Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2012

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2012

 I.Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

=>GDKNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng

II. Đồ dùng dạy học Tranh đốt pháo hoa.

III.Các hoạt động dạy học

1. Hoạt đông đầu tiên : Bài cũ :

-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
Tập đọc 
Thưa chuyện với mẹ (SGK 85)
Thời gian dự kiến : 35'
 I.Mục tiêu 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
=>GDKNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng 
II. Đồ dùng dạy học Tranh đốt pháo hoa.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt đông đầu tiên : Bài cũ : 
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Hoạt đông dạy học bài mới : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc/ Lắng nghe tích cực
Mục tiêu : Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
-HS đọc toàn bài.
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 -3 lượt HS đọc ).
+Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến phải kiếm sống.
+Đoạn 2: Phần còn lại
-GVsữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có )- Kết hợp tìm hiểu nghĩa từ 
-HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc mẫu .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài/ Làm việc nhóm / chia sẻ thông tin
Mục tiêu: Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Học sinh đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi
+Nội dung chính của bài là gì?	
-Giáo viên chốt ý: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm / Đóng vai
-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
-Yêu cầu HS đọc theo cách đọc đã phát hiện.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:
“Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ.những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.”
-Yêu cầu HS đọc trong nhóm. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố - dặn dò /Trình bày 1 phút
+Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
-Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài Điều ước của vua Mi-đát.
IV.Bổ sung: 
...
Toán
Hai đường thẳng vuông góc (SGK 52) 
Thời gian dự kiến : 35'
I.Mục tiêu 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
* HS khá giỏi : Bài 3 b, bài 4
- Tính toán cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III.Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt đông đầu tiên : Bài cũ: Sửa bài về nhà
2. Hoạt động dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
Mục tiêu : Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
-Các góc này có chung đỉnh nào ?
-GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
-GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
-GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau :
+Vẽ đường thẳng AB.
+Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
-GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành :
Mục tiêu : Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
Bài 1: GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
-Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
-GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
-GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
-1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD.
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố - dặn dò
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
-Nhận xét tiết học 
IV.Bổ sung : 
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (SGK 25)
Thời gian dự kiến : 35'
I.Mục tiêu 
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
II. Đồ dùng dạy học : Hình trong SGK phóng to .PHT của HS .
III.Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt đông đầu tiên : -Nêu tên hai giai đoạn LS đầu tiên trong LS nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dân tộc ?
-Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dân tộc?
2. Hoạt động dạy bài mới : 
Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất
Mục tiêu : Nắm được những nét chính về sự kiện sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
-GV dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập .
-GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào ?
-GV nhận xét kết luận .
Hoạt động 2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Mục tiêu: Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
-GV đặt câu hỏi :
+Quê của Đinh Bộ Lĩnh ở đâu ?
+Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ ?
+Vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất:ĐBL sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn, Ninh Bình . Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ĐBL đã tỏ ra có chí lớn .
+Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
+Sau khi thống nhất đất nước ĐBL đã làm gì ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận GV nhận xét và kết luận .
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố - dặn dò 
-GV cho HS đọc bài học trong SGK .
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất”.
IV.Bổ sung : 
Đạo đức 
Tiết kiệm thời giờ ( tiết: 1 ) (SGK 14)
Thời gian dự kiến : 35'
I.Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.	
* HS khá giỏi :Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
=>GDKNS: -Xác định giá trị của thời gian là vô giá, lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả, quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
-Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt đông đầu tiên : Bài cũ : “Tiết kiệm tiền của”.
2. Hoạt động dạy bài mới : 
Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15/ -Trình bày 1 phút
Mục tiêu : Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
-GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS.
-GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15.
-GV kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16)/ Thảo luận/ Xử lí tình huống
Mục tiêu : Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
-GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
òNhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
òNhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
òNhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? GV kết luận:
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3-SGK)/ Tự nhủ
Mục tiêu : Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) :
-GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
-GV kết luận: Ý kiến a là đúng. Các ý kiến b, c, d là sai
-GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố - dặn dò 
-Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
-Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) 
-Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16)
IV.Bổ sung : 
Thể dục 
Động tác chân trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
Thời gian dự kiến : 35'
I.Mục tiêu :
- Thực hiện được động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lưng-bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm – Phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường . Phương tiện : Chuẩn bị 1-2 còi, thước dây, 4 cờ nhỏ, 
III. Nội dung và biện pháp lên lớp 
Nội dung
Đlượng
Phương pháp tổchức
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. 
 -GV phổ biến nội dung :
 -Khởi động : Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 -Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”
2. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung: 
 * Ôn động tác vươn thở, tay :
 -GV nhắc nhở học sinh hít thở sâu khi tập. GV uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm để tập
 * Học động tác chân : 
 *GV vừa làm mẫu chậm từng nhịp vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước: 
 -Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân 
 b) Trò chơi : “Nhanh lên bạn ơi ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi 
 -Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi 
 -Cho một tổ HS chơi thử 
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng phạt 
3. Phần kết thúc:
 -HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. 
 -HS đứng tại chỗ vỗ tay hát. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
6 – 10 phút
18– 22 phút
2 – 4 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
 ... ân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:
 Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:
 -Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
 Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
-Yêu cầu HS đọc trong nhóm. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.-Nhận xét tuyên dương.
3. Hoạt động cuối cùng - Củng cố bài
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau
IV.Bổ sung : 
............
Toán ( Bổ sung )
Luyện tập chung
Thời gian dự kiến : 35'
I.Mục tiêu - Củng cố: 
- Tìm số trung bình cộng
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi Biết tổng và hiệu của hai số đó
- Tính toán cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học 
III.Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt đông đầu tiên : Bài cũ : GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập còn lại của tiết 38. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Hoạt động dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Mục tiêu: Biết mục đích, yêu cầu của tiết học
GV giới thiệu: Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện Tìm số TBC và giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi Biết tổng và hiệu của hai số đó 
Hoạt động 2 : Thực hiện bài tập 1
Mục tiêu: Biết tìm số trung bình cộng
Bài 1: Tìm số TBC của:
a/ 213 và 465
b/ 365 ; 124 và 139
-GV cho HS làm vào bảng con
Hoạt động 3 : Thực hiện bài tập 2,3
Mục tiêu: Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi Biết tổng và hiệu của hai số đó
Bài 2 : Tuổi bố và tuổi con tổng cộng 36 tuổi. Tính tuổi của mỗi người. Biết rằng con ít hơn bố 26 tuổi.
-GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài.
-GV chấm nhận xét và cho điểm HS.
Tuổi của bố là: (36 + 26) : 2 = 31 (tuổi)
Tuổi của con là: 31 – 26 = 5 (tuổi)
Bài 3 : Lớp 4D có tất cả 24 học sinh. Số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam là 2 bạn. Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ.
-GV tiến hành tương tự như bài tập 2.
Số HS nữ: (24 - 2 ) : 2 = 11 (bạn)
Số HS nam: 11 + 2 = 13 ( bạn )
-GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. GV đi kiểm tra vở của một số HS.
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố - dặn dò
-GV tổng kết giờ học.- Dặn HS về nhà làm lại bài tập ( nếu chưa hoàn chỉnh )
-Chuẩn bị : Ê ke, thước – Nhận xét tiết học
IV.Bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Tiếng Việt( Bổ sung)
Luyện tập về động từ
I. Mục tiêu 
-Củng cố về khái niệm động từ.
-Nhận biết động từ trong đoạn văn, đoạn thơ; biết tìm động từ phù hợp với yêu cầu để đặt câu.
-Có ý thức sử dụng từ đúng.
II .Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động đầu tiên : Thế nào là động từ ? Cho ví dụ.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1 : Ôn lí thuyết
Mục tiêu: Ôn lí thuyết
- Thế nào là động từ ? Cho ví dụ .
- HS trả lời GV chốt lại ghi nhớ
Hoạt động 2 : Thực hiện bài tập 1, 2, 3
Mục tiêu: Nhận biết động từ trong đoạn văn, đoạn thơ; biết tìm động từ phù hợp với yêu cầu để đặt câu.
Bài 1: Gạch dưới những từ không phải là động từ trong mỗi từ dưới đây:
a)Cho, biếu, tặng, sách, mượn, lấy.
b)ngồi, nằm, thức, ngủ, đi , đứng, nhanh.
c)khóc, im, cười, hát.
d)hiểu, phấn khởi,, lo lắng, hồi hộp, nhỏ nhắn, sợ hãi.
+ HS thực hiện nhóm đôi
Đáp án: Sách, nhanh, nhỏ nhắn
Bài 2: Chọn một động từ trong mỗi dãy từ ở bài tập 1 để đặt câu (gạch chân dưới động từ đó trong câu)
- HS làm vào vở - Chấm, nhận xét.
Bài 3: Dùng gạch chéo (/) đẻ phân tách các từ trong đoạn văn sau đó gạch 1 gạch dưới danh từ, 2 gạch dưới động từ.
 Ong xanh đảo quanh một lượt thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài ong ngoạm rứt lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.
+ HS làm nhóm bàn
Đáp án: Danh từ:ong, lượt, cửa, tổ, răng, chân, đất, hạt , đất, dế, ong, túm, lá, cửa,
Động từ: đảo, thăm dò, xông, bới, đùn, hất, ngoạm, rứt, lôi, mở
- Chấm chữa nhận xét.
3.Hoạt động cuối cùng : Củng cố bài
 - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau
IV.Bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Tiếng Việt ( Bổ sung )
Luyện tập về danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu 
- HS được củng cố kiến thức về danh từ chung, danh từ riêng
- Rèn kĩ năng xác định danh từ chung, danh từ riêng chính xác, thành thạo.
- GD cho HS ý thức chăm học.
II. Đồ dùng dạy học 
- Chép sẵn đoạn văn BT1 lên bảng - Phấn màu
III. Các hoạt động dạy hoc.
1. Hoạt động đầu tiên 
- Thế nào là DT chung? Cho ví dụ?
- Thế nào là DT riêng? Cho ví dụ?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1 : Ôn lí thuyết
Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về danh từ chung, danh từ riêng
Thế nào là danh từ chung ? Cho ví dụ.
Thế nào là danh từ riêng ? Cho ví dụ.
Hoạt động 2: Thực hiện bài tập 1, 2
Mục tiêu : Rèn kĩ năng xác định danh từ chung, danh từ riêng chính xác, thành thạo
 Bài tập 1: Tìm DT chung, DT riêng trong đoạn văn sau:
 Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét, so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chiều chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần bằng nhau : Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Tìm DT chung, DT riêng, viết thành 2 cột.
Thảo luận nhóm đôi, 1 nhóm làm vào bảng phụ. 
- Nhận xét. - GV kết luận:
* DT chung: hồ, vách, đá, nước,biển, buổi, ngọn, núi, thuyền.
* DT riêng: Ba Bể, Bể Lầm , Bể Lèng, Bể Lù.
- HS đọc lại các DT 
- HS trả lời.
 Tại sao từ hồ là danh từ chung mà lại phải viết hoa chữ các đầu?
Bài tập 2: Gạch một gạch dưới danh từ chung, hai gạch dưới danh từ riêng trong các câu văn sau:
a. Ở / xã /Vinh Quang/, huyện/ Chiêm Hóa/, tỉnh /Tuyên Quang/, ai/ cũng / biết/ câu chuyện/ cảm động /về /em / Đoàn Trường Sinh /10 / năm / cõng/ bạn/ đến/ trường/.
b. Từ/ cầu/ Hiền Lương/ thuyền / xuôi / khoảng/ sáu / cây số/ nữa/ là/ đã / gặp / biển cả/ mênh mông/. Nơi/ dòng/ Bến Hải/ gặp/ sóng/ biển khơi/ ấy/ chính/ là/ Cửa Tùng/.
- YC HS đọc YC làm bài vào vở
3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học – Về nhà xem lại bài.
IV.Bổ sung: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Toán ( Bổ sung )
Luyện tập về tỡm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
- Giáo dục HS cú ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nháp, bảng , vở.
III-. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
-Tìm hai số khi biết tổng của chúng là 85 và hiệu của hai số là 27
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1 : Củng cố lí thuyết
Mục tiêu: Ôn lí thuyết
Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, có mấy cách, đó là những cách nào ?
Hoạt động 2: Thực hiện bài tập 1, 2, 3, 4
Mục tiêu : Củng cố kiến thức về cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Bài 1: Tuổi của anh và tuổi của em cộng lại bằng 24 tuổi . Anh hơn em 6 tuổi. Tính tuổi của mỗi người?
- Học sinh làm bảng con 
 Kết quả: Anh: 15 tuổi Em: 9 tuổi
Bài 2: Tổng của hai số là 2748. Hiệu của hai số là 56 
- Kết quả đúng là: Số bé: 1346
 Số lớn: 1402
Bài 3: Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả 3 tấn 5 tạ thóc. Biết rằng thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được ít hơn thửa ruộng thứ hai là 5 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu đuợc bao nhiêu tạ thóc?
- Gọi HS đọc đề bài toán, phân tích đề bài. Làm vào vở
- Sửa bài
- Nhận xét chốt bài đúng
Bài 4: Số trung bình cộng của hai số là 100, số lớn hơn số bé 2 đơn vị. Tìm hai số đó? 
3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học – Về nhà xem lại bài.
IV.Bổ sung: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Bài 3: Gạch dưới các danh từ riêng chưa viết hoa và viết lại cho đúng.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông trấn vũ, canh gà thọ xương
Mịt mù khói tỏa ngàn xương
Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ.
- YC HS đọc YC bài
- YC HS làm bài vào vở
- Thu chấm, NX- Chốt lời giải đúng
Bài 4: Trong các câu ca dao dưới đây, danh từ riêng không được viết hoa. Em hãy viết lại cho đúng.
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh
b. Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra.
Bài 5: ( HS khá giỏi)
Viết họ tên 4 người anh hùng tuổi trẻ của dân tộc mà em biết.
- NX, chốt lời giải đúng
Bài 6: Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng:
- xã kim liên, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, hồ hoàn kiếm. đèo hải vân, bến nhà rồng.
- qua đèo ngang, tới vũng tàu, đến cầu giấy, về bến thủy.
- NX, chốt lời giải đúng
4. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- HDVN: Xem lại bài. CB bài sau. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan lop 4.doc