Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu Học Minh Thuận 5

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu Học Minh Thuận 5

Môn : Học vần

BÀI : ĂC - ÂC

Tiết: 1,2

I.Mục tiêu:

-Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng

- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói: Ruộng bậc thang.

-Bộ ghép vần của GV và học sinh.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu Học Minh Thuận 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Từ ngày 03 / 1 /2011 đến ngày 07 /1 /.2011
Thứ, ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Chuẩn KTKN
TG
Hai
03/ 1
1
Chào cờ
30 ph
2
Học vần
ăc – âc
40 ph
3
Học vần
ăc - âc
40 ph
4
Toán
Mười một, mười hai
BT1,2,3
40 ph
5
Thủ công
Gấp mũ ca lô ( T1)
35 ph
Ba
 04/1
1
Thể dục
Động tác vươn thở, trò chơi nhảy ô tiếp sức.
35 ph
2
Học vần
uc – ưc
40ph
3
Học vần
uc – ưc
40ph
4
Toán
Mười ba, mười bốn, mười lăm
BT1,2,3
40ph
5
Rèn HS yếu
Tư
05/1
1
Ậm nhạc
Bầu trời xanh
35ph
2
Học vần
ôc – uôc
40ph
3
Học vần
ôc - uôc
40ph
4
Toán
Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín
BT1,2,3,4
40ph
5
Rèn HS yếu
35ph
Năm
06/1
1
Học vần
uôc - ươc
40ph
2
Học vần
uôc - ươc
40ph
3
Toán
Hai mươi- hai chục
BT1,2,3
40ph
4
TN&XH
Cuộc sống xung quanh( T2)
35ph
5
Rèn HS yếu
Sáu
07/1
1
Tập viết
Tuần 17
40ph
2
Tập viết
Tuần 18
40ph
3
Mĩ thuật
Vẽ gà
35ph
4
Đạo đức
Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo( T1)
35ph
5
Sinh hoạt lớp
DUYỆT CỦA BGH Minh Thuận, ngày 03 tháng 1 năm 2011
 Cao Thị Ngọc
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Môn : Học vần
BÀI : ĂC - ÂC
Tiết: 1,2
I.Mục tiêu:	
-Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Ruộng bậc thang.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định lớp
2.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
3.Bài mới:
* HĐ1 Nhận diện vần.
+ Vần ăc:
- HD HS ghép vần ăc và HD HS phân tích , đọc vần ăc.
- HD HS ghép tiếng mắc, phân tích và đọc tiếng mắc.
- Giới thiệu tranh rút ra từ ứng dụng và HD HS đọc.
- Cho HS đọc lại bài.
+ Vần âc: HD tương tự vần ăc.
- Cho HS so sánh vần ăc và vần âc.
* HĐ 2: Đọc từ ứng dụng
- Viết từ ứng dụng lên bảng và HD HS tìm và đọc tiếng có chứa vần mới.
Gọi đọc toàn bảng
* HĐ 3: Viết bảng con.
- HD HS viết vần và từ khóa vào bảng con.
- Nhận xét và sửa chửa cách viết cho HS.
Tiết 2
* HĐ 1: Luyện đọc:
- HD HS đọc bài trên bảng lớp.
- Cho HS QS tranh minh họa rút ra câu ứng dụng và HD HS đọc .
- HD HS tìm tiếng có chứa vần mới và tiếng có chứa chữ in hoa.
* HĐ 2: Luyện viết:
- HD HS viết bài vào vở tập viết.
- Thu vở ghi điểm vài bài.
* HĐ3: Luyện nói
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Ruộng bậc thang”.
GV giáo dục TTTcảm.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi: Kết bạn.
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 12 em. Thi tìm bạn thân.
Cách chơi:
Phát cho 12 em 12 thẻ và ghi các từ có chứa vần ăc, âc. Học sinh biết được mình mang từ gì và chuẩn bị tìm về đúng nhóm của mình. Những học sinh mang vần ăc kết thành 1 nhóm, vần âc kết thành 1 nhóm. Những học sinh không mang các vần trên không kết được bạn. Sau khi GV hô “kết bạn” thì học sinh tìm bạn và kết thành nhóm. Học sinh nào kết sai nhóm thì bị phạt lò cò xung quanh lớp 1 vòng.
GV nhận xét trò chơi.
3 HS đọc viết nội dung bài trước.
- Ghép và đọc vần ăc; tiếng mắc và từ mắc áo
- So sánh vần ăc và vần âc
màu sắc giấc ngủ
ăn mặc nhấc chân
- Viết ăc, âc, mắc áo, quả gấc vào bảng con.
- Đọc bài trên bảng lớp.
- QS tranh minh họa rút ra câu ứng dụng và đọc.
- Viết bài vào vở.
Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 12 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Toán
MƯỜI MỘT . MƯỜI HAI
Tiết: 3
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được cấu tạo các số 11, 12; Biết đọc viết các số đó; bước đầu nhận biết số có 2 chữ số; 11( 12 ) gồm 1 chục và 1 ( 2 ) đơn vị
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bó que tín 1 chục và các que rời.
III. Các HĐ dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.KTBC 
 GV hỏi : 1 chục gồm có mấy đơn vị ?
 10 đơn vị gồm có mấy chục ? 
 GV nhận xét
3.Bài mới GV giới thiệu – ghi tựa
* HĐ1:Giới thiệu số 11, 12
 * Giới thiệu số 11
 GV yêu cầu hs lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời
 GV nói : 10 que tính và 1 que tính là mười một 
que tính
 GV ghi lên bảng : 11- Đọc là : mười một
 GV nói : Số 11 gồm có 1 chục và 1 đơn vị . Số
 11 có hai chữ số 1 liền nhau
 * Giới thiệu số 12
 GV yêu cầu hs lấy 1 bó chục que tính và 2 que
 tính rời
 GV hỏi : mười que tính và 2 que tính là bao 
nhiêu que tính ?
 GV ghi : 12
 Đọc là : mười hai
 GV nói : Số 12 gồm có 1 chũc và 2 đơn vị . Số 
12 gồm có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết
 liền nhau : 1 ở bên trái và 2 ở bên phải
* HĐ2:Thực hành
 Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài HD HS thực hành
Trong SGK.
- Nhận xét sửa chữa. 
 Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài HD HS thực hành
Trong SGK.
- Nhận xét sửa chữa
 Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài HD HS thực hành
Trong SGK.
- Nhận xét sửa chữa
 Bài 4 Gọi HS nêu yêu cầu của bài HD HS thực hành
Trong SGK.
- Nhận xét sửa chữa
4.Củng cố 
 - Cho HS đọc lại các số vừa học và nêu cấu tạo từng số.
Lớp hát
0 đơn vị
1 chục
1 hs lên viết số vào dưới mỗi vạch của tia số
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
1 số hs nhắc lại
Đọc : 6 hs – nhóm – đồng thanh
1 số hs nhắc lại
HS thực hiện
Mười hai que tính
HS theo dõi
Đọc : mười hai
HS lắng nghe
1 số hs nhắc
1/Điền số thích hợp vào chỗ chấm .
- Thực hành trong SGK
2/ Vẽ thên chấm tròn( Theo mẫu)
- Thực hành trong SGK.
3/ Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình 
Vuông.
- Thực hành trong SGK.
4/ Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Thực hành trong SGK.
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Thủ công
Bài: Gấp mũ ca lô
Tiết: 4
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mũ ca lô mẫu bằng giấy màu.
- Tờ giấy màu cỡ lớn.
III. Các HĐ dạy học chủ yếu:
HĐGV
HĐ HS
1.Ổn định
2.KTBC:
KT sự chuẩn bị của HS theo YC của GV tuần trước.
- Nhận xét chung về sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu, ghi tựa bài.
* HĐ1: QS mẫu và nhận xét:
- Cho HS xem chiếc mũ ca lô bằng giấy; Đăt câu hỏi để HS trả lời về hình dáng và tác dụng của chiếc mũ ca lô.
* HĐ2: HD gấp mũ
- Cách tạo tờ giấy hình vuông.
- Gấp lấy đường dấu giữa theo đường chéo.
- Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 ta được hình 3.
- Gấp đôi H3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh chạm vào đường dấu giữa.H4
- Lật H4 ra mật sau cũng gấp tương tự ta được H5.
- Gấp lớp giấy phía dưới của H5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như H6. Gấp theo đường dấu và gấp vào phần trong vừa lên H7 ta được H8.
- Lật H8 ra mặt sau, cũng làm tương tự ta được H10.
* HĐ3: HD hS gấp thử.
- Cho HS tập gấp mủ bằng giấy nháp.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
4. Củng cố dặn dò:
- Cho HS nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô.
- Dăn dò tiết sau đem đủ dồ dùng để gấp chiếc mũ ca lô.
TIẾT: 2
* HĐ1: Nhắt lại quy trình gấp.
- Cho HS QS lại mẫu gấp và gọi HS nhắt lại quy trình gấp chiếc mũ ca lô.
- Nhắt sơ lược quy trình gấp mũ ca lô.
*HĐ2: Thực hành.
- Cho HS thực hành gấp.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu cho HS hoàn thành sản phẩm của mình tại lớp.
*Hđ3: Trưng bày sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm của mình và nhận xét từng sản phẩm.
- YC HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất tuyên dương trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắt lại quy trình gấp mũ ca lô.
- Về nhà gấp lại cho đẹp hơn.
Hát.
HS mang dụng cụ để trên bàn.
Vài HS nêu lại.
- 1 HS đội mũ ca lô trên đầu
- Lớp QS và trả lời các câu hỏi.
- HS QS, lắng nghe và ghi nhớ quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp mũ ca lô bằng giấy nháp.
- Nhắt lại quy trình gấp mũ ca lô.
- QS mẫu và nhắt lại quy trình gấp.
- QS và lắng nghe.
- Thực hành gấp.
- Trưng bày sản phẩm và bình chọn mũ đẹp nhất.
- Nhắt lại quy trình.
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Thể dục
Bài:Động tác vươn thở; trò chơi nhảy ô.
Tiết: 1
Môn : Học vần
BÀI : UC – ƯC
Tiết: 2,3
I.Mục tiêu:	
-Đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ; từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được:: uc, ưc, cần trục, lực sĩ
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định lớp
2.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
3.Bài mới:
* HĐ1 Nhận diện vần.
+ Vần uc:
- HD HS ghép vần uc và HD HS phân tích , đọc vần uc.
- HD HS ghép tiếng trục, phân tích và đọc tiếng trục.
- Giới thiệu tranh rút ra từ ứng dụng và HD HS đọc.
- Cho HS đọc lại bài.
+ Vần ưc: HD tương tự vần uc.
- Cho HS so sánh vần uc và vần ưc.
* HĐ 2: Đọc từ ứng dụng
- Viết từ ứng dụng lên bảng và HD HS tìm và đọc tiếng có chứa vần mới.
Gọi đọc toàn bảng
* HĐ 3: Viết bảng con.
- HD HS viết vần và từ khóa vào bảng con.
- Nhận xét và sửa chửa cách viết cho HS.
Tiết 2
* HĐ 1: Luyện đọc:
- HD HS đọc bài trên bảng lớp.
- Cho HS QS tranh minh họa rút ra câu ứng dụng và HD HS đọc .
- HD HS tìm tiếng có chứa vần mới và tiếng có chứa chữ in hoa.
* HĐ 2: Luyện viết:
- HD HS viết bài vào vở tập viết.
- Thu vở ghi điểm vài bài.
* HĐ3: Luyện nói
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Ai thức dậy sớm nhất”.
GV giáo d ... , ca nhạc”.
GV giáo dục TTTcảm.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm các từ tiếp sức:
Giáo viên phát cho 4 tổ 4 tờ giấây, học sinh chuyền tay nhau mỗi em viết 1 từ có vần iêc, ươc. Hết thời gian. Học sinh dán tờ giấy lên bảng.
GV cho học sinh nhận xét, bỏ tiếng sai.
Tổ nào được nhiều tiếng đúng thì thắng.
GV nhận xét trò chơi.
3 HS đọc viết nội dung bài trước.
- Ghép và đọc vần iêc; tiếng xiếc và từ xem xiếc
- So sánh vần iêc và vần ươc
cá diếc cái lược
công việc thước kẻ
- Viết iêc ươc, xem xiếc, rước đèn vào bảng con.
- Đọc bài trên bảng lớp.
- QS tranh minh họa rút ra câu ứng dụng và đọc.
- Viết bài vào vở.
Học sinh nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
 Tự nhiên và xã hội
Bài: Cuộc sống xung quanh ( TT)
Tiết: 4
 SOẠN Ở TUẦN 18
Toán :
HAI MƯƠI . HAI CHỤC
Tiết: 3
I.Mục tiêu:
	- Nhận biết được số 20 gồm hai chục; Biết đọc, viết số 20, phân biệt số chục, số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học
 Các bó chục que tính 
III.Các hoạt động dạy học
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định 
2.KTBC 
 GV hỏi : 16 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ? 
 18 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?
 19 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?
 GV yêu cầu hs đọc, viết số : 19 , 16 , 18 , 17
 GV nhận xét 
3.Bài mới 
* HĐ1: Giới thiệu số 20
 GV yêu cầu hs lấy 1 bó chục que tính và lấy thêm 1 bó chục que tính nữa : 
 -Có tất cả mấy que tính ?
 GV nói : mười que tính và mười que tính là hai mươi que tính .
 Hỏi : hai mươi que tính gọi là mấy chục que tính ?
 GV ghi 20
 Đọc là: hai mươi
 GV nói :Số 20 có hai chữ số là chữ số 2 và chữ số 0 viết liền nhau , từ trái sang phải 
 Số hai mươi gồm có mấy chục và mấy đơn vị 
 GV yêu cầu hs đính số 20
*HĐ2: Thực hành
 Bài 1 : Gọi HS nêu YC bài tập và HD HS thực hành trong bảng con.
- Nhận xét sửa chữa
 Bài 2 : Gọi HS nêu YC bài tập và HD HS thực hành trả lời miệng..
- Nhận xét sửa chữa
 Bài 3 : Gọi HS nêu YC bài tập và HD HS thực hành thi tiếp sức.
- Nhận xét sửa chữa
 Bài 4 : Gọi HS nêu YC bài tập và HD HS thực hành trả lời miệng.
- Nhận xét sửa chữa
4.Củng cố 
- Đọc lại số và nêu cấu tạo số vừa học.
Lớp hát
Mười sáu , 
1 chục và 6 đơn vị
1 chục và 8 đơn vị
1 chục và 9 đơn vị
2 hs đọc
Mỗi dãy viết 1 số vào bảng con
HS thực hiện
Hai mươi que tính
1 số hs nhắc
2 chục que tính
HS theo dõi
Đọc : 10 hs – nhóm – đt
HS lắng nghe
1 số hs nhắc lại
2 chục và 0 đơn vị
HS thực hiện vào bảng cài
1/ Viết các số từ 10 đến 20 và ngược lại rồi đọc các số đó.
Thực hành trong bảng con
2/ Trả lời câu hỏi.
Trả lời miệng các câu hỏi trong SGK
3/ Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rời đọc các số đó
Chơi trò chơi tiếp sức.
4/ trả lời câu hỏi.
Trả lời miệng các câu hỏi trong SGK
- Đọc và nêu cấu tạo số vừa học
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 31 .tháng 12 .năm 2010
Mĩ thuật
Bài:Vẽ gà
Tiết: 1
Môn : Tập viết
BÀI: TUỐC LÚA, HẠT THÓC, MÀU SẮC, CON ỐC, ĐÔI GUỐC....
Tiết: 2,3
I.Mục tiêu :
 - viết đúng các từ: tuốc lúa, hạt thóc, màu sắc, con ốc, đôi guốc, cá diếc....kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở tập viêt1 tập 2
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 15, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định lớp
2.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 6 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
*HĐ1: HD viết bảng con
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
- Gọi HS đọc nội dung bài viết.
- Phân thích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
- Cho HS viết vào bảng con.
- Nhận xét sửa chữa.
* HĐ2: Thực hành.
- Cho HS viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết.
- Thư vở ghi điểm và nhận xét một số bài.
4. Củng cố:
YC HS đọc các từ vừa viết trên bảng lớp.
1 Hs nêu tên bài viết tuần trước.
3 HS lên bảng viết: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm.
-1 tổ lên nộp bài.
Nêu lại tựa bài.
Theo dõi trên bảng lớp
- Viết các từ tuốc lúa, hạt thóc, màu sắc, con ốc, đôi guốc, cá diếc..... vào bảng con.
- Viết bài vảo vở.
- Nộp bài lên bảng.
Đọc lại các từ.
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Môn : Đạo đức:
BÀI : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
Tiết: 4
I.Mục tiêu: 
	- hêu được một số biểu hiện lễ phép vớ thầy giáo, cô giáo.
	- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
	- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II.Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	-Một số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.Ổn định lớp
2.KTBC: Hỏi bài trước: 
Hỏi học sinh về nội dung bài cũ.
GV nhận xét KTBC.
3.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
* Hoạt động 1 : 
Phân tích tiểu phẩm:
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết, nhân vật trong tiểu phẩm cư xữ với cô giáo như thế nào?
b) Một số học sinh đóng tiểu phẩm: Cô giáo đến thăm một gia đình học sinh. Khi đó cô giáo đang gặp em học sinh ở nhà, em chạy ra đón cô :
Em chào cô ạ!
Cô chào em.
Em mời cô vào nhà chơi ạ!
Cô cảm ơn em.
Cô giáo vào nhà em học sinh mời cô ngồi, lấy nước mời cô uống bằng 2 tay. Cô giáo hỏi:
Bố mẹ có ở nhà không?
Thưa cô, bố em đi công chuyện. Mẹ em đang ở phía sau nhà. Em xin phép đi gọi mẹ vào nói chuyện với cô.
Em ngoan lắm, em thật lễ phép.
Xin cản ơn cô đã khen em.
c) Giáo viên hướng dẫn phân tích tiểu phẩm:
Cô giáo và bạn học sinh gặp nhau ở đâu?
Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào?
Khi vào nhà bạn đã làm gì?
Hãy đoán xem vì sao cô giáo khen bạn ngoan, lễ phép?
Các em cần học tập điều gì ở bạn?
* Tổng kết: Khi cô giáo đến nhà chơi bạn đã chào và mời cô vào nhà, bạn mời cô ngồi, mời cô uống nước bằng 2 tay, xin phép cô đi gọi mẹ. Lời nói của bạn thật nhẹ nhàng, thái độ vui vẽ, biết nói “thưa”, “ạ”, biết cảm ơn cô. Như thế bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo.
* Hoạt động 2:
Trò chơi sắm vai ( bài tập 1)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống bài tập 1, nêu cách ứng xữ và phân vai cho nhau.
* Nhận xét chung:
Khi gặp thầy giáo cô giáo trong trường chúng em dừng lại, bỏ mũ nón đứng thẳng và nói : “Em chào thầy, cô ạ!”, khi đưa sách vở cho thầy (cô) giáo cần dùng 2 tay nói thưa thầy (cô) đây ạ! 
* Hoạt động 3: Thảo luận lớp về vâng lời thầy giáo cô giáo.
Nội dung thảo luận:
Thầy giáo cô giáo thường khuyên bảo em những điều gì?
Những lời yêu cầu, khuyên bảo của thầy giáo cô giáo giúp ích gì cho học sinh?
Vậy khi thầy giáo cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào?
* Kết luận: Hằng ngày thầy giáo chăm lo dạy dỗ giáo dục các em, giúp các em trở thành học sinh ngoan, giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp cuả lớp của trường về học tập, lao động, thể dục vệ sinh. Các em thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô. Có như vậy học sinh mới chóng tiến bộ, được mọi người yêu mến.
4..Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
TIẾT: 2
* Hoạt động 1 : HD HS làm bài tập 3
a) Giáo viên gọi học sinh kể trước lớp nội dung bài tập 3.
b) Cho cả lớp trao đổi.
c) Giáo viên kể 1, 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường về việc lễ phép và vâng lời thầy (cô) giáo.
Cho học sinh nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo (cô) giáo?
* Hoạt động 2:
Thảo luận theo nhóm (bài tập 4)
Giáo viên chia nhóm theo tổ (4 nhóm) và nêu yêu cầu:
Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo?
Tổ chức cho các em thảo luận.
Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
* Kết luận: Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
* Hoạt động 3: Học sinh vui múa hát về chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vui múa theo chủ đề.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nêu nội dung bài học và đọc 2 câu thơ cuối bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
HS nêu tên bài học.
4 học sinh trả lời.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh đóng vai diễn tiểu phẩm theo hướng dẫn của GV
Gặp nhau ở nhà học sinh.
Lễ phép chào và mời cô vào nhà.
Mời cô ngồi và dùng nước.
Vì bạn biết lễ phép thái độ nhẹ nhàng tôn trọng cô giáo.
Lễ phép vâng lời và tôn trọng cô giáo.
Học sinh lắng nghe.
Từng căïp học sinh chuẩn bị sắm vai.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh thảo luận và nói cho nhau nghe theo cặp về nội dung thảo luận.
Học sinh trình bày trước lớp.
Học sinh khác nhận xét bạn trình bày.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nêu tên bài và nhắc lại nội dung bài học.
Học sinh kể trước lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh trao đổi nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nhận xét phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
Học sinh thực hành theo nhóm.
Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở và khuyên bạn không nên như vậy.
Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh sinh hoạt tập thể múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Học sinh nêu tên bài và nhắc lại nội dung bài học, đọc 2 câu thơ cuối bài.
5.Nhận xét:..............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19.doc