Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 33

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 33

Toán

Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Thuộc công thức tính diện tích, thể tích của một số hình đã học.

-Vận dụng tính diện tích,thể tích một số hình trong thực tế.

- Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV : Bảng nhóm, bút dạ.

 HS : SGK , nháp , vở .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

A. Kiểm tra bài cũ(3).- Yêu cầu HS:

+ Tính diện tích của một hình thang có đáy lớn là 1,2m và đáy bé là 0, 8 m. Chiều cao là 10dm.

- GV nhận xét,cho điểm

B Bài mới(32).

1. Giới thiệu: GV nêu và ghi bảng.

GV nêu mục đích yêu cầu của bài.

2, Nội dung:

a. Cho HS ôn về công thức tính diện tích, thể tích của hai hình hộp: Chữ nhật và hình lập phương.

 - GV vẽ hai hình lên bảng - Yêu cầu HS:

+ Viết lại công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần, thể tích của hai hình.

+ Nêu lại cách tính? - GV chốt về lí thuyết

b. Thực hành:

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 33.
Ngày soạn : 14.4.2011
Buổi sáng.
Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
Toán
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình 
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Thuộc công thức tính diện tích, thể tích của một số hình đã học.
-Vận dụng tính diện tích,thể tích một số hình trong thực tế. 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng nhóm, bút dạ.
 HS : SGK , nháp , vở . 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ(3’).- Yêu cầu HS: 
+ Tính diện tích của một hình thang có đáy lớn là 1,2m và đáy bé là 0, 8 m. Chiều cao là 10dm. 
- GV nhận xét,cho điểm
B Bài mới(32’).
1. Giới thiệu: GV nêu và ghi bảng.
GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
2, Nội dung: 
a. Cho HS ôn về công thức tính diện tích, thể tích của hai hình hộp: Chữ nhật và hình lập phương. 
 - GV vẽ hai hình lên bảng - Yêu cầu HS: 
+ Viết lại công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần, thể tích của hai hình.
+ Nêu lại cách tính? - GV chốt về lí thuyết
b. Thực hành: 
Bài 1: Ôn về hình hộp chữ nhật: 
+ Mô tả lại diện tích cần quét vôi? 
+HS đọc yêu cầu bài. 
+ Tự làm vào vở ô li.2 HS làm bảng phụ. GV đi giúp HS yếu. 
+ Nêu cách làm? GV và HS nhận xét,chữa.
*Củng cố về cách tính diện tích XQ, toàn phần hộp chữ nhật. 
Bài 2: Ôn về hộp lập phương : Yêu cầu HS đọc yêu cầu. HS tự làm vở. GV đi giúp HS yếu .
* GV chốt kiến thức về hình lập phương. 
Bài 3: - GV gợi ý: Muốn tìm số giờ nước chảy đầy bể, ta cần tìm gì? Yêu cầu HS tự làm vở. GV chữa và chốt. 
* HS yếu + TB làm bài 2 ; 3. HS khá , giỏi làm bài 1 ; 2 ; 3.
3, Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Ôn lại công thức.
Tập đọc
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng , lưu loát,rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK; Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
 HS : SGK. 
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ(3’):
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời :
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? 
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ? 
- GV đánh giá cho điểm. 
B - Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- GV đọc mẫu điều 15.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 4 điều.
+ Lượt 1 : phát âm từ dễ đọc sai : công lập, lành mạnh, lễ phép, rèn luyện, pháp luật, 
+ Lượt 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp và gọi 1 cặp đọc trước lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?(HS yếu)
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?(HS khá, giỏi)
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.(HS TB)
+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện ?
+ Qua 4 điều của “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì ?
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.GV treo bảng phụ.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm điều 21.
5- Củng cố, dặn dò:- HS nêu một số điều luật mà em biết?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: HS luôn có ý thức để thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
Chính tả( Nghe – viết )
Trong lời mẹ hát
I. Mục tiêu:
 - Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Trong lời mẹ hát.
 - Luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
 - Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng nhóm,bút dạ.
HS : SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm trả bài cũ(3’) :
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết vào bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp tên các cơ quan, đơn vị ở bài 2, 3 trang 137, 138, SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a) Tìm hiểu bài viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
+ Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì ?
b) Luyện viết :
- GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, còng, lời ru, lớn rồi, .....
 - GV sửa lỗi sai (nếu có)
 - GV nhận xét và yêu cầu 1 HS đọc lại.
c) Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết.
 - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi : + Đoạn văn nói về điều gì ?
 + Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ta viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài: 1 HS làm bảng phụ.
+ Đọc kĩ đoạn văn
+ Viết lại tên các cơ quan, tổ chức.
+ Dùng dấu gạch chéo phân cách từng bộ phận của tên đó.
- GV chữa bài trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS giải thích cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trên.
- GV nhận xét và lưu ý HS các từ về, của là quan hệ từ.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trẻ em
I. Mục tiêu:
 - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em.
 - Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em; hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT 4. - Sử dụng các từ thuộc chủ đề Trẻ em để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ, bút dạ.
HS : Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ(3’) :
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng dấu hai chấm
- Gọi HS dưới lớp trả lời : Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Yêu cầu HS đặt câu nói ý nghĩa của dấu hai chấm trong câu mình đặt.
- GV nhận xét, cho điểm.
B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 :- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp: khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý giải thích đúng nghĩa của từ trẻ em.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng: đáp án c)
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm từ đồng nghĩa với Trẻ em
- Gọi nhóm làm bài trên bảng nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Gọi HS đọc các từ đúng trên bảng.
- Gọi HS đặt câu với một trong các từ trên.
- Yêu cầu HS viết các từ đồng nghĩa với trẻ em vào vở và ít nhất một câu với 1 trong các từ đó.
Bài 3 :- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gợi ý : Tìm những câu nói trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh để làm nổi bật lên hình dáng, tính tình, tâm hồn vai trò của trẻ em.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc những hình ảnh so sánh mình tìm được.
- Yêu cầu HS viết ít nhất 3 hình ảnh so sánh vào vở
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- GV chữa bài trên bảng và kết luận lời giải đúng.
* Lưu ý bài 2 ; 3 HS yếu + TB cần tìm được 3 từ , đặt được 2 câu .
HS khá , giỏi tìm được 5 – 7 từ , đặt được 2 – 5 câu.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
Ôn Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:	
 Giúp HS : 
- Củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích của một số hình đã học. 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: BTTN Toán 5 tập 2. 
HS: BTTN Toán 5 tập 2..
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ(3’).
- Yêu cầu HS: 
+ Nêu cách tính diện tích hình thoi, hình bình hành.
- GV nhận xét, ghi điểm
B Bài mới(32’). 
1. Giới thiệu .
GV nêu và ghi bảng.
GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
2, Nội dung: 
Bài 1 BTTN trang 53: 
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. 1 HS làm bảng phụ.GV chữa bài 
* Củng cốvề cách tính diện tích hình bình hành. 
Bài 2 BTTN trang 53:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở.1 HS làm bảng phụ. GV chữa bài
 * Củng cốvề cách tính diện tích hình bình hành. 
Bài 3 BTTN trang 53: (HS yếu)
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. 1 HS nêu miệng. GV chữa bài 
* Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
Bài 4 BTTN trang 54:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. GV chữa bài. 
* Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
Bài 5 BTTN trang 54:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. GV chữa bài.
* Củng cố cách tính chu vi hình vuông. 
3, Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Thể dục.
 Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: Dẫn bóng.
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân, yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi: Dẫn bóng. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao.
II. Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi , 2 quả bóng , mỗi em 1 cầu . 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
- Nhận xét giờ họcNội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Môn thể thao tự chọn.
* GV cho HS ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
- GV đến các nhóm quan sát uốn nắn .
* Thi phát cầu bằng mu bàn chân.
- GV làm mẫu lại động tác.
 - Đánh giá, ghi điểm.
b/Trò chơi:“Dẫn bóng”.
Nêu tên trò chơi, HD luật chơi , cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi, tổng kết đánh giá cuộc chơi .
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5 - 7’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* HS quan sát, tập luyện theo đội hình hàng ngang.
- Thi giữa các tổ.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức.
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Ngày soạn : 15/4/2011
Buổi sáng
Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Toán
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS : 
- Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính diện tích và thể tích của một số hình đã học. 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong toán.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng nhóm, bút dạ.
HS :SGK,vở, nháp. 
 ... êu mục đích yêu cầu của bài.
2. Bài mới
a. Tổng hợp một số dạng toán đã học: 
 + Nêu các dạng toán đã học? 
GV chốt về các dạng toán đã học( cả lớp 4 và 5) 
b. Thực hành: 
Bài 1:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu. 
+ HS tự làm vở. 1 HS làm bảng phụ.
Gọi HS khác nhận xét.GV chữa 
* Củng cố kiến thức về dạng toán tìm trung bình cộng. 
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc đầu bài. Phát hiện dạng toán. 
Tự giải. Nêu cách giải dạng toán này.1 HS lên bảng giải. Lớp nhận xét chũa bài. 
*GV chốt cách giải dạng toán về tổng hiệu.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Phát hiện dạng toán. 
+ Tự làm vào vở. GV chấm một số bài, nhận xét.
- GV chữa 
*GV củng cố về bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. 
* HS yếu + TB làm bài : 1 ; 2 
* HS khá , giỏi làm bài : 1 ; 2 ; 3.
3, Củng cố- Dặn dò:- 
 Nhận xét giờ học, về ôn lại tính chất của phép nhân. 
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) 
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
 - Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
 - Viết được đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bảng phụ,bút dạ.
HS : SGK,vở.
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ(3’) :
 - GV gọi 1 HS lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa với Trẻ em, 1 HS lên bảng viết câu có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT4, trang 148, SGK.
- GV đánh giá cho điểm.
B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 :
- Gọi HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài:
+ Đọc kĩ từng câu văn
+ Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế.
- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài 2 : 
- Tổ chức làm bài tập 2 tương tự bài tập 1.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài: Viết đoạn văn có nội dung nói về cuộc họp tổ, khi là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc những từ có ý nghĩa đặc biệt để trong ngoặc kép.
- Gọi HS làm vào bảng nhóm treo bảng và đọc bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét cho điểm những em viết đạt yêu cầu.
* Lưu ý : HS yếu + TB bài 3 viết được 3 câu 
HS khá , giỏi viết được 5 – 7 câu.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, hoàn thành đoạn văn.
tập làm văn
Tả người (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
 - Thực hành viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
 2. Bài viết rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
 II. Đồ dùng dạy học : 
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra :
- Gọi HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- Nhắc HS : 
Các em đã học cấu tạo của bài văn tả người ở học kì I, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của một trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Gọi một số HS cho biết các em chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
3. HS làm bài kiểm tra
4. Củng cố, dặn dò:
- Thu bài về chấm điểm.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Về nhà chuẩn bị ôn tập giữa học kì.
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) 
I. Mục tiêu:
 1. Ôn tập củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
 2. Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : BTTN TV5 tập 2.
HS : BTTN TV5 tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ (3’):
 - GV gọi HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- GV đánh giá cho điểm.
B– Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 12 BTTN trang 61 :
- Gọi HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài:
+ Đọc kĩ từng câu văn
+ Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài 13 BTTN trang 61: 
- Gọi HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài:
+ Đọc kĩ từng câu văn
+ Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, hoàn thành đoạn văn.
Kĩ thuật
 lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 1) 
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
	-Lắp được mô hình đã chọn.
	-Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	-Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A-Kiểm tra bài cũ(3’): 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
B-Bài mới(32’):
1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2-Hoạt động 1: 
- HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
-HS thực hành theo nhóm 4.
3-Hoạt động 2: 
- HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
 - GV đi giúp đỡ HS còn lúng túng.
a) Chọn các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
4-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động NGLL.
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 
I/ Mục tiêu.
1- Tổ chức cho học sinh xác định những việc cần làm để thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4
2- Rèn thói quen chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nội quy trường lớp.
3- Giáo dục ý thức tự giác chấp hành nội quy.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. 35’
1/ Chia tổ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
2/ Hướng dẫn các tổ trưởng chỉ huy các thành viên trong tổ của mình xác định và giao nhiệm vụ cho từng thành viên chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
3/ Cho các tổ tiến hành thảo luận, đề ra chỉ tiêu, tìm biện pháp thực hiện.
* Về học tập: Phấn đấu đạt nhiều hoa điểm tốt.
Đăng kí ngày học tốt, giờ học tốt.
* Về văn nghệ, thể thao.
- Lên kế hoạch cho buổi văn nghệ chào mừng ngày 30/4
- Phân công chuẩn bị các tiết mục cụ thể.
4/ Kiểm tra, đánh giá và giao nhiệm vụ cho cả lớp.
5/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở, tuyên bố hình thức tuyên dương những bạn có thành tích cao.
Ngày soạn : 17/4/2011
Buổi chiều
Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	
 Giúp HS : 
- Củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích của một số hình đã học. 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: BTTN Toán 5 tập 2. 
HS: BTTN Toán 5 tập 2..
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ(3’).
- Yêu cầu HS: 
+ Nêu cách tính diện tích hình thoi, hình bình hành.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới(32’). 
1. Giới thiệu .
GV nêu và ghi bảng.
GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
2, Nội dung: 
Bài 14 BTTN trang 55: (HS TB)
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. 
GV chữa bài
* Củng cố kiến thức về tính diện tích hình thang, hình tròn. 
Bài 15 BTTN trang 55: (HS yếu)
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. 1 HS làm bảng phụ.
GV chữa bài 
* Củng cố cách tính diên tích toàn phần hình hộp chữ nhật. 
Bài 16 BTTN trang 55: (HS khá, giỏi)
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. 
- GV chữa bài và chốt kiến thức. 
Bài 20 BTTN trang 56:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm vở. GV chấm 1 số bài. 
GV chữa bài
*Củng cố cách tính diện tích hình thang.
3, Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Tiếng Việt
Tập làm văn: Ôn tập tả người
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập và củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.
 - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin, tự nhiên.
*Trọng tâm: Lập dàn ý cho bài văn tả người.
 II. Đồ dùng dạy học :
 GV: BTTN TV5 Tập 2.
 HS : BTTN TV5 Tập 2. 
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ(3’):
- Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét và cho điểm.
B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 11 BTTN trang 60 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài trong BTTN.
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý: Hãy nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
- Gọi HS trình bày kết quả
- GV sửa chữa cho HS cách dùng từ.
- GV nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Sinh hoạt tập thể.
Kiểm điểm tuần 33.
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 33.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 34.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. 25’
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. Tổ 1: Ba; Tổ 2: Nhì ; Tổ 3: Nhất
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Đã có ý thức học tập nhưng kết quả chưa cao.
Về đạo đức:Ngoan, lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:tương đối tốt
Về các hoạt động khác.Tham gia đầy đủ
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 34. 7’
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
Thi đua học tập chào mùng ngày 30/4.
Ôn tập chuẩn bị thi định kì.
3/ Củng cố - dặn dò. 3’
Nhận xét chung.
Chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 33 Lai.doc