Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 32

Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 32

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn.

- Hiểu ý nghĩa truyện. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ đường sắt .

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- HTTC : cá nhân, lớp, nhóm. PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 26 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tập đọc
út Vịnh (T.136)
Tô Phương
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. 
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ đường sắt .
II. Đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
HTTC : cá nhân, lớp, nhóm. PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 4’
- 2 HS được kiểm tra.
- HS1 đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới 1’
 Bác Hồ đã từng nói
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
 Điều Bác Hồ dạy đã được bạn út Vịnh thực hiện rất tốt. Bạn út Vịnh là ai? Bạn đã làm được những việc gì tuỳ theo sức của mình?
Bài tập đọc út Vịnh hôm nay sẽ cho các em thấy rõ điều đó
- HS lắng nghe.
b. Luyện đọc 11’-12’
HĐ1: GV đọc diễn cảm cả bài.
 - Đoạn đầu đọc giọng kể chậm rãi, thong thả, nhấn giọng các từ ngữ chềng lềnh, thả cả ốc, ném đá.
- Đoạn cuối đọc với giọng dồn dập nhấn giọng các từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, hịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh: lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới...
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về nội dung tranh: Tranh vẽ hai em nhỏ đang ngồi chơi chuyền thẻ trên tàu. Phía xa, một đoàn tàu đang tới gần. Ban nam (út Vịnh) đang lao tới cứu hai em nhỏ.
HĐ2: HS đọc đoạn
- GV chia đoạn: 4 đoạn
 ã Đoạn 1: từ đầu đến “....còn ném đá trên tàu”
 ã Đoạn 2: Từ “Tháng trước “ đến “ .....hứa không chơi dại như vậy nữa
 ã Đoạn 3: Từ “Một buổi chiều đẹp trời” đến “....tàu hoả đến”
 ã Đoạn 4: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc các từ ngữ khó: út Vịnh, chềng lềnh, chăn trâu, mát rượi..
HĐ3: HS đọc trong nhóm.
- Cho HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm cả bài.
- HS quan sát tranh + nghe GV giới thiệu tranh.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp. Mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc theo cặp (mỗi em đọc 2 đoạn) hoặc nhóm 4 (mỗi em đọc một đoạn).
-1-2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ.
c. Tìm hiểu bài 10’-11’
ã Đoạn 1
H: Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
ã Đoạn 2
H: út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vũ giữ gìn an toàn đường sắt?
ã Đoạn 3+4
H: Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt đã thấy điều gì
H: út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu các em nhỏ.
H: Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- Các sự cố là: Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá nên tàu.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em”
d. Đọc diễn cảm 5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn
- GV đưa bảng phụ và chép sẵn đoạn cần đọc luyện lên và hướng dẫn HS cách đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 4 HS đọc tiếp nối hết bài văn.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một số HS thi đọc, đoạn (hoặc bài)
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài học thuộc lòng Những cánh buồn sắp tới
Toán .
Tiết 156: Luyện tập
A. Yêu cầu cần đạt
 - Giúp HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng :
 - Bảng phụ.
 - HTTC : Cá nhân, lớp, nhóm. PP: giảng giải, hỏi đáp, LT
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động 1: Thực hành- luyện tập 
Bài 1: Cá nhân.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Gọi HS nối tiếp đọc bài làm 
- Yêu cầu HS nhận xét.
-Nêu quy tắc chia phân số chia cho phân số.
- Hỏi: Nêu cách chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương là số thập phân.
- Hỏi: nêu cách chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Hỏi: hãy nêu cách chia số thập phân cho số thập phân?
- GV chú ý nhấn mạnh ( chỉ ra 3 thao tác chia; nhân; trừ ở mỗi lượt chia).
Bài 2: Nhóm.
- Tổ chức trò chơi “ Ai nhẩm giỏi”?.
- Lớp chia 3 nhóm thi đua nhẩm và kết quả vào bảng( giấy to). Mỗi nhóm 4 bạn làm 2 ý của phần (a) và 2 của phần (b) thẳng cột trong SGK.Đội nào xong sớm nhất và đúng thì được cả lớp khen thưởng.
- GV hỏi thêm thưởng điểm:
- Nêu cáhc chia nhẩm với 0,25 ( hoặc 0,5).
- GV tổng kết khen thưởng.
Bài 3: Nhóm đôi
- yêu cầu HS đọc đề bài.
Giới thiệu mẫu:
- GV viết: 3 : 4 chuyển phếp chia sang phân số. 
- Chuyển sang số thập phân.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng, HS dưới lớp vào bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Cùng một giá trị có nhiều cách viết khác nhau, tuỳ theo yêu cầu.
3. Củng cố , dặn dò(5p)
- Nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Dòng 2 trên chuẩn
- Tính:
a) 12 : 6 = 2 ; 16 : 8 = 22
 17 17 11
 9 : 3 x 4 = 4
 5 15
b) 72 : 45 = 1,6
 15 : 50 = 0,3
 281 : 8 = 35,2
 912,8 : 28 = 32,6
 300,72 : 53,7 = 32,6
 0,162 : 0,36 = 0,45
- HS nhận xét
- Muốn chia một phân số với một phân số, ta lấy phân số bị chia nhân với nghịch đảo của phân số bị chia.
- Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục phép chia như sau:
+ Đánh dấu phẩy vào bên phải số thương.
+ Thêm phải bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
+ Nêu còn dư nữa ta lại tiếp tục làm như trên, thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Đánh dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để đưa vào phép chia.
- HS nêu lại quy tắc
Bài 2: Cột 3 trên chuẩn
a) Nhận phân công 
Nhóm 1:
3,5 : 0,1 = 35 
7,2 : 0,01 = 720
Nhóm 2: 
 8,4 : 0,01 = 840 
 6,2 : 0,1 = 62
Nhóm 3: 
 9,4 : 0,1 = 94
 5,5 : 0,01 = 550
b) 
Bài 3: 
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
- 3 : 4, ta viết: 3
 4 
Trong đó:
 Số bị chia là tử số;
 Số chia là mẫu số;
 Dấu chia thay bằng số gạch ngang 
- Thực hiện phep chia hai số tự nhiên.
 7 : 5 = 7 = 1,4 
 5
 1 : 2 = 0,5 
 7 : 4 = 1,75 
- HS nhận xét, có thể viết kết quả phép chia dạng thập phân số, hoặc số thập phân.
=====================================
Toán.
Tiết 157: Luyện tập
A. Yêu cầu cần đạt
Ôn tập, củng cố về:
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số 
 - Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
B. Đồ dùng :
 - Bảng phụ.
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.PP: giảng giải, hỏi đáp, LT
C . Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động 1: Thực hành- luyện tập 
Bài 1: Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV viết ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của 1 và 6.
- Tìm thương của 1 và 6.
- Neu tỉ số là số thạp phân thì chỉ lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá 
- GV: Tìm tỉ số phần trăm của hai số a, b theo 2 bước:
 + Bước 1: Tìm thương a : b ( dưới dạng số thập phân).
 + Bước 2: Nhân nhẩm thương với 100 và thêm kí % vào tích.
Bài 2: Nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đây là phép nhân với các số nào?
 - Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Gọi HS nhận xét.
- GVđánh giá, chữa bài.
Bài 3: Lớp.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV quan sát giúp HS còn yếu về môn Toán nhận ra bài toán mẫu và biết cáh giải.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Hỏi: Hãy nêu cách tính tỉ số phần trăm giữa hai số?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Tỉ số phần trăm của hai số phụ vào việc so sánh số nào với số nào. Do đó chỉ cần cụ thể để tính được chính xác.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- Gv đánh giá.
- Yêu cầu về ôn lại các dạng bài toán về tỉ số phần trăm. 
Bài 1: Phần a,b trên chuẩn.
- HS đọc 
- tìm thương của hai số đó dưới dạng số thập phân.
+ Nhân nhẩm thương đó với 100 và thêm kí hiệu % vào tích tìm được.
- 1 : 6 = 0,16666
- Nhân nhẩm thương đó với 100 và thêm kí hiệu %.
Ta có: Tỉ số phần trăm của 1 và 6 là 16,66%.
2 và 5, ta có: 
 2 : 5 = 0,4 
Tỉ số phần trăm của 2 và 5 là 40% 
2 và 3, ta có: 
 2 : 3 = 0,6666
Tỉ số phần trăm của 2 và 3 là 66,66%
3,2 và 4, ta có:
3,2 : 4 = 0,8 
Tỉ số phần trăm của 3,2 và 4 là 80%
7,2 và 3,2, ta có:
7,2 : 3,2 = 2,25
Tỉ số phần trăm của 7,2 và 3,2 là 225%
- HS nhận xét.
Bài 2:
- Tính 
- Đây là phép tính với tỉ số phần trăm.
a) 2,5% + 10,34% = 12,84%
b) 56,9% - 34,25% = 22,65%
c) C1: 100% - 23% - 47,5%
 = 77% - 47,5% = 29,5% 
 C2: 100% - 23% - 47,5% 
 = 100% - (23% + 47,5%) 
 = 100% - 70,5% = 29,5%
Bài 3:
- HS đọc, tóm tắt:
 Scà phê : 320 ha 
 Scao su : 480ha
a) Scao su =% Scà phê?
b) Scà phê =% Scao su ?
 Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và cây cà phê là:
 480 : 320 = 150%
b) Tỉ số phần trăm giữa diện tích trồng cây cà phê và cây cao su là:
 320 : 480 = 66,66%
 Đáp số: a) 150%
 b) 66,66%
- Tìm thương của hai số đó dưới dạng số thập phân.
- Nhân nhẩm với 100 rồi viết kí hiệu là %.
a) Lấy số đo diện tích đất trồng cao su chia cho số đo diện tích đất trồng cây cà phê.
b) Loy số đo diện tích đất trồng cây cà phê chia cho số đo diện tích đất trồng cây cà phê.
- HS nhận xét. 
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
( Dấu phẩy)
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy(BT2).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
Bút dạ và một vài tờ phiếu kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy.
PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT.
III. Các hoạt động dạy - học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2HS.
H: Em hãy tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới?
H: Tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nữ giới?
- HS1 tìm từ ngữ: dũng cảm năng nổ, cao thượng.
- HS2 tìm từ ngữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn
Bài mới
1
Giói thiệu bài mới
 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em ôn tập về dấu phẩy. Việc ôn tập sẽ giúp các em nắm được tác dụng của dấu  ... , chuẩn bị bài sau.
Bài 1: 
- Hình chữ nhật: a = 120m; b = 2 a
 3
a) C = ?
b) S =  m2; ha?
Bài giải 
- Chiều rộng khu vườn là:
120 x 2 = 180 (m)
 3 
- Chu vi khu vườn là:
( 120 + 80) x 2 = 400 (m)
- Diện tích khu vườn là:
 120 x 80 = 9600 (m2)
 9600 m2 = 0,96ha
Đáp số: a) 400 m
 b) 9600 m2
 0,96ha
- HS nhận xét.
Bài 3:
- HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt.
a) S hình vuông ABCD?
b) S phần tô màu toàn phần của hình tròn?
- HS thảo luận.
Bài giải
a) Diện tích tam giác DBC là:
 4 x 4 : 2 = 8 (cm2)
Diện tích hình vuông ABCD là:
 8 x 4 = 32( cm2)
b) Diện tích hình tròn là:
 4 x 4 x 3,14 = 50,24 ( cm2)
Diện tích phần tô màu là:
 50,24 – 32 = 18,24 ( cm2)
Đáp số: 32 cm2
 18,24 cm2
- HS nhận xét.
======================================
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
( Dấu hai chấm)
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp và dẫn lời giải thích cho điều đã được nêu trước đó.
- Củng cố kỹ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung câu ghi nhớ về dấu hai chấm
- Một tờ giấy viết lời giải BT2
- Bút dạ + kẻ bảng nội dung để HS làm bài tập 3.
- HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 5p
- Kiểm tra 3 HS
- 3 HS 
2.Bài mới
Giới thiệu bài 1
 Tuần trước các em đã được ôn về dấu phẩy, tác dụng của dấu phẩy. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập về dấu hai chấm. Tiết học sẽ giúp các em biết tác dụng của dấu hai chấm, biết sử dụng dấu hai chấm trong viết văn.
- HS lắng nghe
c. Làm BT 30
- GV nhắc lại yêu cầu của BT
- GV gián lên bảng lớp tờ phiếu ghi sẵn nội dung cần nhớ về dấu hai chấm
Phiếu
 Dấu hai chấm : báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng
- Một HS đọc yêu cầu của BT1, lớp theo dõi trong SGK
- HS đọc nội dung trên phiếu
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
Câu văn :
a/ Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
 Tác dụng của dấu hai chấm : Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b/ Cảnh vật xung quang tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
 Tác dụng của dấu hai chấm: dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó giải thích cho bộ phận đứng trước.
HĐ2: HS làm BT2
(cách tiến hành như bài tập 1)
GV: Chốt kết quả đúng: có thể điền dấu hai chấm như sau:
a/ Thằng giặc cuống cả chân
 Nhăn nhó kêu rối rít
 - Đồng ý là tao chết
b/ Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn...cầu xin: “Bay đi, diều ơi! bay đi!”
c/ Từ Đèo Ngang nhìn về phía Nam ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là...
HĐ3: HS lầm BT3
- GV nhắc lại yêu cầu
- GV cho HS làm bài: GV dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu
- GV cho HS trình bày kết quả làm bài
- GV nhận xét + chốt lại lời giải thích đúng.
 • Tin nhắn của ông khách
 • Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng
 • Để người bán hàng khỏi hiểu lầm ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
- HS suy nghĩ làm bài
- Một số HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc bài tập
- 1 HS đọc yêu cầu của BT lớp theo dõi trong SGK
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiêng đàng
(hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang)
3. Củng cố dặn dò 
H: Em hãy nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ về kiến thức dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
- 2 HS nhắc lại
Chính tả .
	Nhớ - viết: Bầm ơi
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhơ viết đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ Bầm ơi
- Tiếp tục viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị .
- Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho HS.
II Đồ dùng dạy - học
- 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở BT2
- Bảng lớp viết tên các cơ quan, đơn vị ở BT3 (con viết sai) (hoặc 3 tờ phiếu)
- HTTC : cá nhân, lớp, nhóm .
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 4’
- GV đọc:
 • Nhà giáo Nhân dân
 • Nhà giáo Ưu tú
 • Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục
 • Huy chương Vàng
 • Huy chương Đồng
- GV nhận xét + cho điểm 2 HS
- 2 HS lên bảng viết.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài mới 1’
 Hôm nay, chúng ta được gặp lại người mẹ siêng năng, cần cù, chịu thương, chịu khó và gặp lại anh bồ đội Cụ Hồ có tình yêu thương mẹ tha thiết qua bài chính tả Bầm ơi.
- HS lắng nghe.
b. Viết CT 20’-22’
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV cho HS đọc bài chính tả một lượt.
- Cho HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi.
- Cho cả lớp đọc thầm.
- Cho HS viết vào nháp những từ ngữ dễ viết sai: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe...
HĐ2: HS viết chính tả
HĐ3: GV chấm, chữa bài
- GV đọc bài chính tả một lượt
- GV chấm 5 – 7 bài
- GV nhận xét chung
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo (nhìn SGK)
- 1 HS đọc thuộc lòng, lớp lắng nghe + nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm 14 dòng đầu (nhìn SGK)
- HS gấp SGK, nhớ viết 14 dòng dầu.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi
HĐ1: HS làm BT2 (7’)
- GV giao việc: BT cho tên 3 cơ quan đơn vị a, b, c. Nhiệm vụ của các em là phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng đã cho
- Cho HS làm bài: GV phát phiếu cho phiếu cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và trình bày kết quả đúng
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập lớp theo dõi trong SGK
- 3 HS làm bài trên phiếu.
- lớp làm vào giấy nháp hoặc vở bài tập.
- 3 HS làm vào phiếu lên dán trên bảng lớp
- Lớp nhận xét.
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ 2
Bộ phận thứ 3
a/ Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bề Văn Đàn
b/ Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
c/ Công ty Dầu khí Biển Đong
Công ty
Dầu khí
Biển Đông
- GV chốt lại: Tên các cơ quan, đơn vị được viết chữ hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bộ phận thứ 3 là các danh từ riêng ( Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Biển Đông) viết hoa theo tên người, tên địa lý Việt Nam. Viết hoa chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
HĐ2: HS làm BT3 (3’)
- GV nhắc lại yêu cầu của BT
- Cho HS làm bài: GV dán 3 tờ phiếu đã ghi bài tập 3.
- GV nhận xét+ chốt lại kết quả đúng
a/ Nhà hát Tuổi trẻ
b/ Nhà xuất bản Gáo dục
c/ Trường Mẫu giáo Sao Mai
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT2, lớp theo dõi trong SGK
- 3 HS sửa nên trên phiếu
- Lớp nhận xét.
Toán.
Tiết 160: luyện tập
A. Yêu cầu cần đạt
 - Ôn tập, củng cố và rèn luện kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình, vận dụng để giải toán liên quan đến tỉ lệ.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng :
 - Bảng phụ .
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động: Thực hành – Luyện tập 
Bài 1:Lớp.
- yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, ở dưới lớp tự làm bài vào.
- Gọi 1 nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 2:Nhóm đôi
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Bài toán trên yêu cầu gì?
- Muốn tính diện tích ta cần biết gì?
- Cạnh hình vuông có đặc điểm gì?
- Hãy nêu cách tính số đo một cạnh 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
-- Yêu cầu HS nhận xét 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: PHT
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- GV gợi ý( nếu cần):
- Hỏi: Hãy viết công thứ tính diện tích hình thang?
- Từ công thức trên nếu biết diện tích và độ dài các đáy thì chiều cao tính được bằng cách nào?
- Diện tính hình thang tính như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét 
- GV đánh giá, chữa bài.
 3. Củng cô, dặn dò(5p)
- Nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
- Sân bóng hình chữ nhật vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000 có chiều dài 1cm, rộng 9cm.
a) C sân bống = ? mét
b) S sân bóng = ? mét vuông 
- Tính chiều dài, chiều rộng thực của sân bóng dựa theo tỉ lệ kích thước trên bản đồ. Từ đó tính được C, S.
Bài giải 
Chiều dài sân bóng là:
 11 x 1000 = 11000( cm)
Chiều rộng sân bóng là:
 9 x 1000 = 9000 (cm) = 90(m)
 a) Chu vi sân bóng là:
 (110 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là: 
 110 x 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: 400 m
 9900 m2
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Biết một hình vuông có chu vi 48m .
Tính S = m2 
- Tính diện tích sân gạch 
- Số đo một cạnh.
- 4 cạnh của hình vuông bằng nhau.
- Lấy chu vi chia cho 4 
Bài giải:
Số đo một cạnh sân gạch là:
 48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch là:
 12 x 12 = 144(m2)
Đáp số: 144 m2
- HS nhận xét.
Bài 4:
- Hình thang có:
 Đáy lớn: 12cm 
 Đáy bé: 8cm
 S = S hình vuông cạnh 10cm.
 Chiều cao = ..mét 
 S = ( a + b) x h 
 2
- Diên tích nhân với hai chia cho tổng hai đáy.
- Bằng diện tích hình vuông cạnh 10cm.
Bài giải 
Diện tích hình vuông hay diện tích thang là:
 10 x 10 = 100 (cm2)
Tổng độ dài hai đáy là:
 12 + 8 = 20 cm
Chiều cao hình thang là:
 100 x 2 : 20 = 10 (cm)
Đáp số:10cm
- HS nhận xét.
================================
Tập làm văn
Tả cảnh ( Kiểm tra viết)
I. Yêu cầu cần đạt
 - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hịên được những quan sát riêng ; dùng từ đặt câu, liên kết câu đúng ; câu văn có hình ảnh cảm xúc.
 - Rèn kĩ năng viết văn cho HS .
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
 - Dàn ý để văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước)
 - Một số tranh ảnh phục vụ cho đề tài nếu có.
 - HTTC : cá nhân, lớp.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài 1’
 Tuần trước mỗi em đã chọn một đề và lập dàn ý cho để bài đó. Trong tiết học hôm nay, dựa vào dàn ý đã lập, các em viết bài văn hoàn chỉnh
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn 4’ - 5’
- Cho HS đọc đề bài trong SGK
- GV lưu ý HS: Các em có thể dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh. Các em cũng có thể viết bài cho một đề bài khác.
-1 HS đọc 4 đề
- HS xem lại dàn ý.
3. HS làm bài 30’-31’
- GV theo dõi việc các em làm bài
- GV thu bài khi hết giờ.
-HS làm bài
-HS nộp bài
4. Củng cố, dặn dò 2’
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả.
	=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc