Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
1. MT chung: Đọc diễn cảm với giọng phù hợp với Nd từng đoạn, phát âm đúng tên người dân tộc. Hiểu ND: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. GDHS tinh thần đoàn kết dân tộc và lòng hiếu học.
2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng.
II. ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc
III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.
TUẦN XV Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. Mục tiêu: 1. MT chung: Đọc diễn cảm với giọng phù hợp với Nd từng đoạn, phát âm đúng tên người dân tộc. Hiểu ND: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. GDHS tinh thần đoàn kết dân tộc và lòng hiếu học. 2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng. II. ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ. IV. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS HĐR *Bài cũ: đọc HTL bài Hạt gạo làng ta. Nhận xét, ghi điểm. - Lắng nghe. * Bài mới: Giới thiệu bài : HĐ1: Luyện đọc đúng : - HD đọc: Đọc lưu loát, phát âm đúng tên người dân tộc; giọng đọc phù hợp với ND các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo; vui, hồ hởi đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ, ... - Y/C 1 HS đọc bài , lớp ĐT, chia đoạn - Kết luận, nhắc HS đánh dấu đoạn bằng bút chì. - 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 + Luyện phát âm: Y Hoa, già Rok, Chư Lênh, ... (Tiến đọc thêm: Tây Nguyên, trang trọng, nhát dao, ...) - Y/c từng nhóm 4 HS đọc theo đoạn lần 2 - Y/c từng nhóm 4 HS đọc theo đoạn lần 2, kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu các từ mới và từ khó như SGK - Giải thích thêm như trong SGV. - Y/C HS luyện đọc theo nhóm 2. - GV đọc lại toàn bài. - HS lắng nghe - 1HS đọc, lớp ĐT và chia đoạn: 4 đoạn: Đ1: Từ đầu ... dành cho khách quý; Đ2: Tiếp ...chém nhát dao; Đ3: Tiếp ... xem cái chữ nào; Đ4: Còn lại. - Dùng bút chì đánh dấu - 4 HS đọc nối tiếp lần 1 - HS tìm từ khó đọc, luyện phát âm tiếng khó - 4 HS đọc nối tiếp lần 2 - 4 HS đọc nối tiếp lần 3, nêu nghĩa các từ mới - Lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - HS lắng nghe HD Tiến đọc: Tây Nguyên, trang trọng, nhát dao, HĐ2: Tìm hiểu bài: . - Y/C HS ĐT bài và trả lời: + Cô giáo Y Hoa đến buôn chư Lênh để làm gì? + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? + Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, đối với cái chữ nói lên điều gì? - Y/c HS nêu ND chính của bài? - Chốt ý: SGV - Y/c HS nối tiếp nhắc lại. - HS đọc thầm, dự kiến trả lời: + Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học. + Mọi người đến đông khiến căn nhà chật ních; họ mặc quần áo như đi trẩy hội; trải đường cho cô giáo đi...; già làng đứng đón khách ở giữa sàn nhà, trao cho cô con dao đề cô chém 1 nhát vào cây cột, thực hiện nghi lế để trở thành người khách trong buôn. + Mọi người ùa theo già làng, đề nghị cô giáo cho xem “cái chữ”; mọi gnười im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, bao nhiêu người cùng hò reo. + HS trả lời theo cảm nhận ( người dân Tây Nguyên rất ham học hỏi...../ muốn cho con em mình biết chữ.../chữ viết sẽ mang lại sự hiểu biết....) + Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, đối với “cái chữ” thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên muốn cho con em mình được học tập, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - HS lắng nghe - Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại. Theo dõi và sửa sai cho Tiến nếu em trả lời. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: - GV mời 3 HS đọc nối tiếp lại bài. - Y/C HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn 3 của bài văn? - Chốt ý đúng: Đọc giọng phù hợp với từng nhân vật. - Y/C HS đọc diễn cảm đoạn 3 - Y/C một số nhóm HS đọc trước lớp, theo dõi, uốn nắn. - Lắng nghe và ghi nhớ. - HS thảo luận- nêu cách đọc đoạn 3 - Lắng nghe. - Luyện đọc đoạn 3 - Đọc trước lớp 3-5 nhóm, theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay. Sửa sai cho Tiến khi em đọc * Củng cố, dặn dò: - Dặn về nhà học bài. - Đọc trước bài “Về ngôi nhà dang xây” - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Ghi đầu bài. Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụngđể tìm x và giải toán có lời văn. - Vận dụng làm bài tập đúng. GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo. II. ĐDDH: SGK, Nd trò chơi. III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS *Bài cũ: Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT3 SGK trang 71. - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét, bổ sung. *Bài mới: Giới thiệu bài: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập: - Y/c HS làm bài tập 1abc, 2a, 3; - HS nào làm xong, làm thêm các bài còn lại. - Hướng dẫn thêm cho HS yếu: + BT1: Đặt tính và tính, lưu ý khi đếm chữ số ở phần thập phân của SBC và dời dấu phẩy sang phải của số chia. + BT2a: Y/c HS nhắc lại: Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, ta làm thế nào? + BT3: Y/c HS đọc kỹ đề và làm bài. - Chấm bài, nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm bài tập theo yêu cầu: + BT1: 17,5,5 3,9 0,60,3 0,09 1 9 5 45 6 3 6,7 0 0 00 0,30,68 0,26 4 6 1,18 2 08 0 0 + BT2: X x 1,8 = 72 x = 72 : 1,8 x = 40 + BT3: Giải: 1lít dầu hoả cân nặng: 3,925 : 5,2 = 0,76 (kg) 5,32kg thì có số lít dầu hoả là: 5,32 : 0,76 = 7 (lít) Đáp số: 7 lít dầu hoả HĐ2 : Củng cố, dặn dò : - T/c cho HS chơi trò chơi “điền nhanh, điền đúng”; nêu tên trò chơi và HD cách chơi. - Dặn HS về làm lại những bài sai. - Làm thêm các bài còn lại, nhận xét tiết học. - Chơi theo hướng dẫn. - Lắng nghe và ghi nhớ. Lịch sử : CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG NĂM 1950 I. Mục tiêu: 1. MT chung: HS tường thuật được sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ; Kể lại được gương anh hùng La Văn Cầu; nắm được ý nghĩa của chiến dịch Biến giới thu – đông 1950. GDHS lòng yêu nước, khâm phục tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 2. MTR: Khi trả lời, Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đôi iê và âm đầu t, th, l, n. II. ĐDDH: Thông tin trong SGK, lược đồ III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, đàm thoại. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Tiến *Bài cũ: Tường thuật diễn biến của chiến dịch VB thu-đông năm 1947? ghi điểm - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. *Bài mới: Giới thiệu bài: SGV - Nêu nh/v tiết học: SGV - Lắng nghe. - Lắng nghe và theo dõi. HĐ1: Nguyên nhân mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950: - Y/c 1 HS lên bảng, xác định biên giới Việt - Trung quốc trên bản đồ. - Y/c HS làm việc theo N2: Xác định những điểm đóng quân để khoá chặt biên giới tại đường số 4 của quân địch và trả lời câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của ND ta sẽ ra sao? - T/c cho đại diện nhóm trình bày, chốt ý. - 1 HS lên bảng chỉ biên giới Việt – Trung trên bản đồ. - HS làm việc theo N2, dự kiến trả lời: Cuộc kháng chiến của ND ta sẽ bị cô lập, dẫn đến thất bại. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. Sửa sai cho Tiến khi em trả lời. HĐ2: Diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới năm 1950: - Y/c HS làm việc theo N6: + N1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 với chiến dịch Biên giới 1950? + N2 + N3: Tường thuật lại diễn biến của chiến dịch BG? Kể lại tấm gương chiến đấu của anh hùng La Văn Cầu? + N4: Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950? - T/c cho đại diện nhóm trình bày. - Chốt ý đúng: SGV - HS làm việc theo mhóm 6, dự kiến trả lời: + N1: Chiến dịchVB thu-đông năm 1947: Ta phải đối phó với âm mưu đánh chiếm cơ quan đầu não của ta ở VB; chiến dịch Biên gới 1950: Ta chủ động mở chiến dịch nhằm giải phòng 1 phần BGm củng cố và mở rộng căn cứ địa VB khai thông đường liên lạc quốc tế... + N2, 3: Trận Đông Khê là trận đánh tiêu biểu nhất... trình bày kết hợp với chỉ trên lược đồ. + N4: Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới: Đánh tan âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc của thực dân Pháp; ta giành được thế chủ động, khai thông đường biên giới quốc tế, thể hiện được tài trí thao lược của Trung ương Đảng và Chính phủ ta, ... - Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung. Sửa sai cho Tiến khi em trả lời. HĐ4: Củng cố dặn dò: - Dặn về học bài, xem bài tiếp. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Ghi đầu bài TƯ LIỆU THAM KHẢO. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI (16.9-14.10.1950), chiến dịch tiến công Pháp trên tuyến Cao Bằng-Lạng Sơn do Bộ Tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy (Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để trực tiếp chỉ đạo chiến dịch), nhằm diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt-Trung, mở đường giao lưu quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Lực lượng tham gia gồm Đại đoàn 308 và 2 trung đoàn bộ binh (174 và 209), 4 đại đội sơn pháo, 5 đại đội công binh của Bộ Tổng tư lệnh, 3 tiểu đoàn bộ đội chủ lực (426, 428 và 888) của Liên khu Việt Bắc cùng bộ đội địa phương và dân quân, du kích Cao Bằng, Lạng Sơn; cách đánh chiến dịch là đánh điểm diệt viện. Quân Pháp trên chiến tuyến phòng thủ đường 4 có 11 tiểu đoàn và 9 đại đội bộ binh (phần lớn là lính Âu-Phi), tổ chức thành những cụm cứ điểm mạnh. Chiến dịch diễn ra 3 đợt: Đợt 1 (16-20.9), mở đầu bằng trận Đông Khê (16-18.9.1950), đồng thời tiến hành phá cầu đường trên đường 4 (đoạn Nam Thất Khê), phục kích đánh địch ở Pắc Luông, Tha Lai, buộc bộ chỉ huy Pháp gấp rút tăng cường lực lượng cho Thất Khê, Cao Bằng để xúc tiến kế hoạch rút quân khỏi Cao Bằng. Đợt 2 (21.9-8.10), Pháp mở cuộc hành quân Hải Cẩu lên Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực ta, nhưng không đạt được mục đích, phải rút lui; đêm 30.9 đưa Binh đoàn Lơ Pagiơ (4 tiểu đoàn) từ Thất Khê lên định chiếm lại Đông Khê và đón quân ở Cao Bằng về. Do cảnh giới không chu đáo, ta để địch lọt qua trận địa phục kích ở Lũng Phầy, nhưng sau chặn được ở gần Đông Khê và liên tục tấn công ở Nà Mục, Tróc Ngà, Khâu Luông... Ngày 3.10 Pháp cho Binh đoàn Sactông (3 tiểu đoàn) rút khỏi Cao Bằng, định về khu vực điểm cao 477 hội quân với Binh đoàn Lơ Pagiơ. Ta chặn quân Sactông ở Quang Liệt, tập trung diệt Binh đoàn Lơ Pagiơ. Ta chặn quân Sactông ở Quang Liệt, tập trung diệt Binh đoàn Lơ Pagiơ ở Cốc Xá, sau đó chuyển sang diệt Binh đoàn Sactông ở khu vực 477 (x. Trận Cốc Xá, 5-8.10.1950; trận điểm cao 477, 7.10.1950) , đồng thời đánh bật quân của Đờ La Bôm từ Thất Khê lên ứng cứu. Đợt 3 (9-14.10), ta cơ động lực lượng bao vây Thất Khê, Na Sầm, nhưng địch ở đây đã rút chạy (10 và 14.10); sau đó quân Pháp tiếp tục rút khỏi Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lộc bình, Đình Lập, Lạng Giang, An Châu Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 10 tiểu đoàn, trong đó diệt gọn 8 tiểu đoàn (diệt và bắt hơn 8.000 địch), thu hơn 3.000t vũ khí, phương tiện chiến tranh, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn). Là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên sau 4 năm kháng chiến, giành thắng lợi có ý nghĩa chi ... mồ hôi ở lưng bác cứ loang ra mãi. + Đ2: Từ Mảng đường hình chữ nhật .... khéo như vá áo ấy! + Đ3: Phần còn lại. b/ ND chính của từng đoạn: + Đ1: Tả bác Tâm vá đường. + Đ2: Tả kết quả lao động của bác Tâm. + Đ3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. c/ Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: + Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh... + Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên, hạ xuống rất nhịp nhàng. + Bác đừng lên vươn vai mấy cái liền. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. + BT2: - Nối tiếp giới thiệu người mình sẽ tả. - Làm BT vào vở. - Lắng nghe. Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Dặn chuẩn bị cho tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Toán: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: - HS biết cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của 2 số. Vận dụng làm bài tập đúng. GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo. II. ĐDDH: SGK. III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS *Bài cũ: Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT3 SGK trang 74. Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét, bổ sung. *Bài mới: Giới thiệu bài: HĐ1: Hdẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm: a/ Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600: - Y/c HS đọc VD trong SGK, tóm tắt: Số HS toàn trường: 600 Số HS nữ: 315 - Y/c HS thực hiện: + Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường. + Thực hiện phép chia 315 : 600 = 0,52 + Nhân 0,52 với 100 và chia cho 100: 0,52 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5% - Thông thường, ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - Y/c HS nêu cách làm b/ Áp dụng vào giải bài toán có ND tìm tỉ số phần trăm: y/c HS đọc bài toán trong SGK, giait hích và HD cách giải: SGV trang 146. - Lắng nghe. - Đọc VD1 trong SGK. - Theo dõi và lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu: + 315 : 600 + 315 : 600 = 0,525 + 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5% - Lắng nghe. - Muốn tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600, ta làm như sau: + Tìm thương của 315 và 600. + Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. b/ HS thực hiện: Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5% HĐ2: Thực hành: - Y/c HS làm bài tập 1, 2ab, 3, hướng dẫn thêm cho HS yếu: + BT1: Thực hiện theo mẫu. + BT2a: Tính tỉ số phần trăm theo mẫu. - Chốt ý, y/c HS thực hiện. + BT3: Y/c HS đọc kỹ đề bài và làm. - Chấm bài. Nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm bài tập theo yêu cầu: + BT1: Dự kiến kết quả: SGV trang 146 + BT2a: Dự kiến kết quả SGV trang 146. + BT3: Tỉ số phần trăm của số HS nữ và HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 = 52% - Nhận xét, bổ sung. HĐ3 : Củng cố, dặn dò : - Dặn HS về làm lại những bài sai, làm thêm các bài còn lại. - Nhận xét tiết học - Lắng nghe và ghi nhớ. Địa lý: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. Mục tiêu: 1. MT chung: HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch nước ta; nhớ tên một số điểm du lịch ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, .... GDHS biết tự hào về đất nước Việt Nam. 2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng khi em trả lời II. ĐDDH : Bản đồ HCVN, tranh ảnh về các danh lam, thắng cảnh nước ta, 2 bản đồ trống. III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, trò chơi. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Tiến *Bài cũ : Nêu tình hình phân bố của một số ngành công ghiệp nước ta ? Nh/xét, ghi điểm. - 2 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. *Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. HĐ1 : Hoạt động thương mại : - Y/c HS thảo luận theo N2 : Dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau : + Thương mại gồm những hoạt động nào ? + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta ? + Nêu vai trò của ngành thương mại ? + Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta ? - Y/c đại diện trả lời nhận xét, chốt ý : SGV + HSG : Nêu vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế của nước ta ? - Chốt ý, giải thích thêm : SGV - Lắng nghe. - Làm việc theo N2, dự kiến trả lời : + Thương mại gồm 2 hoạt động chủ yếu, đó là nội thương : buôn bán ở trong nước ; ngoại thương : buôn bán với nước ngoài. + HĐ thương mại phát triển nhất ở HN và TPHCM ; + Khoáng sản (than đá, dầu mỏ, ...) ; Háng CN nhẹ và CN thực phẩm : giày dép, áo quần, bánh kẹo, ... ; hàng thủ CN : đồ gỗ, mây tre, tranh thêu, ... ; nông sản : lúa gạo, hoa quả, ... ; thuỷ sản : tôm cá ướp lạnh, đò hộp, ...Nhập khẩu : Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiện liệu, ... + Vai trò của thương mại : Cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. - Lắng nghe và ghi nhớ. Nếu Tiến trả lời, lắng nghe và sửa sai cho Tiến. HĐ2: Ngành du lịch : - Y/c HS làm việc theo N4 : Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch ở nước ta lại tăng lên ? Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta ? - HSG : Nêu những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành du lịch ? T/c cho đại diện nhóm trình bày. - KL: SGV trang 113 - Làm việc N4. Dự kiến trả lời : Do đời sống được nâng cao, các dịch vụ phục vụ khách quốc tế ngày càng được nâng cao, ... ; các trung tâm dịch vụ lớn : HN, TPHCM, Hạ Long, Huế, ... - Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử, dịch vụ du lịch được cải tiến, ... - Đại diện nhóm tr/bày, lớp nh/xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến. HĐ3 : Củng cố, dặn dò: - Trò chơi Điền nhanh, điền đúng : ND và cách chơi như sau : Lớp cử 2 nhóm, mối nhóm khoảng 5-6 em, theo hình thức tiếp sức lên dán tranh ảnh về các trung tâm KT, danh lam thắng cảnh tương ứng với vị trí địa lý trên bản đồ. Trong cùng 1 thời gian, ai nhanh hơn, đúng hơn là thắng cuộc. - Nhận xét tiết học. - HS thảo luận và chơi theo N6. - Lắng nghe. - Ghi đầu bài. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. Mục tiêu: 1. MT chung: HS biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của người (BT1); dựa vào dàn ý đã lập để viết 1 đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). GDHS yêu thích môn học. 2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời II. ĐDDH: Bảng phụ ghi dàn ý chung. III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS HĐR *Bài cũ: - Đọc lại một số đoạn văn tả hoạt động đã làm ở tiết trước? Nh/xét. - Nhận xét, bổ sung. *Bài mới: GTbài: Nêu y/c của tiết học. HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập: + BT1: Gọi 1-2 HS đọc BT1 - T/c cho HS làm việc theo N4. - Y/c HS trình bày trước lớp. - Chốt ý đúng: SGV + BT2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Viết thành 1 đoạn văn theo y/c của BT2. - Chấm bài, nhận xét. - Lắng nghe - 1 HS đọc ND bài tập 1. - Làm việc theo N4. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. + BT2: Làm việc cá nhân. - Làm BT vào vở. - Lắng nghe. Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến. Dàn bài tham khảo: I/ Mở bài: Đó là bé Na, em gái họ của tôi; nó đang bi bô tập nói và chập chững tập đi. II/ Thân bài: 1/ Tả ngoại hình: - Nhận xét chung: Cao khaỏng 75cm, bụ bẫm, rất đáng yêu.... - Chi tiết: Mái tóc: lưa thưa, mềm mại hoe vàng, buộc thành 1 túm nhỏ trên đỉnh đầu; hai má hồng hào, bầu bĩnh, khi cười có lúm má đồng tiền xinh xinh, ....; miệng nhỏ xinh, khi cười thấy cả mấy cái răng mới mọc, ... chân tay: trắng hồng những ngấn là ngấn, ... 2/ Hoạt động: - Nh/xét chung: Như một con búp bê biết đùa nghịch, hay khóc nhưng cũng hay cười, ... - Chi tiết: + Lúc vui chơi: Lê la giữa nền nhà với một đống đồ chơi như: gấu bông, búp bê, ... ôm lấy gấu bông vuốt ve lên đầu gấu bông, có khi cầm cả tay búp bê kéo lê giữa nền nhà (dắt em đi chơi), .... + Lúc giận dỗi: Vứt cả đồ chơi, khóc nhè, 2 chân đạp đạp, ... + Lúc làm nũng mẹ: Kêu : Mẹ... ! Mẹ....! khi thấy mẹ về; ngồi bệt giữa nền nhà, búng cả miệng ra, ....ôm mẹ, rúc đầu vào nách mẹ, ngực mẹ đồi ăn, .... III/ Kết bài: Em rất yêu bé Na, hoch xong là em lại tranh thủ chơi với em, .... HĐ2: Củng cố, dặn dò: - Dặn chuẩn bị cho tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. Sinh hoạt: LỚP I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua và phương hướng tuần tới. - Biết đưa ra ý kiến của mình để bổ sung hoặc nhận định về những đánh giá của lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như tu dưỡng bản thân. II.Chuẩn bị: - HS: Bản nhận xét của lớp trưởng. - Cô giáo CN: Những ý kiến bổ sung và phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. III. Các hoạt động dạy và học. HĐ của GV HĐ của HS HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua của lớp trưởng: - Y/c lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua của lớp. - Tổ chức cho HS nhận xét về đánh giá của lớp trưởng. - Những cá nhân bị phê bình phát biểu suy nghĩ về thiếu sót của mình. - Ý kiến bổ sung của cô giáo CN: + Nhất trí với ý kiến của lớp trưởng. + Tuyên dương lớp đã có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, cụ thể là trong việc đọc bài, trình bày vở, ... đặc biệt 1 số bạn có ý thức học tập tốt: Thảo Nga, Ánh, MTuấn, Sơn, Tính, .... và phê bình một số bạn chưa có cố gắng trong học tập như viết chữ xấu, trình bày vở bẩn: Nghĩa, Văn Tuấn, Phú, Bằng, ... - Lớp trưởng đánh giá h/động của lớpvề: + Các hoạt động trong tuần qua. + Ý thức chấp hành nội quy, nề nếp của trường, của lớp. + Ý thức học tập: Ở lớp, học bài cũ, ... - Lớp nhận xét, bổ sung: - Cá nhân bị phê bình phát biểu ý kiến trước lớp - Lắng nghe. HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới: - Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, cụ thể: + Vừa học vừa ôn tập chuẩn bị cho thi HKI tốt. + Tiếp tục hoàn thành xây dựng KGLH. + Mọi hoạt động để xây dựng lớp học thân thiện, HS tích cực góp phần xây THTT + Chuẩn bị cho cuộc thi đọc diễn cảm do trường tổ chức. - Làm VS khu vực đã được phân công, trồng hoa ở các bồn được phân công, lao động theo lịch. - Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến. - Lắng nghe và ghi nhớ. - HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát. - Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - Lớp sinh hoạt VN theo hướng dẫn, - Lắng nghe và ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: