Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 24

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 24

 Tiết 3: TẬP ĐỌC

$47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I. Mục đích - Yêu cầu :

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

-Hiểu ý nghĩa của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng người Ê- đê xưa; kể được 1-2 luật của nước ta.(trả lơi được các câu hỏi trong SGK)

-Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 
Soạn 28/2/2010 
Thứ hai ngày 01 tháng 3 năm 2010
 TiÕt 1: Chµo cê
Nghe ph­¬ng h­íng tuÇn 24
 TiÕt 2: Anh
Đ/C Thu soạn giảng
 Tiết 3:	TẬP ĐỌC
$47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. Mục đích - Yêu cầu : 
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng người Ê- đê xưa; kể được 1-2 luật của nước ta.(trả lơi được các câu hỏi trong SGK)
-Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ : 
-GV gọi một số HS lên bảng đọc bài “Chú đi tuần” và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét đánh giá cho điểm HS.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Luyện đọc. 
-Cho HS đọc bài.
-GV chia 3 đoạn.
Đ1: Về cách xử phạt.
Đ2: Về tang chứng và nhân chứng.
Đ3: Về các tội.
-Cho HS đọc đoạn.
-Luyện đọc các từ ngữ: xử phạt, khoanh, lấy củi, của cải, quạ mổ
-Cho HS đọc theo nhóm 2.
-Cho HS đọc cả bài.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu : Cần đọc nói giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
HĐ 2 : Tìm hiểu bài. 
+Đ1+2.
H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+Đ3.
H: kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội.
GV chốt lại: các loại tội trạng được người Ê- đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
H: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng.
-GV người Ê-đê đã dùng luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
H: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
-GV nhận xét và đưa bảng phụ ghi 5 luật của nước ta.
Bảng phụ
-Luật giáo dục.
-Luật phổ cập tiểu học
-Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Luật bảo vệ môi trường.
-Luật giao thông đường bộ.
-Ghi chú: GV cũng có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 
H.Nêu đại ý của bài ?
HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm. 
-Cho HS đọc bài.
-GV đưa bảng phụ chép đoạn từ tội không hỏi mẹ cha đến cũng là có tội và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc tốt.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Dặn HS về nhà đọc trước bài Tập đọc cho tiết Tập đọc sau.
-HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK.
-HS lần lượt đọc đoạn, đoạn 3 dài có thể cho 2 HS đọc.
-Từng cặp HS đọc nối tiếp.
-HS đọc cả bài.
-1 HS đọc chú giải.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
-Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
-2 HS đọc nối tiếp . Lớp đọc thầm.
-Những việc có tội là :
+Tội không hỏi mẹ cha.
+Tội ăn cắp.
+Tội giúp kẻ có tội..
-Chuyện nhỏ thì xử nhẹ. Chuyện lớn xử nặng.
-Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử như vậy.
-HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1-2 luật của nước ta.
-3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài.
-HS luyện đọc đoạn.
-Một vài HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-Nghe.
TOÁN
 TIẾT 4: $116: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
-Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
-Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ kẻ bảng bài 2.
-Hình vẽ bài tập 3 phóng to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Bài cũ : 
Hình lập phương có cạnh dài 5cm, nếu gấp đôi cạnh của hình lập phương đó lên thì thể tích của nó thay đổi như thế nào ?
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
Bài 1 :
-Cho HS đọc bài.
-Cho HS làm bài.
-Chấm bài và nhận xét.
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là :
2,5 x 2,5 = 6,25(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là :
6,25 x 6 = 37,5(cm2)
thể tích của hình lập phương đó là :
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625(cm3)
 Đáp số : 6,25 cm2 ; 37,5 cm2 ; 15,625cm3
-GV nhận xét, sửa.
Bài 2 :HS khá giỏi có thể làm cả bài.
-Cho HS làm bài vào vở.
-GV nhận xét, sửa.
Bài 3 : HS khá giỏi làm.
-Cho HS đọc bài.
Thể tích của khối gỗ ban đầu là :
9 x 6 x 5 = 270(cm3)
Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là :
4 x 4 x 4 = 64(cm3)
Thể tích của phần gỗ còn lại là :
270 – 64 = 206(cm3)
 Đáp số : 206cm3
-GV nhận xét, sửa.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
-Nêu cách tính thể tích hìnhlập phương ?
-Về ôn bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm.
-Nhắc lại tên bài học.
-1 HS đọc bài, nêu yêu cầu của đề.
-HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
HS khác nhận xét.
HS khá giỏi có thể làm cả bài.
-HS làm bài vào vở
-HS khác nhận xét.
HS khá giỏi làm.
-HS đọc bài, nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
-HS khác nhận xét.
-HS trả lời.
ĐẠO ĐỨC
 TiÕt 5 : $24: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : Giúp HS.
-Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi và từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
.-Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
-Có thái độ học tập, có ý thức xây dựng Tổ Quốc.
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.
II. Chuẩn bị. -Làm bài tập theo nhóm.
-Trò chơi: Ô chữ.
-Sưu tầm và trưng bày ca dao, tục ngữ, bài hát, bài thơ, tranh ảnh.
-Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
-Bảng phụ (HĐ1-tiết 1, HĐ3- tiết 2).
-Bảng kẻ ô chữ (HĐ1-tiết 2).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Bài cũ : 
-Nêu một số mốc lịch sử quan trọng của nước ta?
-Nêu phần ghi nhớ ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ1: Giải ô chữ
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ.
+Phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nổi tiếng của VN. Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được cá con chữ đặc biệt ở mỗi hàng thành từ khoá đúng đáp án thì được 40 điểm.
+GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp.
1.GV đưa hình ảnh Vịnh Hạ Long cho cả lớp xem.(Vịnh Hạ Long)
2.Hồ nước này là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.(Hå Hoµn Kiếm)
3.Đây là công trình thuỷ điện nước ta có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á.(Thuỷ điện Sơn La)
4.Nơi đây có rừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.(Cát Bà)
5.Biển ở nơi đây được xếp là một trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới.Đà Nẵng)
6.Một quần thể hang động đẹp ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá thế giới.(Phong Nha Kẻ Bàng)
7.Nơi đây có rất nhiều tháp chàm đẹp được công nhận là di sản văn hoá thế giới.(Thánh địa Mĩ Sơn)
+Sau đó GV chia lớp thành 2 đội xanh đỏ, mỗi đội cử 4 bạn đại diện đội lên chơi. GV đọc lại từng hàng, các đội chơi nghe thì bàn nhau và viết vào ô chữ của đội mình.
-GV giải thích, nhận xét những ý HS chưa rõ.
-GV tổng kết kết quả chơi cả 2 đội.
-GVKL:
+Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tổ quốc ta có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế.
+Tổ quốc Việt Nam có hình chữ S với lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là Bác Hồ Kính yêu, người đã lãnh đạo nhân dân ta đi đến mọi thắng lợi, gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc.
HĐ 2 : Triển lãm “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”.
-Yêu cầu HS trình bày các sản phẩm đã sưu tầm được theo yêu cầu thực hành ở tiết trước.
-Yêu cầu HS chia thành các nhóm theo nội dung sau:
Nhóm 1:Nhóm tục ngữ ca dao.
Nhóm 2: Nhóm bài hát, thơ ca.
Nhóm 3:Nhóm tranh, ảnh.
Nhóm 4: Nhóm thông tin.
-GV phát giấy bút cho các nhóm giao công việc của các nhóm.
Nhóm 1: thu thập các câu tục ngữ ca dao về đất nước, con người Việt Nam của các bạn đã sưu tầm được.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Em có cảm xúc gì khi đượpc tìm hiểu về đất nước VN chúng ta?
-HS học bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng trả lời.
-HS nhắc lại.
-Các đội chơi theo sự hướng dẫn của GV.
-Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS trả lời.
So¹n 01/3/2010
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
TiÕt 1: THỂ DỤC
 $47:Phối hợp chạy và bật nhảy
 Trò chơi "Qua cầu tiếp sức"
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục ôn phối hợp –mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
-Học mới phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
-Chơi trò chơi "Qua cầu tiếp sức". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi 2-4 quả chuyền hoặc bóng đá.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Mở đầu
-Tập hợp.
-Phổ biến nội dung.
-Khởi động.
 - Nhận lớp. Phổ biến nội dung.
 - Chạy nhẹ nhàng 100-200m.
 - Đứng tại chỗ khởi động.
-Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
Cơ bản.
1.Ôn phối hợp chạy-mang vác.
2.Ôn bật cao.
3.Học phối hợp nhảy và bật nhảy.
4.Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”.
-Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó từng tổ báo cáo kết quả ôn tập do cán sự điều khiển.
-2 đợt, mỗi đợt bật liên tục 2 ...  hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là ax3 
Diện tích toàn phần của hình lập phương N là :
a x a x 6 
Diện tích toàn phần của hình lập phương M là :
(a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x 9
- Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N.
-Thể tích của hình lập phương N là :
a x a x a
-Thể tích của hình lập phương M là: 
(a x 3) x (a x 3) x (a x 3)= (a x a x a) x 27
- Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N.
-HS làm bài vào vở.
-HS theo dõi.
Tiết 2:	TẬP LÀM VĂN
$48: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích - Yêu cầu : -Lập được dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật.
-Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý một cách rõ ràng, đúng ý.
- GD học sinh qua bài.
II. Đồ dùng dạy học : -Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng.
-Bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
Bài 1 :-GV giao việc.
+ Các em đọc kĩ 5 đề.
+ Chọn 1 trong 5 đề.
+ Lập dàn ý cho đề đã chọn.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
-Cho HS lập dàn ý. GV đưa bảng phụ cho 5 HS.
-GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn, 5 em viếtvào bảng phụ, các em còn lại viết ra giấy nháp.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét bài và bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
Bài 2 :
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc:
+Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm.
+Các em tập nói trước lớp.
-Cho HS làm bài và trình bày.
-GV nhận xét và khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa và dàn ý đã lập.
3. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.
-Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
-2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
-Nghe.
-HS đọc 5 đề bài trong SGK.
-Một số HS nói đề bài em đã chọn.
-1 HS đọc gợi ý trong SGK.
-5 HS viết bảng phụ lên dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
-Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
-1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày +3 bạn còn lại góp ý.
-Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dài bài đã lập.
-Lớp nhận xét.
-Nghe.
Tiết : 24	MĨ THUẬT
BÀI : VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I. Mục tiêu.
-Hiểu hình dáng tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.
-Biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu.
- Vẽ được 2 vật mẫu.
- HS khá, giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhát ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị
GV:-SGK,SGV.
-Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén).
-Hình gợi ý cách vẽ.
-Một số bài vẽ của HS các lớp trước.
HS:-SGK.-Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm nếu có điều kiện.
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
-Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
-Chấm một số bài tiết trước và nhận xét.
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1: Quan sát và nhận xét.
-Đặt vật mẫu lên bàn.
Nêu yêu cầu thảo luận nhóm.
-Gợi ý cách quan sát: 
-Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
HĐ 2: HD cách vẽ.
-Gợi ý cách vẽ trên ĐDDH
+Vẽ khung hình chung.
+Ước tỉ lệ, khung cho từng mẫu
+Vẽ chi tiết, chỉnh hình
+Vẽ đậm nhạt.
-Nhắc lại các bước thực hiện.
HĐ 3: Thực hành.
-Treo tranh một số bài vẽ của HS năm trước yêu cầu HS quan sát. 
-Đặt vật mẫu vào chỗ thích hợp để HS quan sát và thực hành vẽ
-Nêu yêu cầu thực hành.
HĐ 4: Nhận xét đánh giá.
-Gợi ý nhận xét.
-Nhận xét kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Dặn HS: Sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người.
-Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
-Tự kiểm tra đồ dùng và bổ sung nếu còn thiếu.
-Nhắc lại tên bài học.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
-Thảo luận nhóm quan sát và nhận xét, so sánh sự giống nhau, khác nhau nhận ra hình dáng từng mẫu vật.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi để tìm ra cách vẽ.
-1HS nêu lại.
-Quan sát nhận xét về các bài vẽ trên bảng.
-Quan sát, ước lượng tỉ lệ và vẽ.
-Thực hành vẽ bài cá nhân chú ý đặc điểm riêng của mẫu vật.
-Trưng bày sản phẩm lên bảng.
-Nhận xét bài vẽ của bạn. (về bố cục, đặc điểm, tỉ lệ so với mẫu).
-Bình chọn sản phẩm đẹp.
-HS theo dõi.
TiÕt 3: MÜ thuËt
(§/c Chang so¹n gi¶ng)
Tiết 4:	KHOA HỌC
$48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập cháy đường dây, cháy nhà.
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
- Giáo dục học sinh biêt cách giữ an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: - Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin(một số pin tiểu và pin trung).
- Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm điện và an toàn.
Học sinh : - Cầu chì, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2).
-Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?
Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
-Những vật liệu nào là vật cách điện ?
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
*	Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Cho HS quan sát hình 1;2 trang 98 và cho biết :
-Nội dung tranh vẽ.
-Làm như vậy có tác hại gì ?
-Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?
Giáo viên bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
 * Hoạt động 2 : Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ.
-Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
-Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó.
-Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện.
H.Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V ?
H.Nếu sử dụng điện 110V cho vật dùng điện có số vôn là 220V thì sao ?
H.Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì?
H. Hãy nêu vai trò của công tơ điện ?
* Hoạt động 3: Các biện pháp tiết kiệm điện 
Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Cần làm gì để phòng tránh bị điện giật ?
-Vì sao phải tiết kiệm điện khi sử dụng ?
-Về nhà học thuộc phần bạn cần biết.
-HS lên bảng trả lời.
-HS thảo luận theo nhóm 2
+H1 : Hai bạn nhỏ đang thả diều nơi có dây điện đi qua. Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm. Vì có thể làm đứt dây điện, dây điện có thể vướng vào người gây chết người.
+H2 : Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người gây chết người.
Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
-Các nhóm trình bày kết quả.
-HS quan sát và trả lời.
-Học sinh thực hành theo nhóm: tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
-Các nhóm giới thiệu kết quả.
- sẽ làm hỏng vật dụng đó.
- thì vật dụng đó sẽ không hoạt động.
Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
-Khi dây chì bị chảy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
-Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
- HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi :
+Phải tiết kiệm điện khi sử dụng vì : điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận, nếu mình tiết kiệm điện thì những nơi khác có điện để dùng.
+Những biện pháp để tránh lãng phí điện :
-Không bật loa quá to.
-Ra khỏi nhà tắt điện, quạt 
-Chỉ bật điện khi cần thiết
-Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên, 
-HS trình bày việc tiết kiệm điện ở gia đình 
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
SINH HOẠT LỚP
1) Các tổ tổng hợp, báo cáo hoạt động của tổ trong tuần.
2) Đánh giá hoạt động tuần 24 :
-Thực hiện đầy đủ, đúng chương trình.
-Đa số HS đi học đều, đúng giờ, nề nếp học tập ổn định. HS đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
-Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp. 
-Duy trì sĩ số tốt.
-Học lực có tiến bộ nhưng chưa đều.
 3) Kế hoạch hoạt động tuần 25 :
-Thực hiện chương trình tuần 25.
-Duy trì ôn tập tốt để chuẩn bị cho kiểm tra giữa học kì II
-Duy trì tốt nề nếp học tập của HS .
-Tăng cường kiểm tra nhắc nhở những HS chưa chăm học.
-Duy trì tốt đôi bạn cùng học. Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 4) Ý kiến của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 Tuan 24 CKTKN.doc