Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 21

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 21

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

A. TẬP ĐỌC:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 + Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Học sinh có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.

B. KỂ CHUYỆN:

 -Kể lại được một đoạn của câu chuyện(HS khá giỏi biết đặt cho từng đoạn câu chuyện.

 - Học sinh biết được nguồn gốc nghề thêu của nước ta và khâm phục sự ham học, trí thông minh của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.

II.CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh hoạ SGK.

 

doc 51 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
2
17/1/2011
(sáng)
HĐTT
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Chào cơ
Ø Ôâng tổ nghề thêu
 Ôâng tổ nghề thêu
Luyện tập
(chiều)
TN-XH
L. TN-XH
Luyện toán
Thân cây
Ôân luyện:Thân cây
Phép cộng trong phạm vi 10 000
3
18/1/2011
(sáng)
Thể dục
Toán
Chính tả
L.Toán
Nhảy dây
Phép trừ trong phạm vi 10 000
(Nghe- viết):Ôâng tổ nghề thêu
Ôân : Phép cộng, phép trừø trong phạm vi 10 000
(chiều)
Đạo đức
L. Đạo đức
L.T.việt
Tôn trọng khách nước ngoài.
Tôn trọng khách nước ngoài.
LĐ: người tri thức yêu nước
4
19/1/2011
(sáng)
Tập đọc 
Toán
Chính tả
 L. T. việt
Bàn tay cô giáo
Luyện tập
(Nhớ- viết):Bàn tay cô giáo
Ôân :Nói về người anh hùng dân tộc
(chiều)
Tập viết
Ââm nhạc
Luyện toán
Ôn chữ hoa O,Ô,Ơ
Học hát:Cùng múa hát dưới trăng
Luyện tập
5
20/1/2011
(sáng)
Thể dục
LTvà câu
Toán
Nhảy dây- Trò chơi:Lò cò tiếp sức
Nhân hoá. Oân cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
Luyện tập
(chiều)
Thủ công
L.Thủ công
GDNGLL
Đan nong mốt(T2)
Đan nong mốt
Tìm hiểu thế giới quanh em
6
21/1/2011
(sáng)
Tập làm văn
Toán
L.T.việt
Nói về trí thức. (Nghe- kể): Nâng niu từng hạt giống.
Tháng, năm 
Nhân hoá. Ôân cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
(chiều)
TN-XH
Luyện toán
HĐTT+SHL
Thân cây
Ôân: Tháng,Năm
Trò chơi dân gian:Thả đỉa ba ba.
 Thứ hai, ngày 17tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
A. TẬP ĐỌC:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 + Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Học sinh có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.
B. KỂ CHUYỆN:
 -Kể lại được một đoạn của câu chuyện(HS khá giỏi biết đặt cho từng đoạn câu chuyện.
 - Học sinh biết được nguồn gốc nghề thêu của nước ta và khâm phục sự ham học, trí thông minh của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
H. Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc? 
H. Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ. 
H. Nêu nội dung chính của bài. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc .
- Gọi 1 HS đọc bài và chú giải.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm và tìm hiểu : Ai là ông tổ nghề thêu?
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
 - Gọi HS đọc mẫu các câu cần luyện ngắt giọng.
- Yêu cầu đọc theo nhóm đôi.
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu. 
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời : Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 
H. Kết quả học tập của Trần Quốc Khái như thế nào?
- GD học sinh kiên trì, bền bỉ trong học tập.
- Yêu cầu 1HS đọc đoạn 2, 3 và 4 .
H: Trần Quốc Khái được triều đình cử đi đâu?
H. Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
H. Trên lầu, để thử tài sứ thần, vua Trung Quốc đã để những thứ gì?
H. Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
H. Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? 
H. Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
H. Vì sao Trần Quốc khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Nội dung chính: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn cách đọc bài.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* Chuyển tiết : Cho HS hát tập thể .
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 5. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
H: Đặt tên của mỗi đoạn truyện phải chú ý đến điều gì?
- GV nhắc HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- Chia nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm thảo luận để đặt tên cho từng đoạn truyện.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV viết lại thật nhanh 1; 2 tên đúng và hay.
-Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn để kể lại.
- Mời HS nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn người kể hay.
- Cho HS thi kể cả câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc. 1 HS đọc chú giải.
-HS đọc thầm và trả lời : Trần Quốc Khái được tôn là ông tổ nghề thêu.
- HS đọc nối tiếp theo dãy bàn.
- HS phát âm từ khó.
- HS đọc nối tiếp theo dãy bàn .
- Vài HS đọc.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
-Cả lớp đọc thầm theo – vài HS trả lời:
 -Ông đỗ tiến sĩ rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Được cử đi sứ bên Trung Quốc.
-Vua Trung Quốc cho dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào.
-Lầu có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
-HS trả lời. 
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
-Ông nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
-1 HS đọc – Lớp đọc thầm theo.
-Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
-3 HS nhắc nội dung chính.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét.
- Lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp hát.
- HS luyện đọc trong nhóm. 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất .
- Cả lớp theo dõi.
- Phải nêu được nội dung quan trọng, khái quát nhất của đoạn truyện đó.
- Cả lớp theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Các nhóm báo cáo trước lớp.
- HS tự chọn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- 5 HS xung phong kể - Lớp theo dõi.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét.
 3. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Nhận xét tiết học.
_____________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. và giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HS viết số rõ ràng, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ : 
 -Bảng phụ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Bài cũ : Gọi 2 HS làm bài tập:
 Bài 1 : Đặt tính rồi tính: 
 2144 + 3526 	2416 + 553 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
Bài 1 : GV viết bảng phép cộng:
 4000 + 3000.
- Yêu cầu HS tính nhẩm, nêu kết quảvà cách cộng nhẩm.
- GV giới thiệu cách cộng nhẩm : 
 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn 
 Vậy: 4000 + 3000 = 7000
- Cho HS nêu lại cách cộng nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại vào SGK.
- Gọi 2 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV viết bảng phép cộng 6000 + 500,
yêu cầu HS tính nhẩm và nêu cách cộng nhẩm.
-GV hướng dẫn HS tính : Có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500; cũng có thể coi 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm, vậy 6000 + 500 = 6500.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại vào vở nháp, 2 HS làm bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Củng cố về phép cộng hai số có bốn chữ số và giải toán. 
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
 - Yêu cầu HS làm vở, 4 HS lần lượt lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, nêu cách đặt tính và cách tính . 
Bài 4 : Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- GV chấm, sửa bài.
- HS quan sát - thực hiện theo yêu cầu .
- HS tự tính nhẩm - Vài HS nêu kết quả và cách cộng.
- Cả lớp theo dõi.
- 2 HS nhắc lại.
- HS tự làm, ghi kết quả ra sách.
- 2 HS đọc.
- Cả lớp nhận xét, đổi chéo sửa bài.
- 1 HS nêu.
- Quan sát, tính nhẩm và nêu cách cộng nhẩm.
- Làm vở nháp, 2 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét, sửa vào vở.
- 1 HS nêu.
- 4 HS làm bảng, cả lớp làm vở.
-Nhận xét, vài HS nêu . 
- Cả lớp đổi chéo vở sửa bài.
- 2 HS đọc.
- HS tự tìm hiểu đề - 2 HS thực hiện trước lớp.
 H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- Làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Tóm tắt:
 Buổi sáng : 432 l
 ?l
Buổi chiều:
 Bài giải:
 Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:
 432 x 2 = 864 (l)
 Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi được là:
 432+ 864 = 1296 (l)
Đáp số : 1296 lít dầu.
- Theo dõi, sửa bài vào vở.
 3. Củng cố – Dặn dò:	
 - HS nhắc lại cách cộng hai số có bốn chữ số.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
-Về nhà hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
---------------------------------------------------------
(CHIỀU)
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
THÂN CÂY
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 -Biết phân biệt được một số loại thân cây theo cách mọc của thân ( thân đứng, thân leo, thân bò) và theo cấu tạo của thân (th ... mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? 
 H: Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo? 
 H: Nêu nội dung chính? 
 2.Bài mới : Giới thiệu bài . GV ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
Giảng : trí thức :Người lao động trí óc có trình độ cao ( bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, )
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm hiểu. 
H: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu đọc theo từng câu.
- GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn - GV hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
- Hướng dẫn đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
 - GV đọc mẫu lần 1 .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu đọc cả bài. 
GV hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ? 
H: Em hãy kể lại con đường từ Nhật về Việt Nam của bác Đặng Văn Ngữ và giải thích vì sao ông lại chọn con đường vòng như vậy? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 .
 H: Chi tiết nào trong bài cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm? 
*Giảng từ : nghiên cứu: tìm tòi suy nghĩ để giải quyết .
- Gọi HS đọc cả bài.
H: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến?
 H: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã hy sinh trong hoàn cảnh nào?
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính.
- GV chốt ý - ghi bảng :
Nội dung chính :Lòng yêu nước và sự tận tụy với công việc của bác sĩ Đặng Văn Ngư.õ
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ .
- Giáo viên theo dõi - sửa sai .
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- Yêu cầu luyện đọc bài .
- Yêu cầu HS thi đọc diễn 
- Nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài và 1 HS đọc chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu.
- Bài chia làm 2 đoạn .
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS phát âm từ khó .
-Đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS đọc theo nhóm 2 .
- Đại diện các nhóm đọc - nhận xét .
- HS lắng nghe .
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
- Bác sĩ Đặng Văn Ngữ sẵn sàng rời Nhật Bản, một đất nước có điều kiện tốt hơn để về quê hương Việt Nam tham gia kháng chiến.
+ Lúc đã gần 60 tuổi, ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ cứu nước không hề ngần ngại khó khăn, nguy hiểm ở nơi bom đạn.
-Để đi Từ Nhật Bản về Việt Nam, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã phải vòng từ Nhật Bản, qua Thái Lan, sang Lào, về nghệ An rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc, ông phải đi vòng như vậy để tránh địch phát hiện.
- 1 HS đọc - cả lớp đọc thầm.
- Khi chế ra thuốc chống sốt rét, ông đã tự tiêm thử trên cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. 
-1 HS đọc bài- Cả lớp đọc thầm.
-HS trả lời.
 -Ông hy sinh trong một trận bom của kẻ thù.
- HS thảo luận nhóm cặp - tìm hiểu nội dung chính. 
-2 HS nhắc lại.
- HS quan sát - 2 HS đọc theo hướng dẫn .
- HS lắng nghe .
-HSluyện đọc cá nhân theo từng đoạn. 
- 2 HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
- Lớp theo dõi - nhận xét.
 3. Củng cố – dặn dò : 
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài , nêu nội dung chính. GV kết hợp giáo dục.
-Nhận xét tiết học .Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC - DẤU PHẨY 
I. MỤC TIÊU :
- Ôn mở rộng vốn từ về Tổ quốc .
- Luyện tập về dấu phẩy(ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu) .
 - Học sinh áp dụng các từ , mẫu câu để làm bài tập .
 II. CHUẨN BỊ :
 -Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 
 1.Ổn định :Hát
 2. Bài cũ : 	* Đặt câu có hình ảnh được so sánh ? 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :Hướng dẫn làm bài1 
Điền tiếp các từ chỉ những người trực tiếp tham gia đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc trong các thời kì lịch sử của nước ta:
-Tướng lính, bộ đội,
- Yêu cầu đọc đề - tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 làm vào phiếu bài tập. 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
-Gọi HS đọc lại kết quả theo sự phân loại đúng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2.
Khoanh tròn chữ cái trước tên những đội quân đã sang xâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại:
a, quân Nam Hán b, quân Nguyên 
c , quân Ming d, quân Thanh
 e, quân Đức g , quân Pháp 
 h, quân Anh i, quân Mĩ k, quân Nhật 
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS làm miệng.
 - GV nhận xét tuyên dương những học sinh kể đúng và chính xác . chốt ý :
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 3.
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn .
-Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập .
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã được đặt đúng dấu phẩy.
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai cho HS.
-2 HS đọc đề - nêu yêu cầu .
- HS làm việc theo nhóm2 hoàn thành bài tập.
 - HS theo dõi nhận xét.
- Đổi chéo vở sửa bài.
-Bốn HS đọc lại.
-1 HS đọc đề bài.
-HS làm miệng.
-Cả lớp làm vào vở.
- HS đọc bài tập 3 và đoạn văn.
-HS làm bài tập.1 học sinh lên sửa bảng làm bài.
- HS đọc lại đoạn văn.
 4.Củng coÁ – Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học .
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh học tốt.Về tìm hiểu thêm về các vị anh hùng đã nêu ở bài tập 2.
---------------------------------------------
----------------------------------------------------------
------------------------------------------------------
LUYỆN VIẾT:
BÀI 21 +22
I. MỤC TIÊU :
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa: O,Ô,Ơ viết tên riêng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ 
- Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Học sinh có có thói quen rèn chữ viết .
II. CHUẨN BỊ :
 - Mẫu chữ viết hoa O,Ô,Ơ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Gọi HS lên bảng viết chữ Nghĩa Đô, ,Từ ứng dụng: NguyƠn v¨n Trçi. Cả lớp viết vào bảng con.
 3.Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu đọc nội dung bài .
H: Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu .
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.( O, Ô, Ơ, Q, Q, T)
- Yêu cầu HS viết bảng.
b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng)
- GV dán từ ứng dụng .
* Giảng từ : «ng ích khiêm- GV viết mẫu – Hướng dẫn cách viết.
-Yêu cầu HS viết bảng con, bảng lớp.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
-GV viết câu ứng dụng – kết hợp giảng nội dung.
O tròn như quả trứng gà
« thời đội mũ, ơ thời thêm râu
 H: Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
-Yêu cầu HS viết bảng con
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở.
-Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ :
- Nhắc nhở cách viết - trình bày .
- GV theo dõi – uốn nắn . 
Hoạt động 3 : Chấm , chữa bài 
- GV chấm 5 bài – nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
- HS đọc – lớp đọc thầm theo .
 -N, «, Q, B, H, T, Đ.
- HS quan sát.
- HS theo dõi.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con.
- 3 HS lên bảng viết .
- 1HS đọc từ : 
- HS quan sát, lắng nghe.
-HS tập viết tên riêng trên bảng con - Một em viết bảng lớp.
-1 HS đọc câu ứng dụng.
-HS tập viết trên bảng con các chữ trên bảng con.
- 2 HS viết bảng lớp .
- HS theo dõi .
- HS viết bài vào vở .
- HS theo dõi – rút kinh nghiệm .
 4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương HS viết đẹp .
- Về viết bài và học thuộc câu ứng dụng .
	_____________________________
Thứ bảy, ngày 7 /2/2009
Nghỉ dạy họp hội đồng.
TOÁN
ÔN PHÉP CỘNG , TRỪ TRONG PHẠM VI 10 000
I.MỤC TIÊU :
 - Ôn tập về cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 10 000.
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ .
 - HS cẩn thận , chính xác khi làm bài.
II.CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ : 
Bài 1 :Đặt tính rồi tính.
 4325 – 224 8542 - 1254 
3. Bài mới : Giới thiệu bài.( ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện tập . 
Bài 1 : Tính nhẩm:
3500 + 200 7100 + 800
3700 - 200 7900 - 800
6000+ 2 000 7000+ 2000
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề.
-Cho HS làm bài vào vở .
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 :Đặt tính rồi tính:
4756 + 2834 6927 + 835
5555 +445 7571 - 2664
9090 - 8989 1018 - 375.
 Yêu cầu HS nêu bài tập .
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Một cửa hàng có 4550 kg đường, đã bán được 1935 kg đường . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki –lô- gam đường. 
Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề .
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm vào vở.
- GV chấm, nhận xét - sửa bài.
Bài 4:Tìm X
X + 285 + 2094 X - 45 = 5605 Gọi HS đọc bài tập 4.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm, nhận xét - sửa bài.
-HS nêu yêu cầu của đề
-HS làm bài vào vở - HS lần lượt lên bảng làm bài.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
-HS nêu yêu cầu của đề. 
-HS làm bài vào vở 
- 6 HS lên bảng làm. 
- HS đổi chéo vở chấm bài cho bạn.
-2 HS đọc đề .
-2 cặp HS tìm hiểu đề.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và làm bài vào vở - 1 HS lên bảnlàm bài .
-HS nhận xét sửa bài .
-HS đọc bài tập 4 .
-HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm.
-HS sửa bài vào vở. 
 4. Củng cố –dặn dò
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà làm các dạng toán tương tự. 
_______________________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
SINH HOẠT LỚP
Lớp trưởng điều khiển
GV theo dõi giúp đỡ
-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-21.doc