Thiết kế giáo án lớp 5 - Nguyễn Trung Kiên - Tuần 15

Thiết kế giáo án lớp 5 - Nguyễn Trung Kiên - Tuần 15

I. Mục tiêu:

- Phát âm đúng tên người dân tộctrong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 5 - Nguyễn Trung Kiên - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Phát âm đúng tên người dân tộctrong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài, nêu nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm và nhận xét chung.
- 3 HS lần lượt trả bài
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- HS nhắc lại đầu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
a) HS đọc cả bài.
- Cho HS khá đọc cả bài.
- Đọc chú giải, GV kết hợp giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc, lớp cảm thụ
- 1 HS đọc chí giải ở SGK
b) Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- Cho HS luyện đọc nối tiếp, GV kết hợp nhận xét và hướng dẫn HS cách đọc đúng
- 4 HS đọc nối tiếp (3 lượt)
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt.
- HS chú ý theo dõi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc lại cả bài.
- GV giới thiệu đoạn đọc diễn cảm và đọc mẫu
- GV hướng dẫn chung giọng đọc toàn bài.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố; dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi ở SGK
- 4 HS đọc nối tiếp cả bài
- HS theo dõi và phát hiện giọng đọc
- HS luyện đọc diễn cảm
- 3 HS đại diện tổ thi đọc diễn cảm.
- 3 HS lần lượt nêu.
- HS chú ý lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân
- Vân dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân và làm bài tập ứng dụng.
 - GV nêu nhận xét và chấm điểm từng HS.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu bài và ghi bảng đầu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT1 (a,b)
 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT2 (a)
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT3
 - GV gọi HS đọc đề bài toán
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
3. Củng cố; dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS lần lượt lên bảng nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân và làm bài tập ứng dụng.
 - 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
 - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào tập.
 - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS lần lượt nhắc lại.
- HS chú ý lắng nghe
Khoa học
THỦY TINH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình và thông tin trang 60, 61 SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Goi HS trả bài hôm trước
- GV nhận xét, cho điểm và nhận xét chung
2. Bài mới: 
- 3 HS lần lượt dọc bài và trả lời câu hỏi
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: HS phát hiện ra được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát các hình trang 60, 61 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp.
Kết luận: (SGK)
- 3 HS lần lượt nêu bài học ở SGK
Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin.
Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.
- Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK.
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày câu hỏi.
Kết luận: (SGK)
- 3 HS nêu bài học SGK
3. Củng cố; dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lần lượt nêu laioj bài học
- HS chú ý lắng nghe
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2011
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc, tìm được từ đồn nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc, xác định yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc. 
- Biết đặt câu với những từ chứa tiếng phúc.
- Một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT.
II. Đồ dùng dạy học:
Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng cho ví dụ về Tính từ, Danh từ, Quan hệ từ (mỗi từ loại 3 từ)
- Lớp nhận xet, GV nhận xet và cho điểm
- 3 HS (mỗi HS tìm một từ loại)
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm bài tập.
a) Hướng dẫn HS làm BT 1.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- 2 HS lần lượt đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài theo nhóm
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho HS trình bày.
- Đại diện nhóm lên dán phiếu trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
c) Hướng dẫn HS làm BT 3.
- HS tự làm, lớp nhận xét
( Cách tiến hành như ở BT 2)
d) Hướng dẫn HS làm BT 4.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lần lượt nhắc lại.
- HS chú ý lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân. 
- So sánh các số thập phân.
- Vận dụng để tìm x.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm và nhận xét chung.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT1 (a,b)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV gọi 2HS lên bảng cùng làm phần a), phần b). 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT2 (cột 1)
- GV hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hỏi: Để thực hiện được yêu cầu đó chúng ta phải làm gì?
 - GV yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT4 (a,c)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chấm điểm HS
3. Củng cố; dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 4 HS làm bài tập trên bảng
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- 4HS làm bài trước lớp, HS cả lớp đổi chéo vở để nhau kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS nêu: BT yêu cầu chúng ta so sánh các số.
- HS nêu: Chuyển hỗn số thành số thập phân.
- HS nêu: Lấy phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số, sau đó lấy kết quả đó chia cho mẫu số của phần phân số.
 - 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài toán.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất bài làm đúng.
- HS chú ý lắng nghe
- Luyện tập chung.
Chính tả
NGHE- VIẾT: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2,3
II. Đồ dùng dạy học:
- 4, 5 tờ phiếu khổ to để HS làm BT.
- 3 tờ phiếu phô tô để HS làm BT trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết từ khó tiết trước
- Lớp nhận xét, GV cho điểm và nhận xét chung
2. Bài mới: : 
- 4 HS lên bảng viết
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- Cho HS đọc lại đoạn viết
- 3 HS nối tiếp nhắc lại đầu bài
- 2 HS lần lượt đọc
Hoạt động 2: Viết chính tả. 
- Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và cho HS luyện viết từ khó.
- HS phát hiện từ khó và luyện viết từ khó.
- GV đọc chính tả.
- HS nghe- viết vào vỡ
- Cho HS tự chấm bài
- GV thu, chấm, chữa bài cho HS
- HS đổi vỡ tự chấm bài
Hoạt động 3: Làm bài tập. 
a) Hướng dẫn HS làm BT 2.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm việc theo Trò chơi tiếp sức.
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng theo đúng 4 nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 3.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm bài.
- GV dán 2 tờ phiếu đã phô tô lên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại.
4. Củng cố; dặn dò: 
- Cho HS đọc lại bài viết
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lần lượt đọc lại yêu cầu bài tập và thực hiện theo yêu cầu
- HS thực hiện
- HS đọc yêu cầu đề bài và làm bài tập theo GV hướng dẫn
- 2 HS lần lượt đọc lại
- HS chú ý lắng nghe
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
Kể lại được câu chuyện đã được nghe, được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý SGK, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số sách, truyện, bài báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- ... u-đông 1950.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?.
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 . 
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu-đông 1947.
- GV dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ:
 + Giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đến tỉnh nào thì dán chấm tròn đỏ.
 + Giới thiệu: từ năm 1948 đến 1950 ta đã mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi
 - GV hỏi: 
 + Nếu để thực dân Pháp khoá chặt biên giới Việt-Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? 
 + Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
 - GV kết luận
- HS theo dõi.
- HS trao đổi, nêu ý kiến, các HS khác theo dõi bổ sung.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch .
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:
 + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó.
+ Sau khi mất Đông khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? 
 + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. 
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 . 
- GV nhận xét
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng HS trình bày, các bạn trong nhóm bổ sung.
- HS trả lời.
+ Trận Đông khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông khê, địch cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9 ta chiếm được Đông khê. 
+ Mất Đông khê, quân Pháp ở Cao bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao bằng, theo đường 4 chiếm lại Đông khê... 
+ Qua 28 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng thị xã và thị trấn. Căn cứ địa được củng cố và mở rộng. 
- 3 nhóm cử đại diện HS lên thi trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
Hoat động 3:Làm việc cặp.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời:
 + Nêu điểm khác nhau chủ yếu của giữa chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến? 
 + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
 + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 có tác động thế nào đến chiến dịch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. 
- GV kết luận
- HS trao đổi, tìm câu trả lời.
- Lần lượt từng HS nêu, các HS khác bổ sung
Hoat động 3:Làm việc cá nhân.
- GV yêu càu HS làm việc cá nhân, xem hình minh hoạ 1 và nêu cảm nghĩ.
- GV: hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta.
- HS nêu ý kiến
3. Củng cố; dặn dò:
- GV tổng kết bài
- HS chú ý lắng nghe
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. 
Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu.
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Hành chính VN.
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội , di tích LS, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên TG, hoạt động du lịch.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nước ta có có những loại hình giao thông nào?
- Dựa vào bản đồ cho biết tuyến dường sắt Bắc – Nam và QL 1A đi từ đâu đến đâu?
2. Bài mới: 
 a)Hoạt động thương mại
* Hoạt động 1 : làm việc cá nhân
Bước 1 : HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau :
- Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Những địa phương nào có hoạt động thương mại nhất cả nước
- Nêu vai trò của ngành thương mại.
- Kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta
Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
- GV kết luận như SGV/112
 b)Hình dạng và diện tích
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 1 : HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để :
- Trả lời các câu hỏi của mục 2 – SGK.
- Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên ?
- Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta 
Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ trên BĐ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
- GV kết luận.
--> Bài học SGK
3. Củng cố; dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS chỉ trên BĐ
- Nhóm 4 (3”)
- HS trình bày và chỉ BĐ
- HS chú ý lắng nghe
- 3 HS lần lượt nêu bài học ở SGK
- HS chú ý lắng nghe
Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Tả hoạt động )
I. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của người.
- Dựa vào dàn ý đã lập thành viết được đoạn văn tả hoạt động của người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý trên phiếu.
- Một số tranh ảnh sưu tầm được về những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lần lượt đọc bài làm tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm và nhận xét chung.
- HS thực hiện
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- 3 HS lần lượt nhắc laị đầu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 1. 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS ngoài tả hoạt động là trọng tâm, có thể thêm tả về ngoại hình của em bé.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho HS làm dàn ý + trình bày.
- HS nối tiếp trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS biết lập dàn ý chi tiết, cho nhiều ý hay.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2. 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm + đọc đoạn văn.
- HS viết một đoạn văn tả hoạt dộng của em bé.
- Lớp nhận xét về đoạn văn.
- GV nhận xét.
3. Củng cố; dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại đan bài chung của văn tả người.
- HS chú ý lắng nghe
Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
	- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm và nhận xét chung
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600
 - GV nêu bài toán ví dụ như SGK.
 - GV yêu cầu HS thực hiện:
 + Viết tỉ số giữa số HS nữ và số HS toàn trường.
 + Hãy tìm thương 315 : 600 
 + Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100.
 + Em hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.
 - GV nêu: Các bước trên chính là các bước tìm tỉ số giữa số HS nữ và số HS toàn trường. Ta có thể viết gọn như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
 - GV gọi HS nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600.
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm
 - GV nêu bài toán ví dụ như SGK.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt đông 3: Hướng dẫn làm BT1
 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài vào vở.
 - Gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa tìm được.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT2 (a,b)
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV chữa bài của HS trên bảng, sau đó nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm BT3
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và chấm điểm HS.
3. Củng cố; dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS thực hiện trên bảng.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- HS thực hiện:
 + Tỉ số giữa số HS nữ và số HS toàn trường là 315 : 600
 + 315 : 600 = 0,525.
 + 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100
 + 52,5 : 100 = 52,5%
- HS cả lớp theo dõi.
 - HS lần lượt nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
 - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
 - HS làm bài vào vở, sau đó 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - 1HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - HS đọc đề bài trong SGK.
 - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- HS nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- HS chú ý lắng nghe
Sinh hoạt
SƠ KẾT TUẦN 15
I. Mục tiêu:
 - HS nhận thấy được ưu và khuyết điểm trong tuần 15
 - Duy trì ưu điểm và khắc phục ngay khuyết điểm trong tuần 16
 - Thực hiện tốt phương hướng tuần 16
III. Các hoạt động trên lớp:
 - GV nêu nội dung, yêu cầu tiết sinh hoạt
 - Lơp trưởng đọc bản sơ kết tuần 15
 - HS ý kiến qua bản sơ kết (nếu có)
 - GV lần lượt nhận xét từng mặt hoạt động của lớp trong tuần 15
 - GV tuyên dương những ưu điểm của lớp, của cá nhân đông thời đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục những khuyết điểm, tồn tại của lơp còn mắc phải trong tuần 15
 - GV nhận xét chung và đề ra phương hướng tuần 16.
 * Phương hướng:
	+ Đi đúng luật An toàn giao thông trên đường đi học.
+ Đi học đúng giờ, không bỏ học, không nghỉ học (không phép của gia đình)
 + Thuộc bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
 + Vào lớp trật tự, cghua ý theo dõi và có ý kiến phát biểu xây dựng bài.
 + Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ trường, lớp, đồ dùng học tập. Vệ sinh cá nhân luôn luôn sạch sẻ. 
 Kí duyệt 
 .
 .
 .
 .
 .
 Vĩnh Bình, ngày ..tháng 12 năm 2011
 TỔ TRƯỞNG
	 Dương Sơn Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc