Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 3

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 3

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)

*HS khá, giỏi: Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Giúp HS có tinh thần yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ: viết sẵn đoạn 1

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 03
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 05
Bài: LÒNG DÂN (Phần 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
*HS khá, giỏi: Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Giúp HS có tinh thần yêu nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ: viết sẵn đoạn 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung của bài.
- 4HS đọc và trả lời .
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: Ở lớp 4, các em đã làm quen với trích đoạn kịch Ở vương quốc tương lai. Hôm nay các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân
* Hoạt động 1: Luyện đọc
-GV đọc diễn cảm lần 1 toàn bài.
-GV cho 1 HS đọc 1 lượt .
-Cần nhấn giọng ở những từ: hống hách, xấc xược.
-GV nhận xét
-HS lắng nghe.
Một HS giỏi đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm.
-GV chia 3 đoạn : HS đọc đoạn nối tiếp lần 1
-GV nhận xét kết hợp với sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
+Hướng dẫn HS luyện đọc những từ khĩ: quẹo, xẵng giọng, ráng...
HS đọc đoạn nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới và khó.
-HS đánh dấu đoạn, đọc nối tiếp, lớp nhận xét, pht hiện từ khĩ .
+HS luyện đọc cá nhân.
-HS đọc, cả lớp đọc thầm chú giải. Giải nghĩa 1 số từ.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 3.
-HS đọc.
-GV nhận xét chung
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc cho nhau nghe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì?
-Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
-Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm.
-Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.
-HS nhận xét.
-Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ?
-GV nhận xét, tổng kết, chốt ý.
-Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là chồng. Dì kêu oan khi bị địch trói. Dì vờ trối trăng, căn dặn con mấy lời...
-HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi . 
-Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
-GV nhận xét, chốt ý: Trong bài, tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng dì sắp khai nhưng chúng phải tiu nghỉu khi dì căn dặn con trai mình.
-Gv rút ra ý nghĩa của bài học.
-HS tự do lựa chọn tình huống mình thích.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
-GV đọc diễn cảm toàn bài lần 2 
-HS lắng nghe.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn 
-HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+Nhận xét rút cách đọc diễn cảm.
+Lưu ý HS nhấn giọng các từ: Có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời...
-GV tổ chức cho HS tập đọc diễn cảm.
-HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
-HS xung phong đọc diễn cảm.
-HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
+HS đọc diễn cảm theo cặp.
+Luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+HS luyện đọc theo bn 
-HS đọc diễn cảm cả bài.
-GV tổ chức cho HS thi đọc.
+2 em
+Thi đọc diễn cảm, nx chọn bạn đọc hay.
4. Củng cố: 
- Nêu nội dung của bài.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc.
- Dặn HS về nhà :
 + Đọc lại bài .
 + Chuẩn bị : Lòng dân ( phần 2). 
*Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 03
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 06
Bài: LÒNG DÂN (Phần 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
*HS khá giỏi: biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: 
+Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.
+ Trả lời được các câu hỏi 1,2,3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ: viết sẵn đoạn kịch cần luyện đọc diễn cảm.
HS: Một vài đồ vật dùng để trang phục cho HS đóng kịch . Ví dụ: khăn rằn ( cho dì Năm), áo bà ba nông dân ( cho chú cán bộ), gậy ( thay cho súng của cai và lính)...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1:Luyện đọc 
-GV đọc mẫu toàn bài.
-GV cho HS đọc toàn bài 1 lượt .Trước khi đọc em cần lưu ý các bạn điều gì?
- GV nhận xét
-HS lắng nghe.
- HS TL -Một HS giỏi đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
- Để giúp các em nắm rõ hơn về ND đoạn kịch – các em hãy quan sát tranh
- GV gắn tranh lên bảng
- Để giúp các em đọc tốt hơn, ta có thể chia phần tiếp của vở kịch thành các đoạn như sau để luyện đọc.
-GV chia 3 đoạn : 1-2-3
- HS đọc nối tiếp lần 1: 
-GV nhận xét kết hợp với sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
+Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ hay sai: hiềm, miễn cưỡng, ngượng ngập....
- HS Quan sát tranh -
- 1Hs lên bảng giới thiệu hành động của các nhân vật trong tranh
-HS đánh dấu đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp
- Lớp nhận xét bạn đọc, phát hiện từ khó.
-Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
+HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới và khó .
- Giọng đọc của các nhân vật?
- Các nhân vật cần đọc với giọng ntn?
-HS đọc bài, cả lớp đọc thầm chú giải, giải nghĩa từ . 
lớp nhận xét 
-
- HS đọc nối tiếp lần 3.
- GV nhận xét chung
-HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Các em lắng nghe bạn đọc, sửa chữa cho bạn- báo cáo kết qủa.
- Gọi vài cặp đọc lại
-2 HS đọc cho nhau nghe. ( sửa cho nhau)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- GV nhận xét, tổng kết, chốt ý.
-HS trả lời
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
- GV nhận xét, tổng kết, chốt ý.
- HS thảo luận nhóm bàn (nhóm đôi)
-HS trả lời: 
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
- Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
- GV nhận xét, chốt ý: 
- GV nhận xét, chốt ý => nội dung chính:
Qua phần I và II em thấy ND- Ý nghĩa ND đoạn kịch là gì?
- Gv gắn bảng ND- gọi HS đọc
- HS thảo luận nhóm 6
- HS trả lời .
- Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Vở kịch này có mấy vai?
- GV đọc diễn cảm toàn bài lần 2 
-HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn 
- HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+Nhận xét rút cách đọc diễn cảm.
+Lưu ý HS nhấn giọng các từ : hổng phải, ranh, giấy tờ đâu...........
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm. 
-HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
-HS luyện đọc.
+HS đọc diễn cảm theo cặp.
+Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
HS khá giỏi: biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật
- Luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
Vở kịch này có mấy vai? 
- 5 em đọc phân vai-giao từng em
- GV nhận xét .sửa như SGV
- Bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất?
5 em đọc phân vai- 1HS dẫn chuyện
- vai nào đọc hay nhất?
4. Củng cố:
- Nhắc lại ND đoạn kịch
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc.
- Dặn HS về nhà:
 + Đọc bài nhiều lần.
 + Chuẩn bị trước bài: Những con sếu bằng giấy.
*Điều chỉnh, bổ sung:
................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 5 tuan 3.doc