Tiếp cận văn học , cảm thụ văn học ở Tiểu học

Tiếp cận văn học , cảm thụ văn học ở Tiểu học

IV. Nội dung chuyên đề

1. Tiếp cận văn học

1.1. Thế nào là tiếp cận

- Khái niệm : Tiếp cận là một từ Hán –Việt , nghĩa đen là đến gần . Hiểu rộng hơn là từng bước , bằng phương pháp nhất định để tìm hiểu đối tượng theo mong muốn .

- Các phương pháp tiếp cận

 PP tiếp cận là phương pháp khoa học tìm hiểu theo từng bước đi sâu đối tượng để tìm hiểu sâu sắc , để phát hiện vấn đề mới . Có các cách tiếp cận sau :

+ Tiếp cận từ trên xuống : là cách tiếp cận đi từ tổng quát của hệ thống xuống các cấp độ thấp hơn và cuối cùng là nắm được toàn bộ hệ thống .

+ Tiếp cận từ dưới lên : là cách tiếp cận từ bộ phận đến toàn thể , giải quyết vấn đề từ cụ thể đến tổng quát , tìm hiểu theo cấp độ cấu trúc của sự vật từ nhỏ đến lớn .

+ Tiếp cận hệ thống : Xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn , trong đó xem xét các đơn vị nhỏ vừa có qui luật riêng vừa chịu sự chi phối của các đơn vị khác trong tổng thể . Các đơn vị trong hệ thống có tác động qua lại với nhau.Tuỳ phương pháp tiếp cận khác nhau mà cho kết quả thu được khác nhau.Các ngành khoa học khác nhau thì có cách tiếp cận khác nhau

doc 34 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiếp cận văn học , cảm thụ văn học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp cận văn học , Cảm thụ văn học ở tiểu học
 Tác giả : Lưu Công Mẫn - Khoa Tiểu học
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Học viên nắm được các khái niệm và những qui luật về tiếp cận văn học và cảm thụ văn học .
2.Kĩ năng : Vận dụng hiểu biết về tiếp cận , cảm thụ để giảng dạy và giúp học sinh 
Tiểu học tiếp cận và cảm thụ văn học ở chương trình môn Tiếng Việt .
3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức về tiếp cận và cảm thụ văn học để cảm thụ văn học có tính khoa học .
II. Tóm tắt nội dung 
1. Tiếp cận văn học 
2. Tiếp nhận văn học 
3. Cảm thụ văn học 
4. Cảm thụ văn trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học .
5. Cảm thụ một số bài văn cụ thể trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học .
III. Tài liệu tham khảo 
1. Tiếp cận văn học - Nguyễn Trọng Hoàn – NXBKHXH- 2002
2. Tiếp nhận văn học – G.S Phương Lựu – NXBGD - 1997
3. Cảm thụ văn học , giảng dạy văn học – G.S Phan Trọng Luận – NXBGD- 1983
4. Dạy văn cho HS Tiểu học – T.S Hoàng Hòa Bình – NXBGD - 1998
5. Luyện tập về cảm thụ văn học – Trần Mạnh Hưởng – NXBGD - 2005
6. Dạy học tập đọc – T.S Lê Phương Nga – NXBGD - 2001
7. Cảm thụ văn 4-Tạ Đức Hiền- Nguyễn Việt Nga- Phạm Đức Minh-NXB Hà Nội -2005.
8. Cảm thụ văn 5 – Tạ Đức Hiền- Nguyễn Việt Nga- Nguyễn Trung Kiên –
 Phạm Minh Tú – Nguyễn Nhật Hoa – NXB Hà Nội – 2006.
9. Một số trang web trao đổi về cảm thụ văn học
IV. Nội dung chuyên đề 
1. Tiếp cận văn học 
1.1. Thế nào là tiếp cận 
- Khái niệm : Tiếp cận là một từ Hán –Việt , nghĩa đen là đến gần . Hiểu rộng hơn là từng bước , bằng phương pháp nhất định để tìm hiểu đối tượng theo mong muốn .
