Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

Mục đích, yêu cầu

-Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể :

-Đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch -Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

-Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đươừng cứu nước, cứu dân. Trả lời được các câu hỏi 1,2.3 ( ko cần giải thích lí do )

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 19
Thứ 2 ngày 03 tháng 1 năm 2011
T1 : Chào cờ
Gv hướng dẫn lớp trưởng điều khiễn lớp chào cờ .GV nhận xét và dánh giá tuần qua và triễn khai nhiệm vụ tuần tới .
T2 , Tập đọc
Người công dân số một
I-Mục đích, yêu cầu
-Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể :
-Đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch -Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
-Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đươừng cứu nước, cứu dân. Trả lời được các câu hỏi 1,2.3 ( ko cần giải thích lí do ) 
II-Đồ dùng dạy - học
Tranh minh học trong SGK, ảnh chụp Thành phố Sài Gòn, bến cảng Nhà Rồng.
III-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Mở đầu
GV giới thiệu chủ điểm Người công dân..
-Lắng nghe.
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài
Giới thiệu vỡ kịch Người công dân số Một. Vỡ kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên...
-Lắng nghe.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc 
-Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn 
-GV dọc diễn cảm trích đoạn ...phân biệt lời tác giả, lời nhân vật ...
-Viết lên bảng những từ: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lăng Sa để cả lớp luyện đọc.
-Lắng nghe.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch.
-GV kết hợp giải các từ chú thích và các từ khó.
-HS luyện đọc theo cập.
-Một hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
b)Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS được hoạt động nhiều.
-Đọc thầm ,đọc lướt để trả lời câu hỏi
+Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
- ...tìm việc làm ở Sài Gòn.
+Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
-Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn nầy đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện sự lo lắng trực tiếp của anh Thành về dân, về nước là:
Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng...anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
+Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê có nhiều lúc không ăn nhập nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao vậy?
-Anh Lê gặp anh Thành để báo tin xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
-Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
-Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì?
Anh Thành trả lời: Anh học trướng Sa-xơ-lu Lô-ba...thì...ờ...anh là người nước nào ?
Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh lại thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì...
Giải thích:Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều liúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước.
c)Đọc diễn cảm
-GV mời 3 HS đọc đoạn kịch
-Đọc theo cách phân vai
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1-2 đọan kịch tiêu biểu theo cách phân vai...
-HS đọc theo sự hướng dẫn của GV.
-GV đọc mẫu đoạn kịch
-Từng tốp HS phân vai luyện đọc.
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò
-Hỏi về ý nghĩa của trích đoạn kịch.
-Tâm trạng của người ...cứu dân.
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Diện tích hình thang
A-Mục tiêu
Giúp HS:
- Biíet tính diện tích hình thang ; vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các BT có liên quan.
B- Đồ dùng dạy - học.
Các mảnh bìa như SGK để ghép.
C-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-Làm BT 4 trang 92.
II-Dạy bài mới:
1-Hình thành công thức tính S hìnhthang
-GV nêu vấn đề:Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
-GV hướng dẫn HS:
-Xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM ; sau đó ghép lại như SGK để được hính tam giác ADK.
-HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
+Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK (như SGK).
-HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
-GV kết luận và ghi công thức như SGK.
-Một vài HS nhắc lại công thức .
2-Thực hành:
Bài 1(a ) :Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang
-HS tính rồi nêu kết quả.
Bài2 ( a) : HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.
-HS tự làm bài, sau đó đổi bài chấm chéo.
-GV nhận xét đánh giá bài làm cuả HS.
-Lắng nghe.
III-Củng cố, dặn dò
- Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tich hình thang .
 - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T4 ; Lịch sử
Chiến thắng lịch sử điện biên phủ
I-Mục tiêu
- Tường thuật sơ lược chién dịch ĐiệnBiên Phủ .:
+ Chiến dịch diễn ra trong 3 đợt tán công ; đợt 3 ta tán công và tiêu diệt đồi A1 ,và khu trung tâm của địch .
+ Ngỳa 7-5 -1954 , tập đoàn cứ điểm ra hàng ,chién dịh kết thúc thắng lợi 
Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng điện Biên Phủ : là mốc son chói lọi ,góp phàn kêt thúc thắng lợi cuộc klháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . 
- Biết tinh thàn chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch : tiêu biểu là anh hùng Phan đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai .
II-Đồ dùng dạy - học
-Bản đồ hành chính Việt Nam - Lược đồ phóng to - Phiếu học tập của HS.
III-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Nhận xét tiết kiểm tra cuối HKI.
B-Dạy bài mới:
*Hoạt động 1:
-GV giới thiệu bài: Nêu tình thế của địch...có thể kết thúc chién tranh.
-Lắng nghe.
-GV nêu nhiệm vụ bài học
*Hoạt động 2:
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả :
+Nhóm1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953 - 1954.
-Điện Biên Phủ là một thung lũng ở giữa núi rừng Tây Bắc trùng điệp.Tại đây địch xây dựng tập đoàn cứ điểm (là một hệ thống cứ điểm liên hoàn được xây dựng với quy mô lớn, được trang bị với những vũ khí hiện đại, với lực lựơng binh lính đông và tinh nhuệ, có thể dễ dàng ứng cứu, chi viện cho nhau) với hàng nghìn tấn dây thép gai., máy bay, pháo, súng phun lửa, súng đại liên nhiều nòng có trang bị máy móc để quan sát tự động và bắn ban đêm. Thực dân Pháp và Mĩ gọi Điện Biên Phủ là “pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
+Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
-*Ngày 13-3-1954: quân ta nổ súng mở màng chiến dịch Điện Biên Phủ. 
 *Ngày 30-3-1954: ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai.
 *Ngày 1-5-1954: ta mở đợt tấn công thứ ba, đánh chuiếm các cứ diểm còn lại.
 *17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954 kết thúc thắng lợi.
+Nhóm3:Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
-Trong trận đánh ở Him Lam, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch. 
-Trong khi kéo pháo vào trận địa, bỗng dây thừng bị đứt, anh Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn bánh pháo...
+Nhóm 4:Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Xem phần 2. (Nói thêm: Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, sự quyết tâm của toàn đảng, toàn quân, tòan dân, tinh thần yêu nước sâu sắc, sự chuẩn bị chu đáo, tinh thần chiến đấu kiên cường gian khổ,...)
*Hoạt động 3:
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
*Hoạt động 4: Kể tấm gương hy sinh của anh Phan Đình Giót, anh Tô Vĩnh Diện.
-HS xung phong kể.
*Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
-Kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ; Là chiến thắng tiêu biểu cho tinh thần anh dũng quật cường của dân tộc ta ; Là biểu tượng về sự sụp đổ của pháo đài thực dân,...
C-Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T5 ; Đạo đức
Em yêu quê hương 
I-Mục tiêu
- Biíet làm những việc phù hợp với khả năng đẻ góp phân tham gia xây dựng quê hường
- Yêu mến ,tự hào về quê hương mình mong muốn được góp phần xây dựng quê hương .
II-Tài liệu và phương tiện 
-Giấy ; bút ; tranh ; thơ nói về vê hương...	
III-Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
-Đọc truyện Cây đa làng em.
-Thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
+Vì sao dân làng gắn bó với cây đa?
-Cây đa cho bóng mát, tạo cảnh đẹp, tượng trưng hình ảnh quê hương
+Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao bạn Hà làm như vậy?
-Bạnn Hà góp tiền để chữa cho cây đa khỏỉ bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà.
*Hoạt động 2: Làm BT 1, SGK.
-Thảo luận BT1
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-GV kết luận:Trường hợp a, b. c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
-GV yêu cầu HS: 
-Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
-HS trao đổi nhóm theo các gợi ý sau:
+Quê bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê mình?
-HS tự trình bày trước lớp.
+Bạn đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
-HS tự trình bày những việc làm cụ thể của mình.
*Hoạt động nối tiếp
-Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn.
-Chuẩn bị các bài thơ., bài hát nói về tình yêu quê hương.
Thứ 3 ngày 04 tháng 01 năm 2011
T1 - Luyện từ và câu
Câu ghép
I-Mục đích, yêu cầu.
- Nắm đ]ợc câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại ,mỗi vé câu ghép thường giống như một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác .
Nhận biết đượccâu ghép xác đin được vé câu trong câu trong câu ghép ( Bt1 ,Mục III .Thêm được một vé cau vào chỗ trống để toạ thành câu ghép ( BT3 ) .
đặt được câu ghép.
II-Đồ dùng dạy - học 
Vở BT, bút dạ , giấy khổ to.
III-Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu MĐ, YC của tiết học.
-Lắng nghe.
2-Phần nhận xét.
-Hai HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-Cả lớp theo dõi trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
+Đánh số thứ tự trong đoạn văn; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn.
-Đánh số thứ tụ trong BT. Gạch chéo ngăn cách chủ vị.
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ/ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
Hễ con chó / đi chậm , con khỉ / cấu hai tai chó giật giật
Con chó / chạy sãi thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thỏng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
+Xếp câu 1: câu đơn - Các câu 2, 3, 4, là câu ghép.
+Có thể tách mỗi cụm chủ vị trong cá ... ạy- học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm ta bài cũ
-Kiểm tra bài Dung dịch.
II-Dạy bài mới 
*Hoạt động 1: Thực hành tạo ra một dung dịch.
-Cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn SGK.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình :
+Tạo ra một dung dịch đường và ghi vào bảng như SGK.
+Thảo luận câu hỏi và làm thí nghiệm để rút ra kết luận nhằm trả lời câiu hỏi.
+Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ?
-Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chát lỏng đó.
+Dung dịch là gì ?
-Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
+Kể tên một số dung dịch mà bạn biết ?
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
-Nước chấm, nước đường, nước chanh,...
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc sau:
+Đọc mục HDTH SGK , đưa ra kết quả.
+Tiếp theo cùng làm thí nghiệm...
+Nếm thử ...rồi đưa ra kết quả...
-Gợi ý cho đại diện các nhóm trả lời câu hỏi như SGK.
-Những giọt nước đọng trên đĩa không mặn vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc.
-Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch ?
+Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
-Kết luận:Ta có thể tách các chất trong dung dich bằng cách chưng cất.
-Trong thực tế người ta chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế, ...
-Lắng nghe.
*Trò chơi đố bạn:
+Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
-Người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
+Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?
-Người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
III-Củng có, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T5 ; Thể dục
Đi đều ,đổi chân khi sai nhịp ; Tung và bắt bóng
Nhảy dây kiểu chụm hai chân 
Trò chơi : Đua ngựa – lò cò tiếp sức và chuyền bóng 
Mục tiêu : 
Thực hiệnđược động tác đi đều ,cách đổi chân khi sai nhịp .
Biết cách tung và bắt bóng bắng hai tay ,tung bóng bằng một tay ,bắt bóng bằng một tay 
Thự hiện được kiểu nhày dây kiểu chụm hai chân .
Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi .
Địa điểm – phương tiện 
Vệ sinh ,an toàn 
PP lên lớp .
Phần mở đầu :
GV phổ biến nội dung tiêt học 1-2 p 
Cho HS chạy chậm 1 vòng trên sân .
Xoau các khớp cổ chân ,tay ...
Trò chơi “ TRời ta - Đất ta 
2 . Phần cơ bản :
A, Trò chơi “ Đua ngựa” : 
_ GV phổ biến luậtchơi và hướng đẫn hs tham gia trò chơi 
Lần 1,2 : GV điều khiễn 
Lần 3-4 : Lớp trưởng điều khiễn .
GV nhận xét và sửa chữa ssai sót .
b, Ôn đi đều theo 2-4 hàng dọc và đổi chân khi sai nhịp :5 p 
- Cho hs thi đua giữa cáctổ 
- GV nhận xét 
c, Chơi trò chơi “ Nhảy dây kiểu chụm hai chân” 
- Gv hướng dsẫn và làm mẫu 
HS thực hành .
Gv nhận xét sửa chữa.
c, Trò chơi “ Đua ngựa – Lò cò tiếp sức – Chuyền bóng .
_ GV nêu tên trò chơi ,luật chơi và cách chơi .
Cho HS lần lượt chơi thử các trò chơi sau đó chơi chính thức .
Gv theo dõi nhận xét sau mỗi trò chơi 
3.Phần kết thúc .
- Cho hs sinh vận động điều hoà ,hát 1 bài .
- GV nhận xét tiêt học 
Thứ 6 ngày 07 tháng 1 năm 2011 
T 1 ; Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I-Mục đích, yêu cầu
- Nhận biết được hai kiểu kết bài : mở rộng và không mở rộng ( BT1 ) 
-Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng
II-Đồ dùng dạy - học
-Bảng phụ viết kiến thức đã học (ở lớp 4) về hai kiêủ kết bài.
+Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hợc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
-Bút dạ và giấy khổ to để HS làm bài tập 2, 3.
III-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Đọc các đoạn mở bài đã được viết lại.
1-Giới thiệu bài.....luyện tặp viết đoạn kết bài -
-GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài.
2-Hướng dẫn HS luyện tập 
-Một HS đọc nội dung bài tập1
-Cả lớp đọc thầm lại 2 đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
-HS tiếp nối nhau phát biểu, chỉ ra sự 
khác nhau của hai kiểu kết bài 
-Đoạn KBa: Kết bài theo kiểu không mở rộng : tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
-Đoạn KBb: Kết bài theo kiểu mở rộng : sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
*Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu. Do đó, vẫn có thể gọi KBa (Đến nay bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi).là đoạn kết bài.
Bài tập 2
-Một HS đọc lại yêu cầu của BT và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài), tr.12 (Tả một người thân trong gia đình em; Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em ; Tả một ca sĩ đang biểu diễn ; Tả một nghệ sĩ 
hài mà em yêu thích).
-GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
-Năm, bảy HS nói lên đề bài mà em chọn 
-Viết các đoạn kết bài. 4 HS làm vào giấy khổ to.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết.
-GV và cả lớp theo dõi nhận xét, góp ý.
 -4 HS dán phiếu lên bảng. Trình bày kết qủa.
-GV và cả lớp phân tích, nhận xét đoạn văn.
3-Củng cố, dặn dò
-HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài.
-Nhận xét tiết học -Dặn chuẩn bị tiết sau.
T 2; Khoa học
Sự biến hoá học
 I Mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ về sự biiến đổi háo học do tác dụng háo học cảu nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng .
II .Đồ dùng dạy học
-Hình trang 78, 79, 80, 81 SGK -Giá đỡ,lon sữa bò, thìa có cán và nến - Một ít đường kính trắng - Giấy nháp - Phiếu học tập.
III .Hoạt động dạy- học
hoạt động dạy
hoạt động học
*Hoạt động 1: Thí nghiệm
Làm việc theo nhóm.
-TN1:Đốt một tờ giấy.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
+Đốt một tờ giấy, mô tả hiện tượng xảy ra?
-Tờ giấy bị cháy thành than.
+Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không ?
-TN2: Chưng đường trên ngọn lửa.
+Mô tả hiện tượng xảy ra?
-Tờ giáy đã được biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
-Đường từ màu trắng chuyển sang màu vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu cứ tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than. Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
+Dưới tác dụng của nhiệt, đường có thể giữ được tính chất ban đầu của nó hay không ?
-Đường đã không giữ đựơc tính chất của nó nữa, nó đã bị biến thành một chất khác.
Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi:
+Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là gì?
-Hiện tượng...gọi là sự biến đổi hoá học.
+Sự biến đổi hoá học là gì ?
-Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất nầy thành chất khác.
*Hoạt động 2: Thảo luận.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi:
+Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học?
-Cho vôi sống vào nước. Vì vôi sống đã bị biến đổi thành vôi tôi, dẻo, quánh, ...
-Xi măng trộn cát và nước. ....
-Đinh mới để lâu ngày bị gỉ. ...tính chất đinh gỉ khác hẳn tính chất đinh mới.
+Trường hợp nào là sự biến đổi lí học?
-Xé giấy thành những mảnh vụn. Vì tuy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
-Xi măng trộn cát...
-Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai,lọ, để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn....vẫn giữ nguyên tính chất.
Kết luận:Sự biến đổi từ chất nầy thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
-Lắng nghe.
*Củng cố, dăn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Chu vi hình tròn
A-Mục tiêu
Giúp HS nắm được quy tắc, công thức, tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
B-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
-Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như trong SGK.
-Lắng nghe.
-Vận dụng các công thức qua VD 1 và 2.
2-Thực hành
Bài 1, 2: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân. 
-HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
-Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp. HS khác nhận xét, GV kết luận.
a) P= 1,84 cm ; ...
Bài 3: Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong việc giải các bài toán thể hiện ở chỗ HS biết bánh xe hình tròn và yêu cầu tính chu vi của hình tròn đó. 
-HS phải tưởng tượng và ứơc lượng về kích cỡ của bánh xe nêu trong bài toán.
 Giải:
 Chu vi của bánh xe hình tròn là:
 0,75 x 3,14 = 2,355 (cm).
 Đáp số: 2,355 cm.
3-Củng cố. dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T4 : Kĩ thuật
Nuôi dưỡng gà
I . Mục tiêu :
- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà .
- Biết cách cho gà ăn ,cho gà uống . Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương ( nếu có ) .
II . Đồ dùng dạy học 
_ tranh ảnh ở SGK .
Phiếu dánh giá ket squả học tậpcuẩ học sinh .
III. PP lên lớp ,.
Giới thiẹu bài ; GV giới thiệu ghi đề bài lên bảng 
1 > Hoạt động 1 :Tìm hiểu mục đích ,ý nghĩa cảu việc nuôi dưỡng gà .
- Gv nêu : Công việc cho gầ ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng gà .
- HS đọc nội dung 1 ở SGK và nêu mục đích ,ý nghiãc cảu việc nuôi dưỡng gà .
GV tóm tắt : Nuôi dưỡng gà gồm hai yếu tố là choăn và uống . Nuôi dưỡng hợp lí sẽ đemlại lợi nhuận trong việc nuôi gà ,
2 ; Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách cho gà ăn uống :
-=a, cachs cho gà ăn : 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi , đọc nội dung 2 ở SKG để trả lời .
GV nhận xét và giải thích : Chất bộtđường + chất đạm + chất khoáng .
Tóm tắt cách chogà ăn theo SGK .
b, cáh chogà ăn :
- GV dặt cau hỏi để học sinh nêu cách cho gà ăn ,uống 
- GV nhận xét kết luận : Khi nuôi gà cần cho ăn đủ chất đủ lượng .Chú ý vệ sinh để phòng bệnh cho gà . 
3; Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh .
Gv dùng phiếu học tập dể kiểm tra kết qảu học tạp cảu học sinh 
_ Học sinh làm bài 
- GV nêu đấp án .
4 . Nhận xét – dặn dò ;
 - GV nhận xét tiet shọc và dặn học sinh chẩun bị tiêt ssau .
T5 ; Sinh hoạt lớp 
* Gv nhận xet, đánh giá tuần qua về các hoạt động : 
Công tác trực nhật 
Vệ sinh môi trường 
Học tập ở lớp ,ở nhà .
Rèn luyện đội viên .
* Tiếp theo gv phổ biến nhiệm vụ tuần tới và giao việc cho ban cácn sự lớp
Thi đá bóng mi –ni tại trường 
Tiếp tục trồng cây xanh 
Trang trí lớp học 
Tập nghi thức đội 
Phụ đạo HS yếu, bối dưỡng HS giỏi . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19.doc