Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 19

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 19

Toán

Diện tích hình thang

I. Mục tiêu: Giúp HS :

 - Biết tính diện tích hình thang.

 - Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.

 - Giáo dục học sinh học tốt môn toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV : Bộ đồ dùng học toán 5.

 HS : Bộ đồ dùng học toán 5.SGK, vở nháp.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A– Kiểm tra bài cũ: (3)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập trang 91 và trả lời :

+ Vì sao em xác định các hình là hình thang ?

+ Hãy chỉ rõ các đáy của hình em cho là hình thang.

- Hỏi HS dưới lớp : Hình như thế nào thì gọi là hình thang vuông ?

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 19:
Ngày soạn: 1.1.2011
Sáng
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011.
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
Toán
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
 - Biết tính diện tích hình thang.
 - Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
 - Giáo dục học sinh học tốt môn toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : Bộ đồ dùng học toán 5.
 HS : Bộ đồ dùng học toán 5.SGK, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A– Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập trang 91 và trả lời : 
+ Vì sao em xác định các hình là hình thang ?
+ Hãy chỉ rõ các đáy của hình em cho là hình thang.
- Hỏi HS dưới lớp : Hình như thế nào thì gọi là hình thang vuông ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:32’
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Tìm hiểu bài :
- GV nêu : Tính diện tích hình thang ABCD.
- Hướng dẫn HS : xác định trung điểm M của cạnh bên BC,vẽ đường cao AH, nối A với M rồi dùng kéo cắt hình thang ABCD thành 2 mảnh theo đường AM.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và xếp hai mảnh của hình thang thành một tam giác đặt tên là ADK.
- Yêu cầu HS so sánh diện tích hình thang ABCD và hình tam giác ADK.
- Yêu cầu HS tính diện tích hình tam giác ADK và từ đó kết luận về diện tích hình thang ABCD.
- Hướng dẫn HS rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình thang.
3. Luyện tập:
Bài 1:( HSyếu ) - Gọi HS đọc đề bài. 
 - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .1 HS yếu lên bảng làm, GV chấm bài HS TB- Gọi HS nhận xét chữa.
 - GV củng cố : Công thức tính diện tích hình thang.
Bài 2:(HS khá, giỏi) - Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Nêu độ dài 2 đáy và chiều cao của hình thang a, b.
+ Vì sao biết chiều cao của hình thang b là 14 cm ?
- Yêu cầu HS làm bài. 1 HS làm bảng phụ, HS và GV nhận xét chữa bài.
- GV củng cố : Cách tính diện tích hình thang vuông.
3 - Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại công thức tính diện tích hình thang. 
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Người công dân số Một
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch : đọc phân biệt lời nhân vật; lời tác giả.
- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
 - Giáo dục: HS có lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Tranh ảnh chụp bến cảng Nhà Rồng – Bảng phụ chép đoạn luyện đọc
 HS : SGK .
III.Các hoạt động dạy học :
A - Mở bài: (3’)
- GV giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn Tập đọc của học kì 2.
- Yêu cầu HS mở mục lục SGK và 2 HS đọc tên các chủ điểm trong sách.
- GV giới thiệu chủ đề tuần 19
B - Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 3 phần của bài.
+ Lượt 1 : phát âm từ dễ đọc sai : phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lương bỏng,
+ Lượt 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp và gọi 1 cặp đọc trước lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? ( HS yếu)
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? (HS TB)
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm nhưng chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.(HS khá giỏi)
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai, diễn cảm theo nhóm 3 và thi đọc trước lớp.
3- Củng cố, dặn dò:
- Bài văn cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhận xét giờ học – dặn dò.
Chính tả : (Nghe – viết)
 Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I. Mục tiêu :
 - Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi.
- Rèn HS kĩ năng viết đúng, sạch, đẹp.
 - Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bảng phụ, bút dạ.
 HS : SGK , vở , bút .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ:3’
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
B – Dạy bài mới :35’
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a / Tìm hiểu bài viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực ?
+ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời?
- Yêu cầu HS đọc các từ cần viết hoa. 
- GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : chài lưới, nổi dậy, khởi nghĩa, khảng khái,
 - GV sửa lỗi sai (nếu có)
 - GV nhận xét và yêu cầu 1 HS đọc lại.
b / Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết.
 - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc HS ghi nhớ ý nghĩa của các ô trống.
Yêu cầu HS làm bài . 1HS yếu làm bảng phụ.
Chữa bài bằng hình thức thi tiếp sức.
Gọi 1 HS đọc lại bài thơ hoàn chỉnh.
Bài 3a :- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm bài. 1HS TB làm bảng phụ.
GV chữa bài trên bảng lớp.
Gọi 2 HS khá, giỏi đọc lại câu chuyện hoàn chỉnh và nêu ý nghĩa câu chuyện
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : ghi nhớ cách viết các từ đã học.
Buổi chiều
Luyện từ và câu
Câu ghép
I. Mục tiêu :
 1. Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
 Xác định được câu ghép trong đoạn văn, xác định đúng các vế câu trong câu ghép.
 2. Đặt được câu ghép đúng yêu cầu.
 3. Giáo dục: HS có ý thức cân nhắc, lựa chọn nói câu đúng trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ,bút dạ
 HS : SGK , vở , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A –Kiểm tra bài cũ:3’
 GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học kì 2.
B– Bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Nhận xét :
- Gọi HS đọc đoạn văn và các câu hỏi 1, 2, 3.
- Gọi HS nêu thứ tự các câu văn.
- Yêu cầu HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
- Yêu cầu HS làm câu hỏi 2 theo cặp.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3.
- GV nhận xét chốt lại.
3. Phần Ghi nhớ ::
- Qua phần Nhận xét, em biết được câu ghép là gì ? Lấy ví dụ. Nêu đặc điểm của câu ghép
- Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HTL.
4. Phần Luyện tập 
Bài 1: (HS yếu, TB)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Hỏi : + Hãy đọc các câu ghép có trong đoạn văn.
+ Căn cứ vào đâu em xác định đó là những câu ghép?
+ Hãy xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Bài 2: (HS khá, giỏi)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành 1 câu đơn được không ? Vì sao?
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 3:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp + bảng phụ.
- GV chữa bài trên bảng lớp- Gọi HS dưới lớp đọc các câu mình đặt.
5- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Thế nào là câu ghép ? Câu ghép có đặc điểm gì ?
- Nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Ôn toán
Ôn tập về hình thang, diện tích hình thang
I. Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS đặc điểm, chiều cao, nhận dạng đúng hình thang.Biết tính diện tích hình thang.
- Luyện cho HS kĩ năng tính đúng,nhanh.
- Giáo dục: HS có ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bảng phụ, bút dạ, nội dung.
 HS : vở BT.
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ:3’
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
B – Dạy bài mới :35’
HS nhắc lại các đặc điểm của hình thang viết công thức và nêu qui tắc tính diện tích của hình thang.
Bài 1: VBTtr1
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS yếu lên bảng làm.
- Lớp làm vở. HS khá nhận xét, chữa .
Bài 2: VBTtr1
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng làm bảng phụ.
- Lớp làm vở. HS khá nhận xét, chữa .
Bài 4:VBTtr1
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lớp làm vở BT.GV chấm bài HS yếu nhận xét.
Bài 6: VBTtr2
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lớp làm vở BT.GV chấm bài HS TB nhận xét.
Bài 9: VBTtr2
HS chơi trò chơi- GV phổ biến luật chơi. Trò chơi “ Ai nhanh và đúng”
Gv treo 2 bảng phụ viết nội dung như bài, chia lớp thành 2 nhóm lên bảng làm xem nhóm nào làm nhanh và đúng.
Bài 10: VBTtr3
1 HS đọc đầu bài, lớp theo dõi. Lớp làm vở BT. 1 HS làm bảng phụ. GV chấm bài HS khá, giỏi nhậm xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
Thể dục.
Trò chơi: Lò cò tiếp sức và Đua ngựa.
I. Mục tiêu.
- Ôn đi đều và đổi chân khi sai nhịp vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác...
- Chơi hai trò chơi “ Đua ngựa ” , “ Lò cò tiếp sức ” . Yêu cầu nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II. Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi , 3 con ngựa bằng tre , kẻ sân cho trò chơi,giày 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Trò chơi: “ Đua ngựa ”
- GV nêu tên trò chơi , HD luật chơi , cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi , tổng kết đánh giá cuộc chơi .
b/ Ôn đi đều vòng phải, vòng trái.
- GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện. GV quan sát sửa sai , uốn nắn.
b/ Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức ”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi , cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi , tổng kết đánh giá cuộc chơi .
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5 - 7’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy chậm 1 hàng dọc trên sân tập .
- Chơi trò chơi khởi động : Chim bay , cò bay.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
, luật chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác về đội hình đội ngũ (cách đi đều vòng phải, vòng trái...)
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nộ ... bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học : GV - Bảng phụ,bút dạ.
 HS – SGK, vở
II. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
 - GV gọi HS :
 + Nhắc lại khái niệm về câu ghép và cho VD minh hoạ. 
 + Đọc lại BT3 trong phần luyện tập tiết trước.
- GV đánh giá cho điểm.
B– Dạy bài mới :37’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2
- Yêu cầu HS đọc lại các câu văn, đoạn văn và dùng bút chì gạch chéo để tách các vế của câu ghép, gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. 
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng. 
- Yêu cầu HS nêu rõ cách nối các vế của mỗi câu ghép 
3.Phần Ghi nhớ:
- Hỏi : ( HS khá, giỏi)Từ kết quả phân tích trên hãy cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách ? Là những cách nào ?
- GV nhận xét, khẳng định kiến thức đúng và ghi bảng.
- Gọi 3HS yếu,TB nhắc lại.
4. Phần luyện tập
Bài 1: ( HS yếu, TB)- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS dùng bút chì để gạch chéo để phân tách các vế của câu ghép
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng 
- Yêu cầu HS nêu rõ cách nối các vế câu ghép trong từng đoạn văn 
Bài 2: (HS khá, giỏi) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS: viết đoạn văn (từ 3 – 5 câu) tả ngoại hình 1 người bạn phải có ít nhất 1 câu ghép 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở (HS yếu, TB viết được 3câu.)
- GV chữa bài trên bảng phụ.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ.
Tập làm văn
Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được hai kiểu kết bài không mở rộng và mở rộng qua hai đoạn kết bài (BT1).
 2. Thực hành viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu : mở rộng và không mở rộng(BT2).
- Rèn kĩ năng viết văn.
- Giáo dục lòng ham học bộ môn.
 II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ viết sẵn :
+ Kết bài không mở rộng : nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm với người được tả.
+ Kết bài mở rộng : từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy rộng ra các vấn đề khác.
HS : SGK , vở , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
 - Gọi HS:
 + Đọc 2 đoạn mở bài (làm theo 2 kiểu) cho bài văn tả người.
 + Nhắc lại các kiểu kết bài đã học. 
- GV đánh giá, cho điểm.
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi :+ Kết bài a và b nói lên điều gì ?
+ Kết bài nào có thêm lời bình luận ?
+ Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào ?
+ Hai cách kết bài này có gì khác nhau ?
- GV nhận xét và kết luận về 2 kiểu kết bài.
- GV đưa bảng phụ và gọi HS đọc lại.
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : + Em chọn đề bài nào?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ?
+ Em có suy nghĩ gì về người đó ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. HS yếu , + TB viết : 1 đề theo 2 cách kết bài .
 HS khá ; giỏi viết : 2 đề ( mỗi đề theo 2 cách kết bài) 
2 HS khá, giỏi làm bảng phụ.
- Nhắc HS : đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ, lặp ý. Khi viết cố gắng thể hiện rõ tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó.
- GV chữa bài trên bảng phụ- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét và cho điểm những bài đạt yêu cầu. 
3- Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở ; chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Luyện từ và câu : Câu ghép,cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu :
 1. Củng cố kĩ năng nhận biết câu ghép ở mức độ đơn giản.
 2. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép.
 3. Giáo dục: HS có ý thức cân nhắc, lựa chọn nói câu đúng trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ, BTTN TV 5 Tập 2. 
 HS : BTTN TV 5 Tập 2 , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A–Kiểm tra:3’
 Gọi HS đặt câu ghép. 2 HS làm bảng.
GV nhận xét cho điểm
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Luyện tập 
Bài 4 trang 1 BTTN: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Hỏi : + Hãy đọc các câu ghép có trong đoạn văn.
+ Căn cứ vào đâu em xác định đó là những câu ghép?
+ Hãy xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Bài 5 trang 1 BTTN: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
- Gọi HS dưới lớp đọc các câu mình vừa hoàn thành.
*Củng cố kiến thức về câu ghép.
Bài tập10 tr3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bàivào vở GV chấm.
Bài tập11 tr3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-3 HS TB làm bảng phụ-lớp làm vở.
HS khá giỏi nhận xét, Gv sửa cho HS.
*Củng cố cách nối các vế câu ghép.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
 Nuôi dưỡng gà
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Nêu được mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
	-Biết cách cho gà ăn, uống.
	-Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh, ảnh minh hoạ cho bài theo ND SGK.
	-Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A-Kiểm tra bài cũ:3’ 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
B-Bài mới:32’
1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 
2-Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
-GV nêu khái niệm và hỏi HS:
+Nhà em cho gà ăn những thức ăn gì?
+Cho gà ăn vào lúc nào?
+Lượng thức ăn cho gà ăn ra sao?
+Cho gà ăn uống như thế nào?
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 (SGV – Tr. 68)
3-Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống
a) Cách cho gà ăn:
-GV hướng dẫn HS đọc mục 2a SGK
-Gv đặt một số câu hỏi.
-Mời một số HS trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, và hướng dẫn thêm.
b) Cách cho gà uống: (thực hiện tương tự phần a)
 4-Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài vào giấy.
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
5-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Chăm sóc gà”
Ngày soạn:4/1/2011
Buổi chiều
Thứ sáu, ngày 7 tháng 1 năm 2011
Ôn toán
Ôn tập giải toán về tỉ số phần trăm
I-Yêu cầu
Hướng dẫn HS giải 1 số bài toán về tỉ số phần trăm.
Rèn kỹ năng trình bày bài giải.
Giáo dục HS lòng yêu bộ môn.
II- Chuẩn bị : GV: Bảng phụ, bút dạ.
 HS: SGK, vở, nháp.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra:3’
1-2 HS nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trăm.
2. Bài mới:32’
-Hướng dẫn HS Làm các bài tập sau:
Bài 1: Một cửa hàng định giá mua vào bằng 75%giá bán. Hỏi cửa hàng đó định giá bán bằng bao nhiêu phần trăm giá mua?
Lời giải: 
Giá mua bằng 75% giá bán thì giá bán bằng giá mua.Vậy ta có thể tính như sau:
.Trong đó x là giá bán so với giá mua. Vì 75 =100 nên x = 100=133,33(%)
Đáp số 133,33 % 
Bài 2 : Một cửa hàng bán hàng được lãi 20% so với giá bán, hỏi cửa hàng đó được lãi bao nhiêuphần trăm so với giá mua?
Lời giải:
Vì được lãi 20% nên giá vốn so với giá bán là:
100- 20= 80(%)
Ta có giá bán= giá mua
giá bán = giá mua
Trong đó x là giá định bán
Có thể tính x như sau
X = 100: = 125%
Như vậy cửa hàng đợc lãi so với giá mua là:
125-100 = 25(%)
Đáp số : 25 %
3– Củng cố dặn dò:	 Về nhà ôn lại bài.
 Ôn Tiếng Việt
Ôn tập câu ghép
I-Yêu cầu
-Củng cố về câu ghép, các quan hệ tử trong câu ghép.
- Vận dụng làm đúng một số bài tập.
- Giáo dục HS luôn nói và viết đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ,bút dạ. 
 HS : vở, nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A–Kiểm tra:3’
 Gọi HS đặt câu ghép. 2 HS làm bảng.
GV nhận xét cho điểm
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Luyện tập 
Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Phân các câu dưới đây thành 2 loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
Mùa thu năm 1929, Lí Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông vẫn còn sáng mãi.
Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
Mưa rào rào trên sân gạch , mưa đồm độp trên phên nứa.
Gợi ý : Các câu a,c là câu đơn ; các câu b , d là câu ghép.
Bài 2 	: a) Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1. Xác định CN- VN trong từng vế câu.
b) Có thể tách mỗi vế câu ghép ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?
Gợi ý : b) Không tách được vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.
Bài 3 : Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
Bích Vân học bài còn
B) Nếu trời mưa to thì 
, còn bố em là bộ đội.
 nhưng Nam vẫn đến lớp.
-HS làm vở
-GV gọi đọc bài
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố dặn dò :
Về nhà ôn lại bài.
Hoạt động tập thể.
Kiểm điểm tuần 19.
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Về học tập: Một số bạn có tiến bộ: Lan Anh
Về đạo đức:Nhìn chung các em đã ngoan hơn song còn một số bạn cần phảI nhắc nhở như Duy Phương, Vân, Hoàng
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng. Hoạt, Toán
Phê bình: Vân, Quyết
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
Tiếp tục ổn định nền nếp học tập sau thi định kì.
Hoàn thành phong trào giúp bạn nghèo mỗi em 1 quyển vở ô ly
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhận xét chung.
Chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5(3).doc