- Các phương pháp tiếp cận 
 PP tiếp cận là phương pháp khoa học tìm hiểu theo từng bước đi sâu đối tượng để tìm hiểu sâu sắc , để phát hiện vấn đề mới . Có các cách tiếp cận sau :
+ Tiếp cận từ trên xuống : là cách tiếp cận đi từ tổng quát của hệ thống xuống các cấp độ thấp hơn và cuối cùng là nắm được toàn bộ hệ thống .
+ Tiếp cận từ dưới lên : là cách tiếp cận từ bộ phận đến toàn thể , giải quyết vấn đề từ cụ thể đến tổng quát , tìm hiểu theo cấp độ cấu trúc của sự vật từ nhỏ đến lớn .
+ Tiếp cận hệ thống : Xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn , trong đó xem xét các đơn vị nhỏ vừa có qui luật riêng vừa chịu sự chi phối của các đơn vị khác trong tổng thể . Các đơn vị trong hệ thống có tác động qua lại với nhau.Tuỳ phương pháp tiếp cận khác nhau mà cho kết quả thu được khác nhau.Các ngành khoa học khác nhau thì có cách tiếp cận khác nhau .
- Mức độ tiếp cận 
+ Học tập : là thu thập kiến thức đã có về một vấn đề nhất định . Học tập muốn tốt phải học sâu , học rộng , phải liên hệ với thực tế .
+ Khảo sát : dùng biện pháp điều tra , xem xét để hiểu rõ sự vật 
+ Thí nghiệm : Dùng phương pháp làm thử để khảo sát , tìm hiểu đối tượng để kiểm tra minh chứng .
+ Nghiên cứu : là tìm tòi , lục lọi một cách kĩ càng . Nghiên cứu là mức tiếp cận cao nhất của tiếp cận khoa học .
	Đối với học văn , nghiên cứu văn học chính là tiếp cận văn học. 
1.2. Tiếp cận văn học ở Tiểu học 
* Nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm những bộ phận :
- Kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe , nói , đọc , viết ) .
- Tri thức tiếng Việt : hiểu biết tối thiểu về ngữ âm , chính tả , ngữ nghĩa , ngữ pháp .
- Tri thức về văn học , xã hội và tự nhiên . Đó là một số hiểu biết tối thiểu về sáng tác văn học và cách tiếp cận văn học , về con người và đời sống tinh thần, vật chất của con người, về đất nước và dân tộc Việt Nam .
* Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học đã thể hiện nội dung chương trình qua các phân môn : Học vần , Tập viết , Chính tả , Luyện từ và câu , Tập đọc , Kể chuyện , Tập làm văn . Để học sinh có ngữ liệu rèn nghe , nói , đọc , viết , các bài học từ lớp 1 đến lớp 5, ngưòi biên tập sách đã lựa chọn , tinh tuyển những bài thơ , câu thơ , những bài văn , đoạn văn hay , giàu cảm xúc để làm ngữ liệu học tập các phân môn . 
	Qua sử dụng các bài văn , bài thơ để học tiếng Việt , học sinh Tiểu học được tiếp xúc với văn học. Việc rèn các kĩ năng nghe , nói , đọc , viết không thể là một việc làm độc lập , đơn thuần là nghe , nói , đọc , viết và cũng không thể tách rời được những xúc cảm trong thế giới tâm hồn của học sinh khi các em tiếp xúc , đồng cảm với những số phận nhân vật , những hình tượng đẹp , những câu văn hay giàu những biện pháp tu từ sinh động .
	Việc sử dụng ngữ liệu văn học để dạy tiếng là một việc làm truyền thống, có điều ở độ tuổi học sinh tiểu học , giáo viên dạy cho học sinh tiếp cận, cảm thụ đến đâu , mức độ nào cho hợp lí là vấn đề còn phải bàn luận .
1.3. Quá trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học là quá trình dạy học tích hợp giữa tiếng Việt và văn học .
	ở Tiểu học hiện nay không có môn văn , sách văn riêng biệt , nhưng việc dạy văn , học văn vẫn đựơc xác định . Đó là con đường tích hợp giữa dạy học tiếng và dạy học văn . Học sinh chủ yếu học văn qua học tiếng Việt , lấy tác phẩm văn học để học tiếng Việt . Văn học phản ánh hiện thực , giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật ngôn từ , không có hiểu biết tiếng Việt , học sinh không thể cảm và hiểu vẻ đẹp văn chương . Ngược lại , những áng văn chương hay mà các em được học làm phong phú thêm vốn tiếng Việt của các em, đặc biệt là sự nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ .
1.4. Tình hình dạy văn ở Tiểu học hiện nay 
Chương trình Dạy học ở Tiểu học trước cải cách giáo dục từ năm 1981 đã từng có môn văn, SGK văn ở Tiểu học dạy ở lớp 4-5 . Chương trình dạy học 2000 không có môn văn riêng , nhưng việc học văn đã được tích hợp văn học với tiếng Việt để dạy cho học sinh tiểu học đạt mục tiêu giáo dục .
	Vì vậy dạy tiếng Việt ở Tiểu học cần thiết đặt ra vấn đề tiếp cận văn học , cảm thụ văn học để học tiếng Việt có hiệu quả hơn.
	Tình hình dạy văn hiện nay ở Tiểu học còn nhiều vấn đề cần bàn . Đó là nhận thức nhiệm vụ , mục tiêu môn tiếng Việt ở Tiểu học chưa đầy đủ . Việc tiếp cận văn chương như thế nào cho đúng mức , phù hợp với tâm lí lứa tuối và vốn sống , vốn tiếng Việt cho học sinh là điều cần suy nghĩ của các nhà giáo . 
	Có giáo viên chỉ chú ý đến các nội dung dạy tiếng . Trong một bài sử dụng ngữ liệu là một bài văn , nhưng giáo viên chỉ cho học sinh đọc từ khó , phát âm dễ sai lẫn , đọc câu ngắn , câu dài . Phần tìm hiểu bài thường dừng ở phát hiện ra chi tiết , hình ảnh .
Từ những lí do trên , vấn đề nghiên cứu “ tiếp cận văn học , cảm thụ văn học” là cần thiết trong dạy môn tiếng Việt ở Tiểu học .
2. Tiếp nhận văn học 
2.1. Lịch sử vấn đề tiếp nhận văn học .
Mỹ học tiếp nhận nêu lên các vấn đề sau đây về tác phẩm văn học :
	Tác phẩm văn học không có ý nghĩa độc lập tuyệt đối , ý nghĩa tác phẩm được sinh ra trong sự tương tác qua lại giữa văn bản với tầm đón nhận của bạn đọc .
	Mỹ học tiếp nhận nêu ra thuyết người đọc trung tâm cho rằng văn bản không hề có trung tâm nào mà trung tâm được chuyển dịch sang người đọc .
	Hệ quả của hai mặt trên , lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận của người đọc .
	Lí luận văn học trước đây đã bàn đến cảm thụ , tiếp nhận , đến tính sáng tạo của người đọc nhưng vẫn lấy tác phẩm làm trung tâm . Nhưng Mỹ học tiếp nhận lấy người đọc làm trung tâm , vì thế Mỹ học tiếp nhận quan niệm về tác phẩm văn học như sau 
“ Tác phẩm văn học không phải là văn bản kết tinh cố định lại sáng tác của nhà văn mà tác phẩm là một quá trình,chỉ khi nào văn bản được tiếp nhận thì mới thành tác phẩm .”
- Một số ý kiến về mối quan hệ bạn đọc với tác giả , tác phẩm , cuộc sống .
 “ Tiếp nhận văn học gắn liền với vai trũ của người đọc. Lịch sử tỏc phẩm văn học sở dĩ cú được, một mặt do giỏ trị của chớnh tỏc phẩm, mặt khỏc là do sự tiếp nhận một cỏch sỏng tạo và năng động của cụng chỳng. 
