Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 5

LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1 TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. Mục tiêu:

-Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn,đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung ghi nhớ)

-Tìm được từ đồng nghĩa theo y/c BT1,BT2 (2 trong số 3 từ); đạt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3)

II. Đồ dùng dạy - học:

- Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1.

- Bảng nhóm để một vài HS làm bài tập2- 3 phần luyện tập.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1 TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
-Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn,đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung ghi nhớ)
-Tìm được từ đồng nghĩa theo y/c BT1,BT2 (2 trong số 3 từ); đạt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3)
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1.
- Bảng nhóm để một vài HS làm bài tập2- 3 phần luyện tập. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Nhận xét. 
Bài tập 1/7:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Gọi 1 HS đọc từ in đậm đã được thầy cô viết sẵn. 
- GV hướng dẫn HS so sánh các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đo ùđoạn văn b. 
- GV chốt: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa. 
Bài tập 2/8:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- GV và HS nhận xét. Chốt lại lời giải đúng. 
* GV rút raghi nhớ SGK/8. 
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1/8:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Gọi 1 HS đọc những từ in đậm có trong bài. 
- Tổ chức cho HS làm việc các nhân. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/8:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3/8:
- GV tiến hành tương tự các bài tập trước. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. 
- Bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
a/ xây dựng- kiến thiết
b/ vàng xuộm- vàng hoe- vàng lịm
- HS so sánh từ. 
a/ cùng chỉ một hoạt động.
b/ cùng chỉ một màu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân.
-nước nhà- non sông, hoàn cầu- năm châu.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc nhóm 4. 
-đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp,...
-to lớn: to, lớn, to đùng,...
-học tập: học hành, học hỏi,...
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
Tuần: 1 Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 2 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
 - Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, biết cân nhắc lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bút dạ và 2 - 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 1, 3. 
- Một vài trang tự điển phô tô nội dung liên quan đến bài tập 1 (nếu có điều kiện). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- HS1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, nêu ví dụ. 
- HS2: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Nêu ví dụ?
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
19’
8’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. 
Bài 1/13:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm. 
- GV nhận xét và ghi điểm. và chốt lại những từ đúng. 
Bài 2/13:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS làm bài cá nhân. 
- HS lần lượt đọc câu văn của mình. 
- GV và HS nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 
Bài 3/13:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV giao việc cho HS. 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ/8. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Bài sau: MRVT: Tổ quốc
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- xanh biếc, xanh lè, xanh lét,..
- đỏ au, đỏ bừng, đỏ hỏn,...
- trắng tinh, trắng toát,...
- đen sì, đen kịt,...
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc nhóm 4. 
-Thứ tự cần điền: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
TUẦN 2 Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 3 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
I. Mục tiêu:
- Tìm được 1 số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoăc CT đã học (BT1); tìm then được 1 số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được 1
 số từ chứa tiêng quốc (BT3).
- Đặt câu được với 1 trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bút dạ, một vài từ phiếu khổ to để HS làm bài tập 2, 3, 4. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- HS1: Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được. 
- HS2: Làm bài tập 3. 
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
21’
7’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3. 
Bài 1/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV nhận xét và ghi điểm., chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV phát phiếu, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc cho HS. 
- GV cho HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 4. 
Bài 4/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Gọi lần lượt HS đọc câu mình đặt. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
- nước nhà- non sông
- đất nước- quê hương
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc theo nhóm4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- giang sơn- xứ sở
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân. 
- vệ quốc, quốc doanh, quốc ca,
ái quốc, quốc hội,...
TUẦN 2 Thứ năm ngày ngày 1 tháng 9 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 4 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT 2)
Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có). 
- Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1. 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 03 HS
- Gọi 3 HS làm bài tập 2, 3, 4/18. 
- GV nhận xét và ghi điểm.. 
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
15’
14’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. 
Bài 1/22:
- Gọi 1 HS đọc yêu câu của bài tập 1. 
- GV giao việc cho HS, yêu cầu các em làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/22:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV giao việc cho HS, yêu cầu các em làm việc theo nhóm đôi. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 
Bài 3/22:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình. 
- GV và HS nhận xét. GV chấm một số vở. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
- mẹ, má, u, bu, bầm, mạ
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
-bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
- lunh linh, long lanh, lấp loáng,..
- vắng vẻ, hiu quạnh,...
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân. 
TUẦN 3 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 5 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu:
- Xếp được TN cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người VN (BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
 - HS khá, giỏi thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2; đặt câu với các từ tìm được (BT3c)
II. Đồ dùng dạy - học: - Bút dạ; một tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1, 3b. 
 - Một tờ giấy khổ to trên đó GV đã viết lời giải BT 3b. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 03 HS
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn miêu tả đã viết ở tiết LTVC trước.
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
18’
10’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. 
Bài 1/27:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- GV phát phiếu, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/27:
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. 
- Giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
- Yêu cầu HS sửa bài theo lời giải đúng. 
* Y/c HS khá, giỏi đọc thuộc các thành ngữ, tực ngữ ở BT2
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 
Bài 3/22:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3. 
- Gọi 1 HS đọc truyện Con rồng cháu Tiên. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* Y/c HS khá, giỏi đặt câu với các từ tìm được
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
a) Công nhân:thợ điện, thợ cơ khí
b)Nông dân: thợ cấy, thợ cày
c)Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm
d)Quân nhân: đại uý, trung sĩ
e)Trí thức: giáo viên, bác sĩ , kĩ sư
g)Học sinh: HS tiểu học, HS trung học
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
a)Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó , ngại khổ
b)Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và thực hiện sáng kiến.
c) Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động
d)Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc
e)Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1 HS đọc truyện.
- HS làm việc cá nhân. 
-Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
-đồng hương, đồng môn,...
Ví dụ: Chúng tôi là đồng chí.
TUẦN 3 Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 6 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2); Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng1,2 từ đồng nghĩa ( BT3). HS khá, giỏi dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết ở BT3.
II. Đồ dùng dạy - học: - Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có). 
 - Bút dạ, 2- 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 1. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS lần lượt lên làm bài tập 2, 3 của tiết LTVC trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
8’
8’
12’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/32:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/33:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 3: 
 Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 
Bài 3/33:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
* Y/c HS khá, giỏi đặt câu với nhiều từ đồng nghĩa.
- GV chấm một số vở. 
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn của mình. 
- GVvà HS sửa bài. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
-Bài sau: Từ trái nghĩa
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
-Thứ tự từ cần điền: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp
- HS tìm thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt đối với đất nước, quê hương.
-HS giỏi đặt câu với thành ngữ, tục ngữ vừa tìm.
- HS biết viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp mà em thích.
*Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất.Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đoá hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp
TUẦN 4 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 7 TỪ TRÁI NGHĨA 
I/Mục tiêu:
 Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
 Nhận biết các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ(BT 1); biết tìm từ nghĩa với từ cho trước(BT2,3)
II/ Đồ dung dạy học: - Bảng phụ và VBT.
III/ Các hoạt động dạy và học: 
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Bài cũ: KT bài: LT về từ đồng nghĩa
2/ Bài mới: a) Giới thiệu bài.
 b) HD tìm hiểu bài
-Hoạt động 1: HD phần nhận xét. 
Nhận xét 1:
- So sánh nghĩa các từ in đậm
* phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ trái ngược nhau . Đó là những từ trái nghĩa.
Nhận xét 2:
- Tìm những từ trái nghĩa
Nhận xét 3:
- Cách dùng các từ trái nghĩa..
-Gợi ý rút ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1/ Đề (SGK)
Bài 2/ Đề (SGK)
Bài 3/ Đề (SGK)
Bài 4/ Đề (SGK)( Nâng cao)
3/ Củng cố, dặn dò:
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
về nhà học bài và chuẩn bị :LT về từ trái nghĩa.
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
-Thảo luận N2
+Phi nghĩa là trái với đạo lí.
+Chính nghĩa là đúng với đạo lí.
-HS đọc đề xác định yêu cầu.
- Thảo luận N4
+sống/ chết - vinh/ nhục;.
-HS đọc đề và xác định yêu cầu.
- .tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của ngườiViệtNam.
 *Nêu ghi nhớ (SGK) 2HS.
 Đọc đề và nêu y/c của bài -Thảo luận N2
- Đục / trong ; đen / sáng; rách / lành;
 dở / hay.
 Đọc đề và xác định yêu cầu.-Thảo luận N4
- Hẹp / rộng; xấu / đẹp; trên / dưới.
-Đọc đề và xác định yêu cầu.- Thảo luận N4
+Hoà bình /chiến tranh, xung đột.
+Thương yêu /căm ghét, căm giận, căm thù.
+Đoàn kết / chia rẽ , bè phái, xung khắc
+Giữ gìn / phá hoại , phá phách
-Đọc đề và xác định yêu cầu.
- Thực hiện VBT
*Những người tốt trên thế giới yêu hoà bình.Những kẻ ác thích chiến tranh.
*Chúng em ai cũng yêu hoà bình ,ghét chiến tranh.
TUẦN 4 Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 8 LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA 
I/ Mục tiêu:
 Tìm được các từ trái nghĩatheo yêu cầu của bài tập 1,2,3.
 Biết tìm từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của bài tập 4( 2 hoặc 3 ý); đặt câu BT 5 
 HS khá giỏi thuộc tục ngữ,thành ngữ BT 1và làm toàn bộ BT 4.
II / Đồ dung dạy học: Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Bài cũ: KT bài: “Từ trái nghĩa”
2/ Bài mới: HD luyện tập
Bài tập 1 : Đề (SGK)
 Tìm từ trái nghĩa
- Cho HS nắm ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
Bài tập 2: Đề (SGK)
 Điền vào mỗi ô trống.
Bài tập 3 : Đề (SGK)
Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào ô trống
Bài tập 4 : Đề (SGK)
 a)Tả hình dáng:
 b)Tả hành động:
 c)Tả trạng thái:
c)Tả phẩm chất:
Bài tập 5 : Đề (SGK)
*Có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 một từ
3/ Củng cố- dặn dò:-GV nhận xét tiết dạy.
 Về nhà học bài và xem:MRVT:Hoà bình.
-2 HS trả lời +VBT.
-Thảo luận N2.
+Ăn ít ngon nhiều.
+Ba chìm bảy nổi.
+Nắng chóng trưa , mưa chóng tối.
+Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già; già để tuổi cho.
- HS học thuộc 4 câu thành ngữ, tục ngữ.
- Thảo luận N4
 a- lớn , b- già , c- dưới , d-sống 
- Thảo luận N4.
 a- nhỏ , b- vụng , c- khuya. 
- Thảo luận 4 nhóm
 cao / thấp ; cao / lùn ; cao vống/ lùn tịt
 to/ bé; to / nhỏ ; to xù / bé tí ..
 béo / gầy ; mập /ốm ; béo múp/ gầy tong.
- khóc / cười ; đứng / ngồi ; lên / xuống
- buồn / vui; lạc quan / bi quan.
 sướng / khổ ; vui sướng / đau khổ .
 khoẻ / yếu ; khoẻ mạnh /ốm đau..
- tốt / xấu ; hiền /dữ ; lành / ác ; ngoan / hư; 
 Khiêm tốn / kiêu căng ; hèn nhát / dũng cảm ; thật thà / dối trá; trung thành / phản bội ; cao thượng / hèn hạ ;.. 
- làm vở bài tập
 Con chó Cún nhà em béo múp. Chú Vàng nhà Hương thì gầy nhom. 
 Na cao lêu đeo, còn Hà thì lùn tịt.
TUẦN 5 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 9 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I/ Mục tiêu: 
 - Hiểu nghĩa của từ “ hoà bình” (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ “hoà bình” (BT2). Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3)
 II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Bài cũ: KT bài “Luyện tập...trái nghĩa”
2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1 : Đề (SGK)
Bài tập 2 : Đề (SGK)
-GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ:
*Thanh thản: tâm trạng , nhẹ nhàng, thoải mái
 * Thái bình: yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc
Bài tập 3 : Đề (SGK)
-HS chỉ viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.
-Có thể viết về cảnh thanh bình ở địa phương hoặc cảnh một làng quê, thành phố các em thấy trên ti- vi.
 3/Củng cố- dặn dò: 
- GV nhận xét tiết dạy.
- Tiết sau: Từ đồng âm.
-2HS trả lời + vở bài tập
+Đọc đề và nêu y/c – N2
- Ý b: trạng thái không có chiến tranh.
- Các ý không đúng: ý a và ý c.
+Đọc đề và nêu y/c – N4
+Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình:
Bình yên, thanh bình, thái bình.
+ Đọc đề và nêu y/c - VBT
*Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Từ sáng sớm, người từ các xóm thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánhùn ùn kéo đi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào, tiếng mua bán, nói cười, tiếng gà vịt kêu, tiếng lợn écGạo thóc,hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lúp xúp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hoá công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.
TUẦN 5 Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 10 TỪ ĐỒNG ÂM 
I/ Mục tiêu:
 - Hiểu thế nào là từ đồng âm.( ND ghi nhớ)
 - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm 
( 2 trong 3 số từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố. HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
 II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy và học:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Bài cũ: KT bài: MRVT: Hoà bình
2/ Bài mới: Từ đồng âm
Hoạt động 1 : HD phần nhận xét.
Nhận xét 1: -Y/c HS đọc 2 câu ở SGK trang 51
Nhận xét 2: Nêu đúng nghĩa mỗi từ câu ở bài tâp 1.
 - Hai từ phát âm hoàn toàn giống nhau song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là nhũng từ đồng âm
-GV gợi ý rút ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1 : Đề (SGK)
Bài tập 2: Đề (SGK)
Bài tập 3: Đề (SGK)
Bài tập 4: Đề (SGK)
- Hãy nêu tác dụng của từ đồng âm qua BT3 và BT4 ? (NC)
 3/ Củng cố, dặn dò
- Từ đồng âm là từ thế nào.
- Tiết sau: MRVT: Hữu nghị- Hợp tác
 -2HS trả lời + vở bài tập.
- Đọc nối tiếp 2 câu ở SGK trang 51.
+ Đọc và xác định yêu cầu.
- Cá nhân : Chọn dòng nêu đúng nghĩa mỗi từ câu.
+Câu (cá): bắt cá tôm..bằng móc sắt có mồi.
+Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt ý trọn vẹn.
- 2-3 em nêu ghi nhớ SGK.
+Đọc đề và nêu y/c – HĐ N2
a) Đồng trong cánh đồng, đồng trong tượng đồng, đồng trong một nghìn đồng.
b) Đá trong hòn đá, đá trong đá bong.
c)Ba trong ba và má, ba trong ba tuổi.
+ Đọc đề và nêu y/c - VBT
- Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp.
- Chúng em bàn nhau..da cam.
+ Đọc đề và nêu y/c – N4
*Nam nhầm lẫn từ tiền tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm. Tiền tiêu là vị trí quan trọng.về phía địch
+ Đọc đề và nêu y/c – cá nhân nêu
Câu a) con chó thui. Câu b) cây hoa súng
+ HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau.doc