - 25% - 15% = 60%
Số HS khối 5 của trường là
120 x 100 : 60 = 200 ( học sinh)
Số HS giỏi là
200 x 25 : 100 = 50 ( học sinh)
Số HS trung bình là
200 x 15 : 100 = 30 ( học sinh)
Đáp số: 50 HS giỏi
 30 HS trung bình
- HS nêu
- HS lắng nghe.
Tiết 33:	GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THI ĐUA HỌC TẬP TỐT CHÀO MỪNG NGÀY
THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu:
 - Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập cho cả lớp chào mừng ngày thành lập Đội TNTP HCM.
 - Phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Hình thành cho HS kỹ năng giao tiếp, hoạt động tập thể.
II. Các hoạt động:
 Lớp trưởng điều khiển từng hoạt động.
 a/ Hoạt động 1: Thi làm đồ chơi đã học
 - Lớp trưởng nêu yêu cầu và luật chơi cho các bạn cùng nắm. Các bạn trong nhĩm chia nhau làm đồ chơi (vịng đeo tay, con bướm) trong vịng 8 phút nhĩm nào làm nhiều sản phẩm hơn nhĩm đĩ chiến thắng. (sản phẩm đúng đẹp)
 - Các nhĩm thực hiện.
 - Trình bày trên bảng.
 - Các bạn nhận xét.
 - GV cho ý kiến.
 - Cho cả lớp hát bài : Hành khúc đội..
 b/ Hoạt động 2: Thi kể việc tốt
 - Lớp trưởng nêu yêu cầu. Mỗi nhĩm chọn 1 bạn đại diện kể 1 việc tốt mình đã làm, nhĩm nào kể hay, nội dung câu chuyện thể hiện được việc tốt thì nhĩm đĩ thắng
 - Các nhĩm tiến hành kể.
 - Các bạn nhận xét.
 - GV cho ý kiến.
 - Cho cả lớp hát bài: Bốn phương trời.
 c/ Đánh giá kết quả
 - Lớp trưởng nêu nhận xét
 - GV tổng kết, cơng bố kết quả. Tuyên dương
 - Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 33
I. Mục tiêu
- Giúp GV và HS nắm được tình hình của lớp trong tuần qua.
- Giúp HS nắm được phương hướng hoạt động của trường lớp trong tuần tới.
II. Nội dung
1. Nhận xét các mặt trong tuần qua
a) Về học tập
-
-
-
b) Các mặt khác
- Vệ sinh 
- Trật tự: 
- Chuyên cần: 
* Tuyên dương:	
* Nhắc nhở: 
2. Phương hướng tuần tới
- Tổ trực nhật đầu giờ tưới bồn hoa.
- Phải học thuộc bài và làm bài 
- Phải nghiêm túc trong lúc truy bài đầu giờ.
- Phát huy những mặt đã thực hiện tốt trong tuần qua và khắc phục những hạn chế.
- Thư tư hàng tuần trực vệ sinh sân trường.
- Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc
- Thứ 5 hàng tuần mang theo ca và bàn chải.
- Tiếp tục tập dợt nghi thức đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN33.doc