Người đọc là yếu tố nội tại của quỏ trỡnh sỏng tỏc văn học. Tỏc phẩm văn học chỉ cú được đời sống khi được người đọc tiếp nhận và chiếm lĩnh cỏc giỏ trị tư tưởng, thẩm mỹ của nú, nhờ đú người đọc được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng, tỡnh cảm, năng lực cảm thụ và tư duy. Chỉ khi được người đọc tiếp nhận, quỏ trỡnh sỏng tạo của nhà văn mới hoàn tất. “
 ( Mối quan hệ giữa bạn đọc với tác giả , tác phẩm và với bạn đọc )
“ Tiếp nhận văn học cú thể núi là cuộc đối thoại giữa người đọc với tỏc giả thụng qua tỏc phẩm, sau đú là của người đọc với người đọc ... Ở đú, thể hiện nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, trao đổi, giói bày giữa người với người. Dự sợi dõy liờn hệ là giỏn tiếp, nhưng nú lại mang tớnh giao diện rất cao, thể hiện 1 phần chức năng văn học. Một tỏc phẩm lỳc này chỉ cũn là phương tiện giao tiếp giứa nhà văn với nhiều loại độc giả khỏc nhau, mà với mỗi loại độc giả là 1 cuộc núi chuyện cũng rất khỏc nhau. Đú là cuộc giao tiếp đa chiều và đa dạng: người đọc giao tiếp với tỏc giả, với nhõn vật và hỡnh tượng trong tỏc phẩm và với nhau. Đú là cuộc giao tiếp trong không gian: giữa cỏc dõn tộc và nền văn húa, và thời gian: giữa cỏc thế hệ và thời đại khỏc nhau.”.
 ( Mối quan hệ giữa bạn đọc với tác giả , tác phẩm và với bạn đọc )
Tiếp nhận văn học ( Thái độ đọc sách )
Văn học đớch thực vốn đa nghĩa. Cú người đọc thơ văn để giải trớ. Cú người đọc tỏc phẩm để học tập, để nghiờn cứu. Tựy năng lực cảm thụ và thị hiếu của người đọc để xỏc định yờu cầu và mức độ tiếp nhận văn học. Chỉ khi nào đọc sỏch với thỏi độ trõn trọng, đối thoại với tỏc giả, biết khỏm phỏ và đồng sỏng tạo, đọc sỏch để giải trớ hay học tập, đọc sỏch vỡ một nhu cầu nhõn sinh thỡ mới cú thể núi là biết tiếp nhận văn học. Người cú văn húa, cú tõm hồn đẹp mới yờu sỏch, ham mờ đọc sỏch. Sỏch là người thầy, là bạn hiền. Giàu vốn sống mà đọc sỏch thỡ sự tiếp nhận văn học đó từ lượng biến thành chất vụ giỏ.”. Trang wed
SÁCH KỂ CHUYỆN HAY SÁCH CA HÁT ( Tác dụng của sách ) 
 Nhiều lần tụi khúc khi đọc sỏch: sỏch kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nờn đỏng yờu và gần gũi biết bao. Là một thằng bộ bị cụng việc ngu độn làm cho kiệt lực, luụn luụn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tụi trịnh trọng hứa với mỡnh là lớn lờn, tụi sẽ giỳp đỡ mọi người, hết lũng phục vụ họ.
Như những con chim kỡ diệu trong truyện cổ tớch, sỏch ca hỏt về việc cuộc sống đa dạng và phong phỳ như thế nào, con người tỏo bạo như thế nào trong khỏt vọng đạt tới cỏi thiện và cỏi đẹp. Và càng đọc, trong lũng tụi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hỏi. Tụi trở nờn điềm tĩnh hơn, tin ở mỡnh hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ớt để ý đến vụ số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sỏch đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lờn, tụi tỏch khỏi con thỳ để lờn tới gần con người, tới gần quan niệm v ... ự rèn thành tài và nổi tiếng là người văn hay chữ tốt được người đời ngưỡng mộ .
+ Kết bài :
	 Đọc bài Văn hay chữ tốt , ta học tập được cách luyện chữ của nhà thơ Cao Bá Quát , một người tài hoa và giàu lòng thương người . Một bài học thấm thía nữa là có tài , nhưng phải tài toàn diện , văn hay ,chữ phải tốt mới cứu giúp được đời , được người . Nét chữ , nét người , còn là học sinh Tiểu học , em phải luyện chữ cho đẹp , học giỏi tiếng Việt , học giỏi văn để trở thành người văn hay chữ tốt . Có thế mới giúp ích cho mình và cho xã hội .
