Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 23

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 23

TOÁN

XĂNG -TI - MÉT KHỐI. ĐỀ - XI - MÉT KHỐI

I. MỤC TIÊU:

 - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết tên gọi, kí hiệu “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 23
TOÁN
XĂNG -TI - MÉT KHỐI. ĐỀ - XI - MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU: 
 - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. 
 - Biết tên gọi, kí hiệu “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Thực hành
Bài tập 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Nhận xét, chốt ý đúng
* Chốt lại kĩ năng đọc, viết các số đo
Bài tập 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- HD HS làm bài.
- GV viết lên bảng các trường hợp sau:
 5,8 dm3 =  cm3
154000 cm3 = . dm3
- Yêu cầu làm 2 trường hợp trên.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình.
- GV nhận xét, giải thích lại cách làm.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- Phần b HS khá, giỏi làm.
- GV nhận xét, kết luận.
- 1 HS nêu y/c
- Cả lớp làm bài, nêu kết quả để thống nhất.
- HS đổi vở để kiểm tra kết quả
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- HS trình bày:
5,8 dm3 =  cm3
Ta có 1dm3 = 1000 cm3
Mà 5,8 x 1000 = 5800 cm3
Nên 5,8 dm3 = 5800cm3
154000 cm3 = . dm3
Ta có 1000cm3 = 1 dm3
Mà 154000 : 1000 = 154
Nên 154000 cm3 = 154 dm3
- 2 HS lên bảng làm bài 2a, lớp làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét.
a/ 1 dm3 = 1000 cm3 ; 375 dm3 = 375000 cm3
5,8 dm3 = 5800cm3 ; dm3 = 800 cm3
b/ 2000 cm3 = 2 dm3 ; 154000 cm3 = 154 dm3
490000 cm3 = 490 dm3 ; 5100 cm3 = 5,1 dm3
- HS nhận xét.
* Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
TOÁN
MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối.
 - HS khá, giỏi làm BT3. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của một số trường hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: (K, G)
- Gọi HS đọc, phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS: Quan sát hình và dự đoán xem sau khi xếp đầy hộp ta được mấy lớp hình lập phương 1dm3 ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Bài yêu cầu chúng ta đổi các số đo thể tích đã cho sang dạng số đo có đơn vị là đề - xi – mét khối ở ý a và xăng – ti- mét khối ở ý b.
- 2 HS lên bảng điền kết quả, HS khác nhận xét. 
a/ 1cm3 = dm3 ; 5,216m3 = 5216dm3
13,8m3 = 13800dm3 ; 0,22m3 = 220dm3
b/ 1dm3 = 1000cm3 ; 1,969dm3 = 1969cm3
m3 = 250000cm3 ;19,54m3 = 19540000cm3
* 13,8m3 = ..............dm3 
Ta có: 1m3 = 1000dm3 
Mà 13,8 x 1000 = 13800
Vậy 13,8m3 = 13800dm3 
- HS đọc, phân tích bài toán
- HS nêu: Được 2 lớp vì: 2dm :1dm = 2.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài làm:
- Sau khi xếp đầy hộp ta được hai lớp HLP 1dm3
Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:
 5 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:
 15 2 = 30 (hình).
 * Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẬT TỰ – AN NINH
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu nghĩa các từ: Trật tự, an ninh.
 - Làm được các BT1, BT2, BT3
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV yêu cầu HS trao đổi cùng bạn, nêu nghĩa của từ Trật tự bằng cách giơ thẻ đúng chữ cái trước ý đúng.
- GV gõ lệnh để HS giơ thẻ.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- GV chia nhóm, giao việc, phát bảng nhóm cho các nhóm ghi kết quả.
- Gọi đại diện trình bày.
- GV chốt lời giải đúng, giải nghĩa 1số từ.
- Gọi HS đọc lại ND bài tập.
- GV liên hệ GD về việc tham gia giao thông đường bộ của HS trên đường đi học.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV yêu cầu HS TLN2 tìm những từ chỉ người, sự việc liên quan đến nội dung bảo vệ trật tự An toàn giao thông.
- GV nhận xét, kết luận.
- 2 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm. 
- HS trao đổi cặp, trình bày bằng cách giơ thẻ.
- HS nhận xét.
- Thống nhất lời giải (ý c): Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- HS nêu YC, lớp đọc thầm 
- HS làm việc nhóm 4 ghi kết quả ra bảng nhóm:
Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông.
Cảng sát giao thông
Hiện tượng trái ngược với trật tự antoàn giao thông.
Tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Vi phạm, quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè
- HS nêu yc, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi cặp, tìm và nêu kết quả.
- HS nhận xét.
 + Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh: cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu –li –gân.
 * Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Biết
 - Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 - Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
 - HS khá, giỏi làm BT1(b) dòng 4; BT3(c).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
a)GV viết lần lượt các số đo và gọi HS đọc
- GV nhận xét cách đọc.
b) Đọc cho HS viết.
* Củng cố cách đọc, viết số đo thể tích.
 Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự đọc số và chọn cách đọc đúng.
- GV nhắc lai cho HS cách đọc các số đo thể tích: Đọc phần giá trị như đọc số (ở dạng số tự nhiên, phân số, số thập phân) bình thường sau đó kèm theo tên đơn vị.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV: Để so sánh đúng, các em phải đổi các số đo cần so sánh với nhau về cùng một đơn vị. Thực hiện so sánh như với các đại lượng khác.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu các nhóm HS giải thích cách làm.
- HS nêu y/c 
a) 1 số HS đọc số.- HS nhận xét cách đọc.
b)1 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào bảng con.
- Nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu. 
+ HS đọc: Không phẩy hai mươi lăm mét khối.
+ Hoặc: Hai mươi lăm phần trăm mét khối.
- HS làm bài vào vở, đổi vở cho bạn tự nhận xét.
- 1 số HS nêu kết quả và đánh giá bài làm của bạn
a) Đ b) S c) Đ d) S
- 1HS đọc yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét đánh giá, thống nhất kết quả.
a) 913,232413m3 = 913 232 413cm3
b)m3 = 12,345m3
c) m3 > 8 372 361dm3
chẳng hạn: 
Vì 1m3 = 1000 000cm3
Nên 913, 232413m3 x 1 000 000 = 913 232 413cm3
 * Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
I. MỤC TIÊU: 
 Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh(theo gợi ý trong SGK).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề.
- Gọi HS đọc to rõ đề bài và gợi ý SGK 
- GV gọi 1số HS nêu CTHĐ đã chọn để lập CTHĐ.
 + Mục tiêu của CTHĐ đó là gì?
 + Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi các em?
 + Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu ?
+ Hoạt động đó cần các dụng cụ và phương tiện gì ?
 GV: Đây là những hoạt động do Ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức. Em tưởng tượng mình là Liên đội trưởng hoặc Liên đội phó của Liên đội để lập CTHĐ. Khi lập CTHĐ em nên chọn hoạt động mình đã tham gia, nếu chưa tham gia vào hoạt động nào, em dựa vào kinh nghiệm tham gia các hoạt động khác để lập CTHĐ.
- GV mở bảng phụ chép sẵn cấu tạo 3 phần của CTHĐ gọi HS đọc.
v Hoạt động 2: HS lập CTHĐ.
- GV giao việc, giao bảng nhóm cho 2 HS.
- Gọi HS trình bày trước lớp, nhận xét
- GV giúp HS nhận xét từng CTHĐ và bình chọn bản CTHĐ tốt nhất; người giỏi nhất trong tổ chức công việc tập thể.
- GV nhận xét tinh thần làm việc của lớp, khen những HS lập CTHĐ tốt
- 1 HS đọc đề bài, gợi ý SGK.
- Lớp đọc thầm,HS suy nghĩ, lựa chọn HĐ để lập CTHĐ.
+ HS nói tên CTHĐ mình chọn để lập trước lớp.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành trật tự, an toàn giao thông/Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành phòng cháy, chữa cháy...
+ Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng.
+ Địa điểm ở các trục đường chính của địa phương gần khu vực trường em.
+ Loa cầm tay, cờ tổ quốc, khẩu hiệu, biểu ngữ....
- 2 HS đọc lại cấu tạo 3 phần của CTHĐ.
- HS lập CTHĐ ra vở nháp, 2 HS lập bảng nhóm.
- Một số HS đọc KQ trước lớp.
* Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
TOÁN
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật .
 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan .
 - HS khá, giỏi làm BT2, BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- HD, giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lạị công thức tính thể tích HHCN.
Bài 2: (HS khá, giỏi)
 - Gọi HS nêu yêu cầu, quan sát hình vẽ khối gỗ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, 
- HS nêu yêu cầu.
- Tất cả lớp vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật làm bài vào vở .
- 3 HS lên bảng làm bài.
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
 5 x 4 x 9 = 180(cm3)
b) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825(m3)
c) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
(dm3)
- HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật sau đó tính tổng hai hình hộp chữ nhật. 
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm theo hai cách chia hình khác nhau. 
- HS khác nhận xét. 
- Một số HS đọc bài giải của mình.
.
* Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến (ND Ghi nhớ).
 - Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Thực hành 
 Bài1: - HS khá, giỏi phân tích được câu ghép trong BT1
.- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV giao việc: HS tự đọc mẩu chuyện vui sgk tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ghi kết quả vào sổ nháp.2 bảng nhóm, phân tích cấu tạo.
* Củng cố câu ghép chỉ QH tăng tiến
 - GV hỏi về tính khôi hài của mẫu chuyện vui.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- GV giao việc: HS điền QHT thích hợp vào mỗi ô trống.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV tuyên dương những HS vừa chính xác vừa đúng nghĩa. 
- 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân ra vở nháp, 2HS ghi bảng nhóm, chữa bài, nhận xét.
VD:
 - Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi vào sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
- 2 HS nêu.- làm cá nhân vào vở nháp.
- 1 HS điền bảng nhóm, trình bày kết quả, nhận xét.
 * Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
 Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Nhận xét chung kết quả bài làm của học sinh.Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 2 đề bài của tiết kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
Giáo viên nhận xét kết quả làm của học sinh.
- Giáo viên nêu những ưu điểm chính.
  Xác định đề: đúng với nội dung yêu cầu bài.
  Bố cục: đầy đủ, hợp lý, ý diễn đạt mạch lạc, trong sáng 
- Nêu những thiếu sót hạn chế (Lỗi chính tả: dấu hỏi/ngã; o/ô; s/x....)
Thông báo số điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
Yêu cầu thực hiện theo các nhiệm vụ sau:
  Đọc lời nhận xét của cô. Đọc những chỗ cô chỉ lỗi. Sửa lỗi ngay bên lề vở.
  Đổi bài làm cho bạn ngồi cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung.
* Hướng dẫn học sinh học tập đoạn văn bài văn 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên lưu ý học sinh: có thể chọn viết lại đoạn văn nào trong bài cũng được. Tuy nhiên khi viết tránh những lỗi em đã phạm phải.
- Học sinh nào viết bài chưa đạt yêu cầu thì cần viết lại cả bài.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh cả lớp làm theo yêu cầu của các em tự sửa lỗi trong bài làm của mình.
Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau.
Học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
Học sinh trao đổi theo nhóm về bài sửa trên bảng và nêu nhận xét.
- Học sinh chép bài sửa vào vở.
- Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm tìm cái hay của đoạn văn, bài văn.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài (chọn một đoạn trong bài văn của em viết lại theo cách hay hơn).
Đọc đoạn, bài văn tiêu biểu ® phân tích cái hay.
* Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 buoi chieu tuan 23nam 2011.doc