Bài soạn lớp 5 - Tuần 23

Bài soạn lớp 5 - Tuần 23

I– Mục tiêu :Giúp HS :

- Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.

- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.

- Đọc, viết đúng các số đo thể tích, thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo.

- Vận dụng để giải toán có liên quan.

- GDHS tính chính xác

 II- Chuẩn bị

 \- Hình vẽ như SGK , bảng phụ, vở làm bài.

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1236Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 	Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2014
Tiết 1+ 2: GV chuyên
Toán : 	Tiết 111	XĂNG- TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
I– Mục tiêu :Giúp HS : 
Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
Đọc, viết đúng các số đo thể tích, thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo.
Vận dụng để giải toán có liên quan.
GDHS tính chính xác 
 II- Chuẩn bị
 \- Hình vẽ như SGK , bảng phụ, vở làm bài.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KTDCHT
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HSTB làm bài tập1,2
 - Nhận xét,sửa chữa .
III- Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài 
 2– Hướng dẫn : 
 * Hình thành biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích.
Xăng- ti- mét khối:
GV cho HS quan sát vật mẫu, h dẫn q sát
GV: Thể tích của hLp này là 1 xăng- ti- mét khối
Em hiểu xăng- ti- mét khối là gì?
Đề- xi- mét khối:
Hướng dẫn tương tự như xăng- ti- mét khối.
Em hiểu đề- xi- mét khối là gì?
Đề- xi- mét khối viết tắt là dm3 .
Quan hệ giữa dm3 và cm3 
GV cho HS quan sát tranh minh họa.
Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1 dm thì cần bao nhiêu hình sẽ xếp.
Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3?
 * Thực hành :
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở. Gọi 5 HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở, đọc bài làm .
- GV nhận xét, đánh giá.
IV- Củng cố,dặn dò :
- Nêu mối quan hệ giữa chúng .
 - Nhận xét tiết học .
- Bày DCHT lên bàn
- HS lên bảng .
: Xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
- HS nghe .
- HS quan sát .
- HS thao tác.
- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 cm.
- HS chú ý quan sát vật mẫu.
HS nêu như SGK 
Xăng- ti- mét khối viết tắt là cm3 .
- 2 HS nhắc.
- Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
- 2 HS nhắc.
- 1 xăng- ti- mét
- Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương.
- 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương
 1dm3 = 1000 cm3
 1000cm3 = 1dm3
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng. HS dưới lớp theo dõi.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo.
3 HS nêu.
-Lắng nghe
Lịch sử: 	Tiết 23	NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 -Sự ra đời và vai trò của nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 -Những đóng góp của nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Tự hào về đất nước và con người Việt Nam.
II– Chuẩn bị:
 1 – GV : SGK.Một số ảnh tư liệu về nhà máy Cơ khí hà Nội.
 2 – HS : SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập
II – Kiểm tra bài cũ : -Nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”?
Nêu ý nghĩa của phong trào“Đồng khởi”?
 *GV nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : Cho hs thảo luận
 +Tại sao Đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội?
 +Thời gian khởi công,địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành nhà máy Cơ khí Hà Nội..
 - Thời gian khởi công địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Hội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
- Nêu thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
GV nhận xét,giảng thêm.
c)Họat động3: làm việc cả lớp.
 -Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
 -Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã giành cho Nhà máy Cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quí nào?
IV – Củng cố,dặn dò : 
Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
- Nhận xét tiết học .
“ Bến tre Đồng khởi”.
- HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét
“ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”.
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm 4 và nêu kết quả
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một Nhà máy Cơ khí hiện đại, làm nồng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.
+ Tháng 12-1955 Nhà máy Cơ khí được khởi công xây dựng trên iện tích 10 vạn mét vuông ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội. Tháng 4-1958 Nhà máy được khánh thành. Nhà máy Cơ khí Hà Nội góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Năm 1958-1965: Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã sản xuất 3353 máy công cụ các loại, phục vụ nền kinh tế đất nước.
 Giai đoạn 1966-1975 nhà máy đã sản xuất hàng loạt máy công cụ phục vụ cho nền kinh tế: K 125, B 665, ngày 11-10-1972 đã bắn rơi máy bay phản lực F8 của Mĩ.
- Góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng 3
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe - HS giới thiệu về các thông tin HS sưu tầm được từ nhà máy cơ khí xem bài trước ở nhà .
Tập đọc :Tiết 45	PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
I.Mục tiêu :
-Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án .
 -Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án 
-Thái độ: Khâm phục tài năng của người xưa .
II.Chuẩn bị:
 - SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Ổn định:KTDCHT
II.Kiểm tra : Đọc thuộc và trả lời câu hỏi 
Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
-Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào nói lên sự mến khách và sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
-GV nhận xét ,ghi điểm .
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài –ghi đề:
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-Gọi 1 đọc bài theo quy trình
 -Cho 3 HS đọc nối tiếp đoạn và đọc chú giải
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi
-Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? 
-Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải ? 
-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ? 
Giải nghĩa từ : biện pháp , bật khóc .
-Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa 
Giải nghĩa từ :tỉnh thoảng .
c/Đọc diễn cảm :
 -GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm đoạn :"Quan nói sư cụ Chú tiểu đành nhận tội .
Cho HS thi đọc 
-GV cùng cả lớp nhận xét.
IV. Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài , ghi bảng 
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm đọc các truyện về xử kiện của truyện cổ Việt Nam - Chuẩn bị tiết sau “ Chú đi tuần “
-Bày DCHT lên bàn
-2HS học thuộc lòng bài thơ Cao Bằng , trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS quan sát và nêu nội dung tranh.
-1HS đọc bài .
-3 HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc các từ khó: phân xử công bằng, bật khóc, gian , tiểu,
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
Ý 1:Giới thiệu quan án
-Nhiều cách . Cuối cùng là cách xé đôi tấm vải mới tìm được kẻ phạm tội .
-Vì người làm ra tấm vải rất quý vải - đó chính là người bị mất cắp .
Ý 2: Tài xử án của quan .
-Đánh vào tâm lí lo lắng , sợ sệt của kẻ ăn cắp 
Ý 3:Quan tìm ra kẻ lấy trộm tiền nhà chùa 
-HS thảo luận nêu cách đọc.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm, phân vai : người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án .
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu :Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của quan án .
-HS lắng nghe .
Khoa học : Tiết 45	SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I – Mục tiêu :( Tích hợp liên hệ):
 _ Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng điện .
 _ Kể tên một số đồ dùng , máy móc sử dụng điện . Kể tên một số loại nguồn điện .
 _Giáo dục HS tiết kiệm năng lượng điện.
Tích hợp:Dòng điện mang năng lượng.đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
♣♣♣ THGDBĐKH: - Các nhà máy nhiệt điện đốt rất nhiều than đá tạo ra nguồn khí mê tan(CH4) lớn, đây cũng là loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Sử dịnh năng lượng điện tiết kiệm( chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, TV,...tiết kiệm điện khi đun nấu, sởi, là quần áo, bật điều hòa: vì những việc này tốn nhiều năng lượng điện).
II – Chuẩn bị: Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện . Hình trang 92,93 SGK ..
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : _ Nêu tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy .
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu tiết học.
 2 – Các hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : - Thảo luận .
 * HS kể được :-Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng -Một số loại nguồn điện phổ biến .
 *-Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết (T.Hợp).
 -Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu ?
 GV giảng : 
 b) Hoạt động 2 :.Quan sát & thảo luận .
* Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được + Kể tên của chúng .
 + Nêu nguồn điện của chúng cần sử dụng .
 + Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó ..
 *GV kết luận .
 c) Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng ?” 
 GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi .
 + GV nêu các lĩnh vực: sinh hoạt hằng ngày; học tập; thông tin; giao thông; giải trí, HS tìm các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó .
Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng . 
 + GV tuyên dương những đôi thắng .
IV – Củng cố,dặn dò : 
Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 93 SGK .
 - Nhận xét tiết học .
“ Sử dụng năng lượng gió & năng lượng nước chảy"
- HS trả lời, cả lớp nhận xét .
- HS nghe .
-HS thảo luận & nêu.
- Bàn là, máy quạt, đồng hồ treo tường 
- Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện cung cấp 
Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện điện đều được gọi chung là nguồn điện .
HS quan sát & trả lời .
+ Nồi cơm điện, đèn pin, bóng điện 
+ Nguồn điện chúng sử dụng: pin, do nhà máy điện 
+ Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin 
- Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp .
+ HS chơi theo hướng dẫn của GV 
- 2 HS đọc .
- HS nghe .
- Xem bài trước .
CHÍNH TẢ(Nhớ - viết) :	Tiết 23 CAO BẰNG 
( 4 khổ thơ đầu )
I / Mục tiêu:
-Nhớ – viết đúng, tr ... ết công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV kết luận như quy tắc SGK ( tr.122).
- Gọi vài HS đọc quy tắc.
 3- Thực hành :
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ. 
- Mặt hình lập phương là hình gì? Nêu cách tính diện tích hình đó?
- Nêu cách tính toàn phần của hình lập phương?
- Gọi 4 HSTB lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.
- Y/ c HS làm ở bảng, lần lượt giải thích cách làm.
- GV xác nhận kết quả.
-Bài 3:
Y/ c HS đọc bài và tự làm bài vào vở.
Gọi 1 HSK lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào vở.
GV đánh giá.
4- Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào? Nêu công thức tính.
-HDBTVN:Bài 2
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
Hình lập phương có 6 mặt đều là các hình vuông bằng nhau.
HS viết: V= a x b x c và nêu.
-Cả lớp nhận xét
HS nghe .
-1HS đọc.
HS tính :
Vhhcn = 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
- Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau.
Thể tích hình lập phương bằng cạnh, nhân cạnh, nhân cạnh.
V = a x a x a
V: thể tích hình lập phương; a độ dài cạnh 
-2HS nêu quy tắc
HS đọc đề bài.
 HS quan sát.
 - HS thực hiện.
Mặt hình lập phương là hình vuông, có diện tích là tích của cạnh nhân với cạnh.
Bằng diện tích một mặt nhân với 6.
- 4 HS làm bài trên bảng.
- HS đọc bài làm. Giải thích cách tính.
- HS đọc đề, tự làm.
HSK làm bài ở bảng.
-Cả lớp nhận xét
-Lắng nghe.
HS nêu.
-Theo dõi.
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
Rút kinh nghiệm:
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 23: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS
II/ Kiểm điểm công tác tuần 23:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt, những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
..Hoàng thị Thùy Ngân, Trần Thị Phương Thảo, 
Thái Văn Hoàng
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Nhiều em phát biểu sôi nổi,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em chưa nghiêm túc trong giờ truy bài đầu buổi. 
- Một số em trong giờ học ít tập trung (Thắng, Thịnh, Đình, Tuấn, Tú..)
III/ Kế hoạch công tác tuần 24:
 - GDHS Thực hiện tốt an toàn giao thông và đi hàng một
 -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp
 - Thực hiện chương trình tuần 24
 - Thực hiện tốt truy bài 15’ đầu buổi, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp
 - Rèn Toán, Tiếng Việt cho HS yếu
 - Tham gia học bồi dưỡng HSG đầy đủ
 Tiếp tục ôn và giải Toán và Tiếng Anh trên mạng
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát. 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
 Rút kinh nghiệm :
Khoa học: Tiết 46	LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 _ Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện . 
 _ Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện .
 _ Có ý thức phòng tránh điện giật.
II – Chuẩn bị:- Bóng đèn điện hỏng có tháo đuôi ( có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây ) .
 : Chuẩn bị theo nhóm : SGK
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện 
 -Nêu tác dụng của dòng điện 
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
2 – Các hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : - Thực hành lắp mạch điện 
- GV đặt vấn đề : Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng . 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm .
+ Cho HS quan sát hình 5 SGK & dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng.Giải thích tại sao ?
+ Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm .
 b)Hoạt động 2 :.Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện , vật cách điện .
+ Gọi HS nêu kết quả sau khi làm thí nghiệm 
 + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua ?
c) Hoạt động 3 : Quan sát & thảo luận .
 _ HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện . 
 _ GV cho HS chỉ ra & quan sát một cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện 