Bài 2. Tập đọc 	Bầm ơi 
	Tiếng Việt lớp 5- tập II – trang 130
	Bài Bầm ơi được đưa vào chương trình phân môn tập đọc là một đoạn trích :
	“ Ai về thăm mẹ quê ta 
	Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền .”
với số lượng là 18 câu . Đoạn thơ thể hiện một số nội dung :
	- Hoàn cảnh người chiến sĩ nhớ mẹ . ( 2 câu đầu ) 
	- Hình ảnh người mẹ già và nỗi nhớ , tình thương mẹ của người chiến sĩ .(8câu tiếp)
	- Tâm tình của người chiến sĩ với mẹ trong hoàn cảnh kháng chiến (8 câu còn lại) 
	Đến lớp 5 , học sinh lớp 5 đã đựơc nhà soạn sách đưa vào những bài văn , bài thơ dài , có dung lượng chữ lớn hơn nhiều so với lớp 2,3 . Học sinh lớp 4-5 đã lớn , đã có một vốn tiếng Việt phong phú và đã có một năng lực cảm thụ văn học qua nhiều bài học , nhiều phân môn học .
	Với bài tập đọc Bầm ơi , giáo viên trong quá trình dạy môn tập đọc cần giúp các em các hoạt động sau :
A. Đọc hiểu các ý sau :
1.Hoàn cảnh nào gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? 
Sống và chiến đấu giữa núi rừng chiến khu vô cùng gian khổ vác liệt trong những năm đầu kháng chiến ( 1946-1954) , anh Vệ quốc quân trong cảnh chiều mưa phùn gió rét , hoàn cảnh ấy khiến anh thầm nhớ người mẹ hiền nơi quê nhà xa xôi 	
 Ai về thăm mẹ quê ta 
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm 
Trong nỗi nhớ thầm ấy , hình ảnh người mẹ hiện dần lên trong cảnh lao động rét mướt :
	Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi , lâm thâm mưa phùn 
	Bầm ra ruộng cấy bầm run 
Chân lội dưới bùn , tay cấy mạ non
	Mạ non , bầm cấy mấy đon 
	Ruột gan bầm lại thương con mấy lần .
2. Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết , sâu nặng .
Đoạn thơ tiếp theo , hình ảnh hai mẹ con hiện lên đan chéo từng cặp thơ 6-8, sự so sánh hơn kém của mẹ và con trong sự gian lao của con ngoài chiến trận với mẹ nhọc nhằn nơi quê nhà đem lại một tình cảm sâu nặng , đằm thắm :
	Bầm ơi , sớm sớm chiều chiều 
	Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
	Con đi trăm núi ngàn khe
	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm 
	Con đi đánh giặc mười năm 
	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
3. Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ .
Tình cảm nhớ thương mẹ của người chiến sĩ gắn với lời động viên , lời an ủi chân thành . Sự hỏi han và thấu hiểu nỗi gian truân của mẹ đã là một sự đồng cảm chia sẻ , anh Vệ quốc quân lại khuyên mẹ đừng lo buồn cho anh . Giọng thơ thật tha thiết cảm động :
	Bầm ơi , sớm sớm chiều chiều 
	Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe ! 
Anh đi chiến đấu phải xa nhà , xa quê . Tình yêu mẹ hoà cùng tình yêu nước làm cho tình cảm mẹ con nâng lên tầm cao mới – tình cảm cách mạng cao đẹp :
	Con ra tiền tuyến xa xôi 
	Yêu bầm yêu nước , cả đôi mẹ hiền .
4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ , em nghĩ gì về người mẹ của anh ?
Qua lời tâm tình của người chiến sĩ , chúng ta càng kính trọng người mẹ , một người mẹ già tiêu biểu cho bao bà mẹ Việt Nam : tần tảo, chịu thương chịu khó , chịu mưa , chịu nắng làm ăn , đôn hậu , giàu lòng thương con và yêu nước .
Sau tiết tạp đọc , giáo viêẩo đề cho học sinh luyện tập cảm thụ văn học qua bài”bầm ơi”: 
B. Cảm thụ văn học :Em hãy nói lên cảm nghĩ của mình về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu 
Học sinh có thể viết như một bài dưới đây :
1.Mở bài : Bầm ơi là một bài thơ lục bát của nhà thơ Tố Hữu viết về tình thương bao la của người mẹ ở hậu phương và tấm lòng thương nhớ , biết ơn mẹ của người chiến sĩ ngoài mặt trận trong chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ . Đoạn trích “Bầm ơi” (SGK Tiéng Việt 5- Tập II) với 18 câu đã nói đầy đủ nỗi nhớ thương mẹ của người chiến sĩ nơi chiến trường xa :
	“ Ai về thăm mẹ quê ta 
	Yeu bầm , yêu nước cả đôi mẹ hiền”.
2.Thân bài 
Hai câu đầu nói lên thể hiện tâm trạng của người con xa quê , xa mẹ . Đó là nỗi nhớ thầm , một tâm trạng thể hiện một tình cảm sâu sắc , thương yêu gắn bó và ấp ủ triền miên sâu kín trong lòng. Trong một hoàn cảnh tương đồng nào đó , nỗi nhớ được bộc lộ :
	Ai về thăm mẹ quê ta 
	Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm 
Âm điệu thơ phảng phất nỗi buồn man mác . 
Những câu thơ tiếp theo tải theo một sự liên tưởng , tưởng tượng hình bóng mẹ già nơi quê nhà :
	Bầm ơi có rét không bầm 
	Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn 
	Bầm ra ruộng cấy bầm run 
	Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Hình bóng mẹ già hiện lên không phải trong cảnh sung sướng , đầy đủ , ấm no mà là cảnh đi cấy đồng chiêm , lầy bùn giữa ngày đông bấc rét . Những hình ảnh thơ được gợi tả chứa chất đầy tâm trạng . Cảnh trời thì heo heo gió , lâm thâm mưa phùn , mẹ già thì lội bùn , run rẩy và xuống cấy . Đây không phải là cảnh thực mà là cảnh trong tâm tưởng người chiến sĩ . Hình bóng mẹ già hàng ngày gian khổ và lăn lộn sương gió khiến người chiến sĩ nhớ mẹ trong những hoàn cảnh điển hình nhất mà anh đã từng thấy ở người mẹ . Chỉ có những người con thương mẹ máu thịt mới nhớ tới mẹ như vậy .
	Nỗi nhớ đang hướng về mẹ được chuyển hoá về nơi con :
	Mạ non bầm cấy mấy đon
	Ruột gan bầm lại thương con mấy lần 
	Mưa phùn ướt áo tứ thân 
	Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu .
Nỗi nhớ , tình thương là không đo được , không giới hạn . Cái vô hạn ấy được nhà thơ sử dụng cái hữu hạn “ mấy đon  mấy lần , bao nhiêu bấy nhiêu” để thể hiện . Một sự so sánh rất quen thuộc của người Việt Nam , vừa cụ thể vừa giàu hình tượng gần gũi với người dân lao động dãi dầu sương gió . 
	Tám câu thơ cuối là lời nhắn gửi người mẹ của đứa con xa :
	Bầm ơi sớm sớm chiều chiều 
	Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe
	Con đi trăm núi ngàn khe 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm 
	Con đi đánh ngiặc mười năm 
	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Lời nhắn gửi thật giản dị : con di đánh giặc , tuy có gian lao núi cao , suối hiểm , dù có thời gian đằng đẵng mười năm , nhưng thể so sánh với nỗi lòng và sự khó nhọc đời bầm được . Vì thế bầm đừng lo nhiều cho con , bởi vì con có xông pha lửa đạn , vượt núi luồn rừng nhưng tất cả “ chưa bằng” những nỗi tái tê , sự khó nhọc đời 60 của mẹ . Tác giả sử dụng điệp từ “ chưa bằng” hai lần , nhắc đi nhắc lại thể hiện lòng biết ơn , ngợi ca của đứa con ngoài tiền tuyến xa xôi đối với mẹ hiền ở chốn hậu phương lam lũ .
Kết đoạn thơ, hình bóng mẹ già được hoà vào , nâng lên tầm vóc bà mẹ Tổ quốc :
	Con ra tiền tuyến xa xôi 
	Yêu bầm yêu nước , cả đôi mẹ hiền .
Tình cảm mẹ con , tình cảm gia đình , tình yêu nước hoà quyện trong tâm hồn người chiến sĩ . Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao quí của những người chiến sĩ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc . 
3. Kết bài 
Bài Bầm ơi đậm chất ca dao dân ca Việt Nam . Cách nói mộc mạc , giản dị nhưng rất sâu sắc thẫm đẫm tình người đã thể hiện một cách sinh động tình cảm của người chiến sĩ đối với mẹ hiền , nơi hậu phương gian khổ . Hình ảnh bà mẹ Việt Nam tần tảo , đôn hậu thật đáng yêu , đáng kính .
Phần Kết luận
	Nói đến cảm thụ là nói đến tiếp nhận của chủ thể người đọc , người học . Không có nhận thức thay , cảm thụ hộ . Mỗi bài học văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học được tuyển chọn là những bài văn bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật . Mỗi bài , tuy ở mức độ khác nhau , nhưng cái hay , cái đẹp của văn chương là chuẩn mực và đích thực. Cảm thụ văn học là cái đích của người đọc và người học hướng tới giá trị mà tác phẩm hàm chứa . Chuyên đề “ Tiếp cận văn học ,cảm thụ văn học ở Tiểu học ” với một thời gian nghiên cứu chưa đủ nên chưa có nhiều dữ liệu để đảm bảo cho tính thuyết phục . Tuy vậy người viết đã cố gắng tổng hợp , khái quát một số vấn đề có tính chất lí luận về “Tiếp cận văn học , cảm thụ văn học” góp tiếng nói chung với một số nhà nghiên cứu lí luận cũng như phương dạy học văn học cùng vấn đề và trên cơ sở đó giúp giáo viên , học sinh Tiểu học tiếp cận văn học và vận dụng cảm thụ văn học vào dạy học văn học ở Tiểu học . 
	ở Tiểu học , vấn đề dạy học văn ở mức độ nào là vấn đề cần bàn . Vì vậy , giáo viên Tiểu học phải hiểu rõ tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học để hướng học sinh “Tiếp cận văn học , cảm thụ văn học ” . Cấu trúc tác phẩm văn học có các lớp : từ ngữ , hình ảnh , chi tiết ; hình tượng, ý nghĩa hình tượng ; ý nghĩa tác phẩm . Tác phẩm sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào . Những biện pháp nào được học trong chương trình tiếng Việt  
Vì vậy dạy văn , dạy “Cảm thụ văn học” ở Tiểu học là dạy tiếp cận văn học . Tiếp cận là một từ Hán – Việt có nghĩa đen là đến gần . Hiểu rộng hơn là từng bước , bằng phương pháp nhất định để tìm hiểu đối tượng theo mong muốn .
Với số lượng bài văn trong chương trình Tiểu học rất lớn , chuyên đề chỉ mới giới thiệu một số bài có tính chất minh hoạ . Để chuyên đề góp thêm tiếng nói bổ ích , mong muốn các nhà sư phạm ngành Tiểu học nghiên cứu kĩ hơn mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học để có định hướng về mặt chiến lược dạy học ở Tiểu học mở hơn , tránh sự nhầm hiểu của giáo viên là ở Tiểu học không có dạy học văn . Mặt khác , là giáo viên Tiểu học , cần xác định rõ nhiệm vụ dạy học văn cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng bởi con đường dạy Tiếng Việt không tách rời việc dạy văn . Dạy cho học sinh biết tiếp cận văn chương ở các cấp độ nhất định sẽ giúp các em “hiểu” và “cảm” vẻ đẹp của văn chương , từ đó các em sẽ đạt được những kĩ năng mong muốn là biết nói và viết những điều các em muốn nói trong sáng và biểu cảm .
	 -----------------------------------------
Phần II . Hướng dẫn học tập
Đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi sau đây 
1.Thế nào là tiếp cận và các phương pháp tiếp cận? Hiểu thế nào là tiếp cận văn học?
2.Thế nào là tiếp nhận văn học ? Trình bày quá trình tiếp nhận văn học .
3.Thế nào là cảm thụ văn học ? Tại sao nói : “Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức thẩm mỹ có tính đặc thù”?
4. Trình bày tính chủ quan của cảm thụ văn học .
5. Vận dụng những hiểu biết về tiếp cận văn học , tiếp nhận văn học , cảm thụ văn học vào dạy văn ở tiểu học .
6. Hãy cảm thụ một bài văn ở tiểu học và vận dụng vào dạy bài đó với nhiệm vụ của phân môn sử dụng bài văn làm ngữ liệu dạy học .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiep_can_van_hoc_cam_thu_van_hoc_o_tieu_hoc.doc