I/ Mục tiêu: -Đọc trôi chảy toàn bài . Luyện đọc đúng các từ: lạnh buốt, lất phất, dỗi mẹ .Hiểu nghĩa từ khó. Hiểu nội dung bài văn .
II / Chuẩn bị - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn ( đoạn 2) cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
C/ Các hoạt động dạy học :
TUẦN 3 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009 Tập đọc – Kể chuyện Chiếc áo len I/ Mục tiêu: -Đọc trôi chảy toàn bài . Luyện đọc đúng các từ: lạnh buốt, lất phất, dỗi mẹ ...Hiểu nghĩa từ khó. Hiểu nội dung bài văn . II / Chuẩn bị - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn ( đoạn 2) cần hướng dẫn học sinh luyện đọc . C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 em đọc bài “ Cô bé tí hon “ -GV nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: a) Giới thiệu chủ điểm và bài học : Treo tranh để giới thiệu b) Luyện dọc: * GV đọc mẫu toàn bài . * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ -Đọc từng câu trước lớp -Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài ( 1 -2 lượt ) -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm -Yêu cầu 2 nhóm đọc đồng thanh nối tiếp đoạn 1 và 2 trong bài . -Yêu cầu 2HS tiếp nối nhau đọc đoạn3,4 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi 1 học sinh đọc lại bài . - Yêu cầu HS đọc thầm bài. *Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 , 3, 4 và trả lời câu hỏi : + Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ? +Vì sao Lan dỗi mẹ ? +Anh Tuấn nói với mẹ những gì ? +Vì sao Lan ân hận ? *Yêu cầu đọc thầm toàn bài suy nghĩ để tìm một tên khác cho truyện . -Vì sao em chọn tên chuyện là tên đó ? * Có khi nào em dỗi một cách vô lí không ? Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi không ? d) Luyện đọc lại : -Chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài -Gọi 2HS nối tiếp đọc lại toàn bài . *Yêu cầu tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 4 em rồi tự phân ra các vai như trong chuyện . -Tổ chức các nhóm thi đọc theo vai. -Giáo viên bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất . ) Kể chuyện : 1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ - Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK để kể lại từng đoạn trong truyện“ Chiếc áo len” bằng lời kể của em dựa vào lời kể của Lan . -Gọi 1HS đọc đề bài và gợi ý, cả lớp đọc thầm . -Kể mẫu đoạn 1 . -Yêu cầu học sinh nhìn gợi ý để kể từng đoạn . -Yêu cầu 2 học sinh kể mẫu đoạn 1 . - Gọi học sinh kể trước lớp . -Theo dõi gợi ý học sinh kể còn kể lúng túng - Nhận xét, tuyên dương. đ) Củng cố dặn dò : -Nhận xét đánh giá tiết học . - 3 em HS lên bảng đọc bài và trả lời theo yêu cầu của GV. - HS quan sát tranh và chú ý lắng nghe. - Lớp theo dõi GV đọc mẫu - HS tiếp nối đọc từng câu trước lớp, kết hợp luyện phát âm các từ: lạnh buốt, lất phất, dỗi mẹ... -HS nối tiếp đọc 4 đoạn trong bài và giải nghĩa các từ: bối rối, thì thào (chú giải ) Đặt câu với từ thì thào - HS đọc từng đoạn trong nhóm. -2 nhóm đọc ĐT đoạn 1 và đoạn 2 trong bài ( một hoặc hai lượt ) -2 HS đọc nối tiếp đoạn 3 và 4 . -Một học sinh đọc lại cả bài . -Cả lớp đọc thầm bài một lượt . *HS đọc thầm lần lượt các đoạn 1, 2 , 3 và 4 để tìm hiểu nội dung bài: - HS trả lời . -Cả lớp đọc thầm bài văn . - Học sinh tự đặt tên khác cho câu chuyện : “ Mẹ và hai con “ “ Cô bé ngoan “ Tấm lòng của người anh “,HStự nêu ý kiến của mình về việc chọn tên bài . -Thảo luận nhóm trước lớp và lần lượt trả lời . -HS lắng nghe GV đọc mẫu -2HS nối tiếp đọc lại toàn bài. -Các nhóm tự phân vai ( Người dẫn chuyện , mẹ Tuấn , Lan ) và đọc. - 3 nhóm thi đua đọc theo vai. - Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay -Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học . -Quan sát lần lượt dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện. - HS theo dõi. -1HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1- cả lớp đọc thầm - HS kể - HS kể nối tiếp nhau Toán : Ôn tập về hình học A/ Mục tiêu :* Giúp học sinh ôn về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc .Về tính chu vi tam giác và tứ giác .Củng cố nhận dạng hình vuông , tứ giác , tam giác qua bài đếm và vẽ hình . B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ đã vẽ sẵn các hình như SGK. C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Gọi 2em lên bảng làm BT 1 và3. -Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta cùng ôn tập về hình học . b) Khai thác: -Bài1a: Cho học sinh quan sát hình vẽ -Bài toán yêu cầu gì? -Yêu cầu lớp làm vào vở . - Mời 1 HS lên bảng giải -Gọi học sinh nhận xét bài bạn -Vậy muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ? -Giáo viên nhận xét đánh giá 1b. Giáo viên treo bảng phụ . -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài 1b . -Hướng dẫn học sinh nhận biết về độ dài các cạnh hình tam giác . -Yêu cầu HS thực hiện vào vở. - Goị 1HS lên bảng chữa bài. - Từng cặp đổi vở chéo để KT. -Nhận xét đánh giá bài làm học sinh . Bài 2 -Gọi học sinh đọc bài trong sách . - Cho HS dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật rồi giải bài vào vở . -Yêu cầu lên bảng tính chu vi hình chữ nhật ABCD -Gọi học sinh nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: -Cho học sinh quan sát hình vẽ . -Yêu cầu học sinh đếm số hình vuông và tam giác có trong hình bên . -Gọi một học sinh nêu miệng . +Nhận xét chung về bài làm của HS . Bài 4 -Gọi học sinh đọc bài trong sách . -Hướng dẫn học sinh vẽ thêm một đoạn thẳng để được 3 hình tam giác ( câu a ) và 2 hình tứ giác ( câu b ) - Yêu cầu một em lên bảng vẽ -Yêu cầu lớp thực hiện vẽ vào vở -Gọi học sinh nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận xét đánh giá c) Củng cố - Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học 2học sinh lên bảng sửa bài . -HS 1 : Lên bảng làm bài tập số 1 -HS 2 : Làm bài 3 về giải toán có lời văn . *Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài -Quan sát hình và nêu tên đường gấp khúc ABCD - Tính độ dài đường gấp khúc. - Cả lớp làm vào vở -1 HS lên bảng giải. - Nhận xét bài bạn . - Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó . -Học sinh quan sát hình vẽ . -Một học sinh đọc bài tập . -Học sinh theo dõi GV hướng dẫn . - 1 HS sửa bài . - Nhận xét bài bạn . -HS dựa vào hình vẽ đo độ dài các cạnh rồi tự làm bài . - 1HS lên bảng chữa bài. - Quan sát hình vẽ và đếm số hình vuông và hình tam giác có trong hình vẽ : - Trong hình vẽ bên có : 5 hình vuông và 6 hình tam giác . - Lớp lắng nghe và nhận xét bài bạn . - Một em đọc đề bài . -Thực hiện làm bài . - 1 HS lên bảng vẽ . -Lớp thực hiện làm bài. -Học sinh nhận xét , bổ sung. __________________________ Đạo đức : Giữ lời hứa ( T1 ) . I / Mục tiêu : -Học sinh biết :- Thế nào là giữ lời hứa . Vì sao phải giữ lời hứa . Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người . Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với người hay thất hứa II /Tài liệu và phương tiện : - Truyện tranh chiếc vòng bạc , phiếu minh họa dành cho hoạt động 1 và 2 ( 2 tiết ) các tấm bìa xanh đỏ trắng . III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: 2.Bài mới: ª Hoạt động 1 :Thảo luận truyện“ Chiếc vòng bạc -Kể chuyện kèm theo tranh minh họa . -Mời từ 1 – 2 học sinh đọc lại . Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận -Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa ? -Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ? Việc làm của Bác thể hiện điều gì ? - Qua câu chuyện em có thể rút ra điều gì? -Thế nào là giữ lời hứa ? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ? * Kết luận:Gĩư lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói,đã hứa với người khác.Người biết giữ lời hứa được mọi người kính trọng ªHoạt động 2 :Xử lí tình huống -Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí một trong hai tình huống . -Lần lượt nêu ra từng tình huống như SGV yêu cầu học sinh giải quyết . -Đại diện từng nhóm lên báo cáo . - Yêu cầu cả lớp thảo luận . -Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không ? Vì sao ? * Kết luận: Cần phải biết được vì sao phải giữ lời hứa,và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác ªHoạt động 3 :Tự liên hệ - Yêu cầu HS tự liên hệ: + Thòi gian qua em có hứa với ai điều gì không? EM có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao? + EM thấy thế nào khi thực hiện được(không được ) điều đã hứa? -Nhận xét khen những học sinh biết giữ lời hứa. c)Hướng dẫn thực hành : -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 3.Củng cố: Nhận xét tiết học -Học sinh theo dõi và kết hợp quan sát tranh . -Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi -Cả lớp thảo luận theo yêu cầu giáo viên - Bác Hồ đã không quên lời hứa với một em bé .” Một chiếc vòng bạc mới “ - Mọi người rất cảm động và kính phục trước việc làm của Bác . - Chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa . - Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời của mình đã nói .Đã hứa hẹn với người khác -Sẽ được mọi người tin cậy và noi theo . - Các nhóm thảo luận theo tình huống . -Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét . - HS trả lời . -Lần lượt từng học sinh đứng lên nêu sự liên hệ của bản thân đối với việc giữ đúng lời hứa . -Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến . ____________________________________________________________ Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009 Toán : Ôn tập về giải toán A/ Mục tiêu : - Giúp học sinh ôn củng cố giải bài toán về “ nhiều hơn , ít hơn “ . Giới thiệu bổ sung về “ Hơn kém nhau một số đơn vị “ ( Tìm phần nhiều hơn hoặc ít hơn ) B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ đã vẽ sẵn các hình như sách giáo khoa C/ Lên lớp : H ... Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học - 3HS đọc giờ, phút theo yêu cầu của GV. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Lớp quan sát trên mô hình đồng hồ. - 2HS đọc: 8 giờ 35 phút. + Còn thiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ. - HS đọc cách 2: 9 giờ kém 25 phút. -Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1. - Cả lớp tự làm bài. - 4 em lần lượt trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung. - 2 em nêu đề bài . - Lớp thực hành quay kim đồng hồ bằng bìa để có các giờ tưong ứng như : -Quan sát và nhận xét chéo nhau - Lớp làm bài vào VBT. - 3 HS nêu kết quả lớp nhận xét. - Từng cặp đổi vở KT chéo. - Một em nêu yêu cầu bài -Cả lớp cùng thực hiện quan sát các động hồ để nêu giờ : -Hai em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét. A/ 6 giờ 15 phút D/ 7 giờ 25 phút ... _________________________ Chính tả : (TC) Chị em A/ Mục tiêu - Chép lại đúng chính tả , triình bày đúng bài thơ lục bát : Chhị em Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng vần dễ lẫn : ăc / oăc. B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ chép bài thơ “ Chị em “, Bảng lớp viết ( 2 -3 lần ) nội dung bài tập 2 . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Mời 3 học sinh lên bảng . -Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn HS chép bài: * Hướng dẫn chuẩn bị : -Đọc bài bài thơ trên bảng phụ. -Yêu cầu 2 học sinh đọc lại. - Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu nội dung bài thơ. +Người chị trong bài thơ làm những việc gì ? +Bài thơ viết theo thể thơ nào ? Cách trình bày thơ lục bát như thế nào? +Cách trình bày bài thơ lục bát ntn? +Những chữ nào trong bài thơ phải viết hoa ? -Y/c HS viết các tiếng khó trên bảng con *Y/c HS nhìn vào SGK chép bài vào vở * Chấm, chữa bài. c/ Hướng dẫn HS làm bài tập *BT 2 : Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên . -Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở . - T/c cho HS thi làm bài trên bảng lớp. -GV lưu ý: Muốn điền được vần còn thiếu vào các từ để trống chúng ta phải hiểu được nghĩa của từ đó *Bài 3b: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b . -Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở . -Gọi HS chữa bài trên bảng lớp. - GV chốt lại lời giải đúng: d) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học - 3 em lên bảng viết các từ : thước kẻ , học vẽ ,vẻ đẹp, thi đỗ . -Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài -Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài. -2HS đọc lại bài -Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài -HS trả lời . - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: hát ru, ngoan... -Cả lớp nhìn SGK và chép bài thơ vào vở. - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm . - 2 HS nêu yêu cầu BT. -Cả lớp làm bàivào VBT - 3 HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét. - 2HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm. -Cả lớp làm vào VBT. - 2HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét. ______________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009 Toán : Luyện tập A/ Mục tiêu - Củng cố kĩ năng về cách xem giờ chính xác đến ( 5 phút ) . Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị thông qua hình ảnh cụ thể . Ôn tập củng cố về phép nhân trong bảng . So sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản và giải toán có lời văn . B/ Chuẩn bị : - Đồng hồ , hình trong bài tập 1và3 C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta củng cố tiếp về xem đồng hồ, giải toán có lời văn qua bài “Luyện tập “ b)Hướng dẫn HS làm BT: -Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập . -Dùng mô hình đồng hồ vặn kim theo các giờ khác nhau và yêu cầu học sinh đọc -Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2 : -Yêu cầu nhìn tóm tắt nêu yêu cầu bài -Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3 Yêu cầu HS đọc câu hỏi ở SGK, xem hình vẽ rồi trả lời miệng. Yêu cầu học sinh nêu trong hình 1 đã khoanh vào số phần nào ? -Gọi một học sinh lên bảng chỉ . 3b/ Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào ? - Nhận xét bài học sinh . Bài 4 : -Gọi học sinh đọc đề -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. Sau đó đõûi vở chéo để KT’ -Nhận xét bài làm của học sinh c) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài -Cả lớp thực hiện quan sát và trả lời . - 3 em đứng tại chỗ nêu số giờ ở đồng hồ giáo viên vặn kim - 3 Học sinh nhận xét bài bạn. - 2 em nêu yêu cầu bài. -Cả lớp thực hiện làm vào vở. -1HS lên bảng chữa bài - 2HS đọc yêu cầu bài. -Lên bảng chỉ vào hình và nêu : -Lớp nhận xét bài bạn . -Một em đọc đề bài ở SGK. -Cả lớp làm vào vào vở bài tập . Từng cặp đổi vở để KT bài nhau. ______________________________ Tập làm văn : Kể về gia đình – Điền vào tờ giấy in sẵn A/ Mục tiêu : - Rèn kĩ năng nói kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen . Rèn kĩ năng viết , biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu . B/ Chuẩn bị : - Mẫu đơn . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên kiểm tra vở của học sinh . -Gọi 2HS lên đọc lại đơn xin vào Đội . 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : b/ Hướng dẫn làm bài tập : *Bài 1 : -Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập ( Kể về gia đình em ) - Cho HS kể về gia đình theo bàn. -Gọi đại diện các nhóm lên thi kể . -Giáo viên lắng nghe và nhận xét *Bài 2 :-Gọi 1 học sinh đọc bài tập -Yêu cầu HS đọc lại mẫu đơn. Nêu trình tự của lá đơn . -Gọi học sinh làm miệng BT . -Yêu cầu lớp điền vàomẫu đơn ở VBT. -Gọi 1 số đọc bài viết của mình . - Chấm vở 1 số em, nhận xét, tuyên dương. c) Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Học sinh nộp vở . -2 em lên bảng đọc đơn xin vào Đội . -Lắng nghe -Hai em đọc yêu cầu BT. - HS kể theo bàn. - Đại diện nhóm lên thi kể trước lớp - Một học sinh đọc bài tập 2 . -1HS đọc lại mẫu đơn và các bước của một lá đơn . - 2 em làm miệngBT -Thực hành làm bài vào VBT. -3HS đọc lại đơn. -Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. ____________________________________ Tự nhiên xã hội: Máu và cơ quan tuần hoàn A/ Mục tiêu : Giúp HS : - Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu . Nói được chức năng của cơ quan tuần hoàn . Kể tên được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn . B/ Chuẩn bị : Các hình trang 14 và 15 SGK. C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Nêu nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi ? -Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh tránh mắc bệnh lao phổi ? -Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Máu và cơ quan tuần hoàn “ b) Khai thác: *Hoạt động 1: quan sát và thảo luận . -Bước 1 : Làm việc theo nhóm : -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK và thảo luận các câu hỏi sau: -Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ? - Khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể là chất lỏng hay đặc ?. - Quan sát máu ở hình 2 bạn thấy máu có mấy phần ? Đó là những phần nào ? - Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Có chhức năng gì ? -Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ? Bước 2 : Làm việc cả lớp -Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Cả lớp nhận xét bổ sung . *Giáo viên kết luận:Máu là 1 loại chất lỏng có màu đỏ gồm 2 thành phần là huyết tương và huyết cầu.Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể là cơ quan tuần hoàn *Hoạt động 2: Làm việc với SGK. -Bước 1 : Làm việc theo cặp -Yêu cầu hai em ngồi gần nhau quan sát hình 4 trang 15 SGK, lần lượt 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời các câu hỏi: -Chỉ trên hình vẽ đâu là tim ? đâu là các mạch máu ? -Dựa vào hình vẽ hãy mô tả tim trong lồng ngực ? -Em hãy chỉ vị trí tim trên lồng ngực của mình ? -Bước 2 : Làm việc cả lớp -Giáo viên gọi một số cặp học sinh lên trình bày kết quả thảo luận *GV kết luận :Cơ quan tuần hoàn gồm gồm có tim và mạch máu * Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức - Hướng dẫn học sinh cách chơi -Yêu cầu học sinh cầm phấn mỗi em viết tên một bộ phận trên cơ thể có máu đi qua. - GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc. c) Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi -Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. -Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV - HS trả lời . - Huyết cầu có dạng tròn màu đỏ có chức năng nuôi cơ thể . - Cơ quan vận chuyển máu đi nuôi cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn . - Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . -Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Từng cặp quan sát tranh và làm việc theo yêu cầu của GV. - Bức tranh 4 : Học sinh lên chỉ vị trí của tim trên hình vẽ . - Học sinh dựa vào tranh để mô tả vị trí của tim trong lồng ngực . -Lần lượt từng cặp học sinh lên trình bày - Hai em nhắc lại . -Lớp chia thành hai đội có số người bằng nhau lên thực hiện trò chơi tiếp sức: Lần lượt từng em trong mỗi đội lên bảng viết tên 1 bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi qua.
Tài liệu đính kèm: