Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 24

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 24

CHÍNH TẢ (Tiết 24)

NGHE - VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam

 2. Kỹ năng: Nghe- Viết chính tả bài: Núi non hùng vĩ

 3. Thái độ: Giữ gìn, sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Đồ dùng:

 GV: Bút dạ và một tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm BT3.

 HS: Vở chính tả, VBT.

III. Các hoạt động dạy-học

 A.Ổn định tổ chức: 1’

 B. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra 2 HS. GV đọc những tên riêng trong bài Cửa gió Tùng Chinh cho HS viết: Tùng Chinh, Hai Ngân, Ngã Ba, Pù Mo, Pù xai.

- Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? (Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.)

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
NS/ 2/2012
NG...... / 2/2012
Tiết 1 CHÀO CỜ
__________________________
Tiết 2
TẬP ĐỌC ( Tiết 47)
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ 
(Tiết thao giảng của Đ/C Hoàng Văn Phặt)
________________________
Tiết 3
 TOÁN ( Tiết 116)
LUYỆN TẬP CHU NG
(Tiết thao giảng của Đ/C Hoàng Văn Phặt)
________________________________
Tiết 4
 CHÍNH TẢ (Tiết 24)
NGHE - VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam
	2. Kỹ năng: Nghe- Viết chính tả bài: Núi non hùng vĩ
	3. Thái độ: Giữ gìn, sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
 GV: Bút dạ và một tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm BT3.
 HS: Vở chính tả, VBT.
III. Các hoạt động dạy-học 
 A.Ổn định tổ chức: 1’
 B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc những tên riêng trong bài Cửa gió Tùng Chinh cho HS viết: Tùng Chinh, Hai Ngân, Ngã Ba, Pù Mo, Pù xai.
- Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? (Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.)
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
 C. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi:
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
 + Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?
 Giới thiệu: Đoạn văn giới thiệu với chúng ta vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- Đọc cho HS viết bài.
d) Thu, chấm bài.
- Chấm 5 bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.Củng cố cách viết
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 3: (HD cho HS khá - giỏi)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo cặp.
- Tổ chức cho HS giải câu đó dưới dạng trò chơi. Hướng dẫn:
+ Đại diện nhóm lên bốc thăm câu đố.
+ Giải câu đố và viết tên nhân vật.
+ Nói những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử này.
- Sau mỗi nhóm giải câu đố, 1 HS nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu biết về danh dân, lịch sử Việt Nam.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu đố.
- Gọi HS đọc thuộc lòng câu đố.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
1’
20’
10’
- Nghe GV giới thiệu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc.
- Lắng nghe.
- HS tìm và nêu các từ khó: Tày đình, hiểm trở. Các tên địa lí: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.
- HS luyện viết những từ dễ viết sai.
- HS viết bài vào vở.
- HS nộp bài để GV chấm. HS còn lại đổi chéo vở kiểm tra chính tả cho nhau.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS viết các tên riêng có trong đoạn thơ lên bảng
- Nhận xét bài của bạn.
+ Tên người, tên dân tộc:Đăm Săn, Y Sun, Mơ-nông, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ - hao.
+ Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hs thảo luận theo cặp
- Giải đố theo hướng dẫn:
1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
2. Quang Trung - Nguyễn Huệ.
3. Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng.
4. Lí Thái Tổ - Lí Công Uẩn.
5. Lê Thánh Tông
- Nhẩm học thuộc lòng các câu đố.
- 3 HS đọc thuộc các câu đố trước lớp.
 C. Củng cố -Dặn dò: 3’
- Gọi hs nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
-Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3,đố lại người thân.
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
Tiết 5
KHOA HỌC (Tiết 47)
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Biết được vật dẫn điện và vật cách điện.
- Biết lắp mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
2.Kỹ năng: 
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
3.Thái độ: Cẩn thận khi sử dụng điện.
II. Đồ dùng:
 GV: Bộ lắp ghép mô hình điện lớp 5, một số vật liệu bằng kim loại: đồng, nhôm, sắt, và một số vật liệu bằng nhựa, cao su, sứ...
 - Phiếu bài tập.
 HS: Chuẩn bị theo nhóm: 1 cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vậy bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt) và một số vật khác bằng cao su, nhựa, sứ 
III. Hoạt động dạy- học:	
 A. Kiểm tra bài cũ: 	 5’
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn? ( Điều kiện để thắp sáng đèn là có một mạch điện kín đi từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin)
+ Phải lắp mạch điện như thế nào thì điện mới sáng? (Phải lắp thành một mạch kín để dòng điện đi từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin.)
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hoạt động 1:Vật dẫn điện vật cách điện. 
- Yêu cầu HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96 - SGK. 
- Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS, kiểm tra dụng cụ để lắp mạch điện của từng nhóm.
- Phát phiếu báo cáo thí nghiệm cho từng nhóm.
- Hướng dẫn:
+ Bước 1: Lắp mạch điện đúng để sáng đèn.
+ Bước 2: Tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn như hình 6.
+ Bước 3: Chèn một số vật liệu bằng kim loại, bằng cao su, sứ vào chỗ hở của mạch điẹn.
+ Bước 4: Quan sát hiện tượng và ghi vào phiếu báo cáo.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. GV đi hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
1’
14’
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nhận phiếu.
- Lắng nghe
- HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm.
- 1 nhóm đại diện báo cáo, các nhóm có ý kiến bổ sung.
Vật liêu
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Nhựa 
x
Không cho dòng điện chạy qua
Đồng
x
Cho dòng điện chạy qua
Nhôm
x
Cho dòng điện chạy qua
Sắt
x
Cho dòng điện chạy qua
Cao su
x
Không cho dòng điện chạy qua
Sứ
x
Không cho dòng điện chạy qua
Thủy tinh
x
Không cho dòng điện chạy qua
- Hỏi:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Những vật liệu nào là vật cách điện
+ Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào không dẫn điện?
 Kết luận: Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, không được chạm tay vào lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện.
 3. Hoạt động 2:Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản.
- GV yêu cầu HS qua sát hình minh hoạ SGK trang 97
- GV yêu cầu HS mô tả cái ngắt điện.
+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?
+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện.
+ Nó có thể chuyển động như thế nào?
+ Dự đoán tác động của nó đến mạch điện (khi nó chuyển động)
- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời của HS cho đúng.
- GV nêu yêu cầu: Chúng ta cùng làm một cái ngắt điện đơn giản để hiểu thêm tác dụng của nó.
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS làm.
- Kiểm tra sản phẩm của HS sau đó yêu cầu đóng mở, ngắt điện.
- GV hỏi: Em biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống?
12’
- Tiếp nối nhau trả lời.
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là
vật dẫn điện.
+ Những vật liệu cho dòng điện chạy qua: Đồng, Sắt, Nhôm,....
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.
+ Những vật liệu là vật cách điện: Nhựa, sứ, thuỷ tinh...
+ Ở phích cắm điện: nhựa bọc, nút cắm là bộ phận cách điện, dây dẫn điện là bộ phận dẫn điện.
+ Ở dây điện: vỏ dây điện là bộ phận cách điện; lõi dây điện là bộ phận dẫn điện.
- Lắng nghe.
- HS qua sát hình minh hoạ, cái ngắt điện thật.
- HS nêu ý kiến.
+ Cái ngắt điện được làm bằng vật dẫn điện.
+ Nằm trên đường dẫn điện.
+ Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở.
+ Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua. Khi đóng cái ngắt điện, mạch điện kín và dòng điện chạy qua được.
- Làm việc theo nhóm, dùng cái ghị giấy làm cái ngắt điện cho mạch đơn giản.
- HS nêu: Công tắc đèn, công tắc 
điện, cầu dao....
 D. Củng cố- Dặn dò: 3’
+ Quan tiết học này chúng ta thấy trong các thiết bị điện, bộ phận nào thường đựoc bọc nhựa hoặc, sứ? Bọc như vậy để làm gì?
- Gọi HS đọc lại mục “Bạn cần biết” – SGK trang 97.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin .
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
___________________________________
Chiều:
BỒI DƯỠNG TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích.
II.Đồ dùng: VBT.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viếtcông thức.
 Hình hộp chữ nhật
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6.
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 34’
Hoạt động của thầy
Tg
Hoạt động của trò
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS 
- GV chấm một số bài và nhận xét
Bài tập 1: VBTT5 (37):
Bài tập 2: VBTT5 (38): 
Bài tập 3 VBTT5 (24) : Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
Bài tập 4: (HSKG)
 Người ta quét vôi toàn bộ tường ngoài, trong và trần nhà của một lớp học có chiều dài 6,8m, chiều rộng 4,9m, chiều cao 3,8 m 
a) Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích các cửa đi và cửa sổ là 9,2m2 ?
b) Cứ quét vôi mỗi m2 thì hết 6000 đồng. Tính số tiền quét vôi lớp học đó?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài giải
a. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 (0,9 + 0,6) x 2 x 1,1 = 3,3 (m2)
Thể tích hình hộp chữ nhật là :
 0,9 x 0,6 x 1,1 = 0,594 (m3)	
 b. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 ( ) x 2 x = (dm2)
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 = (dm3)
 Đáp số : a. 0,594m2; 3,3 (m2) 
 b. (dm2); (dm3)
Bài giải
 Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
3,5 x 3,5 x 6 = 73,5 (m2)
 Thể tích của hình lập phương là:
 3,5 x 3,5 x 3,5 = 42,875 (m3)
Đáp số: a. 73,5 (m2) 
 b. 42,875 (m3)
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,1m, chiều rộng 0,5m và chiều cao 1m là :
 A. 1,6m2 B. 3,2m2	
 C. 4,3m2	 D. 3,75m2
Bài giải
 Diện tích xung quanh lớp học là:
 (6,8 + 4,9) 2 3,8 = 88,92 (m2)
 Diện tích trần nhà lớp học là:
 6,8 4,9 = 3 ...  HS đọc yêu cầu của BT1.
- Cho hs làm bài cá nhân- các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- GV dán bảng 2 tờ phiếu, gọi 2HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. 
- Nhận xét kết luận, ghi điểm.
1’
15’
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân- các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- 2HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. 
- HS chữa bài vào vở.
a. Ngày chưa tắt hẳn,/trăng đã lên rồi.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ chưa ... đã
b. Chiếc xe ngựa vừa đậu lại / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ : Vừa ... đã ...
c. Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ càng ... càng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gọi HS có phương án khác đọc câu của mình.
- Nhận xét, kết luận câu đúng.
15’
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Bổ sung câu mình đặt.
- Chữa bài.
a. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b. Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c. Thuỷ Tinh dâng nước bao nhiêu, Sơn tinh dâng núi cao bấy nhiêu.
 D. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Gọi 3 hs đặt câu với các cặp từ đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
____________________________
Tiết 3 
 TẬP LÀM VĂN (Tiết 48)
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
 2.Kỹ năng: 
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý văn tả đồ vật, trình bày rõ ràng, rành mạch tự nhiên, tự tin.
 3.Thái độ: Yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số đồ vật.
- HS: SGK, VBT. 
III.Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học) ; một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, 
b) Lập dàn ý: 
- Mời 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 1 học sinh làm.
- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
- YC học sinh tự sửa bài, giáo viên nhắc: dàn ý trên là của bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.
- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.
Bài tập 2:
-Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.
- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh.
1’
18’
12’
- Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- Học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Học sinh nói đề bài mình chọn.
- HS làm bài.
- HS trình bày
- HS nghe.
- Vài học sinh đọc.
- 1 HS đọc.
- Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
-Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
Ví dụ:
a) Mở bài:
- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.
b) Thân bài:
- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.
- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.
- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.
c) Kết bài:
- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian
C. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
_________________________________________
Tiết 4
SINH HOẠT LỚP
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 24
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần
- Học sinh nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần 25.
II. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
2. Lớp trưởng đánh giá nhận xét các h/đ của lớp, triển khai kế hoạch tuần tới 
3. Gv nhận xét chung:
a) Về nền nếp, chuyên cần.
..
.
..
.
..
b) Học tập:
.
..
..
.
..
..
..
.
..
..
.
c) Đạo đức tác phong:
..
.
..
..
d) Công tác khác:
.
..
..
.
..
* Tuyên dương: .
* Nhắc nhở: ..
4. Phương hướng hoạt động của Tuần 25.
 .
..
..
.
..
.
..
..
.
..
.
..
..
.
..
 Hát 
Cả lớp bổ sung.
 HS nêu lại kế hoạch hoạt động của mình trong tuần 25
____________________________________
Chiều:
THỰC HÀNH TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Biết tích tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tích nhẩm và giải toán. 
- Biết tích thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
- Biết tính diện tích một mảnh vườn trong thực tế.
II. Đồ dùng: Vở thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 2. Hướng dẫn luyện tập: 38’
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài .
Bài 1: VTH trang 42
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 2: VTH trang 42
Bài 3: VTH trang 43
Bài 4: HSKG
 Tính thể tích hình lập phương biết hiệu của diện tích toàn phần và diện tích xung quanh là 162 dm2.
HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án :
a. 15% của 169 là : 24
b. 27% của 220 là : 59,4
c. 0,5% của 42 là : 0,21
d. 72% của 65 là : 46,8
 Bài giải 
Thể tích hình lập phương A là :
 4 x 4 x 4 = 64 ( cm3)
Cạnh của hình lập phương B à :
 4 x 2 = 8 ( cm)
Thể tích hình lập phương B là :
 8 x 8 x 8 = 512 ( cm3)
Vì 512 : 64 = 8 nên thể tích hình lập phương B gấp 8 lần thể tích hình lập phương A.
Bài giải
Diện tích mảnh vườn hình bình hành là:
 17 x 14 = 238 ( m2)
Diện tích mảnh vườn là:
 238 + 21 = 259 ( m2)
 Đáp sô: 259 m2
 Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là: 
 162 : ( 6 – 4 ) = 81(dm2)
Vì diện tích một mặt của hình hộp lập phương là 81 nên cạnh của hình lập phương là 9 dm. Vậy thể tích hình lập phương là: 
 9 9 9 = 729(dm3)
 Đáp số: 729dm3
3. Củng cố - dặn dò. 1’
- Nhận xét giờ học. 
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
______________________
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔỨNG
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT. 
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
- Luyện tập về nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng: Vở thực hành buổi chiều tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Đặt câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng.
 2. Hướng dẫn luyện tập : 35’
Hoạt động của thầy
Tg
Hoạt động của trò
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm. 
1. Đọc truyện: “ Cưới vợ cho Hà Bá”
Chọn câu trả lời đúng:
 2. Tìm câu ghép có cặp từ hô ứng có trong đoạn văn:
3. Lập dàn ý của bài văn “ Cô bé chổi rơm”
4. Lập dàn ý chi tiết miêu tả một trong các đồ vật sau:
 Cái ti vi, máy vi tính, cái giá sách, tủ đựng quần áo.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
a. Ý 3
b.Ý 3
c. Ý 1
d. Ý 2
Đáp án:
 Ông vừa dứt lời, trưởng làng, bô lão và bọn 
 CN VN CN 
đồng cốt đã xanh xám,van lạy xin thôi.
 VN
Mở bài: 
 Từ đầu đến xinh xắn nhất: Giới thiệu cô bé chổi rơm.
Thân bài:
 a. Đoạn 1: Từ Cô có chiếc váy đến áo len vậy: Tả hình dáng của co bé chổi rơm.
 b. Đoạn 2: Từ Tuy bé đến cứng hơn: Công dụng của chổi rơm.
Kết bài:
 Đoạn còn lại: Tình cảm của tác giả với chổi rơm.
- HS chọn đề bài và làm bài.
3. Củng cố dặn dò. 1’
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
____________________________
VUI CHƠI THỂ LỰC
TRÒ CHƠI: SÓNG BIỂN
I. Mục tiêu :
- Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi.
- Tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Sân trường.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Tg
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu trò chơi
- Yêu cầu HS ổn định.
- Nêu tên trò chơi: Sóng biển.
- Nêu nội dung: GV cho tập thể chơi đứng lên và học các động tác:
+ Sóng biển: Giơ cao hai tay thẳng trên đầu.
+ Sóng xô bên trái: HS giơ thẳng tay lên đầu nghiêng bên trái.
+ Sóng xô bên phải: Giơ tay nghiêng người sang phải.
+ Sóng xô phía trước: Giơ cao tay chồm người lên phía trước.
+ Sóng ngã phía sau: Ngả người phía sau.
- Nêu cách chơi: 
+ GV hô các động tác chơi ở trên, HS chơi phải hô to và làm theo.
+ GV có thể hô một đằng làm một nẻo, người chơi phải làm theo lời hô của quản trò.
- Nêu luật chơi: Ai làm theo tiếng hô của quản trò là sai.
- Yêu cầu HS chơi thử.
- Cho cả lớp chơi trò chơi: Sóng biển.
- Sau mỗi lần chơi GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học.
- Nhận xét và dặn dò.
2’
30'
3’
- Ổn định.
- HS nghe.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- HS nghe.
- Chơi thử.
- Chơi trò chơi.
- HS nghe.
IV. Rút kinh nghiệm:
HS
GV
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(12).doc