Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 (chi tiết)

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 (chi tiết)

I.Mục tiêu

 Giúp HS :

-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( Đại lượng này gấp lê bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

- Biết giảI toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”.

II. Đồ dùng dạy - học

ã Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Sáng: Tiết 2 
Toán
ôn tập và bổ sung về giải toán
i.Mục tiêu
 Giúp HS :
-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( Đại lượng này gấp lê bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giảI toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”.
ii. Đồ dùng dạy - học
Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy- học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (thuận)
a) Ví dụ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi : 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ.
- 8 km gấp mấy 4 km ?
- Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
- 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km ?
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần ?
- 12 km so với 4km thì gấp mấy lần ?
- Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
- Qua ví dụ trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
b) Bài toán
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
* Giải bằng cách rút về đơn vị.
- GV hỏi : Biết 2 giờ ôtô đi được 90km, làm thế nào để tính được số ki-lô-mét ôtô đi được trong 1 giờ ?
- Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km ôtô đi được trong 4 giờ.
- GV hỏi : Như vậy để tính được số km ôtô đi trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào ?
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế ?
* Giải bằng cách tìm tỉ số.
- GV hướng dẫn học sinh làm.
2.3.Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
 GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Yêu cầu tóm tắt và giải bài toán.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp. Sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS : 1 giờ người đó đi được 4km.
- 2 giờ người đó đi được 8 km.
- 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.
- 8km gấp 4km 2 lần.
- Khi thời gian đi gấp lần 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.
- 3 giờ người đó đi được 12km.
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.
- 12km so với 4 km thì gấp 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
- HS trao đổi với nhau, sau đó một vài em phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS nghe và nêu lại kết luận.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, các HS khác đọc thầm trong SGK.
- HS trao đổi để tìm cách giải bài toán.
- HS trao đổi và nêu : Lấy 90 km chia cho 2.
- Một giờ ôtô đi được 90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ôtô đi được 
45 x 4 = 180 (km)
- HS : Để tìm được số ki-lô-mét ôtô đi được trong 4 giờ chúng ta :
* Tìm số km ôtô đi trong 1 giờ.
* Lấy số km ôtô đi trong 1 giờ nhân với 4.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho biết mua 5m vải thì hết 
80 000 đồng.
- Bài toán hỏi mua 7m vải đó thì hết bao nhiêu tiền.
- HS làm bài theo cách “rút về đơn vị” 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Theo dõi bài chữa của bạn, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 em làm bảng, lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS 1 làm 1 phần của bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Sáng: Tiết 4 
Toán
Luyện tập
i.Mục tiêu
 Biết giảI bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”.
ii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Biết giá tiền của một quyển vở không đổi, nếu gấp số tiền mua vở lên một lần thì số vở mua được sẽ như thế nào ?
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán rồi giải.
Tóm tắt
12 quyển : 24000 đồng
30 quyển : ... đồng ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : Trong hai bước tính của lời giải, bước nào gọi là bước “rút về đơn vị”?
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Bài toán cho em biết gì và hỏi em điều gì ?
- Biết giá của một chiếc bút không đổi, em hãy nêu mối quan hệ giữa số bút muốn mua và số tiền phải trả.
- 24 cái bút giảm đi mấy lần thì được 8 cái bút ?
- Vậy số tiền mua 8 cái bút như thế nào so với số tiền mua 24 cái bút ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
24 bút : 30 000 đồng
8 bút : ... đồng ?
* GV cho hS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : Trong bài toán trên bước nào gọi là bước tìm tỉ số ?
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
120 học sinh : 3 ôtô
160 học sinh : ... ôtô ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đè bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt
2 ngày : 76000 đồng
5 ngày : đồng
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
.
3. Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Bài toán cho biết mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng.
- Bài toán hỏi nếu mua 30 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền.
- Khi gấp số tiền lên bao nhiêu lần thì số vở mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Mua 1 quyển vở hết số tiền là :
24 000 : 12 = 200 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là :
2000 x 30 = 60 000 (đồng)
Đáp số : 60 000 đồng
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS : Bước tính giá tiền của một quyển vở gọi là bước rút về đơn vị.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết mua hai tá bút chì hết 30 000 đồng. Hỏi mua 8 cái bút như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
- Khi gấp (giảm) số bút muốn mua bút bao nhiêu lần thì số tiền phải trả cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 24 : 8 = 3, 24 cái bút giảm đi 3 lần thì được 8 cái bút.
- Số tiền mua 8 cái bút bằng số tiền mua 24 cái bút giảm đi 3 lần.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số lần 8 cái bút kém 24 cái bút là :
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 8 cái bút là :
30 000 : 3 = 10 000 (đồng)
Đáp số : 10 000 đồng
- 1 HS chữa bài của bạn.
- Bước tính số lần 8 cái bút kém 24 cái bút được gọi là bước tìm tỉ số.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Mỗi ôtô chở được số học sinh là :
120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ôtô cần để chở 160 học sinh là :
160 : 40 = 4 (ôtô)
 Đáp số : 4 ôtô
- 1 HS chữa bài của bạn.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số tiền công được trả cho 1 ngày làm là :
72 000 : 2 = 36 (đồng)
Số tiền công được trả cho 5 ngày công là 36 000 x 5 = 180 000 (đồng)
Đáp số : 180 000 đồng
Tiet 5
Lịch sử
xã hội Việt Nam cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx
I. Mục tiêu:
--Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
+Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới : Chủ xưởng , chủ nhà buôn, công nhân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, tư liệu về KT, XH Việt Nam cuối TK 19- đầu TK 20.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Kiểm tra bài cũ:
+ Thuật lại diễn biến của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- HS trả lời câu hỏi
- HS nghe và nêu nhận xét.
+ Cuộc phản công đêm 5-7-1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó?
2 Giới thiệu bài mới. 
Hoạt động 1: ( HS làm việc nhóm 2)
Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
- Học sinh thảo luận nhóm 2 câu hỏi:
- Thảo luận, trình bày.
Hỏi: + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
(+ Nông nghiệp là chủ yếu.
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào?
+ Khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy, cướp đất làm đồn điền v.v... 
+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
+ Người Pháp 
Hoạt động 2: 
Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và đời sống của nhân dân 
- Học sinh thảo luận theo cặp các câu hỏi.
_ HS thảo luận và nêu ý kiến.
+ Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
VD (- Địa chủ, phong kiến và nông dân.
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội đã có những thay đổi gì, có thêm những tầng lớp mới nào.
- Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành, thành thị phát triển, buôn bán mở mang. Các tầng lớp mới xuất hiện: viên chức, trí thức, chủ xưởng, đặc biệt là giai cấp công nhân.
+ Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
- Nông dân mất ruộng, công nhân bị bóc lột thậm tệ )
 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học: 
-Chuẩn bị bài sau
 Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
Tiết 3
Toán
ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo)
i.Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ( Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần ). Biết giảI bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này băng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc tìm tỉ số.
II. Đồ dùng dạy - học
Bài tập ví dụ viết sẵn trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luy ... 00 đồng : .... quyển ?
Bài giải
Cách 1 Cách 2
Người đó có số tiền là : 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là :
3000 x 25 = 75 000 đồng 3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì
mua được số vở là : mua được số vở là :
75 000 : 15 = 50 (quyển) 25 x 2 = 50 (quyển)
Đáp số : 50 quyển Đáp số : 50 quyển
- GV gọi HS nhận xét .
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
 GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK. Có thể giải theo 2 cách sau
Bài giải
 Cách 1 Cách 2
Số người sau khi tăng thêm là : 20 người gấp 10 người số lần là :
10 + 20 = 30 người 20 : 10 = 2 (lần)
30 người gấp 10 người số lần là Một ngày 20 người đào được số mét 30 : 10 = 3 (lần) mương là :
Một ngày 30 người đào được số mét 35 x 2 = 70 (m)
là : Sau khi tăng thêm 20 người thì một
 35 x 3 = 105 (m) ngày đội đào được số mét mương là :
Đáp số : 105m 35 + 70 = 105 (m)
 Đáp số 105 (m)
- GV gọi HS chữa bài.
Bài 4 Hướng dẫn về nhà làm.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
Tiết 5
Đạo đức
có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiếp)
I- Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
Lhi làm viẹc gì sai biết nhận và sửa chữa.
Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
 II- Tài liệu và phương tiện 
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi .
 III- Các hoạt động dạy học
tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 * Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3 SGK)
 a) Mục tiêu. GV nêu
 b) Cách tiến hành
- Gv chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm sử lí một tình huống
- N1: Em mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách
- N2: Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được .
- N3: Em được phân công phụ trách nhóm 5 bạn trang trí cho buổi Đại hội Chi đội của lớp, nhưng chỉ có 4 bạn đến tham gia chuẩn bị .
 Kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cầ phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm cuỉa mình và phù hợp với hoàn cảnh.
 * Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân
 a) Mục tiêu: GV nêu.
 b) Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS kể lại việc chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm :
+ Chuyện xảy ra thế nào? lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Hs thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời kết quả dưới hình thức đóng vai.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ xung
- HS suy nghĩ và kể lại cho bạn nghe
- HS trình bày trước lớp
- HS tự rút ra bài học qua câu chuyện mình vừa kể
 Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
Tiết 1
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
- Biết gảI bài toán liên quan đến tỉ lệ băng hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài.
 ? em
 Nam : I I I 
 28 em 
 Nữ : I I I I I I 
 ? em 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là : 28 : 7 x 2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là : 28 – 8 = 20 (em)
 Đáp số : nam 8 em, nữ 20 em
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức bài tập 1.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
 Chiều dài : I I I 
 Chiều rộng : I I 15 em 
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : 2 – 1 = 1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là : 15 : 1 = 15 (phần)
Chiều dài của mảnh đất là : 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất là : (15 + 30) x 2 = 90 (m)
 Đáp số : 90 m
Bài 3
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
100 km : 12l
50 km : ...l ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành kế hoặch thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là :
100 : 50 = 2 (km)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là :
12 : 2 = 6 (l)
 Đáp số : 6l
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp.
- HS trao đổi và nêu : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên bao nhiêu lần thì số ngày hoàn thành thu hoạch giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
HS cả lớp theo dõi để nhận xét, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- HS nghe câu hỏi của GV và trả lời 
Tiết 2
Địa lí
sông ngòi
Mục tiêu
-Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam :
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa ( mùa mưa thường có lũ lớn ) và có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống : bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,.
-Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : nước sông lên, xuống theo mùa : mùa mưa thường có lũ lớn : mùa khô nước sông hạ thấp.
-Chỉ được vị trí một số con sông : Sông TháI Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (Luợc đồ)
ii. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi .
- GV giới thiệu bài: 
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
Hoạt động 1
nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa
- GV treo lược đồ sông ngòi Việt Nam và hỏi HS: Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì?
- GV nêu yêu cầu: Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông ngòi của nước ta theo các câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra được kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm đó?
+ ở địa phương ta có những sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thấy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì?
- GV giảng giải: Màu nâu đỏ của nước sông chính là do phù ssa tạo nên. Vì diện tích nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa.
- GV yêu cầu: Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam.
- HS đọc tên lược đồ và nêu: Lược đồ sông ngòi Việt Nam, được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.
- HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ xung ý kiến.
+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước đ Kết luận: Nước ta có hệ thống sông ngòi đà đặc và phân bố ở khắp đất nước.
- Một vài HS nêu trước lớp cho đủ ý:
Dày đặc
Phân bố rộng khắp đất nước
Có nhiều phù sa.
Hoạt động2
sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê sau (GV kẻ sẵn mẫu bảng thống kê lên bảng phụ, treo cho HS quan sát):
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 - 6 HS, cùng đọc SGK trao đổi và hoàn thành bảng thống kê (phần in nghiêng là để HS điền).
Thời gian
Lượng nước
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất ...
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi và giảng lại cho HS mối quan hệ này.
- Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Nước sông nhiều
Mưa to, mưa nhiều
Mùa mưa
Nước sông thay đổi theo mùa
Khí hậu
Nước sông ít
ít mưa, khô hạn
Mùa khô
Hoạt động 3
vai trò của sông ngòi
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS. Các em trong cùng đội đứng xếp thành 1 hàng dọc hướng lên bảng.
+ Phát phấn cho HS đứng đầu hàng của mỗi đội
+ Yêu cầu mỗi HS chỉ viết 1 vai trò của sông ngòi mà em biết vào phần bảng của đội mình, sau đó nhanh chóng quay về chỗ đưa phấn cho bạn thứ 2 lên viết và cứ tiếp tực như thế cho đến hết thời gian thi .
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi, nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV. Ví dụ về một số vai trò của sông ngòi:
1. Bồi đắp lên nhiều đồng bằng.
2. Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
3. Là nguồn thuỷ điện.
4. Là đường giao thông.
5. Là nơi cung cấp thuỷ sản như tôm, cá,...
6. Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(22).doc