Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 1

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 1

TIẾT 4: TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục tiêu

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: " Sau 80 năm.của các em. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ trang 4 SGK

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc

 

doc 86 trang Người đăng hang30 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 26/08/2012 Ngày giảng: T42012
TIẾT 1: CHÀO CỜ
--------------------------------------o0o----------------------------------------
TIẾT 2,3: ĐỊA LÍ, KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
--------------------------------------o0o----------------------------------------
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ đúng chỗ.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: " Sau 80 năm....của các em. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ trang 4 SGK 
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc 
 H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
1'
1'
- HS quan sát
- Bức tranh vẽ cảnh BH đang ngồi viết thư cho các cháu thiếu nhi.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV gọi 1 HS khá đọc cả bài 
- GV chia đoạn
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn +Đọc lần 1 rút ra từ khó
+Đọc lần 2 giải nghĩa từ
+ Đặt câu với các từ: cơ đồ, kiến thiết
+ GV nhận xét câu vừa đặt
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài
- GV chia nhóm phát phiếu học tập 
N1: đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
-N2: Hãy giải thích về câu của BH " các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em"
-N3: Theo em BH muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi : " Vậy các em nghĩ sao?"
Nêu ý chính đoạn 1- GV ghi nhanh lên bảng
- N4: Sau các mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- N5: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- GV nhận xét 
 Em hãy nêu ý chính của đoạn 2 - GV ghi nhanh từng ý lên bảng
? Trong bức thư BH khuyên và mong đợi chúng ta điiêù gì?
c)Luyên đọc diễn cảm và đọc TL
- GVđọc diễn cảm đoạn 2, hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng.
- GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sau đó sửa chữa
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thư
- Yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- Tuyên dương HS đọc tốt
 C. Củng cố dặn dò
- GV ghi nội dung lên bảng
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
16'
10'
10'
2'
- 1 HS đọc
- HS1: các em HS .... nghĩ sao?
- HS2: Trong măm học ... HCM.
- Nhân dân ta ra sức bảo vệ cơ đồ mà tổ tiên ta để lại
-Mọi người đều ra sức kiến thiết đất nước.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- HS thảo luận theo nhóm 
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN DCCH, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em HS được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN.
+Từ tháng 9- 1945 các em HS được hưởng một nền GD hoàn toàn VN. Để có được điều đó dân tộc VN phải đấu tranh kiên cường hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân pháp đô hộ.
+ Bác nhắc các em HS cần nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
+Đ1: nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó
+Sau CM tháng tám, toàn dân ta phải XD lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
+HS phải cố gắng siêng năng học tập , ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu 
- Đại diện các nhóm báo cáo, các bạn khác bổ xung 
- HS nêu ý chính.
+Đ2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và HS trong công cuộc kiến thiết đất nước
+BH khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Vài HS nhắc lại ND của bài.
- HS theo dõi giáo viên đọc mẫu dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng, gạch chéo vào chỗ cân chú ý ngắt giọng
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc 
Cả lớp theo dõi và bình chọn
- HS tự đọc thuộc lòng đoạn thư: " Sau 80 năm .... công học tập của các em"
- Lớp theo dõi nhận xét
- Vài HS nhắc lại
TIẾT 5: TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ (TR.3)
I. Mục tiêu:
 Biết đọc, viết phân số ; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
 * Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4
II. Đồ dùng dạy - học
 Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài đọc SGK để thể hiện các phân số 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A.Ô ĐTC
B. Dạy - học bài mới
1) GV giới thiệu bài, Ghi đầu bài
2) Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số 2/3) và hỏi : Đã tô màu máy phần băng giấy ?
- GV y/c HS giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Y/c HS dưới lớp viết vào giấy nháp
- GV tiến hành tương tự với các hình thức còn lại.
- GV viết lên bảng cả 4 phân số :
 .
Sau đó y/c HS đọc.
3) Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số
- GV viết lên bảng các phép chia sau
1 : 3; 4 : 10; 9 : 2.
- GV nêu y/c : Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV kết luận đúng/sai và sửa bài nếu sai.
? có thể coi là thương của phép chia nào ?
- GV hỏi tương tự với các phép chia còn lại.
- GV y/c HS mở SGK và đọc.
Chú ý 1.
- GV hỏi thêm : Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ?
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS lên bảng viết các số tự nhiên 5, 12, 2001,... và nêu y/c : Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nhận xét bài làm của học sinh, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta phải làm thế nào?
KL : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
? 1 có thể viết thành phân số như thế nào ?
- GV có thể hỏi HS khá giỏi : Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ.
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 0 thành phân số.
? 0 có thể viết thành phân số như thế nào ?
4. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV y/c HS đọc thầm đề bài tập.
? Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS làm bài.
- GV có thể đưa thêm các phân số khác để nhiều HS thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài 2
- GV gọi HS đọc và nêu y/c của đề.
- Y/c HS làm. 
- Y/c HS nhận xét bài bạn trên bảng, sau đó cho điểm học sinh.
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm BT3 tương tự BT2
Bài 4 
- Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Y/c 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình. 
C. Củng cố, dặn dò
 GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập hớng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1'
1'
5'
10'
21'
2'
- HS nghe GV giới thiệu bài và xác định mục tiêu bài học.
- Đã tô màu băng giấy.
-Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô 2 phần. Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc :
 đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện được phần tô của mỗi hình, sau đó viết và đọc.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 
9 : 2 = 
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
+Phân số có thể coi là thương của phép chia 1 : 3
+ Phân số có thể coi là thương của phép chia 4 : 10
+ Phân số có thể coi là thương của phép chia 9 : 2
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có tử là số bị chia và mẫu là số chia của phép chia đó.
- 1số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
5 =; 12 =; 2001 =;....
- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- 1 số HS lên bảng viết phân số của mình.
VD : 1 = ; 1 = ; 1 = ; 
- HS nêuVD: 1 = 
Ta có = 3 : 3 =1. Vậy 1 = 
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
VD : 0 = ; 0 = ; 0 = 
- 0 có thể viết thành phân số có tử bằng 0 và mẫu khác 0.
- HS đọc thầm y/c bài tập.
- Y/c chúng ta đọc và chỉ rõ tử, mẫu của phân số trong bài.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp, mỗi học sinh đọc và nêu tử số, mẫu số của 1 trong bài.
- Y/c chúng ta viết các thương dưới dạng phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp lam vào vở :
3 : 5 = 
- HS làm bài : 
32 = ; 105 = ; 
1000 = 
- 2 HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp làm vào VBT.
a) 1 = ; b) 0 = 
- HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
Ngày soạn: 28/08/2012 Ngày giảng: T5/30/08/2012
TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ (TR.5)
I. Mục tiêu:
 Biết tính chất cơ bản của phân số,vận dụng để rút gọn và quy đồng mẫu số các
phân số ( trường hợp đơn giản).
 *Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động dạy 
TL
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Ví dụ 1
- GV viết lên bảng :
Viết số thích hợp vào ô trống
Sau đó yêu cầu học sinh tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét bài làm của học sinh trên bảng, gọi một số HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
Lưu ý : Hai ô trống phải cùng điền 1 số
? Khi nhân cả tử và mẫu của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được gì ?
Ví dụ 2 
- GV viết lên bảng :
Viết số thích hợp vào ô trống
Sau đó yêu cầu học sinh tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét bài làm của học sinh trên bảng, gọi một số HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
Lưu ý : Hai ô trống phải cùng điền 1 số
? Khi chia cả tử và mẫu của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được gì?
3 ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
a) Rút gọn phân số
- GV : Thế nào là rút gọn phân số ?
- GV viết phân số lên bảng và y/c HS rút gọn phân số trên.
? Khi rút gọn phân số phải chú ý điều gì?
- Y/c HS đọc lại hai cách rút gọn của các bạn trên bảng và cho biết cách nào nhanh hơn.
-GV: Có nhiều cách rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó.  ...  học sinh làm bài
+Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yờu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét, chữa bài.
10'
9'
HS làm vào vở
 a, Số thứ nhất là: 
 80 : ( 9 + 7) 7 =35
Số thứ hai là: 
 80 - 35 = 45
 Đáp số: 35 và 45
- 1 HS đọc đề bài toán 
+Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
Bài giải
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
 3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại hai là : 
12 : 2 = 6 (l)
Số lít nước mắm loại 1 là :
 6 + 12 = 18 (l) Đáp số : 18l và 12l
Bài 3 HD HS làm ở nhà
- GV gọi HS đọc đề toán.
- Bài toán cho em biết những gì?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính những gì?
- Ta đã biết gì liên quan đến chiều rộng và chiều dài ?
 Vậy ta có thể dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó để tìm chiều rộng và chiều dài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài 
4. Củng cố – dặn dò 
 Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
2'
- 1 HS đọc đề bài trước lớp
-Cho biết chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là 120m, chiều rộng chiều dài.
+ Chiều rộng và chiều dài vườn hoa.
+ diện tích của vườn hoa.
- Biết được tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài.
- Biết nửa chu vi chính là tổng của chiều rộng và chiều dài.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
 Bài giải 
Nửa chu vi của vườn hoa là:
120 : 2 = 60 (m)
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 7 = 12 (phần) 
 Chiều rộng của mảnh vườn là: 
60 : 12 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là: 
60 – 25 = 35 (m)
Diện tích của mảnh vườn là :
25 35 = 875 (m2)
 Diện tích lối đi là :
875 : 25 = 25 (m2)
 Đáp số : Chiều rộng : 25m
 Chiều dài : 35 m; 
 Lối đi : 35m2
2-3 HS nêu
TIẾT 5: ĐỊA LÝ
BÀI 3: KHÍ HẬU
I. Mục tiêu
 - Nêu được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
 - Nhận biết mối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta.
 - Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc
 - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
 * HS khá, giỏi: giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Biết chỉ hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV:Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các hình minh hoạ trong SGK.
 HS: Vở, sgk .
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Bài cũ 
 +Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu
GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
 a.Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
*Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Yêu cầu HS chỉ vị trí của VN trên bản đồ và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?
 Nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?
GV: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
*Hoạt động 2: Khí hậu các miền có sự khác nhau
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa 
miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc?
+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam?
GV:Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối ở nước ta
+ Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường sảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò 
- Nơi các chúng ta ở có khí hậu nóng hay lạnh?
- NX giờ học - CB bài sau
1'
5'
1'
 8'
10'
 8'
3'
HS nêu
NX
Lắng nghe
HS lên bảng chỉ
 - Nhiệt đới gió mùa.
 - Nước ta có khí hậu nóng. Có mưa 
nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
 HS nghe
+ 
C 
CChỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ trung bình vào thỏng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu mùa đông, trời lạnh, ít mưa.
+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mùa hạ, trời nóng và nhiều mưa.
+ Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
+ Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
+ Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
- HS nêu
-3-5 HS đọc nội dung bài học trong SGK.
TIẾT 3: ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH
I Mục tiêu.
- HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm hồn nhiên , trong sáng của bài reo vang bình minh
- H\s tập hát kết hợp gõ đệm theo phách , vân động theo nhạc, trình bày bàI hát theo nhóm, cá nhân
- H\s đọc đúng giai điệu , ghép lời kết hợp gõ phách, bài tập đọc nhạc số 1
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn,nhạc cụ quen dùng
 - Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. hoạt động dạy học
Hoạt đọng học
TL
Hoạt động dạy
ND1: Ôn tập bài hát hát: Reo vang bình minh
- HS hát bài reo vang bình minh kết hợp gõ đệm , đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc, sửa lại những chỗ hát sai
GV đệm đàn
- Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng
+ Lĩnh xướng reo vang reongập hồn ta
+ Đồng ca: líu líu lo lo
Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 cùng vui chơi
1.Giới thiệu bài tập đọc nhạc 
- Treo bài tập đọc nhạc lên bảng
- Bài viết theo loại nhịp gì ? có mấy nhịp
GV hướng dẫn: TĐN chia làm 2 câu mỗi câu 4 nhịp. 
2. Tập đọc tên nốt nhạc
GV chỉ định: HS nói tên khuông thứ nhất
-GV chỉ khuông thứ 2: HS nói tên nốt trong TĐN từ thấp lên cao
GV viết bảng: Khuông nhạc có 4 nốt Đồ- Rê- Mi- Son
GV quy định các nốt HS đọc hoà theo
3. Luyện tập tiết tấu 
GV gõ tiết tấu làm mẫu
Gv hướng dẫn: Gõ tiết tấu kết hợp gõ phách
4. Tập đọc từng câu
GV bắt nhịp để h\s thực hiện
5. Tập đọc cả bài 
- GV y/c HS đọc nhạc và tiết tấu
6. Ghép lời ca
7. Củng cố kiểm tra
-Y/c HS gõ phách mạnh, phách nhẹ khi đọc nhạc và bài hát
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
15’
16’
4’
HS ghi bài
HS hát bài reo vang bình minh kết hợp gõ đệm
- Trình bày theo nhóm
- HS hát kết hợp với vận động theo nhạc
- Theo nhịp 2\4 gồm có 8 nhịp
HS nhắc lại
1-2 h\s thực hiện
Cả lớp thực hiện
H\s theo dõi
Cả lớp luyện đọc
H\s theo dõi
H\s thực hiện
H\s thực hiện
H\s thực hiện
H\s thực hiện
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
BÀI 7: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn văn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT 1.
 - Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí.
 * HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV:Bút dạ, giấy khổ to
 - HS :chuẩn bị kĩ dàn ý tả bài văn tả trường học
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 5 HS mang vở lên để GV kiểm tra- chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa
- Nhận xét bài làm của HS
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
? Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét kết luận
? Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu 4 HS trình bày bài trên bảng lớp
- GV cùng HS cả lớp nhận xét sửa chữa để rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm
- GV nhận xét cho điểm
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết
- HS làm bài
- 2 HS trình bày bài của mình. GV và HS cả lớp nhận xét
- Gọi HS đọc bài của mình
- Nhận xét cho điểm bài văn đạt yêu cầu
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về viết lại bài văn . 
Quan sát trường học và ghi lại những điều
 quan sát được.
5'
1'
17'
15'
2'
- 3 HS mang bài lên chấm điểm
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
- HS đọc yêu cầu
- Tả quang cảnh sau cơn mưa
- HS thảo luận nhóm
+Đ1: giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+Đ2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+Đ3: cây cối sau cơn mưa.
+Đ4: đường phố và con người sau cơn mưa.
+ Đ1: Viết thêm câu tả cơn mưa
+ Đ2: Viết thêm các chi tiết hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa
+Đ3: Viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa
+Đ4: Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố
- HS làm vào giấy khổ to, lớp làm vào vở
- Gọi 5-7 HS đọc bài của mình đã làm trong vở
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở 
- 2 HS lần lượt đọc bài. cả lớp nhận xét
- 3-5 HS đọc bài viết của mình
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 3
I. Mục tiêu.
 - Ổn định và duy trì nề nếp học tập của lớp.
 - Cho HS học tập nội quy, quy chế của trường .
 - Phát động phong trào thi đua dành nhiều điểm cao.
II. Nội dung sinh hoạt.
Về học tập:
- Duy trì 100% sĩ số lớp. Đi học chuyên cần, thực hiện nề nếp giờ giấc. Học bài và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà. Trong lớp chú ý nghe giảng, có ý thức 
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nhóm học tập.
2. Về đạo đức.
- Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục khó khăn.
- Học tập tốt nội quy của HS tiểu học.
3. Các hoạt động khác.
- Thể dục buổi sáng và giữa giờ: lớp 5 tập luyện cho các em lớp 1.
- Vệ sinh: giữ gìn sạch sẽ.
- Lao động: Tiếp tục dọn vệ dinh, trồng cây, khơi thông cống rãnh.
III. Kết quả.
- Tuyên dương: Dung, Hòa, Hiền
+ Tích cực trong mọi hoạt động: Dung, Thảo, Hiền, Thơ,
Phê bình: 
 +Nghỉ học không lí do: So, Lù, Chầu.
 + Còn chưa chăm học, chưa đủ đồ dùng học tập : Hậu, Giới, Thu, Sênh,Dệnh.
 + Cần phải cố gắng: Dệnh, Sênh (Chưa biết đọc).
IV. Phương hướng tuần tới.
Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp.
Tiếp tục xây dựng phong trào học tập, chào mừng ngày 20.10
-----------------------------------------o0o----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 13(1).doc