IV – Củng cố,dặn dò : 
 +Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau “ An toàn & tránh lãng phí khi sử dụng điện “
- HS trả lời ,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK .
- Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng 
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK & chỉ cho bạn xem: Cực dương ( + ), cực âm (_) của pin; chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn & nơi hai đầu này được đưa ra ngoài .
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4
H.a ; H.d - Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng .
+ HS thực hành kiểm tra thấy đúng với kết quả dự đoán ban đầu ,
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK 
+ Khi dùng một sô vật bằng kim loại chèn vào chỗ hở của mạch điện–bóng đèn pin phát sáng .
+ Khi dùng một số vật bằng cao su, sứ, nhựa chèn vào chỗ hở của mạch điện-bóng đèn pin không phát sang .
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm .
Kết luận: + Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín , vì vậy đèn sáng .
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa: Không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở vì vậy đèn không sáng
+ Gọi là vật dẫn điện .+ Đồng, nhôm , sắt .
+ Vật cách điện + Gỗ, sứ, cao su .
- HS quan sát cái ngắt điện . Cái ngắt điện dùng để ngắt dòng điện khi cần thiết 
- Vật dẫn điện .- Vật cách điện .
 Kĩ thuật Tiết 23 LẮP XE CẦN CẨU 
I/Mục tiêu 
-HS cần phải : Chọn đúng , đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu .
-Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng qui trình 
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành
-Tích hợp liên hệ: chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi xử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu. 
II/Chuẩn bị-Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III/Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
I)Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
II) Bài mới 
1)Giới thiệu bài :Lắp xe cần cẩu 
2)Hoạt động1 : Hướng dẫn lại các thao tác kĩ thuật 
Hướng dẫn chọn chi tiết 
GV cùng HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK 
Lắp từng bộ phận 
*Lắp giá đỡ cần cẩu 
Yêu cầu HS quan sát hình 2 
* Lắp cần cẩu (hình 3 SGK )
Gọi HS lên lắp hình 3a ,3b ,3c
Lắp các bộ phận khác ( H4 –SGK ) 
Gọi HS lên lắp hình 4a ,4b ,4 c 
GV nhận xét bổ sung 
Lắp ráp xe cần cẩu ( H1 –SGK )
GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK 
-Kiểm tra hoạt động của cần cẩu 
Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí qui định
3/HĐ2:Thực hành : HS thực hành lắp xe cần cẩu 
a) Chọn chi tiết 	
Cho HS chọn đúng đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp 
b) Lắp từng bộ phận 
-Gọi 1 hS đọc ghi nhớ trong SGK 
c) Lắp xe cần cẩu ‘-HS lắp ráp theo các bước 
-Khi lắp ráp xong cần quay tay quay để kiểm tra xem 
4/Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm 
Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III 
GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS 
- III/Nhận xét -dặn dò :
-Tích hợp liên hệ:chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng.Khi xử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu. 
-GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị tiết sau học Lắp xe ben 
_Bày DCHT lên bàn
-HS lắng nghe 
HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn
-giá đỡ ; cần cẩu; ròng rọc, dây tời,trục bánh xe 
HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK 
-Lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ 
-Lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ 
-Lắp các thanh chữ U dài vào thanh thẳng 7 lỗ 
HS quan sát hình 4
HS theo dõi lắp 
-HS thực hành 
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
-HS đánh giá sản phẩm 
Chiều thứ hai
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Trật tự – An ninh.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập 1: Nối từ trật tự ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A
B
Trạng thái bình yên không có chiến tranh
Trật tự
Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào
Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Bài tập 2: Tìm những từ ngữ nói về trật tự, an ninh.
Bài tập 3: 
H: Đặt câu với từ :
a) Trật tự.
b) An toàn.
c) Tổ chức.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ví dụ: Cảnh sát giao thông, trật tự, an ninh, an toàn giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, tai nạn giao thông, va chạm giao thông, lấn chiếm lề đường, vi phạm quy định về tốc độ,
a) Chúng em cần giữ trật tự ở nơi công cộng.
b) Học sinh trường em thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
c) Trường tiểu học Thanh Minh tổ chức thi 
an toàn giao thông.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A L 5 2 BUOITUAN 23 TUAN DL.doc