Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 33

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 33

Tập đọc (65)

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. MỤC TIÊU.

 - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

 

doc 49 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc (65)
luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. Mục tiêu.
 - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
 III.Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. Bài cũ : - HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc: - 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp các điều luật .GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS..
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc 
- HS đọc theo nhóm đôi.- GV đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt nam? đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
? điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
? Nêu nội dung chính của bài.
c. Luyện đọc lại: 
- Gọi HS đọc tiếp nối 4 điều luật.
- Luyện đọc 1-2 điều luật tiêu biểu.
- GVđọc mẫu điều 21.Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài tập đọc.
- GV nhận xét tiết học. HS về đọc lại toàn bài. CB bài sau. 
I. Tìm hiểu bài:
- điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
- Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
- Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- Điều 21: Bổn phận của trẻ em.
II. Nội dung:
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
Toán (161)
OÂN TAÄP VEÀ TÍNH DIEÄN TÍCH, THEÅ TÍCH một số hình
I. Mục tiêu:
 - Thuộc công thức tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Vận dụng để tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của HHCN, HLP.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a) Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật:
- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương.
- HS chỉ và nêu tên từng hình.
- HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của HHCN, HLP.
- GV nghe, viết lại công thức lên bảng.
b) Hướng dẫn làm BT:
* Bài 1: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc bài toán.
- GV vẽ bảng hình minh họa bài toán.
- HS chỉ diện tích cần quét vôi để nhận ra cách làm.
- HS làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: 
- HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
2.3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* Bài 1: Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là: 
 (6 + 4,5) 2 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là: là: 
 6 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là: 
 84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 m2
* Bài 2: Bài giải
Thể tích của cá hộp hình lập phương là:
 10 10 10 = 1000 (cm2)
Nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của cái hộp đó thì cần số giấy màu là:
 10 10 6 = 600 (cm2)
Đáp số: a)1000 cm2; b) 600 cm2
* Bài 3: Bài giải
Thể tích của bể nước là:
 2 1,5 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chả đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Chính tả (33)
Nghe - viết: Trong lời mẹ hát
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
II. Đồ dùng dạy- học: Bút dạ và 3- 4 bảng nhóm để làm BT2.
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ 
- HS lên bảng viết lại tên các cơ quan, đơn vị trong BT 2, 3 tiết trước.	
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Trao đổi về ND bài viết:
 HS đọc bài thơ và nêu nội dung bài thơ.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- HS đọc lại bài viết và tìm các từ khó viết trong bài. 
- 2HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
c) Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lỗi.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
d) Thu, chấm bài:
 GV chấm 8-10 bài, nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
? Đoạn văn nói điều gì?
- HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
- HS nêu lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp. 1số cặp làm vào bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm làm bài trên bảng nhóm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
* Các từ khó: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru,
* Luyện tập
Bài 2:
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Tên địa lý nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt viết như tên riêng Việt Nam.
- Chú ý: Các chữ về, của, tuy đứng đầu của mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
Toán (162)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Biết tính diện tích và thể tích trong các trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động của thầy
Nội dung
1. Bài cũ
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của HHCN, HLP.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở. 2 em lên bảng làm, mỗi em làm một ý.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm. 
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
 a)
Hình lập phương
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5cm
Sxq
Stp
Thể tích
b)...
Bài 2: Bài giải
 Diện tích đáy bể là :
 1,5 0,8 = 1,2 ( m2)
 Chiều cao của bể là :
 1,8 : 1,2 = 1,5 ( m )
Đáp số: 1,5 m
Bài 3: Bài giải 
 DT toàn phần khối nhựa HLP là:
 ( 10 10 ) 6 = 600 ( cm2 )
 Cạnh của khối gỗ HLP là:
 10 : 2 = 5 (cm)
 DT toàn phần của khối gỗ là :
 ( 5 5 ) 6 = 150 ( cm2)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ là: 
: 150 = 4 ( lần ) 
Đáp số: 4 lần
Luyện từ và câu (65)
Mở rộng vốn từ: trẻ em
I. Mục tiêu:
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2).
- Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
II. ồ dùng dạy- học:
- Giấy to, bút dạ để HS làm BT2.
- Bảng nhóm kẻ nội dung BT4.
III.Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. Bài cũ 
- HS làm miệng BT 2 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:- HS đọc YC của BT.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu. 
- GVcùng HS phân tích để khẳng định đáp án đúng.
Bài 2:- HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.
- HS làm bài cá nhân. 2 em lên bảng làm.
- HS nêu nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- HS đọc YC và nội dung của BT.
- HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Nhóm HS viết bài vào giấy dán lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét sửa lỗi bài của HS.
Bài 4:- HS đọc YC và nội dung của BT.
- HS làm bài cá nhân . 1 em làm bài vào bảng nhóm.
- HS lên báo cáo kết quả.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Bài 1: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Chọn ý c là đúng.
Bài 2: Các từ cùng nghĩa với trẻ em là:
- trẻ, trẻ con, con trẻ, (không có sắc thái coi thường hay coi trọng).
- trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng thiếu niên,(có sắc thái coi trọng).
- con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con,(có sắc thái coi thường).
 đặt câu:Ví dụ
 Con trẻ thời nay rất thông minh.
 Bài 3:Những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em là:
 Ví dụ:
- Trẻ em như tờ giấy trắng.
- Trẻ em như bút trên cành .
- lũ trẻ ríu rít như bầy chim non về tổ.
Bài 4: 
a) tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
b) tre non dễ uốn: dạy trẻ từ lúc còn bé dễ hơn.
c) trẻ người non dạ: còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn.
d) trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
Lịch sử (33)
ôn tập : lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ xix đến nay
i. mục tiêu:
 Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyện ngôn Độc lập khai sinh nước Cviệt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II. đồ dùng dạy học: 
 Bản đồ hành chính Việt Nam.Tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài học.
iii. các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS nêu vị trí địa lí của huyện Yên Mô, các xã của huyện Yên Mô.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV: Em hãy nêu 4 thời kì lịch sử đã học?
- HS nêu.
- GV nhận xét câu trả lời ... ảnh đó?
- HS tiếp nối phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, góp ý.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Bài 2: Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và trả lời câu hỏi cuối bài.
a) Bài thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em: Tóc bết ... Trẻ con là hạt gạo ...Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn.
b) Tác giả tả buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan (bằng mắt, tai, mũi).
Toán (173)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Biết tính tỉ số phần trăm và giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. Tính diện tích và chu vi hìmh tròn.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS làm lại bài tập 2a của tiết trước. 
- GV NX cho điểm từng HS. 
2. Bài mới 
Phần 1:
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở khoảng 25 - 30 phút.
- Sau đó GV tổ chức cho HS chữa bài.
- Bài 3 dành cho HS khá, giỏi
Phần 2:
Bài 1: 
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. 
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài (nếu sai). 
Bài 2: (Dành cho HS khá, giỏi)
 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Phần 1:
Bài 1: Khoanh tròn vào ý C
Bài 2: Khoanh tròn vào ý C
Bài 3: Khoanh tròn vào ý D
Phần 2:
Bài 1: Bài giải
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là:
 10 10 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là:
 10 2 3,14 = 62,8 (cm)
Đáp số : a)314 cm2, b) 62,8 cm
Bài 2: Bài giải
Số tiền mua cá bằng 120 % số tiền mua gà nên ta có tỉ số giữa số tiền mua cá và số tiền mua gà là: 
 120 % = 
Như vậy nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thì số tiền mua cá là 6 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11 (phần)
Số tiền mua cá là:
 88000 : 11 6 = 48000 (đồng)
Đáp số: 48000 đồng
Thứ năm ngày tháng 5 năm 2011
Tập làm văn (69)
Ôn tập: Tiết 6
I. Mục tiêu
	1. Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. Tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
	2. Viết được đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ ).
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng lớp viết 2 đề bài ở BT 2 SGK.	
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
1. Bài cũ
- HS trả lời lại 2 câu hỏi cuối bài thơ SGK trang 167.
- Nhận xét vàc cho điểm.
2. Bài mới
a) GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) GV tổ chức cho HS nghe - viết bài chính tả:
- GV đọc 11 dòng đầu của bài thơ. HS nghe và theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại 11 dòng thơ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ tự do, những chữ các em dễ viết sai.
- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV đọc cho HS soát lỗi. GV chấm bài và nêu nhận xét.
c) Bài tập 2: 
- HS đọc YC BT.
- GV HD HS phân tích đề bài.
- HS suy nghĩ chọn đề gần gũi với mình.
- Nhiều HS nói nhanh đề bài em chọn.
- HS viết đoạn văn; tiếp nối đọc đoạn văn của mình. - GV nhận xét, chấm điểm.
- HS bình chọn bạn viết bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài Kiểm tra ở tiết 7, 8.
1. Nghe - viết
2. Bài tập 2:
Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh gợi được ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong các đề bài sau:
a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
Toán (174)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ 
- HS làm lại bài tập 1 của Phần 2 tiết trước. 
- GV NX cho điểm từng HS. 
2. Bài mới
Phần 1:
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở khoảng 25 - 30 phút.
- Sau đó GV tổ chức cho HS chữa bài.
Phần 2: (Dành cho HS khá, giỏi)
Bài 1: 
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. 
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài (nếu sai). 
 Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Phần 1:
Bài 1: Khoanh tròn vào ý C
Bài 2: Khoanh tròn vào ý A
Bài 3: Khoanh tròn vào ý B
Phần 2:
Bài 1: Bài giải
Tổng số tuổi của con trai và tuổi của con gái là:
 (tuổi của mẹ)
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là:
 18 : 9 20 = 40 (tuổi)
Đáp số : 40 tuổi
Bài 2: Bài giải
a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:
 627 921 = 2419467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
 61 14210 = 866810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
 866810 : 2419467 = 0,3582 hay 35,82 %
b) Nếu mật độ của Sơn La là 100 người /km2
thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm 100 - 61 = 39 (người); khi đó, số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
 39 14210 = 554190 (người)
Đáp số: a) Khoảng 35,82 %; b) 554190 người
Luyện từ và câu (70)
Tiết 7: Kiểm tra (Đọc - hiểu, Luyện từ và câu)
I. Mục tiêu :
	Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII ( Nêu ở tiết 1, Ôn tập) 
II. Đồ dùng dạy học: Đề bài tiết 7 trang 168, 169, 170 SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. GV nêu mục tiêu tiết kiểm tra.
2. Kiểm tra
- HS đọc thầm bài Cây gạo ngoài bến sông ( Phần A) và yêu cầu bài tập dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng ( Phần B) trong SGK trang 168, 169, 170.
- GV hướng dẫn nắm yêu cầu của bài và cách làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập, đọc kĩ bài văn và đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
- GV quan sát chung, quản lớp.
- HS xem lại bài của mình, và nộp bài
 3. Củng cố dặn dò
- Thu bài
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hướng dẫn chấm:
 Mỗi câu đúng cho 1 điểm 
 Câu 1: ý a 
 Câu 2: ý b 
 Câu 3: ý c 
 Câu 4: ý c 
 Câu 5: ý b Câu 6: ý b 
 Câu 7: ý b
 Câu 8: ý a
 Câu 9: ý a 
 Câu 10: ý 
Thứ sáu ngày tháng 5 năm 2011
Tiết 8: Kiểm tra (tập làm văn)
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
i. Mục tiêu:
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng HKII. 
+ Nghe- viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút), không mắc quá5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ( văn xuôi).
+ Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
II. Đề bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
1. ổn định
2. Bài mới
a) GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học
b) GV chép đề bài lên bảng.
- Một HS đọc đề bài.
- HS xác định YC đề.
- HS nêu lại cấu tạo bài văn tả người.
- GV cho HS đọc đề bài, gạch chân các từ quan trọng.
- GV nhắc HS kĩ năng làm bài
- HS thực hiện làm bài.
- GV quan sát, quản lớp.
- GV giúp HS yếu.
c. Củng cố, dặn dò
- GV thu bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS tiếp tục ôn tập để KTĐK cuối năm.
Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
Toán (175)
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
Tập trung vào kiểm tra
+ Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm.
+ Tính diện tích, thể tích một số hình đã học
+ Giải bài toán về chuyển động đều
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Đề kiểm tra:
* Phần I: trắc nghiệm:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lới đúng:
Câu 1. Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào?
 A . Hàng nghìn. B . Hàng phần mười
 C . Hàng phần trăm D . Hàng phần nghìn
Câu 2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là :
 A . 4,5 B . 8,0
 C . 0,8 D . 0,45 
Câu 3. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là :
 A . 10 phút B . 20 phút
 C . 30 phút D . 40 phút
Câu 4. Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận, thắng 19 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là:
 A . 19 % B . 85 %
 C . 90 % D . 95 %
* Phần II : Tự luận:
Câu 1. Đặt tính rồi tính:
a) 5,006 + 2,357 + 4,5 b) 63,21 - 14,75
c) 21,8 3,4 d) 24,36 : 6 
Câu 2. Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút . Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính quãng đường AB.
Câu 3. Một mảnh đất gồm 2 nửa hình tròn và một hình chữ nhật có kích thước ghi trong hình bên. Tính diện tích mảnh đất đó. 
40 m
 60 m
IIi. Hướng dẫn chấm:
Phần I: Trắc nghiệm: 2 điểm (mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm)
Phần II : Tự luận: 8 điểm
Câu 1 : 4 điểm (mỗi phép tính đúng cho 1 điểm).
Câu 2: 2 điểm (tính được thời gian ô tô đi cho 0,75 điểm, tính được quãng đường AB cho 0,75 điểm, đáp số cho 0,5 điểm).
Câu 3: 2 điểm (tính được diện tích phần đất hình chữ nhật cho 0,5 điểm, tính được diện tích phần đất hai nửa hình tròn cho 0,5 điểm, tính được diện tích mảnh đất cho 0,5 điểm, đáp số cho 0,5 điểm).
Đạo đức (35)
Thực hành cuối kì ii và cuối năm
I. mục tiêu:
 HS biết :
 - Hệ thống lại các chuẩn mực đạo đức đã học.
 - Thể hiện các chuẩn mực đạo đức đó bằng việc làm cụ thể.
II. Hoạt động dạy- học:
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
 GV: Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học của môn Đạo đức Lớp 5 và các em sẽ thể hiện những chuẩn mực đạo đức đó bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
2. Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng
- HS tiếp nối nhau nêu lại tên các bài đạo đức đã học. Nêu lại nội dung ghi nhớ của từng bài. ( Bài 1: Em là HS lớp 5; Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình; Bài 3: Có chí thì nên; Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên;...)
- GV nhận xét và giúp HS hiểu kĩ hơn các chuẩn mực đạo đức đó.
3. Hoạt động 3: Trò chơi
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến nội dung từng bài đạo đức. 
- GV phổ biến luật chơi: Các em chơi theo tổ, dưới hình thức chơi tiếp sức, mỗi tổ là một đội chơi, các em xếp thành 3 hàng, khi có hiệu lệch chơi các em đầu hàng nhanh chóng lên bảng viết một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến nội dung của một bài đạo đức các em đã học, sau đó chạy nhanh xuống cuối hàng và lại đến người tiếp theo,...trong thời gian 10 phút tổ nào viết được nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ và đúng là tổ thắng cuộc.
- HS tham gia chơi, GV làm trọng tài của cuộc chơi.
 4. Củng cố, dặn dò: 
 GV tổng kết tiết học. Tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt trong năm học và đạt kết quả cao.
Kí duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 33 34 35 theo CKTKN.doc