Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường TH Nậm Sài

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường TH Nậm Sài

Tiết 3: Toán

Đ91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I.MỤC TIÊU.

- Biết tính diện tích hình thang

- Biết vận dung công thức tính diện tích hình tháng để giải các bài tập có liên qua.

- Học sinh yếu làm được bài tập 1 trong sách giáo khoa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK

- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Gọi 2 em lên bảng làm lại bài tập của tiết học trước. - 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường TH Nậm Sài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
	Tiết 1:	 Chào cờ (Học kỳ II)
Đ19:
Sơ kết tuần 18 
Tiết 3:
Toán
Đ91: 
Diện tích hình thang
I.Mục tiêu.
- Biết tính diện tích hình thang
- Biết vận dung công thức tính diện tích hình tháng để giải các bài tập có liên qua.
- Học sinh yếu làm được bài tập 1 trong sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng làm lại bài tập của tiết học trước.
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm
B. Dậy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề tính diện tích hình tháng ABCD đã cho
- GV hướng dẫn thực hiện (như SGK – 93)
 - HS cùng GV cắt ghép hình như SGK.
- Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành
- Diện tích hình thang ABCD = diện tích hình tam giác ADK.
- Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK?
- Diện tích hình tam giác ADK = DK x AB rồi chia cho 2
- GV viết bảng
+ CK là gì của hình thang ABCD
+ CK là đáy AB của hình thang ABCD.
+ Diện tích hình thang 
ABCD 
- Vậy muốn tính diện tích hình thang ABCD ta làm ntn?
- Ta lấy tổng độ dài đáy (AB + DC) nhân với chiều cao AH rồi chia cho 2.
- GV đó chính là quy tắc tính diện tích hình thang
- Một số HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang (như SGK) và họct huộc ngay tại lớp.
- Em hãy nêu quy tắc tính diện tích hình thang
- GV giới thiệu công thức
S = 
Gọi S là diện tích
 a là độ dài đáy bé
 b là độ dài đáy lớn
 h là chiều cao
3. Thực hành
Bài 1:
- 1 HS đọc đề cả lớp đọc thầm
- HS tự làm bài
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm ra nháp
- Bài toán cho biết gì?
a. Độ dài 2 đáy là 12 cm và 8 cm chiều cao là 5 cm.
b. Độ dài 2 đáy: 9,4 m và 6,6m chiều cao là 10,5m
- GV cùng HS nhận xét, chốt đúng.
a. Diện tích hình thang là:
(12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2)
b. Diện tích hình thang là:
(9,4 + 6,6) x 10,5 : 2 = 84 (cm2)
Đáp số a: 50 (cm2)
 b: 84(cm2)
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- GV đọc yêu cầu đề bài
+ Em có nhận xét gì về chiều cao của hình thang vuông?
+ Hình b là hình thang vuông nên cạnh bên chính là chiều cao của hình thang và là 4 cm
- Yêu cầu HS tự làm bài
- 2 HS lene bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp.
a.	4 cm
	5 cm
	9 cm
b. 	3 cm
	4 cm
	7 cm
- Gv cùng HS nhận xét chốt đúng
- Lớp làm vào vở
Bài làm
a. Diện tích hình thang là
(4+9) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
b. Diện tích hình thang vuông là
(3+7) x 4 : 2 = 20 (cm2)
Đáp số a: 32,5(cm2)
 b: 20 (cm2)
Bài 3
- Yêu cầu HS nêu đề bài
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm SGK
- Gọi 2 HS phân tích đề
- HS tự phân tích đề và giải vào vở
- Yêu cầu HS tự làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
Bài giải
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
Đáp số: 10020,01 (m2)
- GV củng cố cho điểm
- HS nhắc lại
IV. Củng cố dặn dò
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà ôn bài
Tiết 2:
Đạo đức
Đ19: 
Em yêu quê hương
I. Mục tiêu.
 - Biết làm những việc phù hhợp với khẳ năng của mình để giúp phần xây dựng quê hương.
 - Yêu mến, tự hào về quê hương mình , mong muốn góp phần vào việc xây dựng bảo vệ quê hương
 - Giáo dục vệ sinh môi trường: Biết bảo vệ môi trường quê hương mình xanh,sạch,đẹp
 II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán.
Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
III . Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực.
Thảo luận nhóm.
Động não.
Trình bày 1phút.
IV. phương tiện dạy học:
- Giấy, bút màu
- Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động một tiết 1
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 2
- Các bài thơ, bài hát... nói về tình tyêu quê hương
v. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em
* Mục tiêu: HS biết được biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
1 HS đọc truyện cả lớp theo dõi
- Vì sao dân làng gắn bó với cây đa
- Vì cây đa là biểu tượng của quê hương... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người
- Hà gắn bó với cây đa ntn?
- Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa 
- Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
- Để chữa cho cây sau trận lụt
- Những tình cảm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?
- Bạn rất yêu quý quê hương
- Qua câu chuyện của bạn Hà em thấy đối với quê hương chúng ta phải ntn?
- ... chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương
- 3 HS trả lời
Hoạt động 2: Làm bài tạp 1 - SGK
* Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
- GV nêu yêu cầu thảo luận
- HS thảo luận theo cặp, để làm bài tập 1
- Đại diện 1 số nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- GV kết luận: Trường hợp a,b,c,d,e thể hiện tình yêu quê hương
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
- 3-4 em đọc
- Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: Học sinh được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình
- GV nêu yêu cầu thảo luận
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
- HS trao đổi theo cặp
+ Bạn đã làm được những gì thể hiện tình yêu quê hương?
- Một số trình bày trước lớp
- GV kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể
- Các em khác có thể nêu câu hỏi về vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động nối tiếp
- Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về việc làm mà em mong muốn thực hiện học quê hương mình
- Các nhóm học sinh chuẩn bị các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương
__________________________________________
Tiết 4:
Tập đọc
Đ34: 
Người công dân số 1 (4)
I.Mục tiêu. 
 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật
- Hiểu được tâm trạng của tác giả day dứt, trăn trở, tìm con đường cứu nước cứu dân.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 hoặc ảnh bến cảng nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Bảng phụ viết văn đoạn kịch cần hướng dẫn.
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dậy bài mới.
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi bức tranh vẽ cảnh gì? (tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối). Hai anh thanh niên trong tranh minh hoạ là ai? Một trong số họ là người công dân số một. Tại sao anh thanh niên được gọi như vậy? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc: “Người công dân số một” để biết điều đó.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu.
a. Luyện đọc.
- 1 HS khá đọc phanà nhân vật và cảnh trí.
- HS chú ý đọc thầm
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Đoạn 1: Nhân vật cảnh trí (phấn đầu)
- Đoạn 2: Tiếp -> Sài Gòn này nữ
- Đoạn 3: Còn lại
- Cho Hs đọc nối tiếp
- 3 HS đọc một lần
- Lần một đọc nối tiếp phần một luyện phát âm đọc đến Sài Gòn này gì (GV viết lên bảng lớp)
- Luyện đọc những từ dễ sai: phác tuya, Sa xơ - lu, Phú Lãng Sa.
- Lần 2 đọc nối tiếp
- HS đọc chú giải
- Lần 3 đọc nối tiếp
- Rèn cách đọc ngắt nhịp, cặp đôi.
- Đọc theo cặp
- 1,2 em HS làm việc cá nhân
- Gọi Hs đọc
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc phần đầu
- Lớp đọc thầm phần giới thiệu cảnh trí và thời gian
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Anh Lê giúp anh Thành làm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm việc cho anh Thành.
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả ntn?
- Anh Lê đòi thêm cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và một tháng thêm năm hào 
- Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm ntn?
- Anh Thành không để ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.
- Theo em vì sao anh Thành lại nói như vậy?
- Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân đến nước.
- ý 1: Giới thiệu anh Thành anh Lê là hai nhà yêu nước.
- HS chú ý đọc.
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân tới nước.
* Các câu nói đó là: Chúng ta là đồng bào: cùng máu đỏ da vàng với nhau vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt.
- Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
* Những chi tiết: Anh gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến điều đó. Anh Thành thường không trả lời và câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Cụ thể anh Lê hỏi: “Vởy anh vào Sài Gòn này làm gì?
- Anh Thành đáp: Anh học trường Sa – Xơ - Lu Lô Ba  thì ờ  anh là người nước nào?
- Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh Sài Gòn này nữa.
- Anh Thành trả lời: Anh Lê ạ không có mùi không có khói.
- Theo em tại sao câu chuyện giữa họ không ăn nhập với nhau?
- Vì anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm, miếng cơm manh áo hàng ngày của bạn. Còn anh Thành chỉ nghĩ đến việc cứu nước cứu dân.
- ý đoạn II nói lên điều gì?
- ý 2: Tâm trạng day dứt trăn trở của Nguyễn Tất Thành.
- ý nghĩa chính của bài
- ý nghĩa: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm đường cứu nước cứu dân.
c. Đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc nối tiếp 
- 3 em đọc 
- Chúng ta nên đọc vở kịch này như thế nào cho phù hợp với từng nhân vật?
- Toàn bài đọc với giọng rõ ràng mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời của hia nhân vật Thành và Lê. Thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người.
- Giọng anh Thành: Chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở suy nghĩ về vận nước.
- Giọng anh Lê hồ hởi nhiệt tình thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước nhiệt tình với bạn bè nhưng suy nghĩ đơn giản, hạn hẹp.
- Nhấn giọng ở các ngữ: Sao lại thôi, vào Sài Gòn làm gì? Sao lại không bao giờ
- Cho HS đọc phân vai
- 3 người 
- Đọc dẫn chuyện
- Đọc lời anh Lê
- Đọc lời anh Thành
- HS đọc diễn cảm đoạn 1
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc diễn cảm
- Lớp đọc thầm
- GV đọc mẫu
- Cho HS thi đọc
- HS đọc theo nhóm 3
- GV nhận xét khen nhóm đọc hay
- Tuỳ lớp bình chọn
IV. Củng cố dặn dò
- Đoạn trích có ý nghĩ ntn?
- Dặn dò về nhà đọc lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch (trang 10)
Ti ... Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc
* Mỗi em đọc 3 đoạn a,b,c
* Tìm câu ghép trong mỗi đoạn
* Chỉ rõ cách nối các câu ghép
- Cho HS làm bài
- HS làm bài cá nhân
- Cho HS trình bày kết quả
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- Lớp nhận xét.
* Đoạn 1: có 1 câu ghép. Đó là câu “Từ xưa đến nay cướp nước”
Câu gồm 4 vế
+ Vế 1: Tinh thần ấy lại sôi nổi
+ Vế 2: Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn
+ Vế 3: Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn
+ Vế 4: Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Bốn vế câu nối với nhau trực tiếp. Giữa các vế có dấu phẩy.
* Đoạn b: Có một câu ghép, gồm 3 vế.
+ Nó nghiến răng ken két.
+ Nó cưỡng lại anh.
+ Nó không chịu khuất phục (3 vế nối với nhau bằng dấu phẩy).
* Đoạn c: Có một câu ghép, gồm 3 vế 
+ Trước là thoáng tròng trành.
+ Chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng.
+ Rồi chiếc thuyến đó thầm lặng lẽ xuôi dòng (vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng dấu phẩy. Vế 2 và về 3 nối bằng quan hệ từ rồi).
- HS chép lại lời giải đúng vào vở.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc: 2 việc.
+ Mỗi em viết một đoạn văn tả ngoại hình một bạn trong lớp, trong đó ít nhất có một câu ghép.
+ Các nối các câu ghép.
- Cho HS làm bài. GV phát bảng nhóm cho 3 HS.
- 3 HS làm vào bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.
- Cho HS trình bày kết quả.
- 3 HS làm bài vào bảng nhóm lên dán trên bảng lớp.
- GV nhận xét và khen những HS viế đoạn văn hay, có câu ghép và nêu được đúng cách nối các vế câu ghép.
- Lớp nhận xét, một số HS đọc đoạn văn mình viết.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- 3 HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Tiết 5:
Thể dục
Đ38:
Tung và bắt bóng
Trò chơi: Bóng chuyền sáu
______________________________________
Tiết 6 :Hoạt động ngoài giờ
múa hát tập thể
_______________________________________________
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
Toán
Đ95:
Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu
 + Biết được quy tắc tính chu vi hình tròn.
+ Vận dụng để tính chu vi hình tròn theo số đo cho trước.
+ Học sinh yếu làm được bài tập 1 trong sgk.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bảng phụ vẽ hình tròn
- Mảnh bìa cứng hình tròn có bán kính 2 cm
- Thước có chia vạch cm và mm
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập của tiết học trước.
- 2 HS lên bảng.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
+ Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan.
- GV lấy mảnh bìa hình tròn có bán kính 2 cm giơ lên và yêu cầu HS lấy hình tròn đã chuẩn bị để lên bàn, lấy thước có cia vạch đến xang - ti - mét và mi - li mét ra.
- HS lấy hình tròn và thước đã chuẩn bị sắn đặt lên bàn theo yêu cầu của GV
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia mm và cm
- Thảo luận theo nhóm 4
- GV giời thiệu: độ dài đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- C1: HS lấy dây quấn quanh hình tròn, duỗi thẳng dây lên thước, đo đọc kết quả (12,56cm)
- Chu vi của hình tròn có bán kính 2 cm đã chuẩn bị là bao nhiêu?
- C2: như SGk
- GV giới thiệu và ghi bảng:
- Độ dài đường tròn bán kính 2 cm bằng độ dài đoạn thẳng AB.
 Chu vi hình tròn có đường kính (2x2=4cm) bằng công thức sau:
- Chu vi hình tròn bán kính 2 cm khoangr 12,5 đến 12,6cm.
4x3,14= 12,56 (cm)
( đường kính x3,14 = chu vi.
C là chu vi hình tròn; d là đường kính của hình tròn
- Đường kính bằng mấy bán kính? Vậy có thể viết công thức dưới dạng ntn?
Công thức:
C=dx3,14
(d=rx2)
C=rx2x3,14
- HS nhắc lại như SGK
+ Hãy nêu quy tắc tính chu vi hình tròn?
- VD1. Chu vi hình tròn là:
6x3,14=18,84cm
- Gv gọi 2 HS lên bảng làm 2 VD trong SGK. Yêu cầu vận dụng công thức để tính
VD2:
5x2x3,14=3,14cm
3. Thực hành
- 1 HS nêu yêu cầu
Bài 1: Yêu cầu đọc đề bài
- Cả lớp làm ra nháp. đổi nháp kiểm tra kết quả
- Vận dụng quy tắc và công thức để tính chu vi hình tròn.
- 3 HS lên bảng làm bài
- Chú ý: khi số đo dưới dạng phân số ta có thể chuyển thành số thập phân rồi tính
- Lớp nhận xét
- KQ:
a. 1,884 cm
b. 7,85 dm
c. 2,512 m
- HS đọc
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- BT1 cho biết đường kính , bài tập 2 cho biết bán kính
- Bài tập này có gì khác với BT1?
- HS làm bài vào vở nháp, 3 HS lên bảng làm bài.
HD: Phần c cần đổi ra số thập phân, ghi rõ đơn vị đo khi viết kết quả
- KQ:
a. 1,27 cm
b. 40,82 fm
c. 3,14 m
- HS đọc
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
Bài giải
- Yêu cầu HS tự làm bài
Chu vi của bánh xe đó là:
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
Đáp số: 2,355 m
3 Củng cố, dặn dò
- Nêu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn?
- Nhận xét tiết học
- về nhà học bài và làm lại các bài tập đã học
Tiết 2:
Tập làm văn
Đ38:
Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài
2. Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng.
3. Học sinh yếu viết được kết bài theo cách không mở rộng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết sẵn 2 kiểu kết bài.
+ Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em vời người được tả.
+ Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh , hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học.
A. kiểm tra bài cũ
- HS đọc các đoạn mở bài của tiết học trước.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu và đọc 2 đoạn a,b 
- GV giao việc
+ Đọc đoạn a,b
+ Chỉ rõ sự khác nhau giữa 2 cách kết bài.
- Cho HS làm việc cá nhân
- HS làm việc cá nhân
- Cho HS trình bày kết quả
- Hs nối tiếp phát biểu
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
- Lớp nhận xét.
+ Đoạn kết bài a là kết bài không mở rộng vì tiếp nối lời tả về bà, đoạn văn đã nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+ Đoạn kết bài b là kết bài theo kiểu mở rộng. Vì sau khi tả bác nông dân, người tả còn nói lên tình cảm của mình với bác và bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
+ GV giao việc
- Chọn 1 trong 4 đề tập làm văn cho trước
- Viết kết bài cho bài văn đã chọn theo 2 kiểu mở rộng và không mở rộng.
- Cho HS làm bài vào bảng nhóm
- 3 HS viết bài vào bảng nhóm, các HS khác làm bài ra nháp.
- Nhận xét, khen HS làm bài tốt
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc bài viết.
- 2 HS nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nhắc lại 2 kiểu kết bài trong bài văn tả người.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại bài
Tiết 4:
Khoa học
Đ38:
Sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số ví dụ vê biến đổi hóa chất xảy ra do tác dụng của nhiệt độ hoặc tác dụng của ánh sáng.
- Giáo dục vệ sinh môi trường: học sinh biết vệ sinh môi trường xung quanh, tránh làm ảnh hưởng tới bầu khí quyển.
II. các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực
- Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
IV. Phương tiện dạy học.
- Hình trang 78, 79, SGK.
- Giá đỡ, ống nghiệm ( hoặc non sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài.
- Một ít đường trắng.
- Giấy nháp.
- Phiếu học tập.
IV. Tiến trình dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Dung dịch là gì?
- Kể tên một số dung dịch mà em biết?
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động.
* Hoạt đọng 1: Thí nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Làm việc theo 4 nhóm.
- GV yêu cầu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm.
* Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy 
- Ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
* Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệm hoặc non sữa bò, đun trên ngọn lửa đèn cồn).
- Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Dưới tác dụng của nhiệt đường còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không?
+ Hoà tan đường vào nước ta được gì?
+ Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả?
+ Như vậy đường và nước có bị biến đổi thành chất khác nhau khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?
- Các nhóm khác bổ sung.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
Tờ giấy bị cháy thành than.
Tờ giấy bị biến đổi thành motọ chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
 Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
Đường từ màu trắng chuyển sang và rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than.
Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
- Yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
- HS nối tiếp trả lời.
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như 2 thí nghiêm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- GV kết luận (ghi bảng): Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hoá học.
- Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi chất này sang chất khác.
* Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Học sinh phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Trường hợp nào có sự biến dodỏi hoá học? Tại sao bạn lại kết luận như vậy?
+ Sự biến đổi hoá học có gì khác sự biến đổi lý học?
+ Sự biến đổi hoá học chính là sự biến đổi chất. Còn sự biến đổi lý học chỉ là sự biến đổi về thể, hình dạng của chất mà thôi.
Bước 2: GV kết luận - ghi bảng.
- Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Gv tổng kết lại nội dung bài học.
- Dặn dò HS về nàh học bài và chuẩn bị một ít đường, 1 quả chanh (mỗi nhóm)
Tiết 5:
Kỹ thuật
Đ19:
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
( GV bộ môn dạy)
Tiết 4:
Âm nhạc
Đ19:
Học hát: Bài hát mừng
( GV bộ môn dạy)
__________________________________________________
Tiết 6 
Sinh hoạt lớp
Đ19:
Sơ kết tuần 19
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc