Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

 Theo Trường Giang - Ngọc Minh

I. Mục đích yêu cầu:

1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

2. Hiểu ý nghĩa của bài văn, ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho chính mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

II. Đồ dùng D-H:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động D-H:

A. KTBC:

- HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện, nêu ý nghĩa của bài: 3 em

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài.

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- 1HS giỏi đọc toàn bài. T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn.

- HS tiếp nối nhau đọc bài. GV kết hợp hướng dẫn HS:

 + Lượt 1: Đọc, phát âm các từ khó: Bát Xát, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan

+ Lượt 2: Luyện đọc câu: Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần một cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin.

HS: Nêu cách đọc của mình.

+ Lượt 3: Đọc, giải nghĩa từ chú giải SGK, Tgiải nghĩa thêm từ tập quán: thói quen; canh tác: trồng trọt.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
 Theo Trường Giang - Ngọc Minh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn, ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho chính mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II. Đồ dùng D-H:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện, nêu ý nghĩa của bài: 3 em
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài. 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- 1HS giỏi đọc toàn bài. T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. GV kết hợp hướng dẫn HS:
	+ Lượt 1: Đọc, phát âm các từ khó: Bát Xát, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan
+ Lượt 2: Luyện đọc câu: Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần một cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin.
HS: Nêu cách đọc của mình.
+ Lượt 3: Đọc, giải nghĩa từ chú giải SGK, Tgiải nghĩa thêm từ tập quán: thói quen; canh tác: trồng trọt.
	+ Lượt 4: Tìm hiểu gịong đọc toàn bài:giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
- T: đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1:
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? 	
+ Đoạn 1 nói về điều gì? (ông Lìn nghĩ cách đưa nước về thôn).
- HS đọc thầm đoạn 2: 
	+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn ở Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? (Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống nhờ trồng lúa loại cao sản, cả thôn không còn hộ đói)
	+ Ý đoạn 2 nói gì? (Những thay đổi ở Phìn Ngan từ khi có nước).
HS đọc thầm đoạn 3: + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng
 nước? (Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả)
	+ Ý đoạn 3 nói gì? (Ông Lìn nghĩ cách bảo vệ nguồn nước).
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá).
+ Ở địa phương em, có những ai đã có những đóng góp lớn cho địa phương?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS: Nối tiếp 3 em đọc 3 đoạn của bài.
- T chọn đoạn 2 để cùng HS tìm hiểu và thống nhất cách đọc diễn cảm.
- HS nêu cách đọc, cách nhấn giọng diễn cảm.
- Hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất, bạn đọc có nhiều cố gắng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?(Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho chính mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.)
- T nhận xét tiết học.
-------- a & b ---------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
II. Các hoạt động D-H:
Bài 1: HS đặt tính rồi tính
- HS làm bài bảng con, sau mỗi lần chữa bài, T yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về:
+ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
+ Chia một số thập phân cho một số thập phân.
a. 216,72 : 42 = 5,16	
b. 1 : 12,5 = 0,08	
c. 109,98 : 42,3 = 2,6
Bài 2: - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài ở bảng nhóm đính bảng lớp
- T cùng lớp chữa bài, kết quả là:
a. (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 	b. 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 
= 50,6 : 2,3 + 43,68	= 8,16 : 4,8 – 0,1725
= 22 + 43,68	= 1,7 – 0,1725
= 65,68	= 1,5275
Bài 3: - HS đọc bài toán, T ghi tóm tắt.
- T hướng dẫn HS lần lượt giải bài toán:
+ Để biết từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001, số dân của phường đó tăng bao nhiêu % ta cần biết gì? (... cần biết số dân tăng lên bao nhiêu người).
Bài giải
a, Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
+ Để biết từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số dân phường đó là bao nhiêu người cần biết gì? (Số dân tăng thêm từ cuối năm 2001 đến cuối năn 2002).
+ Dựa vào đâu để tính (Dựa vào tỉ lệ 1,6%).
b, Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Đến cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: 1,6%
16129 người
	Bài 4: (Nếu còn thời gian) HS tự làm bài và nêu đáp án đúng, VD:
	C là đáp án đúng: 70000 x 100 : 7 = 1000000 (đồng)
(Tìm một số khi biết 7% của nó là 70000).
3. Nhận xét dặn dò:
- T nhận xét giờ học, biểu dương những em làm bài tốt.
- Nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
-------- a & b ---------
Buổi chiều
Tiếng Việt
Luyện: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích yêu cầu:
- HS: Luyện tập hệ thống các từ theo chủ điểm đã học
- Luyện xác định các thành phần câu
II. Các hoạt đông D-H
1. T: Ra bài tập cho HS, tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài
* Bài 1: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	a, Suốt đời,Lãn Ông không vướng vào vòng danh lợi.
b, Từ sáng sớm, trên khắp đường phố, xe cộ qua lại nhộn nhịp.
c, Căn nhà sàn chật ních người, mặc quần áo như đi hội.
d, Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hải Phòng, Quảng Ninh,...đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
- HS tự làm bài vào vở, 4 em chữa bài ở bảng lớp.
- T cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giả đúng, nhắc lại kiến thức cũ.
VD: b, Từ sáng sớm, trên khắp đường phố, xe cộ qua lại nhộn nhịp.
	TN1 TN2	CN	VN
2. Bài 2: Tìm các từ láy, từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại trong các câu sau:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên.
- HS làm bài theo nhóm 4, ghi lại kết quả vào phiếu của nhóm.
- HS đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả.
- T cùng các nhóm khác nhận xét, chữa bài. VD:
Từ láy: thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng.
Từ ghép tổng hợp: quần đảo.
Từ ghép phân loại: rừng sâu, hoa chuối, hoa ban,...
2. Bài ra thêm cho HS giỏi: 
Em hãy viết những cảm nghĩ của mình khi đọc đoạn thơ:
	“Những vạt nương màu mật
	Lúa chín ngập lòng thung
	Và tiếng nhạc ngựa rung
	Suốt triền rừng hoang dã...”
	 (Trước cồng trời- TV 5 tập I)
- HS tự làm bài, nêu cảm nhận của mình
- T: Tôn trọng cảm nhận của HS, Chữa những chỗ hiểu sai, HS nêu được:
+ 4 câu thơ nêu được vẻ đẹp khá hoàn chỉnh về vẻ đẹp của vùng núi, với không gian trải rộng(của triền rừng, của vạt nương, của thung lúa), với màu sắc ủ ấp lên hương và vang trongnúi rừng là tiếng nhạc ngưa j qủn thuộc. Bức tranh tĩnh lặng nhưng ẩn chứa một sức sông mạnh mẽ, một vẻ đẹp sâu lắng, tinh tế...
III. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
-------- a & b --------- 
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS tiếp tục luyện tập củng cố về các phép tính với số thập phân.
- Giải bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng D-H:
Dùng vở bài tập Toán 5, tập 1.
III. Các hoạt động D-H:
- T: nhắc HS dựa vào cách làm bài buổi sáng để giải quyết các bài tập ở vở bài tập.
- HS tự làm các bài tập vào vở, T giúp đỡ những em yếu.
- T gợi một số em lên bảng chữa bài.
- T cùng cả lớp chữa bài chốt kết quả đúng, nhắc lại kiến thức liên quan, kết quả là:
* Bài 1: 128 : 12,8 = 10; 	285,6 : 17 = 16,8 ; 	117,81 : 12,6 = 9,35
* Bài 2: a, 	(75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 x 2 b, 21,56 : (75,6 - 65,8) - 0,354 : 2
	= 53,9 : 4 + 45,64	= 21,56 : 9,8 - 0,117
	= 13,475 + 45,64	= 2,2 - 0,177
	= 59,115	= 2,023
* Bài 3: a, Số thóc thu được năm 2000 nhiều hơn năm 1995 là:
8,5 - 8 = 0,5 (tấn)
Tỉ số phần trăm số thóc tăng của năm 200 là:
0,5 : 8 = 0,0625 = 6,25%
b, Số thóc thu tăng trong năm 2005 là:
8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (tấn)
Năm 2005 bác Hoà thu được:
8,5 + 0,53125 = 9,03125 (tấn)
Đáp số: a/ 6,15 %
 b/ 9,03125 tấn.
Bài 4: Khoanh vào D: 80000 x 6 : 100
* Bài ra thêm cho HS giỏi: Người ta mở rộng một cái sân hình vuông về cả 4 phía, mỗi phía thêm 4 mét nên diện tích tăng thêm 240 m2. Hãy tính:
a) Cạnh sân sau khi mở rộng
b)Cạnh sân trước khi mở rộng
- T: Hướng dẫn Hs vẽ hình, dựa vào hình để giải bài toán
VD: Vì mở rộng cả 4phía đều 4 m nên sau khi mở rộng sân vẫn là hình vuông. Ta có hình vẽ sau:
Diện tích S1,S2,S3,S4 là phần diện tích tăng thêm. Vậy 	 
diện tích 1 hình nhỏ là: 240 : 4 = 60 (	m2)	 S3	 
Chiều dài 1 hình nhỏ là: 60 : 4 = 15( m)
a. Cạnh sân sau khi mở rộng là:	15 + 4 = 19(m)	 S1 S3
b. Cạnh sân trước khi mở rộng là: 15 – 4 = 11(m)
VI. Nhận xét, dặn dò:	 4 m	 S4
- HS sửa kết quả của mình (nếu sai) 
- T: Nhận xét giờ học, xem kĩ các bài tập đã luyện. 
-------- a & b --------- 
Thể dục
BÀI 33
I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi theo đúng quy định.
	II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân thể dục.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2 - 4 vòng trong bán kính 4 - 5m cho trò chơi.
	III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
	1. Phần mở đầu: 6 - 10'
- T nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học.
- Trò chơi khởi động.
	2. Phần cơ bản: 18 - 22'
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái: Chia tổ tập luyện khoảng 5', sau đó cả lớp cùng thực hiện.
- Học trong chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn": GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi, sau đó cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình, rồi mới chơi chính thức.
	3. Phần kết thúc: 4 - 6'
- Thực hiện một số đọng tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- T cùng HS hệ thống bài.
- T nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- T giao bài về nhà.
-------- a & b --------- 
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố về : 
- Chuyển các hỗn số thành số thập phân.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với các số thập phân.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. 
II. Các hoạt động D-H:
1.  ... n tËp (tiÕt 4)
-------- a & b --------- 
Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1952. Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1952 dựa theo nội dung các bài đã học.
- Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đọan 1945 - 1952.
II. Đồ dùng D-H: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Các hình minh họa trong SGK từ bài 12 đến bài 17.
- Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950.
- Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động D-H: 
1. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1952
1. Hoạt động : hoạt động nhóm 4
- HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1952 vào giấy khổ to dán bảng của mình lên bảng. 
 - HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của nhóm bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến. 
- Cả lớp thống nhất bảng thống kế các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 - 1952 như sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến năm 1946
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
19-12-1946
Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến. 
20-12-1946
Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. 
20-12-1946 đến tháng 2-1947
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 
Thu - đông 1947
Chiến dịch Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
Thu - đông 1950
16 đến 18-9-1950
Chiến dịch Biên giới.
Trận Đông Khê. Gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu 
Sau chiến dịch Biên giới
Tháng 2-1951
1-5-1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu. 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
Khai mạc Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu. 
- HS nhắc lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa LS của các sự kiện lịch sử đã học.
2. Hoạt động 2: Trò chơi " Tìm địa chỉ đỏ"
- HS chơi trò chơi "Tìm địa chỉ đỏ" để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945 - 1952 
- Cách chơi : T dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu. HS kể lại các sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- Lớp nhận xét phần bạn kể.
- T nhận xét và sửa sai.
3. Hoạt động tiếp nối:
- T: nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị tiết sau Kiểm tra học kì I.
-------- a & b --------- 
Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Hệ thống hoá các kiến thức về các bài địa lí đã học.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.
II. Đồ dùng D-H:
- Bản đồ địa lí TN Việt Nam.
III. Các hoạt động D-H:
- T tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4, tự làm các bài tập ở SGK: Bài 7 và bài 16, cùng nêu ý kiến và chốt lại kiến thức.
* Bài 1: 
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
* Địa hình
¾ diện tích phần đất liền là đồi núi
¼ diện tích đất liền là đồng bằng.
* Khí hậu
Nhiết đới gió mùa, gió và mưa tăng theo mùa
Có sựư khác biệt giữa 2 miền Nam, Bắc.
* Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Mùa mưa nước dâng cao, mùa khô nước hạ thấp.
Cung cấp phù sa nhưng gây lũ lụt, ngập úng.
* Đất
Có 2 loại chính: Phe-ra-lít và đất phù sa.
* Rừng
Có 2 loại chính: Rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn
* Bài 2: + Tại sao nói nước ta là một nước nông nghiệp?
+ Kể tên các loại cây trồng ở nước ta? Loại cây trồng nào được trồng nhiều nhất? + Hãy giải thích tại sao nước ta chủ yếu trồng các loại cây xứ nóng?
* Bài 3: Hãy giải thích tại sao: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớnlại là một trung tâm kinh tế văn hoá?
* Bài 4: Mật độ dân số nước ta như thế nào so với các nước khác? Dân số tăng nhanh ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân?
- HS các nhóm thảo luận, thống kê thành các câu trả lời vào phiếu.
- Đại diện các nhóm nêu câu trả lời.
- T nhận xét, chốt lại toàn bộ các kiến thức đã học.
2. Nhận xét dặn dò
- Hướng dẫn HS tự ôn thêm ở nhà.
- Chuẩn bị cho giờ kiểm tra tuần sau.
-------- a & b --------- 
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: Bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Biết tham gia sửa lỗi, biết tự sửa lỗi GV yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
II. Đồ dùng D-H:
- Bảng phụ viết H đề bài của tiết kiểm tra viết (tả người).
- Bảng nhóm, bút dạ. 
III. Các hoạt động D-H
A. KTBC: 
- 2 em, đọc đơn xin được học môn tự chọn (BT2 tiết trước).
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp:
a. GV nhận xét về kết quả bài làm.
- T mở bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết kiểm tra, 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý.
- Nhận xét chung về bài làm của lớp.
+ Ưu điểm: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề bài.
Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt, trôi chảy.
Đa số HS biết dùng 1 số hình ảnh, củng như dùng từ ngữ phù hợp với đối tượng tả.
+ Những hạn chế: Còn 1 số bài làm số sai. Dùng từ, ý có chỗ còn chưa phù hợp. Sai lỗi chính tả nhiều: Thuận, Nhã Phương, Thế Sơn, Cường, Phụng.
b.Thông báo điểm số cụ thể.
- T trả bài cho từng HS.
c. Hướng dẫn chữa lỗi chung: Gọi HS lên bảng sửa 1 số lỗi sau:
* Chữa lỗi chính tả
* Chữa lỗi dùng từ, đặt câu
* Chữa lỗi diễn đạt:
	d. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài.
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. 
- Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
e. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay. 
- T đọc những đoạn văn hay, bài văn hay có ý riêng sáng tạo của HS trong lớp.
- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. 
- Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
4. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I.
-------- a & b --------- 
Toán
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. 
II. Đồ dùng D-H:
- Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 5, ê ke.
III. Hoạt động D-H:
A. KTBC: 
- 2 HS lên bảng bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu đặc diểm của hình tam giác: 
- T vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ: 
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Sổ đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác ABC.
+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.
3. Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc):
N
P
M
K
E
G
A
B
C
- T vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác:
Hình tam giác có ba góc nhọn Hình tam giác có một góc tù Hình tam giác có một góc vuông
 và hai góc nhọn và hai góc nhọn
- HS quan sát các hình tam giác và nêu: 
+ Hình tam giác ABC có 3 góc A, B. C đều là góc nhọn
+ Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn.
 + Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn
+ Hình tam giác MNP có 1 góc vuông:
+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn
- T: Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là:
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (gọi là hình tam giác vuông)
- HS nhắc lại.
4. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác : 
B
A
H
C
- T vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK:
- HS quan sát hình tam giác.
- T giới thiệu: Trong hình tam giác ABC có: 
+ BA là đáy 
+ AH là đường cao tương ứng với đáy
+ Độ dài AH là chiêu cao
- T yêu cầu: Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH.
- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : Đường cao AH của hình tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.
- T vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của từng tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng êke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy. 
- 1 HS làm trên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK
	5. Thực hành: 
a. Bài 1: - T gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng : vẽ hình, viết tên 3 cạnh, 3 góc của các tam giác trong bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
b. Bài 2: - T vẽ 3 hình như SGK lên bảng.
- HS quan sát hình, làm bài theo cặp, đại diện vài cặp nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
- HS làm bài vào vở . 
c. Bài 3: (Nếu còn thời gian)- HS đọc đề bài toán.
- T hướng dẫn: Dựa vào số ô vuông có trong mỗi hình, em hãy so sánh diện tích của các hình với nhau.
- HS làm bài vào vở , sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
	6. Củng cố - dặn dò:
- T tổng kết tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ các đặc điểm của hình tam giác.
-------- a & b --------- 
Khao học
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
(Đề do chuyên môn trường ra)
-------- a & b --------- 
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2)
I. Mục tiêu: 
- HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS nêu ghi nhớ.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm bài tập SGK.
- HS thảo luận BT3 làm theo cặp.
- HS trình bày kết quả trước lớp, HS bổ sung.
- T kết luận: + Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
	+ Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4)
- Các nhóm 2 thảo luận làm bài tập 4.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- T: kết luận 
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK.
- HS tự làm BT 5, sau đó trao đổi với bạn cùng bàn.
- HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số công việc, các bạn khác góp ý kiến cho bạn.
- T nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- HS: Nhắc lại nội dung ghi nhớ
- T nhận xét giờ học.
-------- a & b --------
SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5Tuan 17SOAN NGANG.doc