Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 đến tuần 9

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 đến tuần 9

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng đằm thắm, thể hiện cảm xúc về tình cảm, tình hữu nghị của người kể.

 - Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài.

2. Kỹ năng: Đọc đúng lời thoại

3. Thái độ: Coi trọng tình bạn quốc tế

II. Đồ dùng dạy - học:

 1. Giáo viên:

 2. Học sinh:

 

doc 49 trang Người đăng hang30 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008
Tập đọc:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng đằm thắm, thể hiện cảm xúc về tình cảm, tình hữu nghị của người kể.
	- Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài.
2. Kỹ năng: Đọc đúng lời thoại
3. Thái độ: Coi trọng tình bạn quốc tế
II. Đồ dùng dạy - học:
	1. Giáo viên:
	2. Học sinh:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh đọc thuộc lòng bài: “Bài ca về trái đất”; trả lời câu hỏi về bài đọc
3. Bài mới:
a. Giới thiệu vài
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi học sinh đọc bài, chia đoạn
- Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa 1 số từ khó ở phần: chú giải
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trả lời các câu hỏi về nội dung bài:
- Anh Thuỷ gặp anh A-Lếch-xây ở đâu? ( Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng)
- Dáng vẻ của A-Lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? (A-Lếch-xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng; thân hình chắc khoẻ; khuôn mặt to, chất phác.)
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: “chất phác” (Thật thà, mộc mạc)
- Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? (Diễn ra rất tình cờ nhưng khi tiếp xúc dường như hai người đã có sự quen biết từ lâu.)
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Ý chính: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi học sinh nêu giọng đọc
- Cho học sinh luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc trước lớp
- Nhận xét 
4. Củng cố:
- Học sinh nêu lại ý chính của bài
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài
- 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc bài, lớp theo dõi
- Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn của bài (3 lượt).
- Học sinh đọc bài theo nhóm 2
- 2 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- Đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi
- Trả lời theo cảm nhận
- 4 học sinh đọc 4 đoạn của bài
- Nêu giọng đọc của bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 4
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 4
- 1 học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về luyện đọc diễn cảm
Toán: 
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh củng cố về bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo.
	- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài
2. Kỹ năng: Giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị 
1. Học sinh: Bảng con
2. Giáo viên: - Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học
- Quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau
3. Bài mới a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài
- Nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu học sinh làm bài vào SGK, 1 học sinh chữa bài ở bảng phụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau, cho VD
Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm
- Nhận xét, sửa bài làm sai (nếu có)
a)
b)
c) 
135 m =
342 dm = 
15 cm = 
8300 m = 
4000 m =
25000 m =
1 mm = 
1 cm = 
1350 dm
3420 cm
150 mm
830 dam
4 Km
25 Km
m
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Nêu yêu cầu
- Gọi học sinh nêu lại cách đổi đơn vị
- Yêu cầu học sinh làm bài, nêu miệng kết quả
* Đáp số:
4km 37m = 4037 m
8m 12 cm = 812 cm
354 dm = 35m 4 dm
3040 m = 3 km 40m
Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
Bài giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 144 = 935 (km)
Đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: 935 km; 1726 km
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học thuộc bảng đơn vị đo độ dài
- 2 học sinh lên bảng
- Lắng nghe
- Điền vào bảng
- Hai đơn bị đo độ dài liền kề nhau hơn gấp hoặc kém nhau 10 lần.
VD: 1m = 10 dm; 1 dm = 10 cm.
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài, nêu kết quả
- Nêu yêu cầu 
- Nêu lại cách đổi
- Làm bài, nêu miệng kết quả
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
- Lắng nghe
- Về học bài.
Đạo đức:
CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Nếu có ý chí, quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
2. Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì trong học tập mỗi khi gặp bài khó, 
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện mình
II. Đồ dùng dạy – học
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: Một số mẩu chuyện về gương vượt khó. Phiếu học tập cho HĐ2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình, liên hệ với bản thân?
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Yêu cầu học sinh đọc SGK , trả lời câu hỏi SGK 
- Gọi học sinh phát biểu
- Nhận xét, kết luận: Dù gặp phải khó khăn nhưng có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp đỡ gia đình được.
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Chia lớp thành các nhóm 2, giao nhiệm vụ thảo luận tình huống (SGK)
- Kết luận: Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí
* Hoạt động 3: Làm Bt1-2 (SGK)
-Nêu các ý kiến ở SGK, học sinh thể hiện sự đánh giá của mình bằng cách giơ tay hoặc không giơ tay.
- Kết luận: Biểu hiện của người có ý chí thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống
- Gọi học sinh đọc mục Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động tiếp nối:
- Sưu tầm vài mẩu chuyện nói về những gương học sinh “Có chí thì nên”
- 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời câu hỏi 1,2,3
- Học sinh phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS thảo luận tình huống
- Đại diện nhóm phát biểu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Biểu quyết
- Lắng nghe
- Đọc mục: Ghi nhớ
- Về nhà tìm hiểu, sưu tầm
Chính tả (Nghe - viết)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Nghe – viết đúng một đoạn trong bài: Một chuyên gia máy xúc
	- Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy – học
1. Học sinh:
2. Giáo viên:- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh chép vần các tiếng: “tiến, biển, bìa, mía” vào mô hình cấu tạo vần sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nghe – viết CT
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn viết chính tả, phát hiện từ khó
- Đọc cho học sinh viết CT
- Đọc soát lỗi
- Chấm, chữa một số bài
c) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2: Tìm các tiếng chứa “uô, ua” trong bài văn (SGK)
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn (SGK) sau đó làm bài
- Gọi học sinh phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* Lời giải đúng:
- Các tiếng chứa “uô”: Cuốn, cuộc, buôn, muốn,
- Các tiếng chứa “ua”: của, múa, 
- Cách đánh dấu thanh:
+) Trong các tiếng có chứa “uô”, dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (chữ ô)
+) Trong các tiếng có chứa “ua” dấu thanh đặt ở chữ cái đầu âm chính (chữ u)
Bài tập 3: Tìm tiếng chứa “uô”, “ua” thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT3
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2, làm bài
- Gọi đại diện nhóm phát biểu.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Lời giải đúng:
+ Muôn người như một
+ Chậm như rùa
+ Ngang như cua
+ Cầy sâu, cuốc bẫm
- Giúp học sinh hiểu nghĩa của các thành ngữ
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có chứa “uô”, “ua”
- 2 học sinh làm
- 1 học sinh đọc đoạn văn cần viết VT, lớp đọc thầm
- Phát hiện từ khó, viết bảng con từ khó
- Viết chính tả
- Nghe, soát lỗi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Đọc, làm bài
- Trả lời, lớp theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008
Toán: 
ÔN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng 
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải bài toán có liên quan
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II. Đồ dùng dạy – học
 1. Học sinh:
 2. Giáo viên: - Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo khối lượng
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 Học sinh làm BT3 của tiết trước
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu học sinh tự làm bài ở SGK, một số học sinh chữa bài ở bảng phụ
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét
- Nhận xét: Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Nêu yêu cầu BT2
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm
a)
18 yến = 180 kg
200 tạ = 20.000kg
35 tấn = 35000Kg
b)
430 kg = 43 yến
2500kg = 25 tạ
 16000kg = 16 tấn
d) 4008 g = 4kg 8g
 9050kg = 9 tấn 50kg
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh
- Yêu cầu học sinh làm vào SGK
- Nêu kết quả
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
2kg 50g
13kg 85g
6090 kg
 tấn
<
<
>
=
2500 g
13kg 805g
6 tấn 8 kg
250 kg
Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh chuyển đổi các số đo khối lượng về cùng 1 đơn vị đo sau đó giải bài
- Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải
1 tấn = 1000 kg
Ngày thứ hai cửa hàng bán đư ... 
Luyện từ và câu:
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	- Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
	- Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ. Tạo ra nhiều câu mới có nhiều nghĩa gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe
2. Kỹ năng: Sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp (với bạn bè)
3. Thái độ: Hứng thú với môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết 2 cách hiểu câu "hổ mang bò lên núi"
2. Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nêu định nghĩa về từ đồng âm, lấy ví dụ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc câu: “Hổ mang bò lên núi” và trả lời 2 câu hỏi ở SGK
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
* Lời giải đúng
C1 “Hổ mang”: - (Rắn) hổ mang (đang) 
 bò lên núi. 
 - (con) hổ (đang) mang 
 (con) bò lên núi.
C2: Câu văn trên có thể hiểu như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu khác nhau
c) Ghi nhớ:
d) Luyện tập
Bài tập 1: Các câu (SGK) đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ
- Gọi học sinh nêu nội dung, yêu cầu của BT1
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm 2, làm bài, nêu cách hiểu của mình về các từ đồng âm đó.
- Chốt lại câu trả lời đúng
* Lời giải đúng:
a) từ: “đậu”
b) “bò”
c) “bác, tôi”
d) “đá”
Bài tập 2: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở BT1.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của BT2
- Yêu cầu học sinh tự đặt câu sau đó nêu câu mình đặt được
- Nhận xét, viết 1 số câu đúng ở bảng
4. Củng cố:
- Học sinh đọc lại mục : Ghi nhớ
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh lên bảng
- Lần lượt trả lời 2 câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh đọc mục ghi nhó (SGK)
- 1 học sinh nêu
- Làm bài theo nhóm 2
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu
- Đặt câu, vài học sinh nêu
- Theo dõi, nhận xét
- 1 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Khoa học:
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh có khả năng:
	- Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh sốt rét
	- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét
2. Kỹ năng: 
	- Làm cho nhà ở và giường ngủ không có muỗi
	- Tự bảo vệ mình và mọi người trong gia đình trước bệnh sốt rét
3. Thái độ: Có ý thức ngăn chặn cho muỗi không sinh sản đốt người.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét
2. Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc
- Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Yêu cầu học sinh quan sát và đọc lời thoại hình 1,2 (SGK)
- Trao đổi theo nhóm 2, trả lời các câu hỏi ở SGK
- Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? (Cách 1 ngày lại xuất hiện 1 cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: bắt đầu là rét run, sau rét là sốt cao, cuối cùng vã mồ hôi và hạ sốt)
- Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? (Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra)
- Bệnh số rét nguy hiểm như thế nào? (Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người)
- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? (Do muỗi A – nô-phen mang kí sinh trùng lây truyền từ người bệnh sang người lành)
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở SGK, nêu cách phòng bệnh sốt rét
- Nhận xét, chốt lại:
+ Phun thuốc trừ muỗi
+ Vệ sinh môi trường, nhà ở, diệt bọ gậy
+ Nằm màn, tẩm màn bằng chất phòng muỗi
- Kết luận về HĐ2
- Cho học sinh xem tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét
- Gọi học sinh đọc: Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: GV củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh thực hành phòng bệnh sốt rét
- 2 học sinh lên bảng
- Quan sát, đọc SGK 
- Thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi
- Quan sát tranh, vài học sinh nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- 2 học sinh đọc 
- Lắng nghe
- Về học bài, phòng chống
Địa lý:
ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	- Chỉ trên bản đồ vùng phân bố của đát phe – ra – lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
	- Nêu được một số đặc điểm của các loại đất trên và đặc điểm của rừng.
2. Kỹ năng: Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống con người
3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
2. Học sinh: Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày một số đặc điểm của vùng biển nước ta 
- Vai trò của khí hậu đối với đời sống, sản xuất?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Đất ở nước ta
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm 2 để kể tên và chỉ vùng phân bố của 2 loại đất chính ở nước ta; hoàn thành bảng ở SGK
- Gọi học sinh trình bày
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vùng phân bố hai loại đất chính
- Gọi học sinh nêu 1 số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương 
- Nhận xét, sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của học sinh
- Kết luận: Đất là tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất cần đi với bảo vệ và cải tạo.
* Rừng ở nước ta
Hoạt động 2: Hướng dẫn tương tự HĐ1
- Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn
- Yêu cầu học sinh quan sát các loại rừng ở hình 2,3 (SGK)
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người ( Rừng cung cấp gỗ, điều hoà khí hậu, là môi trường sống của nhiều loại động, thực vật)
- Nêu 1 số biện pháp để bảo vệ rừng (Trồng rừng, không chặt phá rừng, khai thác hợp lý.)
- Kết luận về HĐ3
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học (SGK)
4. Củng cố: GV củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 2 học sinh lên bảng
- Làm việc theo nhóm 2
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Lên chỉ bản đồ
- Vài học sinh nêu
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Thảo luận, trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố về so sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
2. Kỹ năng: - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số
	 - Giải bài toán liên quan đến tìm phân số của một số, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
3. Thái độ: Có ý thức học tập, say mê giải các bài toán nhanh, đúng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Vẽ sẵn sơ đồ bài tập 4 lên bảng
2. Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 Học sinh làm BT2 (tr.31)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết các plhân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
- Hướng dẫn học sinh trước hết cần so sánh các phân số sau đó mới sắp xếp theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài ở bảng
 * Kết quả:
a) 
 b) 
Bài 2: Tính
- Nêu yêu cầu BT2
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 số học sinh chữa bài ở bảng lớp
- Nhận xét, chốt kết quả
Bài 3:
- Gọi học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 học sinh giải bài ở bảng
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải
5ha = 50000 m2
Diện tích hồ nước là:
50000 = 15000 (m2)
 Đáp số: 15000 m2
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu
- Cho học sinh nhận diện dạng toán
- yêu cầu học sinh nêu các bước giải
- Yêu cầu học sinh giải bài, 1 học sinh giải ở bảng lớp
- Nhận xét, chốt lời giải:
Bài giải
Ta có sơ đồ sau:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là:
30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
10 × 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 40 tuổi
 Con: 10 tuổi
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức liên quan đến bài
- 1 học sinh lên bảng
- 1 học sinh nêu 
- Lắng nghe
- Làm bài, 2 học sinh chữa bài
- Lắng nghe
- Làm bài, 4 học sinh chữa bài ở bảng lớp
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu
- Làm bài ra nháp, 1 học sinh làm trên bảng lớp
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu
- 1 học sinh nêu bước giải
- Làm ra nháp, 1 học sinh chữa bài
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước 
2. Kỹ năng: Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể
3. Thái độ: Có ý thức luyện tập làm văn tả cảnh
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Ảnh minh hoạ sông nước
2. Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc lá đơn viết được ở BT2 (Tr.60)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn văn a, trao đổi theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi
+) Đoạn văn cho ta biết điều gì? (Đoạn văn tả sự thay đổi sắc màu của biển theo sự thay đổi sắc màu của mây trời)
+) Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? (Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió)
- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? (Tác giả liên tưởng biển như con người; cũng biết buồn vui, tẻ nhật, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng)
- Giảng cho học sinh thấy rõ về nghệ thuật khi miêu tả của tác giả
- Hướng dẫn học sinh tương tự với đoạn văn ở ý b
Bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2
- Cho học sinh quan sát cảnh sông nước 
- Yêu cầu học sinh tự viết dàn ý sau đó trình bày dàn ý trước lớp.
- Nhận xét về dàn ý của học sinh, cho điểm học sinh viết tốt
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh hoàn chỉnh BT2 và chuẩn bị bài sau
- 1 học sinh 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, hiểu
- Tự làm bài
- 1 học sinh nêu
- Quan sát
- Lập dàn ý, trình bày trước lớp
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về làm bài, chuẩn bị bài sau
SINH HOẠT ĐỘI 

Tài liệu đính kèm:

  • docquyen 2.1.doc