Bài soạn lớp 5 - Tuần 3

Bài soạn lớp 5 - Tuần 3

I. Mục tiêu :

Ở tiết học này, HS :

- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật tỏng tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

- Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

- KNS: Tự nhận thức; giao tiếp; hợp tác; thể hiện sự tự tin;

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 41 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 16 tháng 09 năm 2013
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 5 Bài: LÒNG DÂN
(phần 1)
I. Mục tiêu :
Ở tiết học này, HS :
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật tỏng tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
- KNS: Tự nhận thức; giao tiếp; hợp tác; thể hiện sự tự tin; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng. 
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đây là vở kịch nên GV đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- GV đọc mẫu, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Anh chị kia!.. Thằng nầy là con.
+ Đoạn 2: Chồng chị à ?...Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3 : Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt).
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa sai.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải thích một số từ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Gọi 5 HS đọc diễn cảm dưới hình thức phân vai.
- Nhận xét.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 1 lần.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận câu hỏi của SGK. Sau đó gọi 1 HS khá lên điều khiển: nêu câu hỏi, yêu cầu HS dưới lớp trình bày.
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Trong thời gian nào?
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn kịch cho chúng ta biết điều gì?
- GV kết luận: Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật Dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ...
- GV ghi nội dung của vở kịch lên bảng.
* HĐ 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Qua vở kịch hôm nay em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà.
- Hát tập thể.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS chú ý lắng nghe.
 - HS chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Câu chuyện xảy ra trong một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
+ Chú bị địch rượt bắt trong khi đi làm nhiệm vụ.
+ Dì vội đưa cho chú một chiéc áo để thay và mời chú ngồi xuống chõng để ăn cơm ... không nhận ra.
+ Dì Năm là người dũng cảm, mưu trí.
- 3- 4 HS nối tiếp phát biểu.
- HS lắng nghe.
* Bài văn ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
+ Người dẫn chuyện: Đọc lời mở đầu bằng giọng kể, giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm: tự nhiên, khi than vãn, lúc nghẹn ngào.
+ Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc.
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- 2- 3 H nối tiếp trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 11 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
Ở tiết học này, HS :
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết cách so sánh các hỗn số.
- Bài tập cần làm: bài 1 (2 ý đầu); bài 2 (a,d); bài 3.
- KNS: Giải quyết vấn đề; ra quyết định; tính cẩn thận; ...
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ như trong SGK vẽ vào giấy khổ to, hoặc bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng chữa bài 2 và 3/SGK.
+ Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét, bổng sung, cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
. Bài 1/14: Hai ý sau dành cho HSKG.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và hỏi HS: Em hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số ?
. Bài 2/14: Ý b,d sau dành cho HSKG.
- Gọi HS đọc đề toán.
- GV viết lên bảng yêu cầu HS suy nghĩ và tìm các so sánh hai hỗn số trên.
- GV nhận xét tất cả các cách HS đưa ra, khuyến khích các em chịu khó tìm tòi, cách hay: Các em chỉ việc chuyển hỗn số thành phân số rồi ta so sánh như so sánh hai phân số.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- GV nhận xét, cho điểm.
. Bài 3/14:
- Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV: Muốn cộng trừ hai phân số khác mẫu (cùng mẫu) ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm nội dung: so sánh các hỗn số.
- Xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng chữa bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhăc slaij tiêu đề bài.
- 1 HS nêu đề bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở:
 2 = = 
 5 - = 
 9 = = 
 12 = = 
- Học sinh trả lời:
- 1 HS đọc. HS trao đổi để tìm các so sánh, 1 số HS trình bày:
+ Chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh.
+ So sánh từng phần của hỗn số.
- 2 HS đọc
- Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
- 4 HS lên bảng làm bài:
a) 
b) 
c) 
d) 3
- HS trả lời
- Học và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 5 Bài: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ?
I. Mục tiêu :
Ở tiết học này, HS :
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- KNS: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé; cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡphụ nữ có thai.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình minh hoạ trang 12, 13 SGK 
- Giấy khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Hỏi: Theo em người mẹ và thai nhi có ảnh hưởng đến nhau không? Tại sao?
- GV nêu: Em bé trong bụng mẹ 9 tháng mới ra đời. Vì thế, sức khoẻ của thai tuỳ thuộc vào sức khoẻ của mẹ. Vậy trong thời kì mang thai phụ nữ nên và không nên làm gì? Các thành viên khác trong gia đình nên làm gì để chăm sóc giúp đỡ phụ nữ có thai? Các em sẽ biết điều đó qua bài học ngày hôm nay.
* HĐ 2: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
- GV chia HS thành nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận theo hướng dẫn sau:
+ Các em cùng quan sát hình minh hoạ trang 12- SGK và dựa vào các hiểu biết của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc những việc mà nhóm vừa tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung
- Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh.
Nên
+ Ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm: Tôm, cá, thịt lợn, thịt gà, ốc, cua,...
+ Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
+ Ăn dầu thực vật, vừng, lạc.
+ Ăn đủ chất bột đường, gạo, mì, ngô.
+ Đi khám thai định kì.
+ Vận động vừa phải.
+ Luôn tạo không khí, tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Tuyên dương các nhóm làm việc tích cực.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 12
* HĐ 3 : Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:
+ Hỏi : Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai ?
- Gợi ý: Quan sát H.5, 6, 7- SGK và cho biết các thành viên trong gia đình đang làm gì ? Việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai? Hãy kể thêm những việc khác mà các thành viên trong gia đình có thể làm để giúp đỡ người phụ nữ khi mang thai.
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
- Kết luận: Người phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về tính tình và thể trạng. Do vậy, chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình.
* HĐ 4: Trò chơi: Đóng vai.
- Chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai diễn và diễn trong nhóm.
+ Tình huống 1: Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Lan cùng xóm đi cùng đường. Cô Lan đang mang bầu lại phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó?
+ Tình huống 2: Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học, ai cũng mệt mỏi. Xe buýt lại quá chật, bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe. Chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn.
- GV gợi ý cho HS đóng vai theo chủ đề.
- Gọi các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét và khen ngợi các nhóm diễn tốt
- Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Phụ nữ cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh ?
+ Tại sao nói rằng: Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà sưu tầm ảnh chụp của mình hoặc trẻ em ở các giai đoạn khác nhau.
- 3 HS lên bảng trả lời:
+ Hỏi: Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào?
+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh?
+ Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi ?
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Người mẹ và thai nhi có ảnh hưởng rất lớn đến nhau vì thai nhi sống trong bụng mẹ khoảng 9 tháng mới ra đời.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS chia nhóm cùng thảo luận và viết vào phiếu học tập của nhóm mình.
- 1 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- Cả lớp hoàn thành phiếu đầy đủ.
Không nên
+ Cáu gắt
+ Hút thuốc lá
+ Ăn kiêng quá mức
+ Uống rượu, cà phê
+ Sử dụng ma tuý và các chất kích thích.
+ Ăn quá cay, quá mặn.
+ Làm việc quá nặng.
+ Tiếp xúc trực tiếp với phân bón, thuốc trừ sâu, các hoá chất độc hại.
+ Uống thuốc bừa bãi
- 2 HS đọc trước lớp
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Người chồng: giúp vợ việc nặng, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ, động viên an ủi vợ, chăm sóc vợ từng việc nhỏ,...
+ Con: Cần giúp mẹ những việc nhà phù hợp với khả năng và lứa tuổi của mình: nhặt rau, lau nhà, lấy quần áo,...  ... hạt mưa...
- Tiếng mưa lúc đàu lẹt đẹt, lách tách...
- Hạt mưa: giọt nước lăn xuống...tuôn rào rào, mưa xiên xuống, lao xuống...
c) Từ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.
- Trong mưa: 
+ Lá đào...vẫy tai run rẩy.
+ Con gà...tìm chỗ trú
+ Vòm trời tối thẫm vang lên...
- Sau cơn mưa: 
+ Trời rạng dần.
+ Chim chào mào hót râm ran.
+ ...mảng trời trong vắt, mặt trời ló ra, chói lọi...lấp lánh.
d) Tả bằng giác quan
- Mắt nhìn: thấy những đám mây...
- Tai nghe: gió thổi, tiếng mưa rơi..
- Làn da: Thấy sự mát lạnh...
- Mũi ngửi: mùi nồng ngai ngái, xa lạ...
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở dựa vào các ghi chép đã quan sát ở nhà.
- 2 - 3 HS đọc dàn ý của mình.
- Cung fGV nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng gnhe, thực hienj.
 Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 15 Bài: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS :
- Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: Bài 1.
- KNS: Giải quyết vấn đề; ra quyết định; rèn kĩ năng tính toán nhanh nhẹn; 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài toán viết sẵn vào bảng phụ.
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS chữa bài 2,3 SGK.
- Nhận xét,cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập
a) Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Gọi HS nhận xét bài giải của bạn.
- GV yêu cầu:
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán?
+ Vì sao để tính số bé, em lại thực hiện 121: 11 x 5?
+ Hãy nêu các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Nhận xét ý kiến của HS.
b) Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu HS đọc bài toán 2.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Yêu cầu HS nhận xét bài giải của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu:
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán?
+ Vì sao em để tính số bé em lại thực hiện 192 : 2 x 3 ?
- Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
+ Cách giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” có gì khác với giải bài toán “tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số”?
* HĐ 3: Luyện tập.
. Bài 1/18: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét bài của HS.
. Bài 2/18: Dành cho HSKG.
- Gọi HS đọc đề toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
. Bài 3/18: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho em biết những gì?
+ Bài toán yêu cầu ta tính những gì?
+ Ta đã biết gì liên qua đến chiều rộng và chiều dài?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm (6 nhóm)
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm lược nội dung: Cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Dặn dò về nhà học và chuẩn bị bài sau
- Hát tập thể.
- 2 HS chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp:
Bài giải
 Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11 ( phần )
 Số bé là: 
 121 : 11 x 5 = 55
 Số lớn là: 
 121- 55 = 66
 Đáp số: SB: 55; SL: 66
- Dựa vào tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ.
- Ta lấy 212:11 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 5 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 5
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị một phần.
+ Tìm các số.
- HS đọc.
- Tìm hai số khi biết hỉệu và tỉ số của hai số
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp:
Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 ( phần )
 Số bé là: 
 192 : 2 x 3 = 288
 Số lớn là:
288 + 192 = 480
 Đáp số: 288 và 480
- Dựa và tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ.
- Ta lấy 192 : 2 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 3 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 3
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ.
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị một phần.
+ Tìm các số.
- Khác nhau tìm tổng và hiệu số phần ...
- 2 HS đọc bài toán.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
Bài giải
 a) Tổng số phần bằng nhau là:
 7 + 9 = 16 ( phần )
 Số bé là: 80 : 16 x 7 = 35
 Số lớn là: 80 - 35 = 45
 Đáp số: 35 và 45.
 b) Hiệu số phần bằng nhau là:
 9 - 4 = 5 ( phần)
 Số bé là: 55 : 5 x 4 = 44
 Số lớn là: 44 + 55 = 99
 Đáp số: 44 và 99
- 2 HS đọc bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số, vì cho biết hiệu và tỉ số.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở:
Bài giải
? l
Ta có sơ đồ:
Loại 1:
12l
Loại 2:
? l
Theo sơ đồ, hiêu số phầnbằng nhau là:
 3 - 1 = 2 (phần )
Số lít nước mắm loại hai là: 
 12 : 2 =6 ( l )
Số nước mắm loại một là: 
 6 + 12 = 18 ( l )
 Đáp số: 18l và 6l
- HS nhận xét.
- HS đọc bài toán.
- Chu vi và tỉ số.
- Tìm chiêu dài và chiêu rộng.
- 2 lần chiều dài và chiều rộng.
- Các nhóm làm bài.
Bài giải.
 Nửa chu vi vườn hoa là:
 120 : 2 = 60 ( m)
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 7 =12 ( Phần )
 Chiêu rộng của mảnh vườn là:
 60 : 12 x 5 = 25 (m)
 Chiều dài cảu mảnh vườn là:
 60 - 25 = 35 ( m)
 Diện tích của mảnh vườn là:
 35 x 25 = 875 ( m2)
 Diện tích lối đi là:
 875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số: Chiều dài: 35 m 
 Chiều rộng: 25 m
 Lối đi: 35 m2
- HS cùng GV tóm tắt lại nội dung bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 6 Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu :
Ở tiết học này, HS :
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
- KNS: Giao tiếp; hợp tác; thể hiện sự tự tin; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy khổ to, bút dạ, HS chuẩn bị kĩ dàn ý bài văn tả cơn mưa 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh viết sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 5 em HS mang vở lên chấm điểm dàn ý bài văn tả cơn mưa.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
- Xác định nội dung chính của mỗi đoạn?
- Nhận xét, ghi bảng.
- Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
- Yêu cầu HS tự làm bài, quan sát giúp đỡ.
- Gọi HS dán bài, nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn viết của mình, cho điểm bài viết tốt.
. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Em chọn đoạn văn nào để viết?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét sửa sai cho điểm 
4. Củng cố, dặn dò:
- Em học tập được gì qua bài học này?
- Nhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 5 HS thực hiện.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2- 3 em nối tiếp nhau đọc.
- Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- HS thảo luận theo cặp trả lời:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- HS trả lời:
+ Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
+ Đoạn 2: Thêm chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo...
+ Đoạn 3: Viết thêm câu văn miêu tả hoạt động của con người trên đường phố...
- HS làm bài vào vở, 4 em làm vào giấy khổ to.
- 4 - 6 HS.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Trả lời.
- HS tự viết bài
- 5 - 7 em
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 3
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 3.
- Ổn định và duy trì mô hình tự quản, 
- Tiết tục phát động thi đua đợt 1 học kì I. 
- Định hướng các hoạt động tuần 4, tháng 9.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin từ TPT Đội, GV bộ môn, tổ trực tuần, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp cuối tuần 3. 
2. Hát tập thể:
- Phó CT văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- CTHĐTQ đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, tích cực tham gia các phong trào thi đua chào mừng và kỉ niệm các ngày lễ lớn
- Ổn định mô hình tự quản của lớp.
- Tiếp tục phát động thi đua học kì I.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung:
*. Ưu điểm: 
- Đi học đều, đứng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, bước đầu mặc đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
*. Tồn tại:
- Một số em còn đi học muộn, trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng.
- Vệ sinh chung chưa sạch, chưa đảm bảo vệ sinh cá nhân.
- Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng như: Nông; Đạt, Hưởng;  
5. GV nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới:
*. Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
*. Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 4.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Nhóm trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ học.
*. Đạo đức:
- Thực hiện tốt việc đi thưa, về trình; đi đến nơi về đến chốn.
- Tuyệt đối không nói tục, chửi thề ở trong trường và ngoài xã hội.
- Bạn bè phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau; không nên gây gỗ hoặc đánh nhau.
*. Vệ sinh:
- Thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
*. Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc