Thiết kế giáo án lớp 5 (chuẩn) - Tuần 1

Thiết kế giáo án lớp 5 (chuẩn) - Tuần 1

I. Mục tiêu

1.Kiến thức: HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số, viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

2. Kĩ năng: Vận dụng toàn bài tập đúng.

3. Thái độ: Giáo dục HS làm bài tập đúng.

II. Đồ dùng dạy- học

- Tấm bìa cắt minh hoạ phân số.

III. Hoạt động dạy- học:

1. ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

 - Đồ dùng học toán.

3. Bài mới:

 

doc 129 trang Người đăng huong21 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 5 (chuẩn) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
 Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Chào cờ 
Tập trung HS triển khai công tác trong tuần
Toán
Tiết 1
ôn tập : khái niệm về phân số ( Trang 3)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số, viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Kĩ năng: Vận dụng toàn bài tập đúng.
3. Thái độ: Giáo dục HS làm bài tập đúng.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tấm bìa cắt minh hoạ phân số.
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
 - Đồ dùng học toán.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV dán tấm bìa lên bảng hướng dẫn HS quan sát tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số.
VD:
- HS quan sát và nhận xét.
- Nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- 1 HS nhắc lại.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV Lưu ý HS.
* Hoạt động 3 :Luyện tập thực hành.
- GV. Yêu cầu HS đọc các phân số:
- HS đọc yêu cầu bài:
GV:Yêu cầu HS Nêu tử số và mẫu số:
- GV: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm trên bảng.
- GV theo dõi nhận xét.
- GV: yêu cầu HS đọc đầu bài.
- HS: làm vào vở 1 vài em làm trên bảng.
- HS :làm miệng.
- GV: chấm 1 số bài, nhận xét.
(1p)
(10p)
(15p)
ở lớp 4 chúng ta đã học về khái niệm phân số. Hôm nay các em sẽ ôn tập lại các khái niệm cơ bản về phân số. 
- phân số đọc là “hai phần ba”.
;;; 
1 : 3 = (1 chia 3 thương là )
1.Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
1.Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
2.Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau vcà khấc 0
3.Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0. 
Bài 1: 
 ; ; ; ; 
VD: 
 (Đọc là : Năm phần bảy)
 ( Năm là tử số, bẩy là mẫu số)
Bài 2:
VD: 3 : 5 = ; 75 : 100 = 
Bài 3:
 ; ; 
Bài 4:
 a. 1 = b. 0 = 
4.Củng cố: (4p) - HS nêu lại khái niệm về phân số.
5.Dặn dò: (1p) - Về chuẩn bị bài ( Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số)
Tập đọc 	 Tiết 1
Thư gửi các học sinh ( Trang 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng, đọc trôi chảy, thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. Hiểu các từ trong bài. Hiểu nội dung bức thư.
2. Kĩ năng: Giúp HS đọc trôi chảy, lưu loát. Học thuộc lòng một đoạn thư.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Tranh, bảng phụ ghi nội dung đoạn HS cần học thuôc lòng.
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức : (1p) HS hát.
2. Kiểm tra: (3p) Kiểm tra đồ dùng của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
- GV treo tranh , giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Luyện đọc
- GV HD đọc toàn bài:
- 1 HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
- Chia đoạn: 2 đoạn.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 3 lượt kết hợp luyện từ khó.
HS: đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp, đọc cả bài.
- GV giúp HS giải nghĩa từ cơ đồ,hoàn cầu 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường khác?
- HS đọc đoạn 2. 
Hỏi: Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Hỏi: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiêt đất nước?
Hỏi: Thông qua bức thư em hiểu nội dung bức thư nói gì?
* Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS: luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
GV: tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. 
(1p)
(10p)
(12p)
(5p)
- Thư gửi các HS là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác Hồ vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nghĩ sao.
+ Đoạn 2: tiếp đến hết.
+ Ngày khai trường đầu tiên .... đi bộ.
+ Các em bắt đầu được hưởng nền giáo dục mới..
+ Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại làm cho nước ta .... hoàn cầu.
+ Phải cố gắng siêng năng, học tập .... cường quốc năm châu.
*Nội dung: Bác Hồ khuyên HS chăm học, yêu thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
Đoạn từ “sau 80 .... của các em”
4. Củng cố (2 p) - HS nêu lại nội dung bài ( Bác Hồ....Việt Nam mới).
5. Dăn dò: (1 p) - Về học thuộc lòng đoạn từ ( Sau 80 năm ....của các em). Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh ngày mùa.
Khoa học Tiết 1
Sự sinh sản ( Trang 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận ra mỗi trẻ em đều có bố mẹ, bố mẹ sinh ra đều có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
2. Kĩ năng: Quan sát và hoạt đông nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hình minh hoạ.- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy- học:
1.ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra: (2p) Kiểm tra đồ dùng của HS
3. Bài mới
Hoat động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bé là con ai”
HS: nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những điểm giống với bố, mẹ mình.
+ GV phổ biến cách chơi.
- Mỗi HS được phát 1 phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố, hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại ai nhận được phiếu có hình bố, mẹ sẽ phải đi tìm con mình.
- Ai tìm đúng hình (đúng thời gian quy định sẽ thắng).
+ HS chơi:
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các bé?
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì?
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi.
- HS: quan sát hình 1, 2, 3 (sgk)
đọc các lời thoại giữa các nhân vật.
- HS: liên hệ vào thực tế gia đình - HS làm việc theo cặp rồi trình bày trước lớp.
* GV Kết luận: 
+ HS nêu phần ý nghĩa bài học. 
(1p)
(8p)
(18p)
- Để duy trì được nòi giống, dòng họ và các thế hệ trong mỗi gia đình đó là nhờ vào sự sinh sản. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.
+ Vì các bé có những đặc điểm giống bố, mẹ do bố, mẹ sinh ra.
- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
* Kết luận: 
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
4. Củng cố: (4p) - HS nêu lại nội dung bài ( Mọi trẻ em ... kế tiếp nhau). 
5.Dặn dò: ( 1p) - Về học bài và chuẩn bị bài “ Nam hay Nữ “. 
Kỹ thuật Tiết 1
Đính khuy hai lỗ ( Trang 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Biết cách đính khuy hai lỗ. Đính đúng khuy 2 lỗ đúng quy định, đúng kỹ thuật.
2. Kỹ năng: HS đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kỹ thuật.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Mẫu đính khuy 2 lỗ.
HS: Vật liệu: kim, chỉ, vài, khuy 1 số loại 2 lỗ.
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra: (1p) Đồ dùng, sách vở.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ hình 1b.
- HS quan sát 1 số mẫu, nhận xét đặc điểm, kích thước, màu sắc, khoảng cách giữa các khuy.
* Hoạt động 3: Thực hành thao tác kỹ thuật.
HS: Đọc lướt các nội dung mục II SGK
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tiếp các bước trong quy trình đính khuy.
Hỏi: Khi đính khuy hai lỗ ta cần thực hiện những khâu bước nào?
- GV quan sát, uốn nắn.
- GV sử dụng khuy có kích thước lớn hơn và HD kỹ cách đặt khuy vạch dấu đính khuy (hình 4 sgk).
- HD HS quan sát hình 5, 6 (sgk).
- GV HD nhanh 2 lần các bước:
- GV tổ chức cho HS gấp nẹp, vạch dấu khuy.
- GV: Rút ra ghi nhớ.
- HS nêu lại ghi nhớ.
(1p)
(8p)
(22p)
- Khuy còn gọi là cúc, hoặc (nút) được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau  khuy được đính vào vải bằng các đường khâu 2 lỗ khuy  khuy được cài qua lỗ khuyết để gài 2 nẹp áo.
- Vạch dấu vào các điểm đính khuy.
- Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
+ Chuẩn bị đính khuy.( H3)
+ Đính khuy.(H 4)
+ Quấn chỉ quanh chân khuy.(H 5)
+ Kết thúc đính khuy. (H 6)
+ Chú ý: cách lên kim không qua lỗ khuy để quấn chỉ quanh chân khuy chặt 
* Ghi nhớ:
1. Đính khuy hai lỗ được thực hiện theo hai bước.
- Vạch dấu các điêm đính khuy trên vải.
- Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
2. Khi dính khuy hai lỗ cần lên kim qua một lỗ khuy, xuống kim qua lỗ khuy còn lại 4-5 lần. Sau đó quấn chỉ xung quanh chân khuy và nút chỉ.
3. Củng cố: (2p) - GV nhận xét giờ học.- Vận dụng vào thực tế.	
4. Dặn dò: ( 1p) - Chuẩn bị giờ sau thực hành.
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy.
 Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Tập đọc Tiết 2
Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( Trang 10)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng các từ khó, đọc diễn cảm bài văn miêu tả. Hiểu các từ ngữ. Phân biệt được sắc thái các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.
- Thấy được quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
2. Kỹ năng: Giúp HS có kỹ năng đọc lưu loát và đọc diễn cảm bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu cảnh đẹp làng quê, sinh động trù phú, từ đó thể hiện tình yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy- học: 	
 - Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi nội dung bài.
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- CH: Đọc thuộc lòng đoạn văn (Sau 80 năm học tập của các em) và nêu nội dung bài.
- HS: “ Bác Hồ khuyên HS chăm họcnước Việt Nam mới”.
- GV: Nhận xét đánh giá cho điểm.
3. Bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV: Treo tranh, giới thiệu
+ CH: Bức tranh vẽ cảnh gì?
* Hoạt dộng 2: Luyện đọc:
- Một học sinh khi đọc toàn bài.
- GV: chia bài ra các phần để tiện đọc
+ HS: đọc nối tiếp nhau lần 1. 
- GV: kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó SGK.
+ HS: đọc nối tiếp nhau lần 2.
+ HS: luyện đọc theo cặp.
- GV: nhận xét cách đọc.
- GV: đọc mẫu giọng diễn cảm.
- Học sinh theo dõi.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc (đọc thầm, đọc lướt)
- HS: suy nghĩ, trao đổi thảo luận các câu hỏi và trả lời.
Hỏi: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và tự chỉ màu vàng?
Hỏi: Mỗi học sinh chọn 1 màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
H ... o ta nhiều thủy sản) 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ.
- Học sinh quan sát lược đồ sgk.
- Giáo viên chỉ vùng biển nước ta trên bản đồ và nói vùng biển nước ta rộng thuộc Biển Đông.
- Giáo viên kết luận: 
Hoạt động3: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Học sinh đọc sgk và hoàn thành bảng sau vào vở.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh lên trình bày.
- Học sinh trình bày kết quả của mình.
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
Hoạt động4: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận về vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống sản xuất của nhân dân ta?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét bổ xung. 
- HS nêu bài học trong sgk.
(1p)
(7p)
(10p)
(8p)
1.Vùng biển nước ta.
* Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
2. Đặc điểm của vùng biển nước ta.
Đặc điểm của vùng biển nước ta
ảnh hưởng đối với đời sống sản xuất của nhân dân.
- Nước không bao giờ đóng băng.
- Miên Bắc và miền Trung hay có bão.
- Hàng ngày biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống.
- Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
- Gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
- Nông dân vùng ven biển thường lợi dụng thuỷ chiều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản.
3. Vai trò của biển. 
* Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có những nơi du lịch, nghỉ mát.
*Bài học: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông...Ven biển có những nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.
4. Củng cố: (2p) Nội dung bài học
5. Dặn dò: (1p) Về học bài và chuẩn bị bài sau. 
Chính tả Tiết 5
Một chuyên gia máy xúc (trang 46)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nghe-viết đúng một đoạn văn trong bài: Một chuyên gia máy xúc. Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua.
2. Kĩ năng: Viết đúng đảm bảo tốc độ viết.
3. Thái độ: Luôn có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) Cho học sinh lên chép các tiếng vào mô hình cấu tạo vần.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
- GV: Đọc đoạn văn cần viết.
- Nhắc học sinh chú ý những từ dễ sai.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
- GV: Đọc chính tả.
- HS: Nghe đọc viết bài
- GV: Thu bài chấm
Hoạt động3: Làm bài tập.
Bài 2:
- HS: đọc yêu cầu của bài tập.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 3: Làm nhóm 
- GV: Phát phiếu cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và làm bài.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
(1p)
(20p)
(8p)
5p
- Những từ dễ viết sai: khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phát,...
Bài 2:
- Các tiếng chứa ua: của, múa.
- Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn. 
+ Cách đánh dấu thanh:
Các tiếng chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính (tiếng không có âm cuối)
Các tiếng chứa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái tư 2 của âm chính (tiếng có âm cuối)
Bài 3:
- Muôn người như một.
- Chậm như rùa.
- Ngang như cua.
- Cày sâu cuốc bẫm.
4. Củng cố: (1p) Nhận xét giờ. 
5. Dặn dò: (1p) Chuẩn bị bài chính tả nhớ viết bài: Ê-mi-li, con... 
Đạo đức
Tiết 5
Có chí thì nên (trang 9)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Trong cuộc sống, con người thường có những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Xác định những thuận lợi khó khăn, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn.
3. Thái độ: ý thức vượt qua hoàn cảnh khó khăn của bản thân để vươn lên trong cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học
- Thẻ màu 
III. Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin về tấm gương Trần Bảo Đồng
- Học sinh đọc thông tin về Trần Bảo Đồng sgk, thảo luận câu hỏi 1, 2, 3 sgk.
- Từng HS nêu ý kiến.
- GV: nhận xét kết luận.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
- Chia lớp nhiều nhóm nhỏ.	
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV: nhận xét kết luận.
Hoạt động 4: Làm bài tập 
Bài tập 1:
- HS: dùng thẻ màu để thể hiện ý chí của mình ( thẻ đỏ có ý chí, thẻ xanh không có ý chí)
Bài tập 2:
- HS: tiến hành tương tự bài 1
- Giáo viên nhận xét.
- HS: Nêu ghi nhớ sgk.
(2p)
(10p)
(8p)
(12p)
*Kết luận: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
*Kết luận:  Người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,  biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Bài tập 1:
- Trường hợp biểu hiện người có ý chí: ý a, b, d
Bài tập 2:
- Tán thành: ý b, d
*Ghi nhớ: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì có thể thành công...
4. Củng cố: (1p) Nhận xét giờ. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương học sinh “Có chí thì nên”. 
* Rút kinh nghiệm sau ngày dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Toán	 Tiết 25
mi-li-mét vuông - bảng đơn vị đo diện tích
(trang 27)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mm2. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
2. Kĩ năng: Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích; chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác.
3. Thái độ: GD ý thức tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng kẻ sẵn các dòng, các cột như phần b (sgk).
III. Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (2p) Nêu tên các đơn vị đo diện tích?
 (mm2, cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Giới thiệu đơn 
vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
- Giáo viên giảng:
+ Để đo đơn vị di tích nhỏ hơn cm2 người ta dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
+ Kí hiệu mm2.
-1mm2 là diện tích hình vuông có cạnh như thế nào?
- GV treo tranh (phóng to sgk) và giáo viên hướng dẫn.
Hoạt động 3: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn?
- GV điền vào bảng kẻ sẵn.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Mỗi đơn vị đo diện tích liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Hoạt động 4: Thực hành
a, HS: Nêu miệng.
b, 2HS: lên bảng viết.
Giáo viên viết đề và hướng dẫn.
- Học sinh làm nối tiếp.
(1p)
(8p)
(8p)
(12p)
-  hình vuông có cạnh 1mm.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
- Mỗi đơn vị đo diện tích liên tiếp hơn kém nhau 100 lần
- Mỗi đơn vị đo diện tích đơn vị lớn tiếp liền
Bài1: 
 b, 168mm2 ; 2310mm2
Bài 2.
 a, 
5cm2 = 500 mm2
12km2 = 1200 hm2
1hm2 = 10000 m2
7hm2 = 70000 m2
1m2 = 10000 cm2
5m2 = 50000 cm2
12m29dam2=1209 dam2
37dam224m2=3724 m2
b,
800mm2= 8cm2
 12000hm2 =12km2 
150cm2=1dm250cm2
3400dm2=34m2
90000m2 =9hm2
2010m2=20dam210m2
4. Củng cố: (2p)
- Nêu lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích: Mỗi đơn vị đo diện tích liên tiếp hơn kém nhau 100 lần... 
5. Dặn dò: (1p) Học thuộc bảng đơn vị đo diện tích và làm lại bài tập. 
Luyện từ và câu	 Tiết 10
Từ đồng âm (trang 51)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu thế nào là từ đồng âm.
2. Kĩ năng: Nhận diện một số từ đồng âm trong giao tiếp. Phân biệt nghĩa các từ đồng âm
3. Thái độ: Có lòng say mê học môn tiêng việt
II. Đồ dùng dạy học
- GV: 1số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên giống nhau.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) Gọi học sinh lên đọc đoạn văn miêu tả thanh bình của miền quê hoặc thành phố. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Thảo luận đôi.
* Nhận xét:
- HS: đọc các câu 
- Dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ“câu”.
- Giáo viên chốt lại: 
Hoạt động 3:
- Cho cả lớp đọc nội dung ghi nhớ sgk.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Cho các cặp làm việc với nhau.
- Gọi đại diện 1, 2 cặp lên nói.
Bài 2.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh làm ra vở.
Bài 3.
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS: trả lời miệng.
Bài 4. 
- Giáo viên đọc câu đố.
- Học sinh trả lời. 
(1p)
(6p)
(4p)
(17p)
- Dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ“câu”: là dòng 1
* Ghi nhớ: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Đáp án 1: Cánh đồng khoảng đất rộng...
- Đáp án 2: + Chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất...
+ Đá chân nhanh, hất mạnh bóng cho ra xa.
- Đáp án 3: + Người đàn ông đẻ ra mình.
 + Số tiếp theo số 2.
- Nam nhầm từ tiêu trong cụm từ tiêu tiền với tiếng tiêu trong từ đồng âm tiền tiêu
 Câu a: Con chó thui
- Câu b: Cây hoa súng và khẩu súng
4. Củng cố: (2p) Nhắc lại nội dung bài. 
5. Dặn dò: (1p) Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn	 Tiết 10
Trả bài văn tả cảnh (trang 53)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn 
2. Kĩ năng: Biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
3. Thái độ: Nhận biết lỗi và sửa lỗi
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi chính tả.
- Giáo viên chép đề lên bảng.
- Nhận xét chung kết quả cả lớp.
- Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình.
- Học sinh lên bảng chữa lỗi.
- Giáo viên sửa cho đúng.
Hoạt động 3: Trả bài.
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn HS chữa bài.
- Học sinh tự sửa lỗi của mình.
- GV: đọc cho HS nghe bài được điểm cao hơn cho lớp tham khảo.
(1p)
(15p)
(10p)
- Đề bài: Chọn một trong 3 đề
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều)...
2. Tả một cơn mưa.
3. Tả ngôi nhà của em.
4. Củng cố: (2p) Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà viết lại bài. 
Sinh hoạt
Học an toàn giao thông ( Bài 4)
* Rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
......
 Kiểm tra giáo án tuần 5
 Phạm Thi Lộc

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang lop 5(2).doc